[NSFW] Cập nhật, sưu tâm tư liệu chiến dịch nổi dậy ở Myanmar


Có vẻ như chiếm đc cửa khẩu này thật rồi

Kèo này podor nhận chỉ thị tuyên giáo sủa theo phe nào nhỉ?

Bodo xứ này thì phải đợi coi bodo bên kia biên giới lên bài ntn rồi mới sủa theo đc :shame:
 

Myanmar: Truy quét băng đảng mafia Trung Quốc tại thị trấn sòng bạc 'vô pháp, vô thiên' ở Laukkaing

Cảnh sát Trung Quốc công bố những bức ảnh một người đàn ông và một phụ nữ bị còng tay, đứng trước cửa khẩu.

Những đối tượng này vừa được phía Myanmar bàn giao, diễn biến mới nhất liên quan đến một loạt các vụ bắt giữ những người bị cáo buộc điều hành các trung tâm lừa đảo tại một thị trấn ở biên giới phía đông bắc giáp với Trung Quốc.

Hai người bị bắt giữ là Minh Quốc Bình (Ming Guoping) và Minh Trân Trân (Ming Zhenzhen), con trai và cháu gái của một trong những lãnh chúa quyền lực đã cai trị thị trấn Laukkaing trong 14 năm qua.

Sự leo thang đột ngột của cuộc xung đột ở Myanmar đã đánh dấu sự kết thúc của băng đảng mafia Trung Quốc - "tứ đại gia tộc" kiểu như trong 'Bố già' - tại thị trấn biên giới khét tiếng 'vô pháp, vô thiên'.

Trong khi cảnh sát Trung Quốc công bố những bức ảnh về hai nghi phạm bị còng tay ngày 15/11, cơ quan tin tức quân sự chính thức của Myanmar đã công bố một tấm hình cho thấy rõ một cuộc khám nghiệm tử thi trên cơ thể một người đàn ông 69 tuổi được tiến hành sau một chiếc xe tải.

Đó chính 'bố già' - Minh Học Xương (Ming Xuechang) - người mà theo quân đội là đã tự kết liễu đời mình sau khi bị bắt, một giải thích khiến nhiều người hoài nghi.

Đó là một chấm dứt nhục nhã cho một câu chuyện phi thường, đã khởi đầu từ những ngày chiến tranh và cách mạng, nhưng sau đó lại biến thành ma túy, cờ bạc, lòng tham và sự ganh đua theo chủ nghĩa của triết gia Niccolò Machiavelli.

Tứ đại gia tộc

Minh Học Xương là tay sai của Bạch Sở Thành (Bai Suo Cheng), người đứng đầu một trong các gia tộc đó.

Dưới thời của những người này, vùng nước đọng, hẻo lánh Laukkaing, Myanmar đã bị biến thành một trung tâm của các sòng bạc ồn ào với những tòa tháp cao tầng xa hoa cùng với những khu đèn đỏ tồi tàn.

Mặc dù tài lực mạnh nhưng nhà Minh không nằm trong danh sách bốn gia tộc được nhiều người thèm muốn này - ba gia tộc còn lại do Ngụy Siêu Nhân (Wei Chaoren), Lưu Quốc Tỷ (Liu Guoxi) và Lưu Chính Tường (Liu Zhengxiang) nắm quyền.

Ban đầu, các sòng bạc của Laukkaing được phát triển để tận dụng nhu cầu đánh bạc của người Trung Quốc, vốn bị xem là bất hợp pháp ở quốc gia này và nhiều nước lân cận khác. Sau đó, các sòng bạc đã biến thành một bình phong béo bở cho nạn rửa tiền, buôn lậu và đặc biệt là trụ sở cho hàng chục trung tâm lừa đảo.

Ước tính hơn 100.000 công dân nước ngoài, nhiều người trong số họ là người Trung Quốc, đã bị dụ dỗ đến các trung tâm lừa đảo này, nơi họ bị giam cầm và buộc phải làm việc nhiều giờ để điều hành các hoạt động lừa đảo trực tuyến tinh vi nhắm vào các nạn nhân trên toàn thế giới.

Minh Học Xương điều hành một trong những trung tâm lừa đảo khét tiếng nhất, được gọi là 'Biệt thự Ngọa hổ'. Theo báo cáo, ông này cũng điều hành lực lượng cảnh sát địa phương, mặc dù họ mặc đồng phục thông thường của cảnh sát quốc gia Myanmar nhưng hoạt động không khác gì một đội quân tư nhân, một trong số lực lượng này thực thi nền cai trị của bốn gia tộc ở Laukkaing.

Vào tháng 9/2023, khi Trung Quốc tăng cường áp lực lên tất cả các nhóm điều hành các trung tâm lừa đảo buộc phải đóng cửa và giao nộp những người làm việc ở đó, gia đình Minh lên tiếng phản đối. Theo một số ước tính, các sòng bạc của mỗi gia tộc đã giao dịch vài tỷ USD mỗi năm. Đó là một lĩnh vực kinh doanh khổng lồ họ phải từ bỏ.

Các gia đình này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Myanmar, và nhà Minh có thể tin rằng họ được bảo vệ, ngay cả trước những yêu cầu của phía Trung Quốc, quốc gia từ lâu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực biên giới này.

Yếu tố Bắc Kinh

Rạng sáng ngày 20/10, một băng nhóm lừa đảo đã chuyển ra ngoài Biệt thự Ngọa hổ, có lẽ đã lường trước động thái truy quét các trung tâm lừa đảo của cảnh sát Trung Quốc.

Một số nhân viên, được cho là từ 50 đến 100 người, đã cố gắng trốn thoát, và các bảo vệ trung tâm lừa đảo đã nổ súng, giết chết một số người trong số đó. Một số nhân chứng cho biết có cả cảnh sát chìm Trung Quốc trong số những người thiệt mạng.

Điều này đã dẫn đến một lá thư có lời lẽ mạnh từ văn phòng chính quyền địa phương ở tỉnh lân cận của Trung Quốc - và lệnh thông báo bắt giữ của cảnh sát Trung Quốc đối với bốn người trong gia đình Minh.

Chính sự thất vọng thấy rõ của Trung Quốc trước việc chính quyền cầm quyền của Myanmar không sẵn sàng hoặc không có khả năng kiềm chế các đồng minh của họ ở Laukkaing đã khuyến khích ba đội quân nổi dậy, tự gọi mình là Liên minh Huynh đệ (Brotherhood Alliance), tiến hành các cuộc tấn công chống lại quân đội vào cuối tháng 10.

Trước đây, Trung Quốc luôn kêu gọi kiềm chế để giữ hòa bình ở khu vực biên giới của mình, nhưng nhu cầu phải triệt tiêu các gia tộc được tài trợ và có trang bị vũ trang tốt ở Laukkaing dường như đã thay đổi những ưu tiên của họ.

Lực lượng nổi dậy cho biết mục tiêu của họ là xoá sổ các trung tâm lừa đảo và hỗ trợ chiến dịch phản kháng rộng rãi hơn nhằm lật đổ chế độ quân sự đã chiếm quyền vào năm 2021.

Nhưng ở Laukkaing, cuộc xung đột giống như một sự trả thù, một mối thù truyền kiếp bắt nguồn thời Chiến tranh Lạnh.

Các 'Bố già' của Laukkaing

Bốn gia tộc này không ai có quyền kiểm soát Laukkaing ngoài Min Aung Hlaing, chỉ huy quân sự đã lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2021 và đang nắm chính quyền.

Quay trở lại năm 2009, Min Aung Hlaing đã lãnh đạo một chiến dịch quân sự nhằm lật đổ lãnh chúa thống trị lúc bấy giờ ở Laukkaing, một chiến binh kỳ cựu tên là Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng).

Ông muốn thành lập các đồng minh phù hợp hơn với nhu cầu của chính phủ quân sự lúc bấy giờ, vốn đang gây áp lực lên tất cả các nhóm nổi dậy sắc tộc ở Myanmar để họ chuyển mình thành lực lượng bảo vệ biên giới thân chính phủ.

Hầu hết họ đều bác bỏ, kể cả nhà Bành, mặc dù đáp lại, quân đội đã hứa rằng họ sẽ được phép tiếp tục kiếm tiền từ các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp như ma túy.

Ông Bành thuộc thế hệ lãnh chúa ở bang Shan nổi lên trong sự hỗn loạn của những năm sau khi Myanmar tuyên bố độc lập, khi quyền lực của chính quyền trung ương không lan rộng đến hầu hết các khu vực biên giới.

Cực nghèo, xa xôi và đất đai cằn cỗi, nền kinh tế thực sự duy nhất của bang Shan là nghề trồng thuốc phiện. Địa phương này trở thành nơi sản xuất lớn nhất thế giới và hậu thuẫn cho nhiều nhóm nổi dậy khác nhau.

Ông Bành từng giữ chức tư lệnh trong Đảng Cộnq sản Miến Điện do Trung Quốc hậu thuẫn, nhưng ông đã tiến hành cuộc nổi loạn vào năm 1989 khi sự hỗ trợ của Trung Quốc chấm dứt, khiến Đảng Cộnq sản Miến Điện bị chia thành nhiều nhóm nổi dậy có vũ trang.

Đây là thời điểm chính phủ quân sự Myanmar trở nên mong manh nhất. Họ vừa đàn áp một cuộc nổi dậy của nhân dân vào năm 1988 một cách tàn bạo khủng khiếp - cuộc nổi dậy mà bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên nổi lên với tư cách là một nhà lãnh đạo đối lập.

Lo lắng về khả năng liên minh giữa các nhóm nổi dậy dân tộc được thành lập và phong trào đối lập, các tướng lĩnh đã nhanh chóng tiến hành hòa đàm với quân nổi dậy, trao cho họ quyền tự do điều hành vùng đất chiếm được theo ý muốn.

Bành bắt đầu phát triển Laukkaing trở thành một trung tâm cờ bạc trước áp lực phải phải cắt giảm hoạt động kinh doanh ma túy đang là nguồn thu cho các hoạt động của ông ta.

Nhưng khi ông bác bỏ yêu cầu của quân đội vào năm 2009 nhằm biến lực lượng của mình thành lực lượng biên phòng, Min Aung Hlaing đã thuyết phục Bạch Sở Thành (Bai Suo Cheng), phó tư lệnh của Bành vào thời điểm đó, nổi dậy chống lại ông.

Bành bị đuổi sang Trung Quốc. Các sòng bạc bị đạn xuyên thủng, mặc dù những tay 'hăng máu' cờ bạc vẫn tiếp tục chơi trong suốt thời gian xảy ra giao tranh. Bạch và ba gia đình còn lại tiếp quản vận hành các sòng bạc.

Thông qua mối quan hệ chặt chẽ với quân đội, họ đã phát triển mạng lưới kinh doanh rộng khắp ở Myanmar, sở hữu cổ phần trong lĩnh vực khai thác mỏ, năng lượng, cơ sở hạ tầng và sòng bạc ở các quốc gia khác như Campuchia. Họ thiết lập mối liên kết với mạng lưới tội phạm có tổ chức ở Macau và đông nam Trung Quốc.

Laukkaing đóng vai trò như một thị trấn phát triển ở miền Tây hoang dã, nơi chuyện gì cũng có thể diễn ra và món gì cũng có thể đem ra mua bán. Thỉnh thoảng có những cuộc đọ súng giữa các trung tâm lừa đảo là đối thủ và những người có quyền lực nuôi sư tử và hổ làm thú cưng.

Nhưng phần lớn quân nổi dậy của Bành, có tên gọi MNDAA, vẫn trung thành với ông. Vào năm 2015, ông ta đã cố gắng nhưng thất bại trong việc chiếm lại Laukkaing từ tay bốn gia tộc.

MNDAA sau đó thành lập liên minh với các nhóm vũ trang khác ở bang Shan. Khi Bành qua đời ở tuổi 91 vào năm ngoái, ông đã được tổ chức một tang lễ xa hoa xứng đáng với một ông trùm mafia, với sự tham dự của hầu hết các thủ lĩnh quân nổi dậy và lãnh chúa trong khu vực.

Thậm chí, Min Aung Hlaing còn cử một chỉ huy quân sự cấp cao đến tỏ lòng kính trọng với cựu thù. Các con của Bành nắm quyền chỉ huy MNDAA, chờ thời cơ lật đổ Bạch, trong mắt họ là kẻ soán ngôi.

Quân MNDAA hiện đang kiểm soát cửa khẩu biên giới chính và tất cả các con đường dẫn đến Laukkaing, họ sẵn sàng chiếm lại thủ phủ sòng bạc, phòng điều khiển của "đại dịch lừa đảo", như Liên Hiệp Quốc đã nêu tên.

Ai cũng đoán được MNDAA làm gì với số tiền đó, nhưng sau khi đã hứa với Trung Quốc sẽ chấm dứt các trò lừa đảo, họ sẽ cần tìm cách khác để tài trợ cho cuộc nổi dậy của mình.

Mục tiêu họ bày tỏ là giúp lật đổ chính quyền quân sự đã được phong trào đối lập rộng rãi hơn hoan nghênh.

Tháng trước, hàng triệu người ở Myanmar như được tiếp thêm sức mạnh trước cảnh lực lượng sắc tộc nổi dậy chiến thắng và diễu hành, dẫn theo các binh lính bị bắt và trang thiết bị thu được, trong khi sự kết thúc của mafia đang diễn ra ở Laukkaing.

Sau gần ba năm chịu đựng chế độ độc tài quân sự bạo lực, chính quyền có vẻ dễ bị tổn hại và người dân có thể dám mơ rằng chính quyền này có thể sụp đổ.

Tuy nhiên, việc lòng trung thành liên tục thay đổi ở khu vực vô pháp luật này, các mục tiêu đã nêu của MNDAA phải được xem xét một cách thận trọng.

Tại thời điểm thực hiện bài viết này, không rõ Bạch Sở Thành (Bai Suochen) đang ở đâu. Hiện cũng chưa rõ hai lãnh chúa khác - Ngụy Siêu Nhân (Wei Chaoren) và Lưu Chính Tường (Liu Zhengxiang) - hiện đang ở đâu. Người thứ tư, Lưu Quốc Tỷ (Liu Guoxi), qua đời vào năm 2020.

Nhưng nhiều thành viên trong gia đình họ hiện đang bị cảnh sát Trung Quốc giam giữ; một số đã ăn năn nhận tội. Hàng ngàn người làm việc trong các trung tâm lừa đảo đã được bàn giao cho cảnh sát Trung Quốc. Các chính phủ trong khu vực đang cố gắng đưa hàng trăm người khác vẫn bị mắc kẹt ở Laukkaing ra ngoài an toàn.

Nạn lừa đảo ở phía đông bắc Myanmar giờ đây có thể đã kết thúc, mặc dù có lẽ chỉ để chuyển đến một nơi 'vô pháp, vô thiên' khác trên thế giới.


Bài hơi dài nên có một số đoạn t cho vào thẻ Spoiler cho đỡ rối mắt :nosebleed:. T up lên vì nó khá phù hợp với thuyết trên voz: 1 trong 4 lãnh chúa cát cứ ở vùng Kokang đã giết chết công dân & đặc vụ ngầm của Trung Quốc. Nhà nước TQ kêu gọi chính quyền Myanmar xử lý nhưng Myanmar cứ chần chừ, nên cuối cùng TQ chuyển qua buff cho phiến quân để dẹp hết 4 lãnh chúa này
IMG-9306.jpg
 

Phiến quân có thể đã chiếm cửa khẩu Myanmar giáp Trung Quốc

Nhóm ly khai MNDAA dường như đã giành quyền kiểm soát một cửa khẩu ở bang Shan của Myanmar, tại khu vực giáp biên giới với Trung Quốc.​
Trang tin Kokang của Myanmar ngày 26/11 dẫn nguồn thạo tin cho biết các tay súng thuộc nhóm ly khai Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) đã kiểm soát cửa khẩu Kyin San Kyawt thuộc huyện Muse, bang Shan, miền đông nước này.
Một nguồn tin an ninh Myanmar tiết lộ với AFP rằng MNDAA đã cắm cờ tại khu vực này để khẳng định kiểm soát. Truyền thông địa phương cho biết MNDAA được hỗ trợ bởi hai nhóm ly khai khác là Quân đội Arakan (AA) và Quân Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA), nhờ vậy giành được nhiều vị trí trong khu vực kể từ khi mở chiến dịch tiến công ngày 24/11.
Bang Shan có đường biên giới tiếp giáp ba nước Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Tuy nhiên, giao tranh những ngày qua tập trung ở vùng tự trị Kokang, gần tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Vũ khí và đạn dược mà lực lượng Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) thu giữ từ quân chính phủ ở Kokang vào ngày 24/11. Ảnh: MNDAA
Xem toàn màn hình
Vũ khí và đạn dược mà lực lượng Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA) thu giữ từ quân chính phủ ở Kokang vào ngày 24/11. Ảnh: MNDAA
Cửa khẩu Kyin San Kyawt tái thông quan vào năm 2022 và là nút giao thương quan trọng giữa Myanmar và Trung Quốc. Hàng hóa lưu thông qua cửa khẩu này chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử, máy kéo nông nghiệp và hàng tiêu dùng.​
 

Phỉ Myanmar bắn rơi máy bay chiến đấu của quân đội chánh phủ. Quân chánh phủ đánh đấm như cặc​

Các tay súng thuộc lực lượng KNDF tuyên bố bắn rơi một chiến đấu cơ của quân đội Myanmar ở khu vực miền đông nước này.

Chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ chở hai phi công rơi hôm 11/11 tại bang miền đông Kayah của Myanmar, gần biên giới Thái Lan. Lực lượng Phòng vệ Dân tộc Karenni (KNDF) tuyên bố đã bắn hạ chiếc máy bay, nhưng không nêu chi tiết nó bị bắn rơi như thế nào. "Chúng tôi đang tìm kiếm phi cơ và cả hai phi công", thủ lĩnh KNDF Khun Bedu nói.
Trang bị được cho là thuộc về phi công trên chiếc máy bay gặp nạn ở bang Kayah, miền đông Myanmar, ngày 11/11. Ảnh: Facebook/Mizzima - Myanmar News

Xem toàn màn hình
Trang bị được cho là thuộc về phi công trên chiếc máy bay gặp nạn ở bang Kayah, miền đông Myanmar, ngày 11/11. Ảnh: Facebook/Mizzima - Myanmar News
Tuy nhiên, người phát ngôn chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun cho hay chiếc phi cơ đang bay huấn luyện và bị rơi do hỏng động cơ. Ông cho biết thêm cả hai phi công đều đã liên lạc với quân đội.
Sự việc diễn ra khi KNDF và chính quyền Myanmar xảy ra đụng độ vào cuối tuần qua.

Theo Liên Hợp Quốc, gần 50.000 người đã phải di dời trong cuộc giao tranh ở bang Shan, gần biên giới Trung Quốc, sau khi ba nhóm phiến quân phát động một chiến dịch tấn công chính quyền ở phía đông bắc đất nước. Đây được coi là đợt tấn công lớn nhất của các nhóm nổi dậy chống lại chính quyền quân sự Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021.
Vùng biên giới của Myanmar là nơi trú ngụ của hơn chục nhóm phiến quân, trong đó một số nhóm đã đối đầu với quân đội suốt nhiều thập kỷ để giành quyền tự chủ và kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khu vực cũng chứng kiến đụng độ giữa các nhóm phiến quân và lực lượng dân quân thân quân đội.
Vị trí bang Kayah của Myanmar. Ảnh: Frontier Myanmar

Vị trí bang Kayah của Myanmar. Ảnh: Frontier Myanmar
 
bọn Miến này không hòa bình được đâu, sát cạnh có Ấn Tàu Thái 3 thằng đều xấu tính và lắm tiền cả :))
T vẫn chưa hiểu phe qđội do nc nào tài trợ nhỉ, thấy Tàu Ấn thì nó support đám thiểu số ở bang Shan, PTây thì hỗ trợ đảng PDF mới bị phế truất, chẳng lẽ lại là xứ chiều nay vs quân bài Mytel :vozvn (20):
 
Cuộc chiến này tính ra nó có nhiều thứ để bàn luận ko kém gì 2 cuộc chiến Nga-Ukr và Israel-Hamas, chẳng hạn như sự tham gia của các sắc tộc thiểu số, rồi vai trò của Trung Cộng,... Nhưng có vẻ cuộc chiến này lại ko đc thế giới chú ý. T search thử thì còn ko có nổi cái map update hằng ngày nữa, trong khi 2 cuộc chiến kia thì update liên tục
T nghĩ là do các phe tham chiến ko phe nào cho pv quốc tế vào lấy tin nên mới thiếu thông tin dẫn đến ít đc chú ý
 
Tao mới nhận được thông báo của DSQ. Thông tin liên quan đến việc di tản người Việt Nam tại Myanmar:
1. Dự kiến trong một vài ngày tới, 450 công dân đang giữ hộ chiếu và 447 công dân được ĐSQ cấp hộ chiếu mới sẽ bắt đầu di tản qua lãnh thổ TQ (02 danh sách kèm theo). Đây là những người đã có kết quả xác minh của các cơ quan trong nước. Đề nghị những người có tên trong các danh sách này chuẩn bị sẵn tinh thần, làm thủ tục xuất cảnh một cách trật tự khi có sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng Myanmar.
2. Đối với những người đang rải rác ở trong trung tâm Laukkaing, có thể cân nhắc tập trung tại trường học Ko Kang (gần nhóm 166) từ bây giờ, để phía Myanmar bố trí phương tiện đưa lên khu vực cửa khẩu khi đã có phương án cụ thể (đi cùng nhóm 166).
3. Đối với các trường hợp đã được ĐSQ cấp hộ chiếu mới, đề nghị tìm ảnh chụp trang nhân thân hộ chiếu của mình (gửi kèm theo) và lưu vào trong máy điện thoại để trình phía Myanmar làm thủ tục xuất cảnh. Có thể lưu ảnh theo nhóm nhiều người do một số người không còn giữ di động.
ĐSQ sẽ thông báo tiếp khi có ngày sơ tán cụ thể.
 
Bắc Myanmar. Cuộc giao tranh trên đường phố ở phía đông Laukkai, Kokang đã bắt đầu. Sau khi kiểm tra, có hai khu tự trị ở phía bắc Myanmar (thực ra là khu vực do quân phiệt kiểm soát) là Kokang và Bang Wa (Wa State, Ngoã Bang), cả hai đều là lãnh thổ của Trung Quốc từ xa xưa (thời nhà Nguyên). Trong thời nhà Thanh, người Anh đã tách ra và xâm chiếm Kokang thông qua các hiệp ước bất bình đẳng. Sau đó, trong chiến tranh, nhà Thanh mất quyền kiểm soát thực sự đối với bang Wa. Sau Thế chiến thứ hai, Myanmar tuyên bố bang Wa là lãnh thổ của mình. Trong số đó, Kokang nhỏ hơn, có diện tích 2.700 km2 và dân số dưới 300.000 người; Bang Wa có diện tích 30.000 km2 và dân số 600.000 người.

Liệu lần này Trung Quốc có thể lấy lại được một số lãnh thổ từ Myanmar? Asia Finance cho rằng, cư dân Kokang và Wa đều nói tiếng Trung Quốc, dùng chữ Hán giản thể và sử dụng Nhân dân tệ, sách giáo khoa được sử dụng đều là của Nhà xuất bản Giáo dục Nhân dân Trung Quốc, điện, mạng và thông tin liên lạc đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam. Vì vậy, (nếu bị sáp nhập về Trung Quốc), Kokang và Wa chỉ đơn giản là trở về quê hương và trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc. Trong thời kỳ thuộc địa của Anh, trồng thuốc phiện là nguồn thu nhập ở miền bắc Myanmar. Hiện nay, bang Wa chủ yếu dựa vào khoáng sản và hoa màu, đồng thời cũng đang phát triển ngành công nghiệp, Kokang dựa vào sòng bạc và lừa đảo điện tử. Sau khi sáp nhập về Trung Quốc, có thể phát triển giáo dục, y tế.

 
Bản đồ tình hình chiến sự ở bang Shan, phía Đông Myanmar (tính đến ngày 1/12/2023)

illexwjern3c1.jpeg


Chú thích các chữ viết tắt:
KIA = Quân đội Kachin Độc lập (Kachin Independence Army)

AA = Quân đội Arakan (Arakan Army)

MDNAA = Quân đội Đồng minh Dân chủ Dân tộc Myanmar (Myanmar National Democratic Alliance Army)

UWSA = Quân đội Liên hợp bang Wa (United Wa State Army)

SSESR4 = Đặc khu số 4 miền Đông bang Shan (Shan State Eastern Special Region 4)

TNLA = Quân Giải phóng Dân tộc Ta’ang (Ta'ang National Liberation Army)

PDF = Quân đội Phòng vệ Nhân dân (People's Defence Force), thuộc Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Myanmar (National Unity Government), là chính phủ bị quân đội đảo chính hồi 2021

KNDF = Quân đội Phòng vệ Dân tộc Kareni (Kareni Nationalities Defence Force)

BPLA = Quân Giải phóng Dân tộc Bamar (Bamar People's Liberation Army)

PLA = Quân Giải phóng Nhân dân (People’s Liberation Army), thuộc Đảng Cộnq sản Miến Điện

KA = Quân đội Karenni (Karenni Army)

KDF = Mặt trận Dân chủ Karenni (Karenni Democratic Front)

Tatmadaw = quân đội Myanmar

KNLA = Quân giải phóng Dân tộc Karen (Karen National Liberation Army) (trong map để nguyên văn tiếng Trung là “克伦民族解放军”)

SSA-N = Quân đội bang Shan - phía Bắc (Shan State Army North)

SSA-S = Quân đội bang Shan - phía Nam (Shan State Army South)

UWSA Southern Area = Quân đội Liên hợp bang Wa - khu vực phía Nam

3 chữ “内比都” ở dưới dòng chữ “Myanmar Army” ở góc trái là thủ đô Nay Pyi Taw

3 lực lượng MDNAA, TNLA và AA hợp lại thành Liên minh “Tam huynh đệ” ngày 27/10/2023 để chống lại quân đội Myanmar.

Quân đội Wa (UWSA) và Đặc khu 4 bang Shan (SSESR4) tuyên bố trung lập

KIA, PDF, KNDF, BPLA và PLAC ủng hộ Liên minh “Tam huynh đệ”

KA, KNDF và KDF hợp lại thành Liên quân Karenni (Karenni Alliance)
 
Bắc Myanmar. Cuộc giao tranh trên đường phố ở phía đông Laukkai, Kokang đã bắt đầu. Sau khi kiểm tra, có hai khu tự trị ở phía bắc Myanmar (thực ra là khu vực do quân phiệt kiểm soát) là Kokang và Bang Wa (Wa State, Ngoã Bang), cả hai đều là lãnh thổ của Trung Quốc từ xa xưa (thời nhà Nguyên). Trong thời nhà Thanh, người Anh đã tách ra và xâm chiếm Kokang thông qua các hiệp ước bất bình đẳng. Sau đó, trong chiến tranh, nhà Thanh mất quyền kiểm soát thực sự đối với bang Wa. Sau Thế chiến thứ hai, Myanmar tuyên bố bang Wa là lãnh thổ của mình. Trong số đó, Kokang nhỏ hơn, có diện tích 2.700 km2 và dân số dưới 300.000 người; Bang Wa có diện tích 30.000 km2 và dân số 600.000 người.

Liệu lần này Trung Quốc có thể lấy lại được một số lãnh thổ từ Myanmar?
sai thông tin, xuyên tạc lịch sử rồi
- Nhà Nguyên là triều đại đại diện cho người Mông Cổ, người Mông Cổ giữ quyền lực tối cao, còn dân Hán lúc này đe.ó có quyền lợi về chính trị. Chế độ cai trị của nhà Nguyên thì dân Hán xếp chót, thuộc hàng nô lệ, đứng cuối cùng sau các sắc dân Mãn, Liêu, Triều... Vì thế dù hiện dân Tầu hiện đại đã quỳ lạy tôn thờ Thành Cát Tư Hãn làm tổ tiên cũng đéo có nghĩa người Hán đc kế thừa lịch sử của triều Nguyên (lãnh thổ nhà Nguyên lúc đó bao gồm cả Triều Tiên, vài nc ĐNÁ, kéo dài đến Nam Siberi Nga. Nói đúng bản chất nhất thì phải là đại lục Tầu khựa trước đây từng là lãnh thổ của người Mông Cổ, chứ đe.ó phải kiểu diễn giải ăn hôi là "Bắc Miến từng là lãnh thổ của Tầu khựa".
- Viết như bôi đậm trên sẽ khiến người đọc hiểu lầm là: 1 số vùng Bắc Miền đó thuộc Tầu từ triều Nguyên, duy trì đến triều Minh, và đến cuối triều Thanh thì mới bị mất quyền kiểm soát do bọn Anh can thiệp. Có phải thế quái đâu:
+ 1 số lãnh thổ Bắc Miến đúng là từng bị Mông chiếm và thuộc quyền bảo hộ nhà Nguyên. Nhưng khi người Hán đuổi đc người Mông Cổ đi, lấy lại đc chủ quyền Đại Lục - lập Minh triều nhưng nhà Minh đe.ó giữ đc chủ quyền lãnh thổ rộng như người Mông Cổ trước đây, ko có quyền kiểm soát Bắc Miến.
+ Người Anh đe.ó liên quan gì đến chuyện chia tách 1 phần Bắc Miến khỏi Tầu khựa. Triều Nguyên sụp đổ thì người Miến cũng đã đòi lại lãnh thổ của mình từ người Mông Cổ, họ tiếp tục giữ vững chủ quyền xuyên suốt liên tục đến tận bây giờ. Chuyện tranh chấp lãnh thổ Tầu -Miến từng diễn ra trực tiếp 2 bên ở thời nhà Thanh, Thanh Triều lúc này lớn mạnh, nhòm ngó 1 số vùng đất Bắc Miến và đây là 1 phần lý do Càn Long đã xua quân xuống phía Nam vài đợt, gọi là chiến tranh Thanh -Miến. Quân Thanh bị đập cho toè mỏ, bị vây và tướng lĩnh đã buộc phải kí hoà ước với Myanmar.
 
Sửa lần cuối:
thằng lol này lại đi tung tin giả.
- Nhà Nguyên là triều đại đại diện cho người Mông Cổ, người Mông Cổ giữ quyền lực tối cao, còn dân Hán lúc này đe.ó có quyền lợi về chính trị. Chế độ cai trị của nhà Nguyên thì dân Hán xếp chót, thuộc hàng nô lệ, đứng cuối cùng sau các sắc dân Mãn, Liêu, Triều... Vì thế dù hiện dân Tầu hiện đại đã quỳ lạy tôn thờ Thành Cát Tư Hãn làm tổ tiên cũng đéo có nghĩa người Hán đc kế thừa lịch sử của triều Nguyên (lãnh thổ nhà Nguyên lúc đó bao gồm cả Triều Tiên, vài nc ĐNÁ, kéo dài đến Nam Siberi Nga. Nói đúng bản chất nhất thì phải là đại lục Tầu khựa trước đây từng là lãnh thổ của người Mông Cổ, chứ đe.ó phải kiểu diễn giải ăn hôi là "Bắc Miến từng là lãnh thổ của Tầu khựa".
- 1 số lãnh thổ Bắc Miến từng thuộc quyền bảo hộ nhà Nguyên. Khi người Hán đuổi đc người Mông Cổ đi, lấy lại đc chủ quyền Đại Lục nhưng nhà Minh đe.ó giữ đc chủ quyền lãnh thổ rộng như người Mông Cổ trước đây.
- Người Anh đe.ó liên quan gì đến chuyện chia tách 1 phần Bắc Miến khỏi Tầu khựa. Triều Nguyên sụp đổ thì người Miến cũng đã đòi lại lãnh thổ của mình từ người Mông Cổ, họ tiếp tục giữ vững chủ quyền xuyên suốt liên tục đến tận bây giờ. Chuyện tranh chấp lãnh thổ Tầu -Miến từng diễn ra trực tiếp 2 bên ở thời nhà Thanh, Thanh Triều lúc này lớn mạnh, nhòm ngó 1 số vùng đất Bắc Miến và đây là 1 phần lý do Càn Long đã xua quân xuống phía Nam vài đợt, gọi là chiến tranh Thanh -Miến. Quân Thanh bị đập cho toè mỏ, bị vây và tướng lĩnh đã buộc phải kí hoà ước với Myanmar.

Thằng post bài gốc trên Twitter nó ghi sao thì t dịch nguyên văn lại thôi, tại thấy post cũng có tý thông tin nên up. Chứ để ý cái văn của nó là biết ngay mấy thằng thân Trung Cộng cmnr :nosebleed:. Cái luận điểm “lãnh thổ ABC từng thuộc triều đại XYZ trong lịch sử TQ, nên TQ có quyền đòi lại lãnh thổ ABC” đc đám tuyên truyền cho Trung Cộng xài hoài chứ gì, từ Biển Đông cho tới Vladivostok, rồi tới mấy vùng tranh chấp với Ấn Độ. Xong rồi còn hy vọng mấy vùng đó “quay về với tổ quốc” nữa :baffle:.
 
Top