Thức thần và nguyên thần

THỨC THẦN LUÔN CÙNG TỒN TẠI VỚI NGUYÊN THẦN

1. thức thần
thức thần tức phách trong nhục thân thuộc âm, chủ họat động nhãn nhĩ khẩu tị thân ý, hết thảy ý muốn học tập, suy nghĩ, sáng tạo, phát minh, lực phán đóan, ký ức, tình cảm, ái hận, phẩn nộ, tranh đấu, sắc dục, vật dục cùng tất cả là do thức thần sinh. Vậy nên thức thần cũng gọi là thần đa tri đa thức, đó cũng là tiềm thức của người. tiềm thức người rất động, tâm lực tòan tiêu hao ở ham muốn. ở mặt thực dục (muốn ăn) thận chí đến sinh mệnh cuối cùng một khắc không nguyện phóng khí, có thể gọi là tâm chấp trứơc cực mạnh.
Sau khi người xuất thế, hết thảy quần áo ăn uống đi ở học tập bắt chước đều do thức thần khống chế, nên thức thần thuộc hậu thiên.
Thức thần còn gọi là tự ngã tâm, phàm tâm, vô minh, nghiệp lực từ đó tích lũy, thống khổ từ đó mà sanh, phiền não từ đó mà đến, luân hồi từ đó mà khởi. thức thần là thuận thì sanh sản vật, sanh thì chọn hình mà ở, nơi ở hủy thì quên mà cầu nơi ở khác, đó là luân hồi. thuận mà sanh nhân, cái hại không qua trầm mê sắc dục mà đến thận tinh tiêu hao quá độ.

Thức thần cư ở nhục tâm của chúng ta cũng là tam tạng của ngừơi. Nên thức thần có cử động ra sao thì tâm chúng ta là cái đều tiên cảm thụ đến, như tâm phiền, tâm hỏang, tâm muộn (buồn), tâm quý tâm táo (xao động), tâm lọan, tâm toan (chua), tâm hư, tâm hỏa, tâm kinh, phẫn nộ, tâm cấp (nóng nảy), tâm động, tâm nhạc (tâm vui), hoan tâm (tâm mừng), hỷ tâm (tâm vui) vân vân….đều là phản ánh họat động thức thần tại tâm.
Bắt đầu tu hành cần trống rỗng. lấy nhãn nhĩ khẩu tị thân ý lục căn quán không, lục căn đã không thì thức thần không nơi nương mà bị chế, phàm tâm không thể phát huy mà chân tâm xuất hiện.
Vị trí tâm tạng cũng là ở hậu thiên ly quái, nên tòan tinh lực tinh thần tiêu hao là do ly quái làm, âm trong ly là thức thần vậy, do tiên thiên khôn quái âm trong khôn nhập vào tiên thiên kiền quái ở trung vị. nên hồi quang phản chiếu căn bổn là lấy hậu thiên khảm quái dương trong khảm đến chuyển hóa thức thần, lấy thức thần chuyển hóa thành trí tuệ phật.
2. nguyên thần
nguyên thần là chân tính chân tâm, tính này không phải [dương] tính mà thuộc [trung] hỷ tĩnh (tĩnh vui). Nguyên thân vô tư, vô tưởng, vô tạp niệm, chỉ riêng thanh tĩnh tự nhiên, gọi là nguyên thân cũng gọi là vô tri vô giác thần.
sau khi người sanh, nguyên thần cư ở trong thiên tâm, từ đầu đến cuối nguyên thần đều bị khóa sâu ở thiên tâm trong mặt, đối với thế sư không nghe không hỏi, hết thảy đều do thức thần làm chủ, nên thiên tâm là bất động.
thiên tâm tuy bất động nhưng nguyên thần lại lấy hình thức hồn cùng nguyên thần quang cư ở hai mắt, khiến mắt có quang cảm có thể thấy bên ngòai, lúc ngủ, hồn sẽ ẩn trong can, khiến người có mộng. mộng cảnh như tự mình trải qua. Nếu như sau khi thiên tâm động, nguyên thần liền xuất, là đại hạn của người sẽ đến, tử thần đến gỏ cửa vậy. từ khi thiên tâm động là tu luyện đến ngưng thần thiên tâm hồi quang phản chiếu, pháp thân thành linh thông muốn động, thì có thể vui mừng vậy. nhưng mà nói đến hồi quang thiên tâm đều không phải hồi tinh hoa trong thân, cũng không là hồi khí trong thân, cũng không là hồi quang hai mắt, mà là lấy luyện kim dịch đại hòan đan thành kim quang hồi ở thiên tâm, khiến kim quang tại thiên tâm ngưng kết thành pháp thân, lọai này hồi quang cuối cùng mới là hồi quang thiên tâm chân đế (xét thật).
thiên tâm đạo gia gọi nó là [tổ thổ], [linh quang nhất khiếu], [hòang đình], [tiên thiên khiếu], nho gia gọi là [hư trung] phật gia gọi là [linh thai].
Nguồn : Trần Triều Tiên Thiên Thiên Môn- Hoàng Đông A.
 
Top