Tâm sự của một thằng 12 năm học trường "quốc tế". Các tml đang định cho f1 học vào đây tham khảo.

obz1221

Bò lái xe
Venezuela
Link phần 2: Tâm sự của một thằng 12 năm học trường "quốc tế". Các tml đang định cho f1 học vào đây tham khảo. (Gái trường quốc tế và chuyện địt bọp)
(các phần khác: #2, #125, #327, #328, #329, #330)

Tao ít tuổi hơn nhiều thằng trên xàm, nhưng xin phép được xưng hô mày tao với các tml cho thoải mái trên forum sex này. Hữu duyên được gặp bên ngoài sẽ anh em chú cháu sau.

Đôi lời về bản thân, tao rất may mắn được sinh trưởng trong gia đình có điều kiện, được hưởng giáo dục tốt, tiếng Anh với Tây lông từ mẫu giáo, từng sống ở vài xứ giãy chết (du học sinh trao đổi) và đã dành hết đời học sinh ở một ngôi trường "quốc tế" ở HN. Thấy xung quanh thiên hạ đang bàn tán tranh luận về chọn trường cho con, thường chia làm hai bên là "chuộng Ta" - tức thích công lập trường chuyên lớp chọn và bên kia là "chuộng Tây" - tức thích tư thục mang yếu tố nước ngoài. Tao mạo muội mang một góc nhìn thiên lệch của người trong cuộc ở bên "chuộng Tây" để chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình, để các tml đang phân vân chọn trường cho con có một góc nhìn tổng quan hơn.

1. "Quốc tế" nào?
Tao cố tình để "quốc tể" trong ngoặc vì có quá nhiều người chưa hiểu rõ về các loại hình trường tư thục ở VN. Nắm bắt được tâm lý sính ngoại của dân Việt, các con buôn giáo dục mở trường quốc tế mọc lên như nấm sau mưa, nhiều nơi xây dựng cơ sở vật chất hoành tráng, lấy tên Tây, đính thêm chữ "quốc tế" để thu hút phụ huynh nhưng thực chất chất lượng và chương trình giảng dạy chưa được kiểm định, dẫn đến tình trạng "vàng thau lẫn lộn". Vậy tao tạm chia tư thục ở VN thành 3 loại sau:

a. Trường tư thục bình thường
Tức các trường có vốn tư nhân. Học phí có thể nhỉnh hơn công lập một chút, nên cơ sở vật chất có thể tốt hơn, giáo viên dễ chịu ít đì học sinh hơn, tiếng Anh tập trung nhiều hơn một chút. Nhưng ngoài ra chưa có điểm gì quá đặc biệt, các cháu học xong vẫn sẽ chủ yếu thi ĐH Việt Nam. T ko nói đến trường tư luyện thi nòi như Lương Thế Vinh nhé.

b. Trường "quốc tế" ngoặc kép (trường Song Ngữ)
Đây là loại trường mà tao đã từng học và cũng là loại trường mà tao khuyên ae xammer nên cho f1 vào học nhất. Vì giá tiền khá vừa phải mà nó lại có một điểm nổi trội so với công lâp: CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY (CURRICULUM). Phổ biến nhất là chương trình của Đại học Cambridge và chương trình Tú tài Quốc Tế IB (international baccalaureate). Việc theo những chương trình giảng dạy được công nhận rộng rãi kể trên sẽ mở ra rất nhiều hướng đi tương lai cho các cháu về sau, đặc biệt thuận tiện hơn cho việc du học hay định cư xứ tư bản giãy chết rất nhiều.
Một số ví dụ: Wellspring, Vinschool (hệ Cam), Nguyễn Siêu (hệ Cam), TH school, Alfred Nobel, Newton.
Tuy nhiên các trường này chưa đủ chuẩn để được công nhận là quốc tế xịn 100% (như cơ sở vật chất, tỉ lệ học sinh bản địa, vẫn học cả 2 chương trình VN và quốc tế) nên nói đúng hơn đây là các trường Song Ngữ. Tao đặt title là quốc tế chẳng qua là để kéo view và bú fame thôi, đặc biệt mọi người hay bị hiểu nhầm do các trường hay tự thêm chữ quốc tế vào tên trường.
Ngoài ra nhiều trường công lập cũng đã bắt đầu dạy chương trình song ngữ Cambridge, ở HN tao biết có Chu Văn An, Ams, Cầu Giấy cấp 2.

c. Trường quốc tế sang xịn mịn
Học phí chát, vốn đầu tư nước ngoài 100%. Học sinh đa quốc tịch, chỉ học chương trình nước ngoài (cũng có Cambridge và IB), không học Mác Lê, giáo dục con dâu. Được bộ giáo dục công nhận chứ không phải quốc tế tự phong: https://vtv.vn/giao-duc/truong-gate...oc-cong-nhan-tai-ha-noi-20190819205043343.htm

Một số ví dụ: BIS-quốc tế Anh Quốc (đừng nhẫm lẫn với BUV), SIS-quốc tế Sing, UNIS-quốc tế Liên Hợp Quốc.
Nhiều trường trong số này không phải cứ có tiền là vào được, tiêu biểu như UNIS. Phải có mối quan hệ: ba mẹ làm cho các tổ chức quốc tế, là tuỳ viên ngoại giao, có anh chị em ruột từng học tại trường, vân vân

Tao sẽ tập trung bàn về loại thứ hai, tức trường "quốc tế" ngoặc kép, vì bản thân có trải nghiệm và hiểu biết sâu nhất.

2. Tại sao lại là Cambrdige hoặc IB (international baccalaureate) ?


Nói đến chứng chỉ tiếng Anh được công nhận rộng rãi, ai cũng sẽ nghĩ ngay tới TOEIC hoặc IELTS. Với chương trình giảng dạy quốc tế cũng vậy, phổ biến và được công nhận trên toàn cầu phải kể đến Cambridge và IB.

IB: Chương trình tú tài quốc tế. Chủ yếu các cháu học xong sẽ nhắm đi du học hoặc định cư Mẽo, thậm chí có thể vào được trường ĐH Ivy League. Học ĐH có thể được bớt tiến chỉ , giúp giảm thời gian và chi phí ĐH. Đi Anh, Úc, Canada cũng rất OK nhưng mà không bằng Cambridge.

Cambridge: Chương trình giáo dục soạn thảo, chấm điểm và cấp chứng chỉ bởi Đại học Cambridge của Anh lợn. Học xong các cháu sẽ tiện đi du học Anh hoặc các nước thuộc địa cũ thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) như Úc, New Zealand, Canada. Một số ít trường ở Mỹ công nhận. Việt Nam các trường ĐH cũng bắt đầu công nhận rồi, ví dụ như Bách Khoa, RMIT, FPT, Sư phạm kĩ thuật HCM, nhưng chủ yếu sẽ vào khoa quốc tế của các ĐH công.
Những trường đại học xét tuyển bằng A level


3. Ai chứng nhận cho phép dạy Cambridge hoặc IB? Kiểm tra như thế nào?
Như tao đã nói, hiện có quá nhiều trường PR phông bạt chương trình quốc tế, thật giả lẫn lộn. Nên để biết chính xác về độ uy tín của trường, các tml phải lên trang web chính thức của IB và Cambridge, rồi search ra khu vực (Ví dụ như Hanoi or HCM City)

Trang của Cambridge:
https://www.cambridgeinternational.org/why-choose-us/find-a-cambridge-school/?Location=Viet Nam&City=Hanoi (Hà Nội có 30 trường)
https://www.cambridgeinternational.org/why-choose-us/find-a-cambridge-school/?Location=Viet Nam&City=Ho Chi Minh City (Sài Gòn có 22 trường).

Trang của IB: https://www.ibo.org/programmes/find...oardingFacilities=&SearchFields.SchoolGender= (Hà Nội có 4 trường, Sài Gòn có 7 trường).

=> Chỉ các trường được công nhận trên website chính thức mới đủ tiêu chuẩn và uy tín để giảng dạy, khảo thí và cấp bằng.

Tao sẽ tập trung nói kĩ hơn về chương trình giáo dục Cambridge, vì đây là chương trình mà tao đã từng học.

4. Học Cambridge thì học những gì?

Học những môn giống như Việt Nam. Nhưng hoàn toàn bằng tiếng Anh, giáo viên nước ngoài có bằng cấp Cam (Tây trắng có, Tây đen Ả Rập Tây Vàng cũng có). Giáo trình được thiết kế thay đổi liên tục vài năm một lần bởi các bô lão ĐH Cambridge.

Cách thức học khá khác. Vẫn có một số tiết học cũng ôn luyện như gà hoặc thầy giảng trò chép, nhưng cũng có rất nhiều phần thảo luận nhóm, thuyết trình trên lớp (yêu cầu bắt buộc phải làm việc nhóm, thuyết trình và làm dự án, không trốn được). Có nhiều tiết outing (trải nghiệm ngoại khoá kết hợp việc học, cuối buổi phải có một phần reflection - tự tổng hợp đánh giá, rồi nộp laị chấm điểm), tiếc là đợt Covid vừa rồi mất nhiều outing quá.

Cách thức chấm điểm, kiểm tra và thi cử cũng rất khác. Ngoài một số môn đặc thù như Maths làm bài thi trên giấy (ko có trắc nghiệm) thì các môn khác đa phần đều có component (tổ hợp). Tức là bài thi giấy chỉ chiếm 20-30%, còn lại là dự án cá nhân, dự án thuyết trình nhóm, bài luận văn (essay), chấm điểm làm thí nghiệm (experiments) với các môn Khoa học. Nên rất quan trọng kĩ năng làm việc nhóm, chọn bạn mà phang, kĩ năng đàm phán, deal với teamate sida, kĩ năng chém gió thuyết trình, tư duy viết lách phản biện. Đứa nào hay làm nhóm trưởng sẽ luyện được bản lĩnh và tư duy lãnh đạo rất tốt, khả năng chịu rủi ro áp lực giỏi.
À đặc biệt đéo đạo văn hay copy được đâu nhé. Trước trường tao có vài thằng khoá trên làm thế ăn lol huỷ bài luôn. Bài luận luôn được kiểm tra chống đạo văn (anti Plagiarism) rất gắt, nên đéo phải của mình thì phải trích nguồn (cite) đầy đủ rõ ràng. Bọn Tây nó rất coi trọng sở hữu trí tuệ và tri thức.
Riêng bài thi chuyển cấp thì sẽ gửi sang bên Anh để Cambridge chấm điểm, nên gần như không có chuyện quân đen quân đỏ, nếu có tiền cùng lắm chỉ có thể đăng kí phúc khảo hoặc thi lại (một năm có 2-3 kì thì thôi, mà giá một lần thi lại có khi cũng 4-5 củ một môn)
5. Tiến trình học Cambridge?
Nó cũng chia ra thành các cột mốc và cấp học giống VN, chỉ khác đôi chút về mốc thời gian.
Cambridge Primary & Lower Secondary: Tiểu học. Các kiến thức cơ bản về Math and Sciences. ESL (English as a Second Language)

Checkpoint: Vẫn chủ yếu Math, Science và ESL. Science giờ tách ra thành Biology, Physic và Chemistry. Math tách ra Geometry (hình học) và Algebra (Đại số). Học xong tầm lớp hết lớp 8.

IGCSE: Đến lúc phải chọn môn học. Có hai hệ chính là Tự nhiên (Bio, Phy, Chem, Computer Science, Accounting) và Xã hội (Enterprise, Commerce, Global Perpsective, Travel and Tourism,). Tuy nhiên một số trường vẫn cho mix môn học. Riêng Math và ESL là bắt buộc.
Học xong tầm hết lớp 10. Nói chung thì mỗi trường tuỳ vào quy mô và sức dạy sẽ có những options chọn môn khác nhau, các môn tao kể là phổ biến nhất.

AS Level: Không học tiếng Anh giao tiếp (ESL) nữa, coi như đến tầm này các cháu đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Anh. Giờ sẽ chỉ tập trung vào chuyên ngành.
Lần này mix môn thoải mái. Thường sẽ chọn 1,2 môn tự nhiên mix với 1 môn xã hội, Maths vẫn gần như bắt buộc (đến lúc này có thêm môn Economics học khá hay mà vĩ mô quá sợ sau này thành tiến sĩ mõm). Độ khó lúc này lên rất cao, nghiên cứu chuyên sâu, yêu cầu phải tự học là nhiều. Các môn học mang tính học thuật cao.
Lớp 11

A Level: Năm cuối, tập trung làm các bài luận, dự án và ôn luyện nước rút chuẩn bị thi lấy bằng tốt nghiệp, apply hồ sơ học bổng etc...
Lớp 12. Tương đương dự bị đại học bên UK.

6. So sánh ưu và nhược điểm (cực kì tóm lược, phân tích chi tiết phải để những bài sau)
Ưu điểm

a. Phát triển tư duy phản biện. Các cháu luôn đặt câu hỏi ngược lại, đọc và tìm nhiều nguồn khác nhau (không làm thế bài thi ko được điểm cao) . Khó bị nhồi sọ dắt mũi tuyên láo.

b. Học chủ động hơn. Nhiều khi đến lớp thầy cô chỉ định hướng support, còn mình phải tự chọn hướng đi, topic và cách triển khai ý tưởng của mình để làm thuyết trình và làm dự án. Nên yêu cầu tự học, tự tìm tòi cao, thằng nào quen thói ỷ lại chờ được mớm sẵn thì bú lol.

c. Phong cách, thần thái các cháu "Tây hơn". Tiếng Anh nói lưu loát như gió, giọng accent Anh Mỹ nhiều. Nhiều cháu sử dụng tiếng Anh cả vào cuộc sống hằng ngày để biểu đạt ý tưởng cho thuận tiện, thậm chí rên bằng tiếng Anh luôn.

d. Và quan trọng nhất là phù hợp với định hướng tương lai: du học, định cư hoặc làm việc trong môi trường quốc tế. Được bọn Anh rèn cho phong cách làm việc chuyên nghiệp, có báo cáo định lượng cụ thể rõ ràng, quen chạy deadline áp lực từ bé. Tầm nhìn các cháu cũng xa hơn, nếu được đi nước ngoài là tốt nhất, còn nếu vẫn muốn ở xứ thiên đường thì các cháu hay chọn RMIT hoặc BUV, Fullbright, VinUni.

Nhược điểm:
a. Tốn xèng của bố mẹ. Học phí gấp nhiều lần công lập. Không cố được đừng có theo kẻo thành quá cố. Tao có quen một vài đứa bạn, nhà đang ngon học Cam mà kinh tế khó khăn phát bị đứt gánh giữa đường, phải chuyển về chương trình VN hoặc công lập thì cảm giác ngã đau vl lắm. Khó thích nghi, cảm thấy hụt hẵng mà quan trọng là cay dái, tiếc bao nỗ lực và thời gian để học Cam trước kia giờ đổ xuống sông xuống biển.

b. Học hai chương trình một lúc các cháu nào yếu không theo được, dễ bật bãi. Trường tao nhiều trường hợp rồi, nhà bố mẹ cháu có lực mà cháu lại không chịu nổi.

c. Không hợp lí với lộ trình thi ĐH Việt Nam. Nếu xác định thi ĐH Việt Nam nên dứt khoát ngay từ đầu kẻo khổ các cháu lẫn khổ cả ví tiền của bố mẹ.

d. Không hợp làm việc trong cơ quan nhà nước. Ông nào định cho con theo nghiệp chính trị hoặc thăng tiến trong bộ máy thì ko nên học Cam, thiếu kĩ năng cần thiết cho môi trường này.

7. Yêu cầu đầu vào? Có nhất thiết phải học Cam ngay từ đầu (Primary) không?
Nếu các tml định cho f1 vào học Cam từ lớp 1 thì yêu cầu tiếng Anh là quan trọng nhất. Nên cho bé đi học Apollo, Ila từ sớm. Như tao đây, tao thấy hồi xưa mới vào tao không gặp khó khăn gì, cũng như bây giờ tao tự tin xao lol bằng tiếng Anh cũng chỉ từ một lí do quan trọng nhất: Tao may mắn được nhồi đi học Apollo, Language Link liên tục từ rất sớm, chưa biết chùi đít đã nói tiếng Anh như khướu rồi. Học từ sớm, có bài bản, mưa dầm thấm lâu là cách hiệu quả nhất để có accent Anh Mỹ nghe "sang sang" mà không bị dính accent "Vinglish" - tuy về ngữ pháp phát âm vẫn rất chuẩn nhưng accent, nhấn nhá nghe có phần "phèn".

Tất nhiên nếu được học bài bản từ đầu, thì sẽ tốt nhất, cháu nhà sẽ có kiến thức vững, đủ thời gian thích nghi, không phải học đuổi. Nhưng kể cả nhà các mày chưa đủ lực, hay bây giờ cháu nhà cũng hơi lớn mà muốn chuyển hướng sang Cam thì cũng không sao hết. Bỏ qua tiểu học, đến năm lớp 6 vào học Checkpoint vẫn OK. (Với điều kiện cháu nhà tiếng Anh phải khá, nên cho đi học thêm ngoài, có sơ sơ kiến thức Maths và Science tự học trên mạng được). Đây là thời điểm tối ưu nhất để vào nếu muốn tiết kiệm chút xèng cho bố mẹ mà không lo sợ con bị hổng hay học đuổi quá nhiều. Còn nếu để học xong Checkpoint, rồi vào học IGCSE thì vẫn được, nhưng với điều kiện là cháu nhà phải chăm và quyết tâm, đặc biệt kiến thức các môn Science các bạn đã đi trước khá nhiều. Còn nếu sau IGCSE mới vào học AS-A Level thì e rằng hơi căng nếu cháu chọn môn liên quan đến Science, môn Xã hội thì vẫn khá OK do kiến thức nó ít liên thông, nhưng mà vẫn phải học đuổi môn Maths. Còn sau AS-Level mới vào để học A-Level lấy cái bằng xong chuồn thì gần như đéo trường nào dám nhận vì không đảm bảo được đầu ra, mà cháu nó cũng phải thuộc dạng thiên tài IQ 200 cu dài 20cm học ngày 12 tiếng mẹ nó rồi. Bố mẹ nó khôn thế quê tôi xích đầy.

8. Học phí
Tuỳ trường. Dao động khá lớn 12-13 tr cũng có mà có khi gần 50 củ cũng có.
Một số ví dụ về học phí mà tao và bạn tao đã từng học (chỉ tính riêng học phí, chưa có các chi phí khác như xe đưa đón, ăn uống, đồng phục, sách vở, thi cử, phụ thu cơ sở vật chất, quỹ lớp, tham quan ngoại khoá, trao đổi học sinh). Các mày cứ cộng thêm 3-5tr một tháng nữa.
Đây là cấp 3 nhé, còn lại lâu quá tao không nhớ mà cũng ngại hỏi. Có thể bây giờ một số trường thay đổi tao không update kịp, tml nào biết gì vào comment nhé. Tao chia cho một năm học 10 tháng.
Vin: 12tr. 18tr cho Vinschool Harmony.
Alfred Nobel: 15tr
TH School: 45tr
Nguyễn Siêu: 16tr
Newton: 11tr5
Việt Úc VAS: 50tr
 
Sửa lần cuối:
9. Hướng đi tương lai, cơ hội du học, định cư, nghề nghiệp
Ngồi cào phím mệt quá hẹn các mày thớt khác, giờ đi gym đã không sau này lại yếu sinh lý.

Note: Tao không làm kinh doanh giáo dục hay nhân viên tuyển sinh seeder cho trường nào nhé (tao sinh năm 2xxx), nên không mồi chài gì, ai có thắc mắc cứ hỏi lên đây không cần mật thư, nếu biết tao sẽ tận tình giải đáp. Cuối tuần vừa học code xong lên chém gió xạo lol với ae tí.

Nếu thấy topic này hay, các tml hãy đặt câu hỏi và vodka nhiệt tình, nếu có hứng tao sẽ up thêm các phần sau, chủ đề có thể liên quan đến cuộc sống học hành ăn chơi tại trường "quốc tế" (QT), học sinh có hư không? những lời đồn đại về bọn con nhà giàu liệu có đúng? tính cách học sinh trường QT? cuộc sống địt bọp yêu đương? Gái trường này? Phân tích sâu hơn được và mất khi học trường QT, định hướng tương lai? Cách vào được trường QT? Học thêm ở trường QT? . Hoặc các mày có thề đề xuất chủ đề và câu hỏi cho tao.

Tao không muốn lộ quá nhiều thông tin cá nhân trên web sex , nên những câu hỏi cá nhân như trước học trường gì? nhà ở đâu? trước có quen con này thằng kia không tao xin phép không trả lời nhé.

Update link phần 2: Tâm sự của một thằng 12 năm học trường "quốc tế". Các tml đang định cho f1 học vào đây tham khảo. (Gái trường quốc tế và chuyện địt bọp)
Link phần 3:
PHẦN 3 : NEW ZEALAND KÍ SỰ - TÂM SỰ CỦA MỘT CỰU DU HỌC SINH. CÁC TML MUỐN CHO F1 ĐI DU HỌC, ĐỊNH CƯ TỪ CẤP 2 CẤP 3 VÀO ĐÂY THAM KHẢO

NEW ZEALAND KÍ SỰ - TÂM SỰ CỦA MỘT CỰU DU HỌC SINH. CÁC TML MUỐN CHO F1 ĐI DU HỌC, ĐỊNH CƯ TỪ CẤP 2 CẤP 3 VÀO ĐÂY THAM KHẢO​

 
Sửa lần cuối:
Trường quốc tế hồi xưa chú học có mỗi LFAY là chuẩn cháu ah. Đm dăm ba cái trường QT bây giờ như con cặc
Chú học tiếng Pháp à? Thế bây giờ chú có định cư hay làm cho tổ chức nào của Pháp không?
 
Đéo thấy tâm sự gì còn mấy thông tin này ai ko biết, nếu chỉ du học thì cày SAT tầm 1450 là vào tất cả các trg đại học
 
Đéo thấy tâm sự gì còn mấy thông tin này ai ko biết, nếu chỉ du học thì cày SAT tầm 1450 là vào tất cả các trg đại học
Thớt này ae xôm xôm chút tao tâm sự ăn chơi của bọn con nhà giàu, bú vape bú bóng địt bọp, Với lại tính tao thích phân tích, tao cũng sẽ phân tích tích cách điển hình của bọn học trường quốc tế mà tao chơi chung lâu, qua đó xem được mất khi học trường quốc tế
 
Thời tau đi học đến cái cặp còn đéo có để mang nữa đm,toàn phải dùng khăn quàng đỏ cột sách vở lại đến trường,tiện k phải quên để mất 200₫ + ăn 2 roi vào mông.
Đến đời con tao khá hơn tí cũng nhét vào cái trường á châu sg thôi.thấy nó đi học vui vẻ cũng mừng.
 
Thời tau đi học đến cái cặp còn đéo có để mang nữa đm,toàn phải dùng khăn quàng đỏ cột sách vở lại đến trường,tiện k phải quên để mất 200₫ + ăn 2 roi vào mông.
Đến đời con tao khá hơn tí cũng nhét vào cái trường á châu sg thôi.thấy nó đi học vui vẻ cũng mừng.
Ba mẹ chịu khổ nhiều rồi thì con cái bây giờ cũng được học hành đàng hoàng hơn. Cháu cũng sắp vào SG học, còn trẻ vào trong đấy nhiều cơ hội hơn.
 
Ba mẹ chịu khổ nhiều rồi thì con cái bây giờ cũng được học hành đàng hoàng hơn. Cháu cũng sắp vào SG học, còn trẻ vào trong đấy nhiều cơ hội hơn.
Đáng lý tao cũng sẽ cho con học trường công,nhg hôm vào đăng ký nhập học cho nó thì đm tao bỏ ngay ý định ấy.
Đéo thể hiểu nổi nhân cách 1 cô giao sẽ dạy con tao mà thái độ của nó còn thua con bán hàng trong bách hoá xanh.
Vào đăng ký thì nó ngồi chễm trệ xem tiktok rồi đưa ánh mắt vs 1 thái độ đéo thể láo hơn.tao chưởi cml đó luôn “ thái độ như thế thì tạo ra 1 lớp trẻ ntn hả cô?” Nó cứng họng đéo nói đc 1 lời,tao đứng chờ xem nó phản ứng ntn?và cũng như thế nó vẫn xem tiktok.
 
Tao ít tuổi hơn nhiều thằng trên xàm, nhưng xin phép được xưng hô mày tao với các tml cho thoải mái trên forum sex này. Hữu duyên được gặp bên ngoài sẽ anh em chú cháu sau.

Đôi lời về bản thân, tao rất may mắn được sinh trưởng trong gia đình có điều kiện, được hưởng giáo dục tốt, tiếng Anh với Tây lông từ mẫu giáo, từng sống ở vài xứ giãy chết (du học sinh trao đổi) và đã dành hết đời học sinh ở một ngôi trường "quốc tế" ở HN. Thấy xung quanh thiên hạ đang bàn tán tranh luận về chọn trường cho con, thường chia làm hai bên là "chuộng Ta" - tức thích công lập trường chuyên lớp chọn và bên kia là "chuộng Tây" - tức thích tư thục mang yếu tố nước ngoài. Tao mạo muội mang một góc nhìn thiên lệch của người trong cuộc ở bên "chuộng Tây" để chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình, để các tml đang phân vân chọn trường cho con có một góc nhìn tổng quan hơn.

1. "Quốc tế" nào?
Tao cố tình để "quốc tể" trong ngoặc vì có quá nhiều người chưa hiểu rõ về các loại hình trường tư thục ở VN. Nắm bắt được tâm lý sính ngoại của dân Việt, các con buôn giáo dục mở trường quốc tế mọc lên như nấm sau mưa, nhiều nơi xây dựng cơ sở vật chất hoành tráng, lấy tên Tây, đính thêm chữ "quốc tế" để thu hút phụ huynh nhưng thực chất chất lượng và chương trình giảng dạy chưa được kiểm định, dẫn đến tình trạng "vàng thau lẫn lộn". Vậy tao tạm chia tư thục ở VN thành 3 loại sau:

a. Trường tư thục bình thường
Tức các trường có vốn tư nhân. Học phí có thể nhỉnh hơn công lập một chút, nên cơ sở vật chất có thể tốt hơn, giáo viên dễ chịu ít đì học sinh hơn, tiếng Anh tập trung nhiều hơn một chút. Nhưng ngoài ra chưa có điểm gì quá đặc biệt, các cháu học xong vẫn sẽ chủ yếu thi ĐH Việt Nam. T ko nói đến trường tư luyện thi nòi như Lương Thế Vinh nhé.

b. Trường "quốc tế" ngoặc kép (trường Song Ngữ)
Đây là loại trường mà tao đã từng học và cũng là loại trường mà tao khuyên ae xammer nên cho f1 vào học nhất. Vì giá tiền khá vừa phải mà nó lại có một điểm nổi trội so với công lâp: CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY (CURRICULUM). Phổ biến nhất là chương trình của Đại học Cambridge và chương trình Tú tài Quốc Tế IB (international baccalaureate). Việc theo những chương trình giảng dạy được công nhận rộng rãi kể trên sẽ mở ra rất nhiều hướng đi tương lai cho các cháu về sau, đặc biệt thuận tiện hơn cho việc du học hay định cư xứ tư bản giãy chết rất nhiều.
Một số ví dụ: Wellspring, Vinschool (hệ Cam), Nguyễn Siêu (hệ Cam), TH school, Alfred Nobel, Newton.
Tuy nhiên các trường này chưa đủ chuẩn để được công nhận là quốc tế xịn 100% (như cơ sở vật chất, tỉ lệ học sinh bản địa, vẫn học cả 2 chương trình VN và quốc tế) nên nói đúng hơn đây là các trường Song Ngữ. Tao đặt title là quốc tế chẳng qua là để kéo view và bú fame thôi, đặc biệt mọi người hay bị hiểu nhầm do các trường hay tự thêm chữ quốc tế vào tên trường.
Ngoài ra nhiều trường công lập cũng đã bắt đầu dạy chương trình song ngữ Cambridge, ở HN tao biết có Chu Văn An, Ams, Cầu Giấy cấp 2.

c. Trường quốc tế sang xịn mịn
Học phí chát, vốn đầu tư nước ngoài 100%. Học sinh đa quốc tịch, chỉ học chương trình nước ngoài (cũng có Cambridge và IB), không học Mác Lê, giáo dục con dâu. Được bộ giáo dục công nhận chứ không phải quốc tế tự phong: https://vtv.vn/giao-duc/truong-gate...oc-cong-nhan-tai-ha-noi-20190819205043343.htm

Một số ví dụ: BIS-quốc tế Anh Quốc (đừng nhẫm lẫn với BUV), SIS-quốc tế Sing, UNIS-quốc tế Liên Hợp Quốc.
Nhiều trường trong số này không phải cứ có tiền là vào được, tiêu biểu như UNIS. Phải có mối quan hệ: ba mẹ làm cho các tổ chức quốc tế, là tuỳ viên ngoại giao, có anh chị em ruột từng học tại trường, vân vân

Tao sẽ tập trung bàn về loại thứ hai, tức trường "quốc tế" ngoặc kép, vì bản thân có trải nghiệm và hiểu biết sâu nhất.

2. Tại sao lại là Cambrdige hoặc IB (international baccalaureate) ?


Nói đến chứng chỉ tiếng Anh được công nhận rộng rãi, ai cũng sẽ nghĩ ngay tới TOEIC hoặc IELTS. Với chương trình giảng dạy quốc tế cũng vậy, phổ biến và được công nhận trên toàn cầu phải kể đến Cambridge và IB.

IB: Chương trình tú tài quốc tế. Chủ yếu các cháu học xong sẽ nhắm đi du học hoặc định cư Mẽo, thậm chí có thể vào được trường ĐH Ivy League. Học ĐH có thể được bớt tiến chỉ , giúp giảm thời gian và chi phí ĐH. Đi Anh, Úc, Canada cũng rất OK nhưng mà không bằng Cambridge.

Cambridge: Chương trình giáo dục soạn thảo, chấm điểm và cấp chứng chỉ bởi Đại học Cambridge của Anh lợn. Học xong các cháu sẽ tiện đi du học Anh hoặc các nước thuộc địa cũ thuộc khối Thịnh vượng chung (Commonwealth) như Úc, New Zealand, Canada. Một số ít trường ở Mỹ công nhận. Việt Nam các trường ĐH cũng bắt đầu công nhận rồi, ví dụ như Bách Khoa, RMIT, FPT, Sư phạm kĩ thuật HCM, nhưng chủ yếu sẽ vào khoa quốc tế của các ĐH công.
Những trường đại học xét tuyển bằng A level


3. Ai chứng nhận cho phép dạy Cambridge hoặc IB? Kiểm tra như thế nào?
Như tao đã nói, hiện có quá nhiều trường PR phông bạt chương trình quốc tế, thật giả lẫn lộn. Nên để biết chính xác về độ uy tín của trường, các tml phải lên trang web chính thức của IB và Cambridge, rồi search ra khu vực (Ví dụ như Hanoi or HCM City)

Trang của Cambridge:
https://www.cambridgeinternational.org/why-choose-us/find-a-cambridge-school/?Location=Viet Nam&City=Hanoi (Hà Nội có 30 trường)
https://www.cambridgeinternational.org/why-choose-us/find-a-cambridge-school/?Location=Viet Nam&City=Ho Chi Minh City (Sài Gòn có 22 trường).

Trang của IB: https://www.ibo.org/programmes/find...oardingFacilities=&SearchFields.SchoolGender= (Hà Nội có 4 trường, Sài Gòn có 7 trường).

=> Chỉ các trường được công nhận trên website chính thức mới đủ tiêu chuẩn và uy tín để giảng dạy, khảo thí và cấp bằng.

Tao sẽ tập trung nói kĩ hơn về chương trình giáo dục Cambridge, vì đây là chương trình mà tao đã từng học.

4. Học Cambridge thì học những gì?

Học những môn giống như Việt Nam. Nhưng hoàn toàn bằng tiếng Anh, giáo viên nước ngoài có bằng cấp Cam (Tây trắng có, Tây đen Ả Rập Tây Vàng cũng có). Giáo trình được thiết kế thay đổi liên tục vài năm một lần bởi các bô lão ĐH Cambridge.

Cách thức học khá khác. Vẫn có một số tiết học cũng ôn luyện như gà hoặc thầy giảng trò chép, nhưng cũng có rất nhiều phần thảo luận nhóm, thuyết trình trên lớp (yêu cầu bắt buộc phải làm việc nhóm, thuyết trình và làm dự án, không trốn được). Có nhiều tiết outing (trải nghiệm ngoại khoá kết hợp việc học, cuối buổi phải có một phần reflection - tự tổng hợp đánh giá, rồi nộp laị chấm điểm), tiếc là đợt Covid vừa rồi mất nhiều outing quá.

Cách thức chấm điểm, kiểm tra và thi cử cũng rất khác. Ngoài một số môn đặc thù như Maths làm bài thi trên giấy (ko có trắc nghiệm) thì các môn khác đa phần đều có component (tổ hợp). Tức là bài thi giấy chỉ chiếm 20-30%, còn lại là dự án cá nhân, dự án thuyết trình nhóm, bài luận văn (essay), chấm điểm làm thí nghiệm (experiments) với các môn Khoa học. Nên rất quan trọng kĩ năng làm việc nhóm, chọn bạn mà phang, kĩ năng đàm phán, deal với teamate sida, kĩ năng chém gió thuyết trình, tư duy viết lách phản biện. Đứa nào hay làm nhóm trưởng sẽ luyện được bản lĩnh và tư duy lãnh đạo rất tốt, khả năng chịu rủi ro áp lực giỏi.
À đặc biệt đéo đạo văn hay copy được đâu nhé. Trước trường tao có vài thằng khoá trên làm thế ăn lol huỷ bài luôn. Bài luận luôn được kiểm tra chống đạo văn (anti Plagiarism) rất gắt, nên đéo phải của mình thì phải trích nguồn (cite) đầy đủ rõ ràng. Bọn Tây nó rất coi trọng sở hữu trí tuệ và tri thức.
Riêng bài thi chuyển cấp thì sẽ gửi sang bên Anh để Cambridge chấm điểm, nên gần như không có chuyện quân đen quân đỏ, nếu có tiền cùng lắm chỉ có thể đăng kí phúc khảo hoặc thi lại (một năm có 2-3 kì thì thôi, mà giá một lần thi lại có khi cũng 4-5 củ một môn)
5. Tiến trình học Cambridge?
Nó cũng chia ra thành các cột mốc và cấp học giống VN, chỉ khác đôi chút về mốc thời gian.
Cambridge Primary & Lower Secondary: Tiểu học. Các kiến thức cơ bản về Math and Sciences. ESL (English as a Second Language)

Checkpoint: Vẫn chủ yếu Math, Science và ESL. Science giờ tách ra thành Biology, Physic và Chemistry. Math tách ra Geometry (hình học) và Algebra (Đại số). Học xong tầm lớp hết lớp 8.

IGCSE: Đến lúc phải chọn môn học. Có hai hệ chính là Tự nhiên (Bio, Phy, Chem, Computer Science, Accounting) và Xã hội (Enterprise, Commerce, Global Perpsective, Travel and Tourism,). Tuy nhiên một số trường vẫn cho mix môn học. Riêng Math và ESL là bắt buộc.
Học xong tầm hết lớp 10. Nói chung thì mỗi trường tuỳ vào quy mô và sức dạy sẽ có những options chọn môn khác nhau, các môn tao kể là phổ biến nhất.

AS Level: Không học tiếng Anh giao tiếp (ESL) nữa, coi như đến tầm này các cháu đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Anh. Giờ sẽ chỉ tập trung vào chuyên ngành.
Lần này mix môn thoải mái. Thường sẽ chọn 1,2 môn tự nhiên mix với 1 môn xã hội, Maths vẫn gần như bắt buộc (đến lúc này có thêm môn Economics học khá hay mà vĩ mô quá sợ sau này thành tiến sĩ mõm). Độ khó lúc này lên rất cao, nghiên cứu chuyên sâu, yêu cầu phải tự học là nhiều. Các môn học mang tính học thuật cao.
Lớp 11

A Level: Năm cuối, tập trung làm các bài luận, dự án và ôn luyện nước rút chuẩn bị thi lấy bằng tốt nghiệp, apply hồ sơ học bổng etc...
Lớp 12. Tương đương dự bị đại học bên UK.

6. So sánh ưu và nhược điểm (cực kì tóm lược, phân tích chi tiết phải để những bài sau)
Ưu điểm

a. Phát triển tư duy phản biện. Các cháu luôn đặt câu hỏi ngược lại, đọc và tìm nhiều nguồn khác nhau (không làm thế bài thi ko được điểm cao) . Khó bị nhồi sọ dắt mũi tuyên láo.

b. Học chủ động hơn. Nhiều khi đến lớp thầy cô chỉ định hướng support, còn mình phải tự chọn hướng đi, topic và cách triển khai ý tưởng của mình để làm thuyết trình và làm dự án. Nên yêu cầu tự học, tự tìm tòi cao, thằng nào quen thói ỷ lại chờ được mớm sẵn thì bú lol.

c. Phong cách, thần thái các cháu "Tây hơn". Tiếng Anh nói lưu loát như gió, giọng accent Anh Mỹ nhiều. Nhiều cháu sử dụng tiếng Anh cả vào cuộc sống hằng ngày để biểu đạt ý tưởng cho thuận tiện, thậm chí rên bằng tiếng Anh luôn.

d. Và quan trọng nhất là phù hợp với định hướng tương lai: du học, định cư hoặc làm việc trong môi trường quốc tế. Được bọn Anh rèn cho phong cách làm việc chuyên nghiệp, có báo cáo định lượng cụ thể rõ ràng, quen chạy deadline áp lực từ bé. Tầm nhìn các cháu cũng xa hơn, nếu được đi nước ngoài là tốt nhất, còn nếu vẫn muốn ở xứ thiên đường thì các cháu hay chọn RMIT hoặc BUV, Fullbright, VinUni.

Nhược điểm:
a. Tốn xèng của bố mẹ. Học phí gấp nhiều lần công lập. Không cố được đừng có theo kẻo thành quá cố. Tao có quen một vài đứa bạn, nhà đang ngon học Cam mà kinh tế khó khăn phát bị đứt gánh giữa đường, phải chuyển về chương trình VN hoặc công lập thì cảm giác ngã đau vl lắm. Khó thích nghi, cảm thấy hụt hẵng mà quan trọng là cay dái, tiếc bao nỗ lực và thời gian để học Cam trước kia giờ đổ xuống sông xuống biển.

b. Học hai chương trình một lúc các cháu nào yếu không theo được, dễ bật bãi. Trường tao nhiều trường hợp rồi, nhà bố mẹ cháu có lực mà cháu lại không chịu nổi.

c. Không hợp lí với lộ trình thi ĐH Việt Nam. Nếu xác định thi ĐH Việt Nam nên dứt khoát ngay từ đầu kẻo khổ các cháu lẫn khổ cả ví tiền của bố mẹ.

d. Không hợp làm việc trong cơ quan nhà nước. Ông nào định cho con theo nghiệp chính trị hoặc thăng tiến trong bộ máy thì ko nên học Cam, thiếu kĩ năng cần thiết cho môi trường này.

7. Yêu cầu đầu vào? Có nhất thiết phải học Cam ngay từ đầu (Primary) không?
Nếu các tml định cho f1 vào học Cam từ lớp 1 thì yêu cầu tiếng Anh là quan trọng nhất. Nên cho bé đi học Apollo, Ila từ sớm. Như tao đây, tao thấy hồi xưa mới vào tao không gặp khó khăn gì, cũng như bây giờ tao tự tin xao lol bằng tiếng Anh cũng chỉ từ một lí do quan trọng nhất: Tao may mắn được nhồi đi học Apollo, Language Link liên tục từ rất sớm, chưa biết chùi đít đã nói tiếng Anh như khướu rồi. Học từ sớm, có bài bản, mưa dầm thấm lâu là cách hiệu quả nhất để có accent Anh Mỹ nghe "sang sang" mà không bị dính accent "Vinglish" - tuy về ngữ pháp phát âm vẫn rất chuẩn nhưng accent, nhấn nhá nghe có phần "phèn".

Tất nhiên nếu được học bài bản từ đầu, thì sẽ tốt nhất, cháu nhà sẽ có kiến thức vững, đủ thời gian thích nghi, không phải học đuổi. Nhưng kể cả nhà các mày chưa đủ lực, hay bây giờ cháu nhà cũng hơi lớn mà muốn chuyển hướng sang Cam thì cũng không sao hết. Bỏ qua tiểu học, đến năm lớp 6 vào học Checkpoint vẫn OK. (Với điều kiện cháu nhà tiếng Anh phải khá, nên cho đi học thêm ngoài, có sơ sơ kiến thức Maths và Science tự học trên mạng được). Đây là thời điểm tối ưu nhất để vào nếu muốn tiết kiệm chút xèng cho bố mẹ mà không lo sợ con bị hổng hay học đuổi quá nhiều. Còn nếu để học xong Checkpoint, rồi vào học IGCSE thì vẫn được, nhưng với điều kiện là cháu nhà phải chăm và quyết tâm, đặc biệt kiến thức các môn Science các bạn đã đi trước khá nhiều. Còn nếu sau IGCSE mới vào học AS-A Level thì e rằng hơi căng nếu cháu chọn môn liên quan đến Science, môn Xã hội thì vẫn khá OK do kiến thức nó ít liên thông, nhưng mà vẫn phải học đuổi môn Maths. Còn sau AS-Level mới vào để học A-Level lấy cái bằng xong chuồn thì gần như đéo trường nào dám nhận vì không đảm bảo được đầu ra, mà cháu nó cũng phải thuộc dạng thiên tài IQ 200 cu dài 20cm học ngày 12 tiếng mẹ nó rồi. Bố mẹ nó khôn thế quê tôi xích đầy.

8. Học phí
Tuỳ trường. Dao động khá lớn 12-13 tr cũng có mà có khi gần 50 củ cũng có.
Một số ví dụ về học phí mà tao và bạn tao đã từng học (chỉ tính riêng học phí, chưa có các chi phí khác như xe đưa đón, ăn uống, đồng phục, sách vở, thi cử, phụ thu cơ sở vật chất, quỹ lớp, tham quan ngoại khoá, trao đổi học sinh). Các mày cứ cộng thêm 3-5tr một tháng nữa.
Đây là cấp 3 nhé, còn lại lâu quá tao không nhớ mà cũng ngại hỏi. Có thể bây giờ một số trường thay đổi tao không update kịp, tml nào biết gì vào comment nhé. Tao chia cho một năm học 10 tháng.
Vin: 12tr. 18tr cho Vinschool Harmony.
Alfred Nobel: 15tr
TH School: 45tr
Nguyễn Siêu: 16tr
Newton: 11tr5
Việt Úc VAS: 50tr
Mày học quốc tế kiểu kia thì tao thắc mắc một vài hướng

1. Tốt nghiệp xong mày tính đi đâu (du học, định cư) ?
2. Có sự khác biệt giữa các trường quốc tế với nhau không, và nếu khác thì khác cái gì
3. Tao muốn cho con học UNIS nhưng không làm trong ngoại giao thì sao
 
Top