Thời tiết cực đoan khắp nơi

Johnny Lê Nữu Vượng

Cái nồi có lắp
Belgium

Mưa đá ở Yên Bái, Sơn La, Nghệ An​

Sau cơn giông lốc, mưa đá rơi xối xả khoảng 15-20 phút ở hàng loạt huyện thị của tỉnh Yên Bái, Sơn La, Nghệ An với hạt đá to bằng đầu ngón tay.

Tại Yên Bái, khoảng 10h ngày 28/3, mây đen bao trùm hầu hết xã ở huyện Mù Cang Chải. Ít phút sau, giông lốc xuất hiện kèm theo mưa đá, kéo dài chừng 20 phút. Hạt đá to bằng đầu đũa, trút xuống mái tôn gây tiếng ồn lớn.
Nhiều nơi vùng núi phía bắc mưa đá
1 phút
Mưa đá tại Sơn La, chiều 28/3. Video: Tin tức Mộc Châu, Kiều Linh
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải cho biết tại xã Kim Nọi, có nhà dân bị tốc mái. Tại xã Dế Xu Phình, cột điện đổ, gây mất điện. Các xã khác đang thống kê thiệt hại.
Đến 10h20 cùng ngày, khối mây giông di chuyển đến TP Yên Bái, trời tối đen như lúc chập tối. Giông lốc, mưa đá sau đó trút xuống thành phố.

Huyện Trấn Yên cũng ghi nhận giông lốc, mưa đá trong khoảng 15-20 phút. Đá rơi không quá dày nhưng đã làm sập một rạp đám cưới.
Tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, mưa đá bắt đầu từ 13h cùng ngày. Hạt đá to bằng ngón tay, phủ thành lớp trắng xóa trên mặt đất sau khoảng 20 phút.
Huyện Mộc Châu trồng nhiều dâu tây, mận và đang thời kỳ thu hoạch. Mưa đá làm dập cây, hư hại quả. Cơ quan chức năng đang cho người thống kê thiệt hại.
Mưa đá làm rụng mận ở Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Sỹ Lâm
Xem toàn màn hình
Mưa đá làm rụng mận ở Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Sỹ Lâm
16h chiều cùng ngày, tại Nghệ An, mưa đá kèm gió lớn quét qua các xã Mai Sơn, Yên Thắng, Yên Hòa, Nga My... thuộc huyện Tương Dương trong hơn 20 phút.
Các viên đá đường kính 1-2 cm rơi xuống khiến hàng chục mái nhà bị thủng, diện tích lớn hoa màu hư hỏng. Chính quyền huyện Tương Dương đang thống kê thiệt hại, khuyến cáo người dân có biện pháp phòng chống, đề phòng thời tiết bất thường ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và hoa màu.
Ghép mưa đá
1 phút
Mưa đá tại huyện Tương Dương, Nghệ An, chiều 28/3. Video: Hùng Lê
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết miền núi phía Bắc xuất hiện giông lốc, mưa đá do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu nén rãnh áp thấp, kết hợp với hội tụ gió trên độ cao 1.500-5.000 m. Những giờ tới, mưa giông sẽ mở rộng xuống đồng bằng Bắc Bộ.
Tháng 3-4 là giai đoạn chuyển mùa lạnh sang nóng nên thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết bất thường như giông lốc, mưa đá. Trước đó ngày 27/3, 350 nhà dân, 20 điểm trường ở Hà Giang bị tốc mái; ngày 22/3 hơn 40 nhà dân cùng mái tôn trường tại huyện Sốp Cộp (Sơn La) bị tốc mái sau cơn giông và mưa đá.
 
Thằng Sing ngay xích đạo mà cũng đéo nóng như Sài Gòn với Bangkok
do nó trồng cây xanh và bãi cỏ nhiều nên đỡ nóng, với lại do ở khu vực xích đạo nên mưa quanh năm, ko có chia 2 mùa như ở miền nam mình. SG mà trồng cây dc cỡ 1 nửa bên Sing thôi là mát hơn bên Sing nhiều luôn
 
Top