Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cao tốc thiếu cát thì chuyển hết sang cát biển

Sau khi nghe Bộ GTVT và các địa phương báo cáo về tình hình cung ứng cát cho các dự án giao thông trọng điểm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các dự án cao tốc nào mà đang thiếu cát thì chuyển hết sang sử dụng cát biển, không làm cát sông nữa.​


Chiều 11-5, tại Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với các tỉnh, thành ĐBSCL và TP.HCM về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.
Công suất khai thác của các mỏ cát sông chưa đáp ứng tiến độ thi công
Theo Bộ GTVT, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau có tổng nhu cầu cát cho dự án khoảng 18,5 triệu m3. Đến nay, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã xác định nguồn cung và cấp Bản xác nhận khối lượng khai thác 16/18,5 triệu m3, còn thiếu 2,98 triệu m3; đủ điều kiện để khai thác 12,4 triệu m3. Tuy nhiên công suất khai thác của các mỏ chưa đáp ứng tiến độ thi công; chưa đủ điều kiện khai thác 3,6 triệu m3.
Công suất khai thác trung bình hiện đạt khoảng 20.000m3/ngày, trường hợp hoàn thành các thủ tục (khai thác 3 mỏ tại Vĩnh Long, 1 mỏ tại An Giang và nâng công suất 5 mỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp) để đưa tất cả các mỏ vào khai thác trong tháng 5-2024 thì công suất bình quân 42.000m3/ngày. Hiện đã khai thác đưa về dự án được 5,3 triệu m3 (gồm cát thương mại).
Để đảm bảo hoàn thành công tác gia tải tuyến chính đến 31-8-2024 phải đưa về dự án thêm 9,6 triệu m3 cát (trung bình 91.000m3/ngày). Theo lãnh đạo Bộ GTVT với công suất hiện tại chỉ đáp ứng thêm tối đa khoảng 4,3 triệu m3, còn thiếu khoảng 5,3 triệu m3. Do vậy, cần phải có giải pháp (cấp thêm mỏ mới, tăng công suất các mỏ) để bổ sung thêm công suất 49.000 m3/ngày.
 Cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 của dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau (thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau). Ảnh: CHÂU ANH

Cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 của dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau (thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau). Ảnh: CHÂU ANH
Do đó Bộ GTVT đề nghị tỉnh Vĩnh Long phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu đề giải quyết dứt điểm tình trạng người dân cản trở việc khai thác cát đối với 03 mỏ cát trên địa bàn tỉnh để đưa vào khai thác trước ngày 15-5. Đồng Tháp chỉ đạo các sở, ngành sớm hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ tăng công suất đối với 05 mỏ, hỗ trợ thủ tục để khai thác trở lại mỏ cát An Nhơn trong tháng 5 như kiến nghị của Bộ GTVT.
Bên cạnh đó tỉnh An Giang, Vĩnh Long rà soát các mỏ đang khai thác, khu vực mỏ mới để cấp đủ khối lượng còn thiếu
Tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với các bộ, ngành, chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thiện các thủ tục giao mỏ cát biển để sớm khai thác làm VLXD cho dự án Cần Thơ - Cà Mau nói riêng và các dự án giao thông nói chung
Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tiến độ hoàn thành sau dự án trục dọc 01 năm (2026), các nhà thầu tham gia thi công cùng lúc 2 dự án. Do vậy Bộ GTVT đề nghị xem xét điều phối toàn bộ khối lượng khai thác được từ UBND tỉnh An Giang cấp cho 3 dự án thành phần phục vụ cho cao tốc Cần Thơ - Cà Mau từ ngày 15-5 đến 30-8-2024. Qua đó giải quyết được khối lượng cát khoảng 1,5 triệu m3; khối lượng còn lại sẽ cân đối từ các nguồn cát biển (được khoảng 2,7 triệu m3), tăng công suất và nguồn mỏ cấp mới (An Giang, Vĩnh Long cấp thêm mỏ để đủ chỉ tiêu được giao).
 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với các tỉnh, thành ĐBSCL và TP.HCM về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Ảnh: HD

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với các tỉnh, thành ĐBSCL và TP.HCM về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Ảnh: HD
Cát biển sử dụng cho cao tốc là nằm trong cơ chế đặc thù của Chính phủ
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cam kết cung ứng đầy đủ nguồn cát sông cho dự án thành phần 4 đi qua địa bàn tỉnh. Đối với cát biển, ông Lâu cho biết tỉnh không có nhu cầu sử dụng mà chỉ cung cấp cát biển cho các tỉnh.
Theo đó, trên địa bàn tỉnh có 6 mỏ với trữ lượng hơn 13 tỉ m3. Tuy nhiên ông Lâu cho rằng theo quy định, ranh giới, khoảng cách, thẩm quyền cấp phép thì không đủ thẩm quyền. Đồng thời tỉnh cũng không đủ khả năng quản lý việc khai thác ngoài khơi nên kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ quốc phòng giao Cảnh sát biển để quản lý.
 Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu. Ảnh: HD

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu. Ảnh: HD
Bên cạnh đó, Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng cho biết vì nhiệm vụ chung Sóc Trăng cũng rất quyết liệt. "Tuy nhiên theo Nghị quyết 106 của Quốc hội thì không có quy định chính sách đặc thù về sử dụng khu vực biển đối với hoạt động khai thác cát để phục vụ cho cao tốc mà chỉ nói đến danh mục các dự áp dụng cơ chế đặc thù. Vậy việc áp dụng cơ chế đặc thù để khai thác cát biển phục vụ cho cao tốc thì có đảm bảo cơ sở pháp lý chưa?", Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng đặt vấn đề.
Đối với vấn đề này, Thứ Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cho biết cát biển là khoảng sản, vật liệu xây lấp thông thường và theo luật khoáng sản thì không phân biệt ranh giới. "Bộ TN&MT đã có hướng dẫn việc cho phép khai thác, đăng ký khai thác cát biển bất kể trong hay ngoài 6 hải lý đều thuộc thẩm quyền của các tỉnh, thành có biển. Riêng trường hợp ngoài 6 hải lý sau khi có hồ sơ đăng ký khai thác cát thì Bộ TN&MT sẽ làm thủ tục giao vùng biển cho tổ chức đăng ký", ông Kiên giải thích.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định cát biển sử dụng cho cao tốc là nằm trong cơ chế đặc thù của Chính phủ.
“Tôi quyết luôn, hiện nay các dự án cao tốc nào mà đang thiếu cát, Bộ GTVT chuyển hết sang sử dụng cát biển, không làm cát sông nữa”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo.
 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói cần sử dụng ngay cát biển nếu thiếu cát sông. Ảnh: HD

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói cần sử dụng ngay cát biển nếu thiếu cát sông. Ảnh: HD
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Sóc Trăng tranh thủ đầu tuần sau lựa chọn nhà đầu tư làm thủ tục theo luật chuyển hồ sơ sang Bộ TN&MT thực hiện, hết tuần sau là sẽ xong thủ tục về giao biển. Còn nhà đầu tư phải làm hồ sơ khảo sát, thăm dò, lên sơ đồ, thiết kế, xác định công suất, đánh giá tác động tài nguyên môi trường và phải giám sát được việc khai thác cũng như trữ lượng khai thác.
"Dù các dự án không đi qua tỉnh mình nhưng các tỉnh phải coi việc cung cấp cát là trách nhiệm của tỉnh, vì sự phát triển chung của đất nước", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
 
Ko phải vấn đề dùng đc hay không mà các ông lấy cát biển chỗ nào. Đm chỉ đạo chung chung sau tuyên bố đéo liên quan tới tao. Cát biển tàu nó toàn hút ven bờ chứ lấy đâu xa. Sau sụt lún nước biển dâng có mà ăn lồn.
Cát nước ngọt thì cũng thế. Chỗ đéo nào có tàu hút cát thì xung quanh đấy sạt lở hết đất của dân. Chỗ tao ngày trước có bãi rộng hàng km. Giờ lở vào cả nhà dân luôn, mất cả đường đi ngoài bờ sông.
 
trình độ chuyên môn không có dẫn đến chỉ đạo chung chung, bảo sao lính nó cũng coi thường :sad:
 
Mấy thằng rành vật liệu cho tao hỏi với. Cát biển dùng được trong trường hợp này à bọn mày?
Tao không rành nhưng đến nay tao chỉ mới biết vụ các tướng lĩnh QĐ bán cát biển cho TQ để nó bồi đắp đảo nhân tạo ở HS thôi. Còn làm đường thì chưa nghe bao giờ.
 
Mấy thằng rành vật liệu cho tao hỏi với. Cát biển dùng được trong trường hợp này à bọn mày?
Cát biển vẫn dùng được; tuy nhiên chỉ để san lấp đường hạ và phải rửa mặn. ko khử mặn sau nó len lên phần thi công betong tren thì nát. mà chi phí khử mặn thì wa cha; mà giờ dân ko có nước mà uống; chi đạo của lãnh đạo chỉ sướng mồm.
 
Nói ngu như 1 con chó thảo nào đất nước mạt vận
Thằng chó hà này hồi formosa xả thải, nó xuống tắm biển với ăn mực xong bên kia xác nhận có xả đền cho đông lào 500 củ $, đụ má bộ trưởng cặc gì ngu như 1 con chó
 
Phải khử mặn. Nói chung đắt hơn nhưng xài được.
Nhưng đéo dễ như nói mồm thế đâu :pudency:
Cho Lừa làm nó múc cmn lên rồi xây luôn ko chừng=))
D km thế ngang 1 tiền gà 3 tiền thóc à
 
Top