Đạo lý Osho: Không có gì đáng để bận tâm

Chúa Giê-Su nói:
Đừng quá bận tâm từ sáng đến tối, rồi lại từ tối đến sáng, về những gì các người sẽ khoác lên mình.
Các môn đệ của Ngài hỏi: Khi nào Thầy tỏ mình ra cho chúng con, và khi nào chúng con có thể thấy được Thầy?
Chúa Giê-Su nói:
Khi các người cởi quần áo ra mà không cảm thấy xấu hổ, và khi cởi quần áo ra như những trẻ nhỏ rồi lấy chân đạp lên – các người sẽ thấy được Con Thiên Chúa Hằng Sống, và các người sẽ không khiếp sợ.
Con người không muốn sống đời mình mà lại mơ tưởng một đời sống khác: không phải với bộ mặt thật mà lại muốn một cái giả dối, sơn phết. Vấn đề chỉ có thế thôi. Khi mới sinh bạn có một khuôn mặt thật – không ai phê bình, không ai thay đổi, nhưng dần dà xã hội tô điểm cho cái mặt của bạn. Nó sẽ che dấu cái mặt thật, cái mặt tự nhiên khi bạn mới sinh ra, và mỗi hoàn cảnh lại có một bộ mặt khác, bởi vì chỉ một cái thì không đủ.
Tình huống thay đổi luôn luôn nên bạn cần nhiều bộ mặt giả dối, nhiều mặt nạ. Từ sáng đến tối, rồi từ tối đến sáng, bạn phải dùng đến cả ngàn cái. Khi ông chủ đến, bạn niềm nở, mà khi thấy tên ăn mày, bạn lạnh lùng. Mỗi thời điểm, mỗi khoảnh khắc là một lần thay đổi. Bạn phải cảnh giác, vì sự việc đã trở thành máy móc nên bạn không để ý đến; tự nó cứ thay đổi mãi. Khi đầy tớ vô phòng, bạn chẳng thèm để ý, như thể người ấy không hiện hữu, như thể không có ai bước vào. Nhưng khi ông chủ vào, bạn nhảy nhổm, bạn cười vui vẻ, bạn săn đón, như thể có thần hoàng ghé thăm.
Hãy quan sát sự thay đổi liên tục của bạn. Hãy nhìn vào gương, và nghĩ đến bao nhiêu bộ mặt bạn sẽ dùng đến. Nhìn vào gương và nghĩ đến bộ mặt của bạn khi gặp vợ, khi gặp tình nhân, khi bạn tham lam, khi bạn giận dữ, khi bị nhục dục lôi cuốn, khi bạn không hài lòng, khi chán chường. Bạn sẽ thấy bạn không phải là một người, mà là một đám đông. Và lắm khi bạn không nhận ra là những bộ mặt ấy là của bạn. Gương rất hữu ích. Bạn có thể dùng gương mà suy tư về chính mình. Nó có thể giúp bạn đánh giá lại cuộc sống của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng không có bộ mặt nào chính thực là bạn cả.
Đó là một trong những phương pháp quan trọng nhất của Thiền Tông, để tìm ra cái mặt thật của bạn. Họ gọi đó là bổn lai diện mục - tức là cái mặt trước khi bạn sinh ra, và sau khi bạn lìa trần, bởi vì bạn không thể mang theo tất cả mọi bộ mặt. Chúng là những mánh lới, những kỹ thuật để lừa dối, để phòng vệ; chúng là những áo giáp của bạn. Bạn phải bỏ những mặt nạ ấy thì mới nhận ra Chúa Giê-Su được, bởi vì khi nhận ra mặt thật của bạn, bạn sẽ thấy được Ngài.
Chúa chỉ là cái mặt thật của bạn. Phật chỉ là cái bản lai diện mục của bạn. Phật không ngoại tại đối với bạn. Chúa không ở ngoài bạn. Khi vất bỏ mọi giả dối và chỉ còn lại bộ mặt thật, bạn chính là Chúa. Chúa trong vinh quang nhất sẽ hiện hình. Người được lộ ra không phải là con của thánh Giu-Se; bỗng dưng bạn trở thành Chúa. Vì trừ khi giống như Chúa, bạn không thể nhận ra Ngài. Đó là quy luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
Khi cảm thấy được chính bản thể bên trong của bạn, bạn sẽ nhận ra được bản thể bên trong của người khác. Ánh sáng chỉ nhận ra được ánh sáng; nó chưa hề thấy mặt bóng tối. Mà bằng cách nào bóng tối biết được ánh sáng? Nếu là người giả dối, bạn sẽ không nhận ra được người chân thật. Mà Chúa là người chân thật nhất, chân thật nhất trong số những người chân thật. Ngài không hề nói dối. Ngài là người đáng tin nhất. Mà nếu cả đời bạn chỉ biết dối trá - từ lời nói, đến cử chỉ tất cả đều giả dối – sao bạn có thể nhận ra Ngài được? Không thể có chuyện đó. Trong sự trinh bạch và hồn nhiên tuyệt đối bạn sẽ nhận ra cái bên trong của Ngài, và từ đó bạn sẽ nhận ra được cái bên ngoài. Cái bên trong phải được nhận ra trước, bởi vì nhận thức ấy bắt nguồn từ cái cốt lõi sâu thẳm nhất của bạn. Không có cách nào khác cả.
Người Do Thái thường nói rằng bạn bắt đầu đi tìm Thượng Đế chỉ khi Ngài đã tìm ra bạn. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng tuyệt đối đúng, bởi vì bạn biết Ngài ở đâu mà tìm, nếu không phải là Ngài đã tìm ra bạn? Bạn phải cảm thấy Ngài trong tim trước, nếu không thì sự tìm kiếm chỉ là giả dối. Sự tìm kiếm ấy bắt đầu và kết thúc tại cùng một điểm; bước đầu chính là bước cuối. Chỉ có một bước nằm giữa bạn và thánh linh. Vì không có hai bước nên không có con đường nào cả. Chỉ có một bước. Đó là vất bỏ tất cả những giả dối mà bạn đã khoác lên mình, tháo gỡ mọi mặt nạ ra.
Nhưng sao bạn có muôn mặt? Tại sao phải có, và sao lại sợ phải vất chúng đi? Phải hiểu rõ cách làm việc của chúng, bạn mới hiểu được những lời kinh này. Trước hết: bạn không hề yêu chính mình, chứ không thì chẳng cần mặt nạ nào cả. Bạn ghét chính mình, và vì ghét chính mình nên bạn phải che mặt đi. Nếu ghét chính mình, sao bạn có thể chường mặt cho người khác? Chính bạn cũng ghét nó, sao người khác mê được? Vậy thì khoe làm gì? Mà tại sao bạn ghét chính mình? Xã hội tồn tại vì bạn ghét chính mình, tự nguyền rủa chính mình, vì bạn có mặc cảm tội lỗi. Tôn giáo, thầy tu, xã hội và mọi hình thức bóc lột tồn tại chỉ vì bạn ghét chính mình.
Nếu không căm giận chính mình, bạn tìm tới thầy tu làm gì? Căm thù thì bạn cảm thấy tội lỗi; khi căm thù bạn thấy cần phải thay đổi nên bạn cần sự giúp đỡ. Bạn cần người giúp để làm cho bạn đáng yêu, xứng đáng với tình yêu. Cha mẹ bạn thì cứ nói, “Hư quá! Hư quá!” Họ cứ lập đi lập lại, “Đừng làm cái này, đừng làm cái kia!”
Tôi nghe kể rằng: Một đứa trẻ muốn chơi với cát trên biển. Mẹ nó nói, “Không được, vì nước sẽ làm dơ hết quần áo.” Nó muốn xuống nước thì mẹ nói, “Không được! Trơn trợt lắm. Con sẽ té đó.” Nó muốn chạy nhảy thì mẹ nói, “Không! Con sẽ bị lạc!” Nó muốn ăn kem thì mẹ nói, “Không! Ăn kem sẽ hư răng và không tốt cho sức khoẻ.” Sau đó bà quay sang người ngồi gần và nói, “Chị có thấy đứa trẻ nào khùng như nó không?”
Mẹ khùng chứ không phải con. Xây nhà bằng cát có gì là khùng? Bơi lội, chạy nhảy có gì là khùng?” Nhưng đầu óc bệnh hoạn luôn luôn nói “Đừng!” Nó không hề biết nói “Được,” bởi vì đầu óc bệnh hoạn không hề biết đến tự do. Cho nên sao nó cho phép bạn được tự do? Mà hầu hết cha mẹ nào cũng thế. Và khi làm cha mẹ bạn thì bạn cũng vậy. Tự do phải bị tiêu diệt. Đứa trẻ dần dần cảm thấy nó khùng khùng, cảm thấy nó làm gì cũng sai; những gì nó muốn làm thì bị nói “Đừng!”
Một đứa trẻ ngày đầu đi học. Khi trở về nhà mẹ nó hỏi, “Hôm nay con đã học được gì?” Nó trả lời, “Bây giờ con mới biết tên con không phải là ‘Đừng’. Vậy mà con cứ tưởng tên con là ‘Đừng’ – ‘Đừng làm cái đó, đừng đi đến đó, đừng làm như vậy!” Cho nên con nghĩ tên con là ‘Đừng’. Nay đi học con mới biết đó không phải là tên của con.
Nếu bạn bị tâm bệnh, và cả xã hội này bị tâm bệnh, thì bệnh sẽ truyền từ đời này sang đời khác. Cho đến nay chưa có xã hội nào không bệnh hoạn, không có kỷ nguyên nào không loạn thần kinh. Thỉnh thoảng mới có một vài cá nhân trốn khỏi nhà tù. Mà những người ấy chỉ đếm được trên đầu ngón tay vì nhà tù quá lớn, lại được xây trên những nền móng quá kiên cố. Truyền thống quá lâu đời, lại có cả một quá khứ lâu dài theo sau, nên khi một đứa trẻ được sinh ra, khó mà không bị ô nhiễm. Bởi vì không có người nào hoàn toàn bình thường cả, nên họ buộc nó phải giống họ. Họ sẽ tiêu diệt tự do của nó, sẽ làm cho nó có mặc cảm tội lỗi, sẽ làm nó mất tự tin. Kết quả là nó sẽ tự nguyền rủa nó – nó bắt đầu thù ghét chính nó. Mà đừng quên là nếu bạn thù ghét chính mình, bạn không thể yêu người khác được. Sao bạn có thể yêu người khác nếu bạn thù ghét chính mình? Nếu tại trung tâm có chất độc, mọi liên hệ sẽ bị truyền nhiễm. Cho nên bạn không thể yêu bất cứ người nào được.
 
Tầm của lão ngang Đức Phật hay Giesu tái sinh chỉ tiếc là sinh vào thời này nên 60% tầm ảnh hưởng bị tiêu diệt, lão sống ở thời mông muội thì hậu thế sẽ sùng bái ngàn thu
 
Tầm của lão ngang Đức Phật hay Giesu tái sinh chỉ tiếc là sinh vào thời này nên 60% tầm ảnh hưởng bị tiêu diệt, lão sống ở thời mông muội thì hậu thế sẽ sùng bái ngàn thu
T k nghĩ vậy.
Lão osho cái tôi còn hơi cao. T đọc quyển chính trực và giác ngộ cảm thấy vậy.
Cùng lắm chỉ đạt tới mức sơ thiền.
Chứ m so ngang hàng với Phật Thích Ca t e là hơi quá
 
Tao cũng thích osho và đồng cảm với ông ấy. Mày có thể kiếm đọc cuộc đời đạo sư osho sẽ thấy ông đã dị và nổi loạn ngay từ thuở nhỏ
 
Tao cũng thích osho và đồng cảm với ông ấy. Mày có thể kiếm đọc cuộc đời đạo sư osho sẽ thấy ông đã dị và nổi loạn ngay từ thuở nhỏ
mày thấy sao về tư tưởng trong hôn nhân & tình dục của Osho. Mày đọc cuốn “Yêu” của Osho chưa?
 
hay đó tml, cần nhiều câu chuyện như thế, t đọc Osho có phần khó hiểu nhưng cũng đang cố gắng đọc dần
 
Top