Hồi ký của một người tù (copy Hiếu gió)

Tuổi Hai Mươi- Phần 1.

...............................

Năm ấy tôi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về nhà, tôi ở với bố tôi căn nhà bên sông Hồng, ở bãi Phúc Tân. Đó là một căn nhà cấp 4, mái ngói đỏ, kiểu nhà phổ biến ở các vùng quê. Có một khoảng vườn đằng trước, một vạt sân và một khoảnh vườn đằng sau, một chái bếp vách nứa, mái rạ. Có cái chum đựng nước mưa. Tuy rằng nó chỉ cách nhà Phất Lộc tầm 800 mét, nhưng cảnh vật y như quê.

Tôi xin đi làm được ở một chỗ làm ép cao su, người ta gọi văn hoa là lưu hoá. Công việc là ép má phanh, ép lốp, dây cua roa và cả dép cao su.

Ông chủ cơ sở nghiện thuốc phiệ.n, chỉ có hai người thợ làm là tôi và anh Thảo, ông chủ chỉ về lấy hàng mang đi đổ hay mang vật liệu về, dặn chúng tôi làm gì rồi ông đi. Nói là ông chủ nhưng chỉ hơn tôi vài tuổi. Có lúc về thì ông chủ mắt lim dim, mơ màng ngồi một chỗ.

Thuốc phiệ.n ngày ấy rẻ, 3 bi thuốc phiện bằng một bao thuốc lá. Nhưng ông chủ lại thêm món xóc đĩa, chẳng mấy chốc hết vốn và phá sản.

Xóc đĩa và thuốc phiệ.n là hai thú chơi phổi biến của lứa thanh niên vào những năm 85 đến 95.

Bố tôi bảo tôi về quê Đình Bảng học nghề thịt lợn , học thêm cả nghề mộc bên làng Đồng Kỵ. Câu chuyện này tôi đã viết nên chỉ kể sơ qua.

Lúc tôi ở quê thì bố tôi mất. Tôi về lại căn nhà ở ven sông, ở một mình.

Năm ấy tôi sắp tròn 21 tuổi.

Tôi tìm gặp anh Thảo, người làm cao su trước kia với mình để xem có việc gì làm, anh dẫn tôi đến bàn đèn của anh Tiến Lợn chỗ bãi Long Biên gặp mấy anh em làm bến bãi. Dạo đó dân giang hồ thường làm bến bãi. Bất cứ ở đâu cũng thành bến, thi tiền bốc vác bảo kê. Mấy anh em kia tên Huy, Chính M làm ở phố Lãn Ông. Hàng ngày các xe xích lô chở thuốc đến hay đi đều thu tiền theo bao.

Các anh nói ở chỗ các anh thừa người, không nhận thêm được.

Anh Tiến Lợn than dạo này hàng mua khó ( hàng tức thuốc p.hiện). Tôi chợt nhớ ở đơn vị mình có thằng Khoa người Nghệ An, lúc nào nó cũng có tiền tiêu pha thuộc loại khá giả nhất đơn vị, Khoa nói với tôi nhà nó buôn thuốc phi.ện, tôi nhớ có lần nó về phép rủ thằng Tiến ở Hàng Thiếc về cùng. Tôi nói anh Tiến Lợn có thể có nguồn mua.

Tôi đến nhà thằng Tiến, hỏi địa chỉ nhà thằng Khoa, nó vẽ đường cho tôi.

Tôi về nhà hỏi mẹ bố có để lại ít tiền nào để tôi làm vốn không. Mẹ tôi lắc đầu bảo không. Thôi con đến vay dì xem sao.

Dì tôi cho tôi mượn 2 chỉ vàng. Tôi bán đi được hơn 1 triệu. Nhảy xe vào Nghệ An, tìm đến nhà thằng Khoa.

Khoa gặp tôi nó mừng, thết đãi người bạn cùng quân ngũ cũng đâu ra đó, khi tôi ngỏ chuyện muốn mua hàng. Nó bảo nhà nó giờ đã chuyển sang buôn gỗ, nhưng nó cũng giới thiệu cho tôi nhà người quen. Tôi mua được 8 lạng thuốc phiệ.n giá 1 triệu, dắt vào người rồi nhảy xe về Hà Nội.

Tiến Lợn xem hàng rất kỹ, sau này tôi mới biết anh ta chẳng kinh nghiệm mẹ gì trong việc mua hàng sống, anh ta chỉ hút xong mới biết hàng tốt hay không, lúc đó anh ta ra vẻ xem để dìm hàng tôi. Xem xong anh ta trút luôn 8 lạng của tôi vào nồi và nấu. Chẳng nói gì đến chuyện trả tiền.

Một ngày anh nấu xong, hút thử hai chục điếu, nói hàng này cũng thường.

Khách đến hút, anh ta đổ những viên thuốc ph.iện nhỏ ra đánh cho họ hút. Khách khen hàng đợt này được. Anh ta cũng chẳng nói đến chuyện trả tôi tiền, buộc lòng tôi phải ở nhà anh ta chờ tiền. Khoảng một tuần anh ta trả tôi 1, 5 triệu.

Hoá ra Tiến Lợn chẳng có tiền vốn gì cả, khách người ta mua thuốc phiệ.n đóng túi nylon ở Đào Duy Từ đến chỗ anh ta hút, trả công tiền chỗ bằng bằng tỷ lệ 3 và 7. Họ hút 7 điếu cho anh ấy 3. Nhờ có 8 lạng thuốc phiện của tôi mà anh ta có số vốn nhanh chóng trong vòng nửa tháng.

Tiến Lợn là thương binh chống Mỹ, anh ta ỷ thế thương binh bị bệnh tật, hút thuốc phiệ.n giảm đau. Công an cũng chẳng làm gì gay gắt, họ biết nhưng chỉ nhắc nhở và chẳng làm khó gì anh ta mấy.

Mỗi tháng anh ta lấy 1 lần, 1 lần chỉ 1 cân, tôi được lãi 500 nghìn. Tôi thấy cần làm gì thêm, nên nấu thuốc phiện và cắt thành từng viên nhỏ, đóng túi nylon loại 20,30,50 giao cho ông Cường Qùe bán ở gốc cây bàng ngã ba Lương Ngọc Quyến, Đào Duy Từ.

Cái gốc cây bàng ấy nổi tiếng đến nỗi nó thành một địa danh của dân nghiện, cứ nói đến Gốc Cây Bàng là lẽ ra phải viết hoa, quanh gốc cây bàng ấy là nhà tiêm chích, nhà bàn đèn, nhà bán mang về như một trung tâm phục vụ con nghiện ở đất Hà Nội. Dân nghiện gọi đó làm Tam Giác Vàng vào đầu những năm 90.

Dân nghiện bàn đèn có nhiều loại, nhưng họ thường khá giả hơn dân hút. Trong đám dân nghiện hút có những người làm cán bộ, là chủ cơ sở sản xuất, là chủ cửa hàng, có cả nhà văn hay nhà báo hoặc những tay giang hồ anh chị có số má như Đội Tường, Phúc Phật, Cương Lùn..và có cả công tử con một như thằng Hiệp bên Ba Lan bây giờ, thằng Hiệp mà năm 2016 cầm của tôi số đồng hồ trị giá 50 nghìn euro đưa cho ông Thích Minh Hiền trụ trì ở chùa Hương, giờ vẫn chưa đòi được ông ấy tiền.

Tôi không phải người buôn lớn, tôi làm đủ sống và dư dật chút, có nhiều thời gian. Tôi mua sách đọc, tôi ham đọc sách từ nhỏ, bẵng đi vài năm đi quân đội không đọc. Lúc đó có thời gian, tôi đọc rất nhiều, sách mua về phải đóng mấy giá đựng. Trong căn nhà cấp 4 ở ven sông ấy, chẳng có gì giá trị, tôi nấu ăn bằng bếp dầu, có mấy cái nồi nhôm đen đúa và mấy cái bát và một cái xe đạp Pơ Giô nam màu đen bố tôi để lại treo ở trong bếp, vì chẳng còn mấy ai đi xe đạp nữa.

Có lẽ cái xe đạp ấy là của bố tôi để lại cho tôi, có người trả tôi 90 nghìn, tức bằng khoảng 1 phần 5 chỉ vàng. Nhưng tôi không bán, tôi treo nó để nhớ bố tôi.

Một ngày tôi về không thấy cái xe, chắc trộm đã trèo tường vào lấy nó đi, tôi cũng không tiếc lắm về giá trị, chỉ áy náy là xe của bố đi mà mất. Sau này khi làm giám đốc công ty quảng cáo, có tiền tôi cũng cố lùng mua cái xe như thế không được. Mãi đến năm 2021 thấy ở Pháp có người bán cái xe như thế, tôi đã sang tận nơi mua và gửi về cho anh chị tôi, nói hãy giữ cái xe đó với căn nhà mà bố tôi đã di chúc cho tôi.

Ở bàn đèn người ta hay xích mích, khách nhiều khi giận chủ lò chuyển sang lò khác hút. Tiến Lợn lúc không có vị gì thì ngon ngọt, lúc có điều kiện lại giọng kênh kiệu khinh người. Mấy anh em làm bến Lãn Ông giận bỏ đi, họ gặp tôi bảo hay là mày mở mẹ bàn đèn ở nhà đi, nhà mày rộng, không có ai. Cho anh em có chỗ tụ tập.

Tôi nghe có lý, vì cũng rảnh, thế là tôi sắm bàn đèn.

Ở tuổi 21, tôi trở thành một huyền thoại.

Có điều đó là huyền thoại trong làng bàn đèn thuốc ph.iện. Tôi là người duy nhất mở bàn đèn mà không bao giờ hút một điếu thuốc phiệ.n nào, không có ai bằng tuôi tôi có thể nhìn bằng mắt thường hàng sống mà đánh giá được chất lượng của thuốc phiện khi thành điều hút. Có vô vàn loại hàng từ các vùng như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thượng Lào, Hạ Lào...chúng được gói trong giấy bản, trong túi nylon. Các chủ bàn đèn thường khêu một tí, nấu qua, hút thử đợi một hai tiếng thuốc ngấm mới đánh giá được. Tôi chỉ cần cầm cái que vạch vài nhát và nhìn là đánh giá được. Có tay buôn mang đến 5 kg hỏi tôi mua, tôi nói chỉ mua được 2 kg. Anh ta loay hoay tìm cách chia, tôi bảo đưa cả bọc đây, tôi nâng nâng ướm thử rồi câm kéo cắt một nhát dứt khoát đưa lại cho anh ta. Anh ta cân một chỗ 2 kg, ngạc nhiên anh ta cần chỗ còn lại đúng 3 kg. Anh ta nhìn tôi ngỡ ngàng hỏi.

- Mày là người hay là ma.

Ai cũng nghĩ tôi nghiện, từ lúc đó đến giờ đã 30 năm, nhiều người vẫn nghĩ tôi nghiện.

Nhưng 30 năm qua ấy, chưa có ai nói rằng họ nhìn thấy tôi dùng thuốc phiện bao giờ cả, dù là bất cứ loại ma t.uý gì cũng thế, chẳng ai nhìn thấy tôi dùng.

Mở bàn đèn là một sai lầm, nếu như buôn thì không phải giao tiếp với các người nghiện, chỉ giao dịch với chủ lò hay người bán như ông Cường Què. Mở bàn đèn hàng ngày phải giao tiếp, phục vụ những người nghiện. Khi họ thiếu thuốc, lúc họ phê thuốc hay lúc họ không có tiền, có tiền và đủ thứ chuyện khác nữa như chuyện vợ, bố mẹ họ đến tìm.

Và những đêm đông cô độc, trong căn nhà ven sông, gió bấc rào rạt thổi trên mái nhà, một mình bên ngọn đèn dầu lạc ma mị, liêu trai. Nằm đọc sách dưới ánh sáng của ngọn lửa từ bóng đèn hút thuốc phiệ.n hắt ra. Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao tôi không thử làm vài điếu.

Cho đến giờ đã hơn 30 năm qua, ở tuổi đã quá ngũ tuần. Tôi nhận ra được lúc đó mình tránh được cám dỗ bởi có một thứ ngăn cản.

Nghe có vẻ giáo điều và vớ vẩn.

Đó là những cuốn sách mà tôi đã đọc, thứ mà đã ngăn cản tôi không sa vaò những gì tệ nạn và bị nô lệ bởi tệ nạn. Khi tôi đọc chuyện ma thời xưa, có những chàng thư sinh ban đêm chong đèn đọc sách. Những hồn ma không thể hại họ.

Thuốc ph.iện có tên gọi khác là ma tu.ý tức con ma làm hại người ta say mất tri giác.

Có lẽ vì đọc quá nhiều sách, chúng tạo trong con người tôi một tính cách, một bức tường phòng ngự để ngăn những điều tệ hại xâm nhập vào.

Nếu bạn đọc đến đây, cho tôi là hoang tưởng. Nhưng bạn đặt câu hỏi, vậy thứ gì ngăn tôi không trở thành kẻ nghiện ngập ? Trong hoàn cảnh như thế, xuất thân như thế, điều gì ngăn cản tôi không bị tệ nạn cám dỗ?

Thôi, tôi trở lại với tuổi hai mươi của mình, tôi viết để cho mình nhớ lại những thời khắc xa xưa. Tôi sẽ cố gắng mỗi ngày dành thời gian viết một đoạn, tôi sẽ dừng lại ở tuổi 27.

Phần 2


Tuổi hai mươi-phần 2.

Những người khách đến bàn đèn tôi đa số đều là thanh niên. Công việc của họ người làm bến bãi, người lái xe lam và trộm cắp phụ tùng ô tô. Quanh đi quẩn lại cùng toàn anh em quen với nhau. Thường ngày người ta đến vào buổi sáng và tối. Giữa thời gian đó tôi có thể đi chơi hoặc làm việc khác, như đi tìm mối bán buôn.

Anh Khanh Bái lái xe lam, loại xe ba bánh chở khách thịnh hành lúc ấy. Xe đón khách ở bến xe Long Biên đi về các nơi như dạng taxi bây giờ. Tuỳ theo khách, gặp khách quê hay người lành, anh chở nửa đường dừng lại đòi tiền. Lý do tiền đòi thêm là tiền vào bến, tiền qua trạm thu phí và tiền trời ơi gì đó muôn hình muôn vẻ. Khách mà cứng đầu anh lôi thanh sắt dắt sau ghế ngồi ra, người anh ghè vào chân, người anh ghè vào đầu. Đa phần họ đều sợ mà trả tiền như anh muốn cho xong.

Có lần tôi đi với anh, anh bảo tôi, mày giả vờ làm khách, lúc tao doạ lấy tiền, mày vờ sợ trả tiền tao cho chúng nó làm theo.

Một cặp vợ chồng ở tỉnh lên Hà Nội mua tivi nội địa hàng bãi của Nhật, chở từ bến xe Gia Lâm sang đến giữa cầu Chương Dương thì anh dừng lại bảo thu tiền. Anh đòi 5 nghìn một người, trong khi lẽ ra chỉ 2 nghìn một người. Tôi bảo giá chỉ 2 nghìn, anh rút cái gậy sắt ra dí mặt tôi chửi.

- Đm thằng ôn con thích mặc cả không.

Nói rồi anh vụt nhưng trúng vào cái sắt khung sườn xe lam, tiếng sắt va chạm nhau khiến vợ chồng kia mặt xanh lét, tôi móc tiền trả anh 5 nghìn rồi ngồi im thin thít.

Anh quay sang bảo vợ chồng kia trả 15 nghìn, họ ấp úng nói sao 2 nghìn đã thành 5 nghìn một người, giờ 2 người lại là 15 nghìn.

Anh Khanh bảo.

- Đm chúng mày ngoại tỉnh, thỉnh thoảng mới đi, giá nó khác. Người ta ở đây hay đi giá nó khác.

Họ bảo người đâu cũng là người, sao lại ép họ như vậy.

Anh Khanh cầm thanh sắt như chuẩn bị vụt, mắt anh long sòng sọc chửi.

- Thế đccm chúng mày có thấy bọn Tây nó cũng là người, nó đi tàu xe hay vào ăn có giá như người Việt không, lý sự bố cho một nhát bây giờ.

Nói rồi anh cầm cái cây sắt thọc vào hông người ta.

Tôi đưa mắt nhìn họ như bảo thôi trả cho xong. Họ cũng chẳng biết làm gì hơn, đành trả 15 nghìn.

Một ngày anh Khanh kiếm được đến 100 nghìn, anh hút thuốc phi.ện hết 30 nghìn. Anh chỉ khoảng 24,25 tuổi nhưng đã có vợ con. Hàng ngày anh đánh xe lam quanh quẩn dọc phố Nguyễn Văn Cừ, bến xe Long Biên, ngã ba Câù Chui để săn khách. Chẳng biết lúc anh thiếu thuốc, chưa hút thì thế nào. Nhưng anh đến chỗ tôi hút xong, tôi đi cùng anh thì thấy anh linh hoạt, nhanh nhẹn và sục sạo hau háu nhìn những người đi đường mời chào rất tràn trề sinh lực. Anh ngọt ngào chào khách.

- Bác ơi, anh ơi, chị ơi đi đâu em chở cho nhanh, trời nắng chờ xe buýt làm gì, đi xe ôm làm gì, xe em có che nắng, thoáng mát, em chở tận tình đến nơi đến chốn.

Lúc ấy anh tươi tắn, đon đả và lễ phép lắm. Nhưng khách lên xe rồi đi một đoạn thì anh sẽ như đoạn vừa kể trên. Anh còn phanh áo ngực lộ hình xăm con đại bàng và đặc biệt nhất thái độ anh cầm cây sắt khiến người ta cảm giác là anh đã vụt nhiều người rồi chứ không phải là doạ.

Nhưng có lần gặp một bà già, anh liến thoắng u ơi u này, anh chở bà đến nơi và lấy đúng giá 2 nghìn.

Anh nói với tôi, cũng nhìn tùy người mà vặt thôi em à.

Đến một hôm tôi không thấy anh đi làm, anh hút xong nằm thở dài. Hỏi sao không đi làm, anh kể xe đặt rồi, đặt 2 triệu, đánh xóc đĩa thua rồi. Anh bảo đêm nay đi đánh phục thù, một là mất xe thì đi ăn cắp cùng bọn thằng Tuyển. Tối đó anh quay lại, hút xong rồi bảo tôi đi với anh, cầm tiền cho anh.

Anh đưa tôi 7 triệu dắt trong bụng, chúng tôi đi xe ôm lên hàng Giấy, sới xóc đĩa của nhà Oánh Phở.

Dân giang hồ Hà Nội đầu những năm 90 ai cũng biết sới nhà Oánh Phở.

Chúng tôi trả tiền vào cửa, lên trên gác sới bạc đang diễn ra. Ông Hùng Riềm trùm bến Hải Phòng cùng các ông Hùng Lan, Dân Chấn quây quanh và nhiều con bạc khác. Ông Tân Hàng Tre thì ôm bảng vị. So với các ông ấy bọn chúng tôi là tiểu yêu, lên chỉ đứng ở tuyến hai chứ không đủ tuổi ngồi.

Đặt xe 2 triệu, lấy thêm 7 triệu nữa cầm theo, tôi thấy anh Khanh Bái ngồi rón rén đánh cao lắm 2, 3 trăm nghìn một, nghĩ đánh thế này có khi chẳng đủ tiền trả lãi vay và tiền vào cửa, nhìn ngứa mắt nhưng chẳng dám thúc anh ấy đánh bạo tay.

Lúc này bạc đang đổ cả cầu chẵn, mấy cái sấp đôi rồi về sấp bốn, rồi lại sấp đôi và ngửa tư.

Sau tiến ngửa tư cả làng hầu như đánh mặt chẵn, chỉ có một người đánh 200 nghìn bên lẻ.

Cái kiểm tiền xướng.

- Chẵn thừa triệu rưỡi, bán chẵn triệu rưỡi.

Cả làng im lặng, cái hô thêm ba câu, chuẩn bị hô chẵn về thì tôi ở tuyến ba nói.

- Đắt chẵn triệu rưỡi.

Cả làng ngước nhìn tôi, ông Hùng Riềm nhận ra tôi vì ông ấy cũng là dân hút, ông nói.

- Cho nó vào đây chạm bát.

Người ngồi dưới rẽ ra để tôi vào đặt tay lên bát. Ông Khanh Bái mặt xám ngooét, hổn hển nói.

- Thôi đánh vậy thôi nhé.

Tôi gật đầu, ông Tân Hàng Tre cầm bảng vị nói kháy.

- Mở ra xem cái sấp đôi vào mặt.

Tôi quay qua anh Khanh hỏi đánh đâu rồi, anh bảo đánh 200 nghìn bên chẵn. Tôi hỏi anh Hùng Riềm có rút 200 ấy về được không. Tất nhiên thì anh Hùng mừng, vì đang ế chẵn. Tôi cầm 200 ấy lạnh lùng đặt lên bảng vị sâp 1 của anh Tân Hàng Tre.

Tôi hỏi mở được chưa, anh Hùng gật đầu. Tôi gõ vào đít bát nói.

- Lẻ còn thừa 5 triệu.

Lúc ấy cả làng giật mình, chẳng ai nghĩ thằng tiểu tốt như tôi dám thách lại sới. Toàn các anh chị trùm bến, ai cũng kết chẵn rồi mà giờ có thằng ôn con nó thách lại như vậy, để im thì không được. Mấy anh lầm lì không nói, người ném xuống mặt chẵn 1 triệu, người 2 triệu, người ném cái bật lửa ra báo 3 triệu.

Anh Hùng Riềm kiểm mặt chẵn, anh đanh giọng.

- Trước sau tổng cộng chẵn thừa 8 triệu.

Tôi lôi bọc tiền ra nói.

- Em chỉ có sáu triệu rưỡi mang theo thôi.

Bây giờ dân đánh bạc nhiều tiền, đánh một lúc bay cả nhà. Nhưng hồi đó đánh canh bạc tiền đến như vậy cũng là to. Anh Hùng Riềm bảo người báo bật lửa 3 triệu giảm đi nửa, người kia đồng ý.

Tôi chạm vào bát, sới bạc im ắng, tay tôi không run. Tôi nhìn mắt anh Khanh Bái thấy sự tinh anh khi đủ thuốc của anh không còn, thay vào đó là ánh mắt của kẻ mộng du. Anh không thể ngăn tôi được, ở sới bạc toàn những đại ca tên tuổi, không có chuyện lộn xộn giằng co ngăn cản như bạc ngoài đường. Một lời nói ra là không thể lui lại.

Tôi nhẹ nhàng mở bát ra nói.

- Xem ba trắng đây này.

Trên lòng đĩa 3 quân bài hình tròn màu trắng, một quân màu đen.

Ba trắng hay còn gọi là sấp một.

Tôi nhận số tiền anh Hùng Riềm đếm trao, rồi quay ra thu tiền cược vị sấp một của anh Tân Hàng Tre.

Nhận tiền xong , tôi lại khiêm tốn về tuyến hai đứng.

Mấy tiếng bạc qua, tôi không đánh gì, anh Khanh đánh vài trăm lúc được, lúc thua. Cuối cùng anh bảo anh đi về, chúng tôi cùng về.

Ra đến đường, anh Khánh ôm ngực nói.

-Đm tao bây giờ mới hết đau tim, tao sợ mày quá Hiếu ạ.

Tôi cười.

- Thôi gọi xem ôm về nhà em nằm, mai đi lấy xe về đi làm.

Về nhà đếm tiền, mang đi 7 triệu thì mang về 11 triệu. Hoá ra ông Khanh cũng ngại, nên lúc đó đánh đi đánh lại thua thêm mấy triệụ mới đứng dậy đi về, sợ mang tiếng ăn non. Tôi nghĩ anh ấy làm thế cũng phải.

Đêm ấy bên bàn đèn, anh bảo.

- Tao giờ vẫn chưa hoàn hồn, sao mày liều thế, thua tiếng ấy thì sao ?

Tôi bảo.

- Đéo hiểu anh cầm tiền đi sới mà anh lại bảo thua thì sao, đã cầm đi là chấp nhận chơi chỗ ấy, thế anh đặt xe thêm 7 triệu để cầm đi cho oai, hay để đánh vài trăm một cho đến sáng à? Đánh nhiều mụ người chứ làm cái mẹ gì, cờ bạc ăn nhau ở vận, mà đã là vận thì một nhát cũng xong.

Anh Khanh bảo.

- Nhưng mày đi chỉ cầm tiền cho tao thôi mà.

Tôi nói.

- Nếu mà thua thì anh cứ đến đây hút dần, đằng đeo nào mà ngày nào anh chả phải hút. Được thì em đánh hộ anh, thua thì anh đến em cho hút dần trừ nợ.

Anh Khanh chả biết nói gì, cứ nhìn tôi một lúc rồi chép miệng, rồi thở dài.

Sáng tôi cầm số tiền hôm qua đánh bạc kiểm xong đặt cạnh bàn đèn, đưa cho anh bảo anh đi chuộc xe, anh đưa lại tôi một triệu.

Tôi không nhận, tôi bảo nói thế thôi, lúc đó em kết quá, trong đầu đinh ninh sấp một như nhìn thấy, nên cứ thế phang chả nghĩ thua sẽ thế nào, chắc mà thua thì anh chịu chứ đâu phải em. Nên em không cầm đâu , tiếng đó là em đánh hộ anh mà.

Anh cứ dúi bảo cầm lấy lộc, nói mãi tôi chỉ nhận 200 nghìn.

Mấy ngày sau tiếng bạc sấp một ấy được râm ran quanh bàn đèn, lan cả ra ngoài. Ai cũng nghĩ tôi là con bạc gớm lắm. Người ta đồn tôi từng đánh lớn ở trên rừng, nơi có bãi vàng, có bãi đá đỏ.

Anh Khanh lớn tuổi hơn tôi, nhưng từ canh bạc đó, anh đối xử với tôi như người hơn tuổi, làm gì anh cũng hỏi ý kiến tôi và nghe theo.

Trong giới giang hồ nhiều đại ca tên tuổi lừng lẫy, thành tích đâm chém nhiều vô kể. Nhưng ít ai biết rằng vô số tay giang hồ bản chất liều lĩnh và độ ngông cuồng còn hơn rất nhiều. Có điều họ chết sớm vì nhiều lý do, hoặc họ giã từ giang hồ, hoặc bệnh tật hay vùi đời trong nghiện ngập. Nhiều giang hồ đã rời khỏi cuộc đời rất sớm ở tuổi đôi mươi, có người vì gây án lớn phải chịu án tử hình, chung thân khi chỉ ngoài hai mươi tuổi.

Một trong những người như thế đến bàn đèn tôi hút là thằng Tuyển Si nhà ngõ Báo Khánh....
 
link full thằng nào thích thì vào đọc nhé, vẫn đang viết tiếp.

truyện trên fb này là phần viết riêng hồi ức về tuổi 20 đến 27. đầy đủ và chi tiết hơn so với trong truyện từ ngõ phất lộc tới weimar.

mày tổng hợp lên đây luôn
chứ fb nó bán hàng nhanh trôi lắm
 
Tuổi Hai Mươi- Phần kết.

Suốt cả năm 1998 tôi chỉ ở nhà bán nước phụ mẹ, đến năm sau năm 1999 thì mẹ thằng Bê đến thuê tôi về trông nó. Tháng lương đầu tiên tôi nhận được, tôi mua hai chai rượu và hai cây thuốc lá vào trại thăm ông Hỷ và ông Hùng.

Nhà thằng Bê mở hiệu sách Hoa Niên ở 56 Bà Triệu, tôi nói với hai ông thầy cũ giờ tôi làm nhân viên trông kho cho một hiệu sách lớn. Cả hai ông đều mừng cho tôi có công việc tốt.

Ông Hỷ kể sau khi tôi về, ông cũng ép anh Hội phải tự xin ông Hưng đi đội khác. Ông bảo.

- Mày biết cái đội này, toàn người ông này ông kia gửi, thằng Hội nó cứ muốn ép như các đội khác, quay tiền người ta, sao mà để thế được.

Tôi nhìn đội tù nói.

- Toàn người mới thầy nhỉ ?

Ông Hỷ.

-Bây giờ toàn án ngắn thôi, làm gì có án dài nữa, chỉ về đội mấy tháng là chúng nó về.

Ông lại nhắc chuyện tôi là người tù duy nhất mà ông chưa biết mặt gia đình. Tôi cười nói.

- Thế thì em nhớ ơn thầy, mới quay lại thăm thầy mà.

Tôi qua nhà chị Thơm, người dân bán hàng, trả cho chị 180 nghìn tiền nợ cũ.

Mấy năm sau nữa ông Hỷ về hưu, đến năm 2005 bỗng nhiên ông gọi điện cho tôi.

- Mày ở đâu đấy ?

Tôi nói đang ở nhà, ông bảo tao nửa tiếng nữa đến.

Nửa tiếng sau, ông đỗ cái xe máy trước cửa nhà tôi. Lúc đó nhà tôi là công ty Bùi Gia chuyên sản xuất, gia công biển quảng cáo, tôi làm giám đốc. Xưởng sản xuất của tôi ngoài bãi An Dương, nhà tôi chỉ làm văn phòng giao dịch.

Tôi kéo ông sang quán cà phê cạnh nhà. Ông vào việc luôn.

- Tao có đánh bạc, thua mẹ hết tiền, con gái sắp cưới nữa, mày có tiền cho tao vay 6 triệu.

Tôi giật mình khi nghe đến số tiền, không phải giật mình vì ông hỏi vay, mà vì con số 6 triệu. Sao nó không là 5 hay 10 mà lại là con số 6.

Ông thấy tôi chẳng nói gì, mặt ngẩn ra. Ông có vẻ buồn, chắc nghĩ tôi đang tìm cách từ chối. Nhưng ông không biết là tôi đang nghĩ về con số ấy. Tôi nhẩm lại nếu năm đó người ta làm trách nhiệm phải cốp bao tiền, mỗi tháng phải nộp bao tiền. Ông còn cắt tiền gặp gia đình cho tôi nữa, tính ra đúng vừa 6 triệu. Đây là ông túng thật, đến đòi nợ chứ vay gì.

Tính xong tôi bật cười, ông Hỷ ngạc nhiên, ông chẳng hiểu tôi cười cái gì.

Tôi bảo ông ngồi đây, tôi sang nhà lấy tiền.

Tôi đưa cho ông đúng 6 triệu nói.

- Em cả thầy vay mượn gì, em biếu thầy. Nhưng mà cái số tiền này làm em ban nãy phì cười, vì nó tính ra đúng bằng số tiền mà lẽ ra những năm thầy giúp em, phải bằng từng đấy. Sao mà thầy nghĩ được có ngày hôm nay nhỉ ?

Ông Hỷ cười ha hả.

- Đm chúng mày chỉ tù thời gian, tao trông tù như thế thành tù cả đời, tao lại không biết tính con người sao !

Tôi gật đầu khâm phục, ông nói.

-Nhưng mà tao cũng thua tha thật, chứ không chẳng đến mày đột ngột thế này. Thôi tao về đưa tiền cho bà ấy lo việc, không bà ấy nói chả ra gì.

Ông ấy đi rồi, tôi ngồi nghĩ thấy vui. 8 năm đã qua từ khi tôi ra tù, 8 năm ấy có bao nhiêu lớp tù nhân nữa về đội 19 ?

Phải hàng trăm người.

Ông không phải đến đòi nợ, nếu tù nghĩ mưa lúc nào mát mặt lúc ấy, thì quản giáo cũng nghĩ vặt được lúc nào hay lúc ấy, chẳng ai nghĩ chuyện nâng đỡ đến nhiều năm sau đến đòi cả.

Tôi nhớ lại, nhiều lần ông gặp tôi lúc tôi là tù ở đội ông, ông lúng túng không uy quyền như đối với tù khác, quãng thời gian ấy dù làm nhân dân hay đội trưởng tôi thường né tránh gặp ông và ông cũng vậy, chỉ bất đắc dĩ lắm nói về chuyện công việc như mua giống, thuốc sâu, phân bón mới trao đổi với nhau.

Ông không muốn nói chuyện với tôi trên cương vị quản giáo, người nắm quyền sinh sát số phận của tôi, một người tù do ông quản lý.

Trước khi tôi đi sang Đức, đến thăm vợ chồng ông, nói chuyện mình đi sang Đức vì được có học bổng do chính phủ Đức cấp.

Từ khi chào ông khi hết án về, đến khi chào ông để đi sang Đức là 15 năm.

Ông pha trà, bình thản nghe tin ấy như hôm tôi hết án chào ông về.

Nếu có ngày tôi về lại Việt Nam, tôi sẽ đưa mẹ tôi đến thăm ông. Đến giờ tôi vẫn khắc khoải câu ông nói.

- Tao chưa biết mặt gia đình mày.

Tôi sẽ ghé qua chợ mua cân cá rô đồng và mớ rau cải xanh, một nắm bánh đa sợi và nhờ bếp nhà ông, nấu món mà cả ba chúng tôi đều thích.

-----------------------

Canh cải xanh nấu cá rô ron.

Sau vụ gặt tháng 10, các con mương cũng không còn đầy nước, phải đến mùa cấy tháng giêng thủy lợi mới bơm nước trở lại.
Trên cánh đồng chỉ trơ lại những gốc rạ, tranh thủ lúc đất mềm người ta cày đổ ải cho đất nghỉ. Có chỗ lười cày, đất vài bữa sau khô nứt toác thành những hình lục giác bát giác.

Nước càng ngày càng cạn đi trong cái mương cụt dẫn nước từ mương cái vào để tưới rau. Cái mương cụt một bên là rặng chuối, một bên là kè đá.

Đây là mùa nhàn nhất trong năm của bọn tù đội rau. Công việc hiện tại chỉ tập trung trồng rau vụ động là bắp cải, su hào. Cái kè đá là nơi bọn tù nhàn tản ngồi tụ tập, tán phét trong lúc nghỉ giải lao tưới rau. Cách cái kè đá vài mét là một khoảng đất, thế nào ông quản giáo đưa một nắm hạt cải xanh để gieo. Nửa tháng sau rau đã lên xanh mơn mởn.

Một buổi ngồi nghỉ, thằng Lợi nhìn đám rau nói.

- Đéo hiểu ông Quản trồng rau cải này làm gì nhỉ, có một dúm thì làm cái đéo gì?

Thắng Bọ nói.

- Trồng cho nhà ông ấy ăn.

Thằng Lợi ở đây được 6 năm, nó rành rọt nói.

- Đéo biết câm mẹ mày mồm, nhà ông ấy không ăn rau ở đây bao giờ cả. Khéo chúng mày thù tẩm thuốc vào chết cả nhà ông ấy thì sao.

Thắng Bọ thắc mắc.

- Hay trồng nhập cho bếp trại?

Thằng Lợi lại chửi.

- Đm bố đã bảo mày ngu lại hay nói, cả vạt cải này cân lên được bao nhiêu mà nhập trại.

Thắng Bọ tần ngần.

- Ừ nhỉ, đéo hiểu trồng thế làm gì?

Thằng Lợi thì thầm.

- Đm, ông ấy trồng bẫy bọn tù đấy. Thằng nào vặt ăn, ông ấy phạt cho nhà mang tiền lên mà nộp. Động vào rau của đội thì mất mấy lít (mấy trăm nghìn) đấy con ạ.

Thắng Bọ ớ người.

- Thế không thằng nào bị bẫy, thì để cải chết già à?

Lợi đại bàng vừa bước đi vừa nói.

- Chết già thì chết, động vào là đi đấy.

Hơn tháng sau cải xanh lên bằng gang tay, nhìn bắt mắt. Nước trong cái mương cụt lại vơi đi một nửa. Bọn tù ngồi nghỉ trên kè đá, bỗng có thằng nói.

- Cái mương này nhiều cá đen lắm, thế nào cũng có bọn trê và chuối. Hay tát mẹ mương bắt đi.

Hắn bảo.

- Đang giờ làm đi tát mương, bắt cá. Chúng mày lại thích giẫy chết.

Cả hội thở dài, lại ngồi chép miệng tiếc rẻ, trong đầu chúng chắc thằng nào cũng nghĩ đến những con cái chuối, trê nướng thơm phức.

Hắn đi lên phòng quản giáo, thấy ông đang ngồi xem ti vi, hắn bảo.

- Thầy ơi, cái mương kia đầy rong rêu. Tranh thủ mùa này cạn mình nạo mương nhé, cũng đang nhàn.

Ông quản giáo giơ tay vẫy lia lịa.

- Ừ, ừ, mày cho chúng nó làm đi.

Hắn đi xuống, ban lệnh tát mương của quản giáo. Chọn ra bốn thằng ở vùng quê thành thạo, bọn chúng lấy thân chuối đổ làm thân đập, đắp bùn cho kín đập và thay nhau tát một hồi thì cạn cái mương. Lấy liềm và cuốc khua hết rong, cỏ, rêu lên. Thế là tha hồ mò cá, đúng là nhiều cá, nhưng toàn cá trê và chuối chỉ bằng hai ngón tay.

Được lưng xô cá trê, quả. Hắn thắc mắc.

- Sao đéo thấy cá rô bọn mày nhỉ?

Ông Ánh bảo.

- Cá rô nó chui vào ngách đá hay chui xuống bùn, cứ mò dưới bùn là thấy. Bọn này nó nhịn thở lâu, không như bọn chuối, trê một lúc là nhoi lên bùn thở đâu.

Ông Ánh làm nghề nuôi cá, lập tức cả hội nhảy xuống bùn mò. Hắn cũng thò tay vào khe đá kè để mò mẫm. Trong khe có cá rô thật, bọn cá rô khôn đến mức không những chui vào khe đá cạn nước. Chúng còn gương vây ngược chống vào hai bên kẽ đá cho khỏi rơi và nằm im như thế. Hắn cầm cái que nhỏ ngoáy ngược lên trong khe đá, cá rô cứ rơi lộp bộp. Những đứa khác cũng làm theo, chốc lại có tiếng reo mừng à, ồ.

Được một rổ cá rô ron, con nào con đấy béo múp, vàng ươm. Những cái vây sắc và cứng của chúng đánh vào tay bọn tù, đứa nào cũng rớm máu. Bọn tù nướng cá ăn, cá trê và chuối còn có thịt, ít xương, Bọn cá rô nướng toàn xương với vảy cứng. Phương châm hết nạc thì vạc đến xương, bọn tù nước cá trê và chuối trước. Đến lúc phải lao động thì rổ cá rô gần như còn nguyên.
Bọn tù đứng dậy, đứa cầm cuốc, đứa xách đôi thùng tưới nói.

- Làm gì bọn rô này, rán giòn lên chấm nước mắm hạt tiêu thì tuyệt.

Thằng khác bảo.

- Về nhà mày nhé, đm tù lại còn đòi sang. Điều kiện thế! Rán hết chỗ này thì mất lít mỡ.

Hắn bảo.

- Toàn thằng đéo biết tính, cá rô này nấu với rau cải xanh đây này là ngon nhất.

Mấy thằng nói.

- Đm ông tinh tướng, giỏi mà vặt rau xem, trói treo chết mẹ mày luôn.

Hắn bê rổ cá rô lên phòng quản giáo, ông quản giáo hỏi.

- Cái gì đấy?

Hắn đáp.

- Dạ, bọn em vừa bắt được khi nạo mương. Thầy mang về cho cô và em ăn, cá béo lắm.

Ông quản giáo cười.

- Đm ăn đéo gì cá rô, toàn xương.

Hắn nói.

- Bọn cá rô này, nấu với canh rau cải, chan vào bánh đa sợi thì tuyệt. Nó là món đặc sản ở Hà Nội đấy thầy ạ. Giờ chỉ có quý tộc mới ăn sáng món đó thôi, còn đắt hơn phở. Mà ít hàng bán lắm vì cá rô đâu sẵn, toàn rô phi hay cá khác người ta độn vào.
Ông quản giáo mắng.

- Mày nói thế đéo nào, canh cải xanh nấu sườn là ngọt nhất. Thế Hà Nội lại là đặc sản à?

Hắn đáp.

- Vâng, cá này luộc qua, gỡ thịt ra phi với hành , còn xương cá và đầu cá giã nát cho vào nước đun sôi một lúc. Lọc lấy nước để bỏ xương. Cải xanh tươi mới hái, rửa sạch cho vào nước cá đang sôi đã nêm gia vị trước. Chan nước canh lên bát bánh đa trắng đã trần chín, rồi rắc thịt cá phi hành lên trên cùng. Hà Nội chỉ có quan to mới ăn được kiểu thế, toàn trong nhà hàng lớn, khách quen. Bên ngoài làm gì có quán nào có bán đâu.

Quản giáo rối rít thúc.

- Ơ ơ, mình có cải xanh, có cải xanh. Mày hái một nắm để tí tao mang về, mày ghi lại cho tao cách làm để tao bảo bà ấy làm. Nghe cũng hấp dẫn đấy, thế toàn dân nhà giàu ở Hà Nội ăn à?
Hắn gật đầu.

- Vâng, toàn quan to cả nhà giàu ăn. Nhưng không chắc được bằng thầy, vì cá tươi luôn, rau tươi luôn. Quán trên kia có khi cá rô phi cả cải héo nó cho vào.

Quản giáo.

-Đúng. Chúng nó có tiền, chắc đéo gì bằng mình. Mình ở đây của tươi sống rành rành.

Hắn bảo.

- Em xuống hái rau cho thầy, sẽ đánh vảy, mổ cá luôn.

Hắn xuống chỗ bờ mương quát.

- Lợi, hái rau cải rửa sạch chia làm hai mớ. Một mớ cho bốn người ăn, một mớ đủ cho anh em mình.

Thằng Lợi chửi.

- đm con chó, mày đùa tao à?

Hắn nói.

- Lệnh của thầy.

Hắn quay sang Thắng Bọ.

- Thắng Bọ, lên giếng nước làm cá rô, chuẩn bị chiều nấu canh cải cá rô.

Thắng Bọ.

- Điên, đm ăn xong đi kỷ luật hết à?

Hắn đáp.

- Lệnh của thầy, có làm không. Tao chỉ nói lại, hay bọn mày đợi ông ấy xuống đây bảo.

Lát sau hắn để cá rô làm sạch và rau rửa sạch trong hai túi nilong, đặt vào giỏ xe của ông quản giáo.

Phần lớn cá và rau còn lại, bọn tù tối hôm đó xuýt xoa khen ngon. Nước canh cá ngọt lừ, thịt cá phi hành thơm ngon đọng mãi đầu lưỡi. Ăn xong vừa tấm tắc khen ngon, vừa lo sợ mai ông quản giáo phát hiện rau mất nhiều sẽ kỷ luật. Thằng Lợi nói.

- Đm, ngon thì ngon thật, nhưng lỡ mai mà đi cùm thì ăn đéo bõ ỉa.

Đứa nào cũng thoáng vẻ lo lắng, hắn nói.

- Yên tâm đi, mai ông ấy phát hiện thì tao chịu, tao sẽ bảo tao hái cho chúng mày ăn. Chúng mày không biết gì hết.

Sáng hôm sau, như thường lệ, vào đầu buổi sáng ông quản giáo đi thăm đồng. Đi qua vạt rau cải xanh, ông nhìn một lúc rồi đến gần hắn bảo.

- Hôm qua canh cải nấu cá rô ngon thật, bà ý cứ bảo mày dân Hà Nội có khác, sành ăn thế.

Lúc ông quản giáo đi rồi, bọn tù xúm lại hỏi.

- Ông ấy không nói gì à?

Hắn nói.

- Ông bảo canh cá rô nấu rau cải xanh, ăn ngon nhỉ?

Cả hội bật cười, thằng Lợi hỏi.

- Mày làm đéo gì mà ông ấy bỏ qua thế?

Hắn đáp.

- Tao vừa cho cả nhà ông ấy một bữa làm quan to, đại gia, quý tộc hơn bọn Hà Nội. Chẳng lẽ làm đại gia, quý tộc thành phố mà hôm nay nhìn vạt rau lại bảo, hôm qua nhà tao ăn có một góc vạt rau, còn một góc rau đâu rồi à?

Canh cá rô rau cải là món mẹ nấu cho hồi hắn còn 10 tuổi. Đấy cũng là món mẹ hắn thích nhất. Món ăn không hề đắt, nhưng lại mất công làm. Lúc hắn lớn thì mẹ già, tay chân bà run lẩy bẩy không đụng được vào dao thớt. Cuộc sống bươn chải, vợ con, làm ăn và nhiều thứ khiến hắn quên bẵng mẹ già thích món gì. Hắn lấy vợ ở nơi khác, tháng về thăm mẹ dúi tiền cho mẹ lúc ít, lúc nhiều tuỳ theo lúc kiếm ăn được nhiều hay ít. Cái lời hứa lúc ăn bát canh bánh đa cá rô mẹ nấu khi thơ đó hắn còn nhớ. Con biết làm rồi, sau mẹ thích ăn con sẽ làm cho mẹ. Lời hứa ấy bẵng một cái đã hơn 30 năm.

Lúc khó khăn nhất cuộc đời, hắn vẫn xoay sở nấu được bát canh cá rô cho người đời ăn.

Nhưng lúc này, lúc mà yên ấm, đề huề nhất từ trước đến nay. Hắn vẫn chưa nấu được cho mẹ mình như lời hứa năm nào.

Giá như còn gặp lại mẹ, việc đầu tiên hắn sẽ ra chợ mua mớ cá rô và rau cải thật tươi.
 
thằng lồn hiếu nay thấy lên bài đập cả qua vũ nhỉ. chưa rõ nó thuộc về phe nào.
 
Top