Tháng năm tuổi trẻ-chiến tranh và hồi ức

Mùa hè 1972…..

Giữa cái nắng như đổ lửa của miền bắc, Hà Nội đang ngập trong mùi khói bom, cầu Long Biên bắc qua sông Hồng mới bị bom Mỹ đánh hỏng hồi tháng 5 vẫn chưa sửa xong, cả nhà Nam đã di tản về Nam Định tá túc người họ hàng. Vùng nông thôn gần biển, mọi thông tin đều rất hạn hẹp bởi vậy cả nhà rất lo, ngôi nhà ở Hà Nội đã khóa cửa chẳng ai trông nom, cả khu phố đã sơ tán gần hết.

Lâu lâu người ta lại nghe tin B-52 rải bom tàn phá Hải Phòng, rồi tin cháy kho xăng dầu Đức Giang bên mạn Long Biên cả tuần không dứt càng làm cho người ta thêm bức bối, lo lắng và căm thù quân Mỹ. Những cuộc ném bom gây thiệt hại nặng nề, tàn phá cơ sở hạ tầng, đường bộ, đường sắt, cầu cảng, nhà máy…càng làm tăng thêm ý chí căm thù quân địch.

Nam năm nay 17, anh chàng học lớp 10 này đã phải tạm dừng vài tuần học hành để phụ giúp công việc đồng áng mà từ bé tới giờ anh chưa bao giờ biết tới và ổn định cuộc sống có phần khác xa cái khu phố nơi anh lớn lên. Mọi người ở đây đều hiền hòa và giản dị, trong mắt Nam họ có phần chất phác và một chút gì đó thân quen, cái thân quen mà anh không định nghĩa được, nó bộc lộ trong lòng anh tự nhiên và ngấm ngầm từ khi anh về đây.

Sáng tháng 5, trời trong xanh lắm, trời bắc Việt vẫn đẹp giản dị như thế, chỉ một màu thiên thanh như thế cũng đủ đẹp rồi. mùa gặt đang độ hối hả, thanh niên như Nam không thể ngồi nhà được, anh theo ra đồng phụ giúp mọi người, ở đây anh gặp Lụa, cô gái hàng xóm mấy lần anh thấy ngoài bến nước.

Với anh thanh niên phố mới đến, trong mắt mọi người đều cảm thấy anh chả biết tí gì về việc đồng áng nên đều rất niềm nở hướng dẫn anh gặt lúa thế nào, bó lạt ra làm sao hay cái đơn giản dùng đòn gánh thế nào để không bị đau vai, và những hành động của anh thường là niềm vui tiếng cười trên cánh đồng, vụ chiêm xuân năm nay vui lắm vì có nhiều người tản cư trên phố về. Nhất là đám thanh niên, ngoài đi gặt họ còn trêu nhau nữa, không khí vui tươi mùa gặt là bức tranh thanh bình, trừ khi……….

Tiếng còi hú vang ngoài xã, Đồng bào chú ý!.... Đồng bào chú ý!..... máy bay địch cách bờ biển 50km….. Đồng bào chú ý!.... máy bay địch cách bờ biển 50km….. Đồng bào chú ý!....tiếng còi hú xa như tiếng tàu vào ga…..

Đồng loạt bỏ công việc đồng áng dở dang, trẻ con trốn dưới hầm, người lớn sẵn sàng chiến đấu, các tổ súng phòng không hướng nòng về bầu trời phía biển ngoài con đê, khoảng không im lặng đáng sợ bao trùm, tiếng báo động trên xã đã im bặt, truyền đến tai là tiếng văng vẳng xa tít của loa báo động cách đây cả vài cây số. hàng trăm con mắt dưới vành mũ rơm hướng lên bầu trời.

Tiếng máy bay ù ù trên bầu trời từ phía biển vào gần đất liền, nhóm máy bay không vào sâu bên trong, chúng thả thủy lôi ở cửa biển, phòng không trong làng không đủ tầm bắn tới, một lát sau thì nhóm máy bay ra biển mất dạng, mọi người mới hết phòng bị. Ở đây cứ vài ngày chúng lại tới rải thủy lôi ở cửa biển như thế, lượn vòng, thả thủy lôi và rời đi. Người ta nghe bảo chúng thả thủy lôi nhiều lắm, thả từ tuốt phía mạn Quảng Ninh thả xuống tới gần vĩ tuyến 17, các cửa sông đều có nhằm cắt đứt đường vận tải và hỗ trợ của các nước khác vào Việt Nam.

Trong làng lại bắt đầu rộn ràng tiếng người cười nói, vài cụ già ra ngõ đứng nói chuyện bàn tán về tình hình chiến tranh. ở đây Lụa tham gia nhóm thanh niên tăng gia sản xuất kết hợp chiến đấu thuộc tổ súng phòng không. Trong mắt Nam, một anh chàng phố thị Lụa đẹp lắm, đẹp dịu dàng trong công việc thường ngày và mạnh mẽ trong những lần tham gia chiến đấu. Không như Nam, Lụa ghét những anh chàng phố thị, chẳng làm được việc gì và nếu có nhờ làm việc nặng cũng đều không nên thân, bởi vậy Lụa cũng chẳng thèm để ý đến anh.

Năm nay học cuối cấp, lớp 10 dở dang của Nam trên Hà Nội bị gián đoạn vì di tản. về đây quen thêm vài người bạn nông thôn cùng độ tuổi, mà chẳng ai học cao như Nam, có chăng cũng ít lắm, chả mấy ai học tới hết cấp phổ thông. Thành ra, Nam như lạc loài trong cái vấn đề học tập, nhưng Nam vẫn cố gắng, buổi tối sau khi cùng mọi người lao động về, tắm rửa rồi anh đọc sách, ôn tập kiến thức để nếu có về Hà Nội anh sẽ tiếp tục học.

Nhà Lụa ở phía cuối đường làng, cách nhà Nam ngụ cư vài bụi tre, cô hay tham gia tập huấn sau giờ lao động nên về muộn hơn anh, những lần như vậy Lụa đều thấy chàng trai thành phố bên ngọn đèn dầu đọc sách ngoài hiên, hôm nào cũng thế thành quen, Lụa thích hình ảnh ấy, một cách tự nhiên….

Ban ngày chả ai nói chuyện với nhau, cũng vì ngại, tuổi mới lớn mà, lâu lâu Nam mới đưa mắt tìm kiếm hình bóng Lụa trên cánh đồng gặt lẫn vào với đám con gái phía xa hay những lần gần nhau nhất cũng chỉ tiếp xúc khi anh tham gia vác lúa gặt lên bờ. Hẳn nhiên chả ai nói với ai câu gì, việc ai nấy làm thôi, nhưng cơ duyên thì thường tự nhiên đến lắm, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh…

Đợt này máy bay tăng cường đánh phá, chỉ riêng phía mạn Ý Yên (Nam Định) và mạn Ninh Bình đã hứng chịu những trận bom cực kì ác liệt đánh vào cầu Ninh Bình nhưng cây cầu vẫn hiên ngang trụ vững, đèn nhà ga Ninh Bình vẫn sáng trong trận mưa bom. Nhân dân cả 2 tỉnh đều cùng nhau đồng lòng bảo vệ cây cầu để những chuyến tàu chở vũ khí quân trang, lương thực và quân đội thuận lợi qua cầu.

Những máy bay cường kích của Mỹ hàng trăm lần bay qua cửa biển, vượt qua lưới lửa phòng không bắc Việt vào đánh phá, từ đầu tháng đến nay Lụa cũng thấp thỏm theo đội súng phòng không, có đêm phải ngủ lại bên súng vì các đợt máy bay dày đặc.

Buổi chiều định mệnh, khi mà mọi người còn đang gặt lúa cho mảnh ruộng cuối, tiếng còi báo động máy bay tới ngoài cửa biển, Lụa cùng các đồng chí phải gấp rút về các ụ súng phòng không đón địch, Nam nấp trong hầm mà cảm thấy bản thân thật vô dụng khi người người đều có việc còn mình thì không. Anh ái ngại vô cùng. tiếng máy bay cường kích càng lúc càng gần. tiếng loa im bặt, tiếng súng ban đầu ở xa rồi gần lại, tiếng máy bay cũng rõ hơn, cứ ù ù trên bầu trời, dai dẳng không dứt, tiếng súng phòng không nổ ran. Tiếng bom dội lên từng đợt nghe rõ mồn một và ám ảnh. Gần lắm, tiếng bom nổ gần như ngay sát cạnh, ngồi trong hầm Nam cứ ngây ra, tay nắm chặt sợi lạt bó lúa mà trong đầu sợ hãi. Tiếng máy bay đi xa, tiếng bom tiếng súng cũng hết. nhốn nháo ngoài kia tiếng người, Nam cũng bật dậy khỏi hầm trú ẩn cá nhân. Bên kia lũy tre là cánh đồng với lỗ bom sâu hoắm, lũy tre bị bạt hẳn một quầng lớn, đất đá văng tứ tung không còn nhận ra bờ ruộng nữa.

Nam lao theo mọi người, ngoài ấy có tổ phòng không, phía sát lũy tre, mọi người lo lắng nhốn nháo. Nghe bảo một quả bom đã rơi gần ụ súng quân ta. Có thương vong rồi, một lúc sau là tiếng khóc. Nam chạy ra sau, chỉ thấy ụ súng thấm máu. Anh đứng đó, nhìn dòng máu còn rỉ trên thân súng xuống bao cát mà lòng anh dâng lên sự căm thù. Nam lao vào bên trong phụ giúp, trời ơi, trước mắt anh là máu và máu, một người con gái gục trên giá súng, Lụa ở phía bên kia tay vẫn còn ôm hộp đạn, một người nữa đang rên rỉ trong góc đằng sau, có lẽ sức bom đã dội họ ra đấy.

Nam chẳng còn sợ nữa, anh bế Lụa lên, người Lụa nhẹ bẫng, anh bế Lụa chạy theo người ta về trạm xá, tay áo anh thấm máu của Lụa, lồng ngực anh cũng thấm đỏ máu đồng bào.

Tối ấy, qua câu chuyện của hàng xóm bàn tán chiến sự lúc chiều, trong tổ súng phòng không 1 người hi sinh, 1 người thương nặng, còn Lụa, cô ấy là người tải đạn nên bị thương nhẹ hơn. trong lòng anh cảm thấy khó chịu và ngột ngạt.

Phải qua hôm sau anh mới có dũng khí theo người bà con lên trạm xá thăm Lụa, 1 bên cánh tay băng trắng, vây xung quanh rất nhiều người tới thăm. Ai nấy đều xót xa và càng căm thù quân Mỹ hơn. Lụa đã tỉnh sau khi ngất đi vì sang chấn của bom dội, trong mơ hồ hôm qua cô nhớ lại chỉ nghe ầm 1 cái rồi người cô chìm vào mơ hồ, vẫn nghe tiếng người bên cạnh rên rỉ nhưng mắt không mở ra nổi, rồi tiếng người nhiều hơn, rồi người ta bế cô vào đây, mãi gần sáng cô mới tỉnh lại, chỉ thấy nằm 1 mình với cánh tay băng trắng.

Giờ đã tỉnh táo hơn, một bên tai vẫn còn ù đặc, nhưng mắt Lụa đã có thể nhìn rõ rồi, trong nhóm người tới thăm có Nam, người trong xóm bảo cô rằng hôm qua Nam đã bế cô vào đây, trong lòng cô có thêm chút cảm kích với anh chàng này. Giờ Lụa mới để ý kỹ hơn chút, Nam hơi gầy, cao và đôi mắt sáng. Chắc chỉ chạc tuổi với cô thôi. đúng là con trai thành phố, da trắng hơn da của Lụa nữa, một chút buồn cười trong lòng khi Lụa so sánh thế.

Cũng từ ấy mà Lụa hay để ý đến anh chàng thành phố hơn, tên cũng chỉ nghe người ta gọi là Nam thôi còn chả biết thêm gì. Nhưng từ cái ghét mà Lụa đã chuyển thành để ý người ta rồi, có lẽ bên trong Lụa người con gái đang thúc giục cô.

Nằm ở trạm xá cả tuần, cô lại nhớ đến đồng đội và ụ súng, như 1 phần của quê hương, Lụa không biết đã gắn bó với nó từ khi nào, nằm không lại nhớ. Chiều ấy lụa xin y tá cho mình ra thăm ụ súng. Ngang qua nhà Nam thấy anh vẫn ngồi đọc sách ngoài hiên cô muốn vào bắt chuyện nhưng lại ngại, thế là cô không dám ghé nữa mà đi thẳng ra cánh đồng.

Mùa gặt đã hết, trơ ra những gốc rạ khô. ụ súng được tái thiết và thay thế bằng những cô gái khác. Mọi người thấy Lụa đều vui vẻ chào cô và mời cô vào trong. Trời chiều yên bình lắm, không có tiếng máy bay, không có tiếng bom tiếng súng thì thanh bình thật. Lụa lại nhớ những ngày còn bé cùng chúng bạn bắt muồng muỗng nướng ăn trên cánh đồng này.

Phải tối Lụa mới về, đi chậm trên con đường làng, con đường quá đỗi thân thuộc với cô, từng căn nhà ở đây, từng lũy tre ở đây cô đều biết, đều nhớ. Chỉ có 1 hình ảnh mới mà cô cũng sắp quen thuộc đấy là anh chàng thành phố tên Nam đọc sách ngoài hiên nhà. Chẳng hiểu thế nào mà tới gần cô lại đi chậm hơn, như muốn xem thử anh ta còn ngồi đấy hay không, trong cái ánh sáng leo lét của đèn dầu cô vẫn thấy khuôn mặt kia sáng bừng lên, thứ ánh sáng làm cô đứng mãi ở đây, thu hút cô đến lạ kì. Đường làng tối nên Nam chẳng nhận ra có người đang nhìn mình với ánh mắt ngưỡng mộ…

Vụ mùa năm ấy, người ta bắt đầu sớm để tăng gia sản xuất, góp thêm phần cung cấp lương thực cho bộ đội, cuối tháng 5 ngoài đồng bắt đầu cày. đám cày vui lắm, cũng bởi thiếu đàn ông con trai nên công việc nặng chị em phụ nữ đảm nhận. Nam cũng học cày, nhưng với cái sức trói gà không chặt của anh chỉ làm chị em cười như nắc nẻ với cái đường cày ngằn ngèo và nông toẹt. Lụa thấy thế mới lao tới chỉ bảo thêm cho anh, thành ra đám chị em lại cứ gán ghép từ cái vụ Nam đưa cô vào trạm xá đến cái vụ Lụa dạy Nam cày cấy trả ơn.

Ấy thế mà cứ gán ghép thì 2 người lại càng bĩu môi chê người kia thế này thế nọ không hợp, 2 người thành đề tài cho hội chị em bàn luận sôi nổi mỗi giờ giải lao. Mưa dầm thấm lâu, Nam với Lụa quen nhau lúc nào cũng chẳng biết, không một lời đề cập đến nhưng mặc nhiên cứ như quen nhau từ lâu lắm rồi, trở nên thân thuộc từ khi nào không còn e ngại như trước nữa, trong lòng Lụa cũng cảm mến cái anh chàng này vì nhiệt tình và có chút đẹp trai. Tình cảm 2 người nhen nhóm lên từ những đường cày đến khi lúa xanh một dải.....
 
Thu đông 1972…..

Tiết trời vào thu, nắng vàng và trải rộng, gầm trời cao vời vợi. những nòng súng vẫn hướng lên bảo vệ bầu trời bắc Việt. chủ yếu các trận không kích về phía Hà Nội, các máy bay địch từ hướng Việt Trì vào cắt bom rồi rút lui qua Lào hoặc từ phía nam Ba Vì vào cắt bom rồi bay ra biển, vì vậy các ụ súng phòng không ở đây bắn trả các máy bay đã cắt bom ở Hà Nội trốn ra cửa biển này. Các máy bay ấy hết bom và bay rất nhanh thành ra các tổ phòng không nhiều khi khó có thể bắn rơi một máy bay nào. Chủ yếu chống lại các máy bay trinh sát hoặc tại các cửa biển chống lại các máy bay thả thủy lôi.

Sau vụ trúng bom lần trước, một bên tay của Lụa không còn khỏe như trước nữa, việc nặng cô đều nhờ Nam giúp thành ra cơ hội 2 người bên nhau cũng nhiều hơn, nhưng cũng bởi ảnh hưởng từ vụ trúng bom mà cánh tay của Lụa mỗi buổi chiều sương lạnh lại nhói buốt da thịt. Nhiều lần Lụa cũng muốn nói với Nam điều ấy nhưng không để tình cảm bi lụy thành ra Lụa lại im lặng chịu đựng, mỗi buổi chiều sau giờ lao động từ hợp tác xã về cả 2 đều đi cạnh nhau trên con đường làng, đối với Nam thì đây có lẽ là mảnh đất quê hương thứ 2 của anh, chỉ mới vài tháng ở đây nhưng cảm giác thân quen luôn hiện hữu trong lòng.

Tháng 8 năm nay quân Mỹ không còn đánh rát Hà Nội nhiều như trước nữa mà chúng mở rộng đánh phá các tuyến giao thông phía bắc, phía nam và phía đông thủ đô. Các khu cầu phà đầu mối bị không kích nặng nề, các kho hàng ở Hải Phòng, Đông anh cũng là mục tiêu của chúng. Các Trận địa tên lửa của quân ta, nhà ga, đường ray xe lửa, sân bay bị phát hiện cũng là mục tiêu rải bom đánh phá. Tình hình căng thẳng leo thang tại các tỉnh ven thủ đô càng làm cho hệ thống phòng không bắc việt thêm căng thẳng.

Đầu tháng 8, Bộ đội tên lửa và pháo cao xạ về đây tổ chức các trận đánh quy mô lớn hơn trước, làng không còn bình yên nữa, nhiều nơi đã bị bom Mỹ tàn phá. Khung cảnh thanh bình không còn, nhiều mất mát đau thương đã xảy ra. Cũng chính điều ấy càng dấy lên tinh thần kháng chiến vệ quốc trong quần chúng nhân dân. Nhiều trai làng đã xin đi nghĩa vụ khi tuổi đời chỉ mới mười sáu hay mười bảy, nhiều thanh niên xung phong xin ra tiền tuyến hậu cần hay tham gia trực tiếp vào mặt trận. tinh thần kháng chiến dâng cao hơn lúc nào hết trước sự mất mát của đồng bào và trước sự tàn ác của Mỹ ngụy.

Mấy tối nay Nam không có nhiều tâm trí đọc sách nữa, trong đầu anh đang đấu tranh trước những suy nghĩ trái chiều, nửa muốn nửa không với cái ý định xin đi chiến đấu như những người con của mảnh đất này. Nhưng anh lại muốn bước tiếp con đường tri thức còn dang dở, vả lại mối tình đầu của anh với người con gái tên Lụa mới chớm nở, ai mà đành dứt áo ra đi khi tình yêu đầu đời còn thắm đượm. chính những suy nghĩ ấy làm anh khó chịu, lòng anh rối tơ vò, nhiều ngày suy nghĩ anh đã quyết định tham khảo ý của Lụa.

Hôm nay đúng đêm trung thu, anh với Lụa hẹn nhau ra bến nước cuối làng. Trăng rằm tháng 8 tròn và đẹp quá, anh ngồi đây đợi Lụa mà trong lòng không khỏi thổn thức trước cái đẹp của trăng. Cuộc đời anh gắn liền với những con phố sáng đèn, ít khi nào được ngắm trăng trọn vẹn thế này. Dưới kia bến nước trải dài, ở trên trăng sáng hài hòa nên thơ. Lòng anh như thể tơ vò, nhưng trước cảnh đẹp lại ngẩn ngơ ngắm nhìn. Ánh trăng sáng cả bầu trời, chiếu rọi vào cả hàng cây bên sông. Con sông Đáy ngàn đời trôi qua làng, người dân cũng gắn liền với dòng sông.

Lụa bước đến bên anh, nhẹ nhàng như nàng tiên trong ánh vàng trăng sáng. Trong lòng anh, đây là hình ảnh đẹp nhất, tuổi 17 rung động đầu đời, tình yêu chớm nở. Lụa cười duyên dáng nhẹ nhàng thanh thoát khác hẳn hình ảnh ban ngày mạnh mẽ xốc vác. 2 người ngồi cạnh nhau tình tự dưới ánh trăng, cứ ngồi như thế một lúc lâu, không ai mở lời trước. Nam mạnh dạn đưa chuyện
  • Mấy hôm nay người trong làng đi tuyển quân nghĩa vụ nhiều nhỉ.
  • Lụa cũng thấy thế, Lụa đang xin phép thầy u đi thanh niên xung phong, Lụa nghe người ta nói xung phong vào Trường Sơn.
Nam im lặng, trong lòng anh lại dậy lên sự ái ngại, chẳng lẽ mình không bằng con gái hay sao, một thoáng bối rối, anh quay qua nhìn vào mắt Lụa

  • Nam có nên xin đi nghĩa vụ không, mấy hôm nay Nam nghĩ nhiều lắm mà chưa quyết định được.
  • Nam còn đi học với lại chưa đủ tuổi nghĩa vụ, Lụa 18 rồi, Lụa xin đi được.
  • Thấy người trong làng chưa đủ tuổi cũng đi được đấy thôi.
  • Đấy là mấy người không còn đi học, muốn góp công sức bảo vệ đất nước thôi-Lụa lý giải cho Nam hiểu.
  • Ừ, nhưng Nam vẫn rối trí quá, chưa biết quyết định thế nào.
  • Hay ngày mai Nam lên xã hỏi người ta tư vấn cho, có thể ngừng học khi nào giải phóng thì về học tiếp, dù sao cũng sắp hết cấp 3 rồi.
Nam lại chìm vào miên man suy nghĩ, một chút áy náy lại một chút hối hận, áy náy vì Lụa còn có ý định đi xung phong còn mình thân trai chẳng lẽ kém nhưng hối hận vì con đường học hành còn dở dang chưa thành.

Tùy Nam thôi-Lụa tỉ tê tâm sự- việc học thì quan trọng tới tương lai của cả đời Nam nữa, Lụa không dám bàn đâu, nhưng nếu đất nước còn chiến tranh thế này, chưa giải phóng thống nhất thì học cũng khó, tương lai về đâu.

Từng lời Lụa nói ra chí lý lại tình cảm khiến Nam thông suốt hơn, trong lòng anh tự đã có quyết định rồi. cả 2 lại ngồi im lặng trước ánh trăng sóng nước. trời về đêm thật đẹp và thanh bình, 2 người cứ ngồi mãi thế, chẳng biết từ khi nào tay đã nắm tay, tâm hồn thổn thức chung một nhịp. Nam nhìn người con gái ngồi bên dịu dàng và đằm thắm, ánh mắt sáng long lanh như sao, đôi môi mọng đỏ như sóng nước dòng sông, khuôn mặt toát lên màu sáng lạ kì, Nam muốn khám phá đôi môi kia quá.

Một chút tò mò của tuổi 17, một chút yêu đương đôi lứa, Nam đã biết hôn là gì đâu, đã biết tình tứ là gì đâu, đây hẳn nhiên là sự ngại ngùng bẽn lẽn, nhưng Nam muốn chủ động, Nam muốn làm một người đàn ông. Đôi bàn tay gầy đỡ khuôn mặt của Lụa, cảm nhận cái mềm mịn khi tiếp xúc da thịt của người khác giới đầu tiên, bàn tay Nam nóng ran, tim đập không còn theo kiểm soát của chính Nam nữa. rồi đánh liều, Nam hôn lên đôi môi kia, mềm mịn đến say người. chỉ vài giây chạm môi rồi thôi nhưng cũng đủ làm 2 người thổn thức.
  • Nam xin lỗi, Nam không kìm được lòng mình
  • Sao Nam lại xin lỗi, Nam không thích Lụa à?
  • Không, vì Nam không biết hôn, Nam sợ Lụa không thích
  • Vậy có muốn thử lại không?
Bất ngờ trước câu hỏi của Lụa, Nam cười ngại ngùng, từ “muốn” bộc phát từ đầu môi như nó đã được Nam chuẩn bị từ 17 năm nay rồi…..
 
Thu đông 1972…..

Tiết trời vào thu, nắng vàng và trải rộng, gầm trời cao vời vợi. những nòng súng vẫn hướng lên bảo vệ bầu trời bắc Việt. chủ yếu các trận không kích về phía Hà Nội, các máy bay địch từ hướng Việt Trì vào cắt bom rồi rút lui qua Lào hoặc từ phía nam Ba Vì vào cắt bom rồi bay ra biển, vì vậy các ụ súng phòng không ở đây bắn trả các máy bay đã cắt bom ở Hà Nội trốn ra cửa biển này. Các máy bay ấy hết bom và bay rất nhanh thành ra các tổ phòng không nhiều khi khó có thể bắn rơi một máy bay nào. Chủ yếu chống lại các máy bay trinh sát hoặc tại các cửa biển chống lại các máy bay thả thủy lôi.

Sau vụ trúng bom lần trước, một bên tay của Lụa không còn khỏe như trước nữa, việc nặng cô đều nhờ Nam giúp thành ra cơ hội 2 người bên nhau cũng nhiều hơn, nhưng cũng bởi ảnh hưởng từ vụ trúng bom mà cánh tay của Lụa mỗi buổi chiều sương lạnh lại nhói buốt da thịt. Nhiều lần Lụa cũng muốn nói với Nam điều ấy nhưng không để tình cảm bi lụy thành ra Lụa lại im lặng chịu đựng, mỗi buổi chiều sau giờ lao động từ hợp tác xã về cả 2 đều đi cạnh nhau trên con đường làng, đối với Nam thì đây có lẽ là mảnh đất quê hương thứ 2 của anh, chỉ mới vài tháng ở đây nhưng cảm giác thân quen luôn hiện hữu trong lòng.

Tháng 8 năm nay quân Mỹ không còn đánh rát Hà Nội nhiều như trước nữa mà chúng mở rộng đánh phá các tuyến giao thông phía bắc, phía nam và phía đông thủ đô. Các khu cầu phà đầu mối bị không kích nặng nề, các kho hàng ở Hải Phòng, Đông anh cũng là mục tiêu của chúng. Các Trận địa tên lửa của quân ta, nhà ga, đường ray xe lửa, sân bay bị phát hiện cũng là mục tiêu rải bom đánh phá. Tình hình căng thẳng leo thang tại các tỉnh ven thủ đô càng làm cho hệ thống phòng không bắc việt thêm căng thẳng.

Đầu tháng 8, Bộ đội tên lửa và pháo cao xạ về đây tổ chức các trận đánh quy mô lớn hơn trước, làng không còn bình yên nữa, nhiều nơi đã bị bom Mỹ tàn phá. Khung cảnh thanh bình không còn, nhiều mất mát đau thương đã xảy ra. Cũng chính điều ấy càng dấy lên tinh thần kháng chiến vệ quốc trong quần chúng nhân dân. Nhiều trai làng đã xin đi nghĩa vụ khi tuổi đời chỉ mới mười sáu hay mười bảy, nhiều thanh niên xung phong xin ra tiền tuyến hậu cần hay tham gia trực tiếp vào mặt trận. tinh thần kháng chiến dâng cao hơn lúc nào hết trước sự mất mát của đồng bào và trước sự tàn ác của Mỹ ngụy.

Mấy tối nay Nam không có nhiều tâm trí đọc sách nữa, trong đầu anh đang đấu tranh trước những suy nghĩ trái chiều, nửa muốn nửa không với cái ý định xin đi chiến đấu như những người con của mảnh đất này. Nhưng anh lại muốn bước tiếp con đường tri thức còn dang dở, vả lại mối tình đầu của anh với người con gái tên Lụa mới chớm nở, ai mà đành dứt áo ra đi khi tình yêu đầu đời còn thắm đượm. chính những suy nghĩ ấy làm anh khó chịu, lòng anh rối tơ vò, nhiều ngày suy nghĩ anh đã quyết định tham khảo ý của Lụa.

Hôm nay đúng đêm trung thu, anh với Lụa hẹn nhau ra bến nước cuối làng. Trăng rằm tháng 8 tròn và đẹp quá, anh ngồi đây đợi Lụa mà trong lòng không khỏi thổn thức trước cái đẹp của trăng. Cuộc đời anh gắn liền với những con phố sáng đèn, ít khi nào được ngắm trăng trọn vẹn thế này. Dưới kia bến nước trải dài, ở trên trăng sáng hài hòa nên thơ. Lòng anh như thể tơ vò, nhưng trước cảnh đẹp lại ngẩn ngơ ngắm nhìn. Ánh trăng sáng cả bầu trời, chiếu rọi vào cả hàng cây bên sông. Con sông Đáy ngàn đời trôi qua làng, người dân cũng gắn liền với dòng sông.

Lụa bước đến bên anh, nhẹ nhàng như nàng tiên trong ánh vàng trăng sáng. Trong lòng anh, đây là hình ảnh đẹp nhất, tuổi 17 rung động đầu đời, tình yêu chớm nở. Lụa cười duyên dáng nhẹ nhàng thanh thoát khác hẳn hình ảnh ban ngày mạnh mẽ xốc vác. 2 người ngồi cạnh nhau tình tự dưới ánh trăng, cứ ngồi như thế một lúc lâu, không ai mở lời trước. Nam mạnh dạn đưa chuyện
  • Mấy hôm nay người trong làng đi tuyển quân nghĩa vụ nhiều nhỉ.
  • Lụa cũng thấy thế, Lụa đang xin phép thầy u đi thanh niên xung phong, Lụa nghe người ta nói xung phong vào Trường Sơn.
Nam im lặng, trong lòng anh lại dậy lên sự ái ngại, chẳng lẽ mình không bằng con gái hay sao, một thoáng bối rối, anh quay qua nhìn vào mắt Lụa

  • Nam có nên xin đi nghĩa vụ không, mấy hôm nay Nam nghĩ nhiều lắm mà chưa quyết định được.
  • Nam còn đi học với lại chưa đủ tuổi nghĩa vụ, Lụa 18 rồi, Lụa xin đi được.
  • Thấy người trong làng chưa đủ tuổi cũng đi được đấy thôi.
  • Đấy là mấy người không còn đi học, muốn góp công sức bảo vệ đất nước thôi-Lụa lý giải cho Nam hiểu.
  • Ừ, nhưng Nam vẫn rối trí quá, chưa biết quyết định thế nào.
  • Hay ngày mai Nam lên xã hỏi người ta tư vấn cho, có thể ngừng học khi nào giải phóng thì về học tiếp, dù sao cũng sắp hết cấp 3 rồi.
Nam lại chìm vào miên man suy nghĩ, một chút áy náy lại một chút hối hận, áy náy vì Lụa còn có ý định đi xung phong còn mình thân trai chẳng lẽ kém nhưng hối hận vì con đường học hành còn dở dang chưa thành.

Tùy Nam thôi-Lụa tỉ tê tâm sự- việc học thì quan trọng tới tương lai của cả đời Nam nữa, Lụa không dám bàn đâu, nhưng nếu đất nước còn chiến tranh thế này, chưa giải phóng thống nhất thì học cũng khó, tương lai về đâu.

Từng lời Lụa nói ra chí lý lại tình cảm khiến Nam thông suốt hơn, trong lòng anh tự đã có quyết định rồi. cả 2 lại ngồi im lặng trước ánh trăng sóng nước. trời về đêm thật đẹp và thanh bình, 2 người cứ ngồi mãi thế, chẳng biết từ khi nào tay đã nắm tay, tâm hồn thổn thức chung một nhịp. Nam nhìn người con gái ngồi bên dịu dàng và đằm thắm, ánh mắt sáng long lanh như sao, đôi môi mọng đỏ như sóng nước dòng sông, khuôn mặt toát lên màu sáng lạ kì, Nam muốn khám phá đôi môi kia quá.

Một chút tò mò của tuổi 17, một chút yêu đương đôi lứa, Nam đã biết hôn là gì đâu, đã biết tình tứ là gì đâu, đây hẳn nhiên là sự ngại ngùng bẽn lẽn, nhưng Nam muốn chủ động, Nam muốn làm một người đàn ông. Đôi bàn tay gầy đỡ khuôn mặt của Lụa, cảm nhận cái mềm mịn khi tiếp xúc da thịt của người khác giới đầu tiên, bàn tay Nam nóng ran, tim đập không còn theo kiểm soát của chính Nam nữa. rồi đánh liều, Nam hôn lên đôi môi kia, mềm mịn đến say người. chỉ vài giây chạm môi rồi thôi nhưng cũng đủ làm 2 người thổn thức.
  • Nam xin lỗi, Nam không kìm được lòng mình
  • Sao Nam lại xin lỗi, Nam không thích Lụa à?
  • Không, vì Nam không biết hôn, Nam sợ Lụa không thích
  • Vậy có muốn thử lại không?
Bất ngờ trước câu hỏi của Lụa, Nam cười ngại ngùng, từ “muốn” bộc phát từ đầu môi như nó đã được Nam chuẩn bị từ 17 năm nay rồi…..
Ông post dài lên tí đc ko. Câu giờ quá.
 
Đông 1972…..

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng-Ngày tháng mười chưa cười đã tối”- Mùa đông năm nay đến sớm với bắc Việt. từ sáng tới trưa mây xám phủ kín bầu trời, trong làng vẫn nghe tiếng ngoài cửa biển sóng đánh vào cồn.

Cái lạnh làm con người ta trở lên chậm chạp và lười biếng. 5h sáng trời hãy còn tối om om, Nam còn trên bộ ván tre ngáp ngắn ngáp dài mà đã nghe ngoài cổng người ta gọi nhau đi làm. Người nông thôn cũng có lối sống khác biệt, họ dậy sớm và chăm chỉ. Anh cũng thủng thỉnh bước xuống, rời xa cám giỗ của cái chăn bông, vệ sinh cá nhân xong Nam tập thể dục. Đợt này sắp tuyển quân nên anh sẽ tập thể dục để đủ cân nặng tham gia. Sáng nào anh cũng dậy sớm thể dục thể thao, người có chút thoải mái và cơ bắp cũng lên thêm được 1 chút không còn gầy như trước nữa, vả lại ở đây tinh thần anh thoải mái nên cơ thể cũng có phần phổng phao hơn. hẳn rồi, năm nay anh mới 17 vài hôm nữa bước qua 18, cái tuổi phát triển và đẹp nhất.

Đầu tháng 10, Hà Nội bị oanh kích dữ dội, các trận địa tên lửa phòng không của Bắc Việt ở Chèm, ở Yên Nghĩa bị đánh phá rất nhiều. các sân bay quanh Hà Nội cũng không nằm ngoài tầm ngắm bị rải bom. Hệ thống phòng không Bắc Việt dày đặc như một lưới lửa, Ngay ở Hải Dương đã bắn rơi 4 máy bay địch hay như ở Vĩnh Phúc chỉ với súng phòng không tầm thấp cũng đã hạ được 1 máy bay, điều ấy càng làm cho tinh thần chiến đấu thêm sôi sục và khí thế kháng chiến hừng hực. chiến đấu và gia tăng sản xuất đi đôi với nhau, các hợp tác xã thi đua năng suất. không khí lao động vui tươi trên khắp mảnh đất bắc Việt.

Nam cũng là người con của mảnh đất này, anh cũng sôi sục tinh thần kháng chiến, anh cũng muốn được tham gia vào bộ đội. Những chiều đọc sách bên hiên không còn thu hút được tâm tư của anh nữa. những con chữ không còn nằm trên trang sách mà theo tưởng tượng của anh bay xa về nơi chiến trường. những tác phẩm văn học Nga tiếp thêm cho anh tinh thần vệ quốc. những anh hùng, những trận chiến, những lý tưởng hình thành trong con người anh qua các tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy, Chiến tranh và hòa bình,…v..v..” và cả những tác phẩm về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình như “Anna Karenina” làm dậy lên trong anh tình yêu với Lụa, mối tình đầu của anh.

Cuối tháng mười, khi mà lúa bắt đầu thành hạt thơm mượt ngoài đồng, Nam lên đường tòng quân. Tối hôm trước bà con tới tiễn anh, thầy u ngồi một bên buồn lắm. Nam là con út trong gia đình, trên Nam có 1 anh cả, chị Nam đã lấy chồng xa, Nam ở với thầy u từ tấm bé, chưa khi nào đi xa. Lần này Nam đi, thầy u lo lắng không thôi. cũng nhờ sự động viên của bà con họ hàng xóm giềng mà họ vơi bớt cái nỗi chia ly. Tối ấy Lụa không đến tiễn anh, Nam ngồi chờ mãi tới người cuối cùng ra về vẫn không thấy bóng dáng người yêu. Đêm ấy thầy u của Nam mất ngủ, và cả Nam cũng thế.

Ngày nhập ngũ, Nam vừa tròn 18 được mấy hôm. Trai tráng tập trung rất đông, lẫn vào người thân, màu áo xanh bộ đội hòa chung màu áo đồng bào. Ai cũng bịn rịn nhưng tinh thần phấn trấn hơn lúc nào hết, thề quyết tử cho tổ quốc. Sáng sớm hôm ấy, Lụa đứng bên cổng đợi Nam.

Anh có chút hờn dỗi Lụa, nhưng khi nhìn thấy người yêu, cái hờn dỗi đấy tan đi lúc nào chẳng hay. 2 người đi suốt quãng đường nhưng chẳng nói câu gì, đôi mắt Lụa buồn man mác, tình đầu của cô sắp lên đường vào chốn hiểm nguy bom đạn. mỗi người 1 suy nghĩ nhưng tay đã nắm từ khi nào. Tâm hồn cũng chung một nhịp. trên sân huyện ủy giữa hàng trăm ngàn người, dưới ngọn phi lao cao vút, Lụa đứng đối diện với anh, mắt long lanh như sao, nhìn người yêu âu yếm. đôi mắt ấy đã theo Nam vào từng trận đánh ác liệt sau này. Nam cúi xuống hôn cô 1 cách từ tốn và nhẹ nhàng, cái hôn thứ bao nhiêu Nam chẳng nhớ nhưng cảm xúc thì hệt như lần đầu, hồi hộp và rất nồng cháy….

1632720932858.png

Người ta phát cho Nam 1 ba lô con cóc, một mũ cối xanh, từ đây anh đã trở thành người lính cụ Hồ, góp phần kháng chiến giải phóng đất nước, lòng anh tràn ngập tự hào, phút giây ấy anh quay lại nhìn mẹ, nhìn người yêu, cảm xúc trong lòng lẫn lộn khi 2 người phụ nữ anh yêu thương rơm rớm nước mắt chia ly. Mắt anh cũng cay xè, anh cố nén lại cảm xúc quay đi. Bước lên xe rồi Lụa vẫn bịn rịn cố với lên dặn dò
  • Nam đi nhé, nhớ viết thư về cho Lụa nhé….-giọng nghẹn lại vì nước mắt tuôn rơi.
  • Nam sẽ viết thư về, nhớ chăm sóc bản thân nhé – giọng anh cũng nghẹn lại theo.
Cuộc chia ly như thế, đơn giản thế thôi nhưng tình cảm chan chứa. chuyến xe đưa bộ đội rời đi giữa hàng người thân đưa tiễn. tiếng hò tiếng hát vang xa rồi khuất dạng chỉ còn lại bụi đường phía sau….
 
Top