Vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển theo tỷ lệ

-Mấy hôm trước có 1 thớt bàn về 1 công trình của anh pede Thái Công, đây là 1 công trình bán cổ điển mới lên 3D
https://xamvn.icu/r/cai-nha-nay-thai-cong-thiet-ke-that-la-tho-bi.681985/
Chúng nó cũng bàn tán rôm rả lắm, có khen, có chê và có cả chửi nhau. Trong buổi chửi nhau online đó, có vài thằng đề cập đến tỷ lệ trong kiến trúc cổ điển, tao cũng thấy đây là 1 yếu tố rất quan trọng quyết định vẻ đẹp của công trình...
Vì vậy tao gõ thớt này để nói về tỷ lệ trong kiến trúc cổ điển (châu Âu)

I-Tỷ lệ thức cột
-Điều gây ấn tượng đầu tiên về vẻ đẹp của các công trình cổ điển (phong cách Hy Lạp, La Mã) chính là các thức cột. Ngoài công năng làm cột trụ nâng đỡ công trình thì các thức cột còn mang yếu tố thẩm mỹ, trang trí rất cao và cũng đc tuân thủ các nguyên tắc về tỷ lệ
-Người Hy Lạp sáng tạo ra 3 thức cột: Doric, Ionic, Corinthian...
-Sau đó, người La Mã lại tạo ra 2 thức cột TuscanComposite, dựa trên nền tảng từ cột Hy Lạp.
-Trong phạm vi bài viết này tao sẽ nói đến tỷ lệ của 3 thức cột Hy Lạp, còn 2 thức La Mã thì tương tự, vì nó chỉ ăn theo thôi.

hy1.png

Cột Hy Lạp

hy22.jpg


Cột Hy Lạp và La Mã


compo.jpg


Cột Composite là sự kết hợp giữa Ionic và Corinthian

1-Cột Doric

Đây là thức cột được tạo ra sớm nhất tại Hy Lạp (khoảng thế kỷ thứ 6 hoặc 7 TCN?) cũng là thức cột nổi tiếng nhất và đc sử dụng nhiều nhất. Với dáng vẻ khỏe mạnh và vững chắc, cột Doric thể hiện sức mạnh và vẻ đẹp nam tính của người đàn ông

doric45240ac875b9dca6b.jpg


Tỷ lệ tổng thể người ta chia làm 5 phần và chiều cao cột chiếm 4 phần (hình 1)
Cấu tạo cột bao gồm
Base (đế cột) , Shaft (thân cột) , Capital (mũ cột) (hình 2) .
Phần mũ cột này ở VN hay gọi nhầm thành đầu cột theo thói quen, nhưng đúng ra phải là mũ cột. Ba phần này tạo nên tổng thể của cột gọi là Column. Trong thiết kế nguyên bản cổ xưa nhất của Hy Lạp thì cột Doric ko có đế (base) sau này mới được nâng cấp thêm.

Tất cả những phần phía trên cây cột, tổng thể được gọi là đầu cột (Entablature) cái mà ở VN hay nhầm với mũ cột (Capital)
Phần Entablature (đầu cột) lại bao gồm: Architrace (dầm đầu cột), Frieze (diềm cột), Cornice (phào chỉ) (hình 3)

doric.png


Đi sâu về tỷ lệ: đường kính cột = 1/8 chiều cao cột (hình 4)
Chia tiếp chiều cao cột thành 16 phần bằng nhau thì Base (đế cột) và Capital (Mũ cột) đều chiếm 1/16 chiều cao cột, thân cột chiếm 14/16 chiều cao cột. Phần Frieze (diềm cột), Cornice (phào chỉ) đều chiếm 3/32 chiều cao cột. (hình 5)
Chia cột thành 20 phần bằng nhau (Modul) thì tổng thể sẽ như thế này (hình 6)

doric-2.png


2-Cột Ionic
Ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN? Trái ngược với vẻ mạnh mẽ, nam tính của cột Doric thì cột Ionic thanh mảnh, mềm mại, tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Mũ cột Ionic có đặc điểm là 2 vòng xoắn ốc (volute), phần đầu của 2 vòng xoắn ốc này là 1 mặt phẳng.

io3.png


Tỷ lệ tổng thể cũng như cột Doric, người ta chia làm 5 phần và chiều cao cột chiếm 4 phần (hình 1)
Cấu tạo cũng bao gồm
Base (đế cột) , Shaft (thân cột) , Capital (mũ cột). Ba phần này tạo nên tổng thể của cột gọi là Column. (hình 2)
Tất cả những phần phía trên cây cột, tổng thể được gọi là đầu cột (Entablature)
Phần Entablature (đầu cột) lại bao gồm: Architrace (dầm đầu cột), Frieze (diềm cột), Cornice (phào chỉ) (hình 3)

io1.png


Tỷ lệ: đường kính cột = 1/9 chiều cao cột, vì vậy nhìn cột Ionic cao và thanh mảnh hơn so với cột Doric (đường kính = 1/8 chiều cao) (hình 4)
Lại chia tiếp chiều cao cột = 18 đoạn bằng nhau, cái này gọi là 1 Module.
Lại chia tiếp 1 Modile = 18 phần bằng nhau nữa, thì phần này người ta gọi là 1 Parts (hình 5)
Base (đế cột) = 1 Module = 1/18 chiều cao cột
Thân cột (Shaft) = 16 Module + 6 Parts
Mũ cột (Capital) = 12 Parts
Architrace (dầm đầu cột) = 1 Modile + 4,5 Parts
Frieze (diềm cột) = 1 Module + 9 parts
Cornice (phào chỉ) = 1 Module + 13,5 Parts

Toàn bộ chiều cao cột sẽ chia làm 22 Module + 9 parts (hình 6)

io2.png


3-Cột Corinthian
Ra đời vào khoảng thế kỷ 5 TCN? Cột Corinthian . Đây là thức cột cầu kỳ, hoa mỹ nhất được trang trí bằng hoa lá Acanthus (hoa lá tây). Tuy có xuất xứ từ Hy Lạp nhưng lại đc sử dụng phổ biến hơn trong kiến trúc La Mã, đề cao sự giàu có, thịnh vượng.

co4.png


Tỷ lệ tổng thể cũng như cột Doric và Ionic, người ta chia làm 5 phần và chiều cao cột chiếm 4 phần
Cấu tạo cũng bao gồm
Base (đế cột) , Shaft (thân cột) , Capital (mũ cột). Ba phần này tạo nên tổng thể của cột gọi là Column. (hình 1)
Tất cả những phần phía trên cây cột, tổng thể được gọi là đầu cột (Entablature)
Phần Entablature (đầu cột) lại bao gồm: Architrace (dầm đầu cột), Frieze (diềm cột), Cornice (phào chỉ) (hình 2)

co1.png


Tỷ lệ: đường kính cột = 1/10 chiều cao cột, cao hơn Doric (1/8) và Ionic (1/9) (hình 3)
Lại chia tiếp chiều cao cột = 20 đoạn bằng nhau, gọi là 1 Module. (hình 4)
Lại chia tiếp 1 Modile = 18 phần bằng nhau nữa, thì phần này người ta gọi là 1 Parts (hình 5)
Base (đế cột) = 1 Module = 1/20 chiều cao cột
Thân cột (Shaft) = 16 Module + 12 Parts
Mũ cột (Capital) = 2 Module + 6 Parts
Architrace (dầm đầu cột) = 1 Modile + 9 Parts
Frieze (diềm cột) = 1 Module + 9 parts
Cornice (phào chỉ) = 2 Module

co2.png


Toàn bộ chiều cao cột sẽ chia làm 25 Module như thế này

co3.png


-Nói thêm 1 chút về đặc điểm các thức cột.
Dễ nhận thấy, phần thân cột được khắc các rãnh (sáo) để tạo thẩm mỹ.
Cột Doric có 20 rãnh, còn cột Ionic và Corinthian có 24 rãnh.
-Hai thức cột La Mã gồm Tuscan và Composite tao ko nhắc đến vì nó chỉ ăn theo cột Hy Lạp
-Cột Tuscan chính là 1 biến thể của Doric, với cách thiết kế và tỷ lệ tương đương, nhưng thân cột ko có rãnh
-Cột Composite thì đc kết hợp giữa Ionic và Corinthian, khi phần mũ cột vừa có 2 đường xoắn ốc vừa có hoa lá tây. Cứ nhìn kĩ ảnh minh họa là thấy.

II-Tỷ lệ công trình
-Ngoài tỷ lệ các thức cột thì tỷ lệ công trình cũng được tính toán rất nghiêm ngặt
Có thể lấy ví dụ đền Pathenon tại Hy Lạp, được xây dựng vào thế kỷ 5 TCN (447-432 TCN) ở Acropolis. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền từ đá cẩm thạch (marble) trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.
-Công trình này rất đẹp, một vẻ đẹp hài hòa dù nhìn ở bất cứ góc độ nào. Bí ẩn về vẻ đẹp này được các nhà khoa học giải thích rằng Đến Parthenon được thiết kế theo tỷ lệ vàng.

pa2.png


pat1.jpg


pat2.png


pat3.png


-Công trình này đc xem là hiện thân của kiến trúc phương tây, ngày nay nhìn vào bất cứ công trình nào khác cũng đều thấy na ná giống đền Parthenon
-Thực sự, Đền Parthenon còn là kiệt tác kiến trúc được sao chép nhiều nhất trong lịch sử nhân loại bởi vẻ đẹp của nó. Tao có đọc đc 1 thống kê không chính thức, suốt 2500 năm qua kể từ khi đền Parthenon được xây dựng, đã có khoảng 1600 công trình trên thế giới sao chép và mô phỏng lại kiến trúc này. Các công trình được sao chép tiêu biểu ngày nay như: Sở giao dịch chứng khoán New York ở Mỹ; tòa nhà Reichstag ở Berlin, Đức; mặt tiền Nhà Trắng (Mỹ)... và rất nhiều công trình khác trên thế giới.

h1.png

h2.png

h3.png


Các công trình nổi tiếng trên thế giới sao chép đến Parthenon


-Thằng nào ở HN đi qua đoạn Nguyễn Xiển, cũng sẽ để ý thấy trụ sở mới của viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân TPHN cũng đc xây copy kiểu này. Các cơ quan công quyền khác cũng rất nhiều cái copy đền Parthenon.

toaan1.png

vks.png


Với các công trình có độ phức tạp cao thì tỷ lệ cũng đc tính toán rất chi tiết và khắt khe
Ví dụ Mặt tiền của nhà thờ Santa Maria Novella (KTS Leon Battista Alberti) xây dựng năm 1470, ở Florence, Ý

nha-th-Santa-Maria-Novella-duc-hoan-thanh-bi-Leon-Battista-Alberti-vao-nam-1470--Florence-Y.jpg




III-Tại sao ở VN ko nên xây dựng công trình theo phong cách cổ điển

-Đơn giản bởi kiến trúc là loại hình nghệ thuật mang tính thời đại. Mỗi thời lại có 1 cách tiếp cận khác nhau, 1 tư duy thẩm mỹ khác nhau. Biện pháp thi công, kĩ thuật xây dựng và các loại vật liệu liên tục được thay đổi. Có những giá trị xưa vẫn giữ vẻ đẹp trường tồn cùng thời gian nhưng kĩ thuật xây dựng đã ko còn phù hợp nữa, chủ yếu do chi phí tốn kém và mất quá nhiều thời gian thi công. Tại các nước phương Tây, nơi sản sinh ra loại hình kiến trúc này người ta hầu như cũng ko còn xây dựng nữa, mà chủ yếu lưu giữ, bảo tồn. Nhưng lạ thay, ở các nước phương Đông như VN lại rất chuộng kiến trúc cổ điển, mặc dù văn hóa, lịch sử khác hẳn, khí hậu ko phù hợp và kĩ thuật thi công rất kém.

-Tất cả các công trình cổ điển, bán cổ điển, cổ điển nặng (Phục Hưng, Baroque) cổ điển nhẹ (tân cổ điển) đều thuộc loại copy chất lượng thấp. Chưa cần nói đến cả 1 công trình, chỉ xét mỗi cái cột thôi cũng chưa chắc đã làm chuẩn. Các công trình cổ điển phương tây họ sử dụng đá làm vật liệu, muốn làm 1 cái cột Doric hoặc Ionic, người ta đẽo từ 1 phiến đá nguyên khối. Vừa đẹp, vừa có độ bền cao (hàng nghìn năm) lại đòi hỏi tay nghề rất cao của các nghệ nhân. Chỉ riêng cái cột thôi đã rất công phu rồi. Về đến VN, các loại cột chỉ đc làm từ bê tông, xi măng, đầu cột thì đắp thạch cao, nói chung chất lượng thuộc dạng copy của copy. Tao nói copy của copy vì nếu copy 1 lần, như hàng fake 1 thì ít ra vẻ ngoài vẫn copy giống, chỉ có chất liệu fake. Như cái túi hàng hiệu, nếu fake chuẩn thì nhìn từ xa chưa chắc đã nhận ra mà phải đến gần sờ vào hiện vật. Nhưng hàng copy nhiều lần thì nhìn thôi đã thấy fake nặng rồi... Vì tỷ lệ tính sai bét, thậm chí thân cột còn làm thẳng băng chứ ko xẻ rãnh như bản gốc, mà có xẻ rãnh cũng sai bét vì ko biết cột có bao nhiêu rãnh. Bởi đa phần những chủ nhà lẫn KTS thiết kế loại công trình này ở VN thậm chí cả đời còn chưa đc đến châu Âu chiêm ngưỡng tận nơi, ngủ 1 đêm để trải nghiệm tại các villa hoặc lâu đài cổ điển...

-Chẳng hạn như cái nhà này trên kênh Nhà To (chứ ko phải Nhà đẹp). Nhìn 4 cái cột phía trước nếu tao ko nhầm thì là cột Conrinthian, trụ bê tông, đầu đắp thạch cao, và tỷ lệ thì sai bét nhè, tự nhiên cao vống lên. Nhìn tổng thể cũng ko thể định nghĩa đc phong cách kiến trúc này là gì. Có tí Phục hưng, lại có tí tân cổ điển, thập cẩm , hỗn tạp. Vào bên trong lại chơi nội thất gỗ đậm chất VN.

nhato.png




-Chưa kể phần diềm và đầu cột, ở các công trình cổ điển phương Tây họ điêu khắc rất tỷ mỷ các câu truyện thần thoại hoặc lịch sử trên đó, phải hiểu đc văn hóa của họ mới biết đc ý nghĩa và thấy thế nào là đẹp. Còn ở VN, cứ đắp 1 đống phù điêu rất vô nghĩa lên đó, thậm chí chủ nhà còn ko hiểu đc đống phù điêu đó nói về cái gì. Ví dụ, đền Parthenon mặt phía đông người ta điêu khắc phần đầu cột để mô tả lại trận đánh trên đỉnh Olympus, Phía tây là trận đánh của người Athena, phía bắc là cuộc chiến thành Troy...

paaa.png


-Về tỷ lệ tổng thể công trình. Có thế nhận thấy các công trình cổ điển châu Âu đều đc tính toán rất kĩ càng về tỷ lệ. Mặc dù nhiều công trình có quy mô rất lớn như các cung điện hoàng gia, tòa nhà chính phủ, nhà thờ công giáo... nhưng nhìn qua đều thấy rất thanh thoát, hài hòa.
Ví dụ các công trình dưới đây

t-anh.jpg


Cung điện Buckingham, London

t-bi.jpg


Cung điện quốc gia Brussels, Bỉ

t-cuba.jpg


El Capitolio - Tòa nhà Đại hội Quốc gia ở La Habana, Cuba

-Trong khi các công trình hệ cổ điển ở VN chủ yếu là loại hình nhà ở cá nhân, quy mô nhỏ hơn nhiều, nhưng nhìn cực kỳ nặng nề và rối mắt. Có vẻ các trọc phú Đông Lào ko cần quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ mà cứ xây càng to, càng hoành tráng càng tốt để khè thiên hạ...
Ví dụ như các lâu đài, cung điện của các đại gia Ninh Bình chẳng hạn... ngôn ngữ thiết kế lai tạp, tỷ lệ ko có, cảnh quan cũng ko biết làm và cũng chả ăn nhập gì đến cảnh quan chung của đô thị. Chưa kể ko phù hợp văn hóa, lịch sử và khí hậu VN.



-Về tư duy trọc phú Đông Lào, trước đây tao cũng có 1 bài viết nói về vấn đề này rồi

https://xamvn.icu/r/kien-truc-tan-co-dien-va-tu-duy-bien-tuong-cua-troc-phu-dong-lao.604849/

Tao thích đoạn chốt về trọc phú Đông Lào
Nhưng mà nói gì thì nói chơi hàng hiệu phải đi với giới sành thì mới có giá trị chứ dân đen suốt ngày đồng áng thì hàng hiệu hay chợ trời như nhau
 



Mẹ bọn vietnamnet toàn đăng bài ngu dân, các con dời vào xem thì bú lấy bú để, đọc comment buồn cười vl
Nhìn như cái lồng nhốt vong mà chúng nó cũng nâng bi thành lâu đài
Đến nản với dân trí xứ lừa
 
Top