Như vậy cả hai lãnh đạo cao cấp nhất của VN đều " yêu cầu TQ giúp đỡ ", tuy nhiên sau này con cháu lại bảo "TQ nhiệt tình giúp vì họ âm mưu thôn tính

Bomboommmm

Súng hết đạn
Swaziland
Năm nào cũng như năm ấy, cứ đến ngày này, các bài viết chống Tàu, ca Duẩn lại mọc lên như nấm sau mưa. Mọi hành động của người đồng chí xưa kia đều được coi là âm mưu thôn tính, lợi dụng, lừa đảo "Đảng và nhà nước ta", khiến quần chúng nơi nơi ngút trời căm giận. Thôi thì tôi lại lược dịch vài đoạn nói chuyện của lãnh đạo TQ và VN mà báo chí không đề cập đến trong giai đoạn này. Giờ có tài liệu tiếng Anh hết rồi, giấu giếm sao được. Mọi đoạn trích của tôi nằm trong " History and Public Policy Program " của Hoa Kỳ
............................................................
Bắc Kinh ngày 16/5/1965
Đại Lễ Đường nhân dân Trung Hoa
Trong cuộc gặp gỡ giữa Chu Ân Lai, Nguyễn Văn Hiếu - Tổng thư ký Mặt trận DTGPMNVN và Nguyễn Thị Bình - Ủy viên Trung ương MTGPMNVN, Chu Ân Lai cho biết:
Tôi đã có các cuộc hội đàm với ngài Muhammad Ayub Khan ( tổng thống Pakistan ) khi ông ta chuẩn bị sang Mỹ theo lời mời của họ. Tôi yêu cầu ông ta hãy nói cho người Mỹ 4 điều. Tôi chắc rằng người Mỹ sẽ hỏi ông ta về quan điểm của TQ, vì Pakistan có quan hệ tốt với TQ. Ông ta cũng sẽ nói với họ những điều này như là ý kiến của thủ tướng TQ
Điều 1: TQ sẽ không bao giờ gây chiến với nước Mỹ. Đài Loan là vấn đề chính. TQ đã thương thuyết với Mỹ hơn 10 năm nay. TQ giữ vững lập trường là Mỹ phải rút quân khỏi Đài Loan. Trái lại, Mỹ không đồng ý và vấn đề vẫn chưa được giải quyết
Sẽ có hòa bình đồng tồn tại với cả 2 bên nhưng điều này phải dựa trên 5 nguyên tắc đồng thuận hòa bình chứ không phải vô điều kiện. Mỹ không chấp nhận các nguyên tắc đó vì họ ko muốn rút khỏi Đài Loan. Vì họ không muốn rút khỏi Đài Loan, cũng có nghĩa là họ sẽ không rút khỏi Nam VN. Nhân dân Đài Loan không nổi dậy như ở Nam VN. Chúng ta cũng phải tự phê bình vì chúng ta đã không lãnh đạo họ làm cách mạng
Điều 2 : Lời nói và hành động của TQ luôn trước sau như một. Chúng tôi sẽ sang VN nếu các bạn VN cần, giống như chúng tôi đã từng làm ở Triều Tiên
Điều 3 : TQ đã sẵn sàng chiến đấu . Việt Nam DCCH cũng biết rằng các tỉnh thành giáp biên với họ đã sẵn sàng. Cả đất nước TQ cũng sẽ sẵn sàng
Điều 4 : Chiến tranh sẽ không có giới hạn nếu nước Mỹ xâm phạm lãnh thổ TQ. Nước Mỹ có thể chơi không chiến thì TQ cũng có thể chơi chiến tranh trên bộ
( Ngày 29/5/1965, Lưu Thiếu Kỳ, trong cuộc gặp gỡ với Ủy ban quân ủy Trung ương đã có bài diễn văn phân tích các điểm mạnh yếu của Mỹ, viễn cảnh TQ nếu có chiến tranh với Mỹ và cách tổ chức quân đội thời chiến. Như vậy việc họ đề phòng Mỹ xâm lược là có thật chứ không phải họ nịnh bợ hay đầu môi chót lưỡi cho VN tin họ. Họ coi VN là đồng chí chống Mỹ nên viện trợ hết mình
.............................................................
Cùng ngày, tại Trường Sa-Hồ Nam, Mao Trạch Đông tiếp Hồ Chí Minh :
HCM : Chúng tôi cần xây nhiều đường xá mới. Chúng tôi đã nói chuyện với đồng chí Đào Chú về việc này. Nếu TQ có thể giúp chúng tôi xây vài con đường ở gần biên giới TQ, chúng tôi sẽ gửi các đơn vị làm việc này vào phía Nam
Mao : Ý kiến hay đấy
Đào Chú : Tôi đã báo cáo với Chu thủ tướng việc này. Đồng chí ấy bảo TQ làm được
HCM : Đầu tiên, chúng tôi cần các đồng chí xây 6 con đường trong khu vực biên giới. Các con đường này chạy về phía Nam qua vùng hậu phương . Trong tương lai chúng sẽ nối với tiền tuyến. Hiện tại, chúng tôi giành 30 ngàn người để làm đường. Nếu TQ giúp được, chúng tôi sẽ gửi họ vào phía Nam. Cùng lúc đó chúng ta sẽ giúp các đồng chí Lào xây đường từ Sầm Nưa xuống Xiêng Khoảng và từ Xiêng Khoảng tới Hạ Lào, và tới Nam VN
Mao : Trong tương lai chúng ta sẽ tiến hành chiến tranh trên diện rộng nên tôi nghĩ ta nên xây đường tới tận Thái Lan
HCM : Nếu Mao chủ tịch đồng ý giúp, chúng tôi đưa người vào phía Nam
Mao : Đồng ý. Chúng tôi sẽ giúp. Chuyện nhỏ mà
( Ngày 13/4/1965 tại HN, Đào Chú đã nói với HCM rằng " Trung ương Đảng và Mao chủ tịch đồng ý lập 4 tỉnh biên giới làm hậu phương trực tiếp cho VN. Tất nhiên cả nước TQ sẽ là hậu phương cho VN nhưng 4 tỉnh đó là hậu phương tức thì "
.............................................................
Trước đó, ngày 8/4/1965 Lưu Thiếu Kỳ tiếp Lê Duẩn ở Bắc Kinh. Đây là đoạn trao đổi giữa Duẩn và Kỳ:
LD : Chúng tôi cần phi công và lính tình nguyện v.v...và các bộ phận hậu cần tình nguyện khác để xây cầu đường
LTK : Chính sách của chúng tôi là giúp các đồng chí hết mình. Chúng tôi sẽ viện trợ cho các đồng chí tất cả những gì các đồng chí cần và chúng tôi đóng vai trò như nhà viện trợ. Nếu các đồng chí không mời chúng tôi sẽ không sang. Nếu các đồng chí mời đơn vị nào của chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi ngay đơn vị đó cho các đồng chí. Phần chủ động hoàn toàn do các đồng chí
LD: Chúng tôi cần phi công tình nguyện để làm 4 việc sau :
- Ngăn chặn vùng đánh bom của người Mỹ ở phía dưới vĩ tuyến 19 và 20
- Bảo vệ HN
- Bảo vệ các tuyến đường vận tải
- Nâng cao tinh thần nhân dân VN
.............................................................
Bắc Kinh ngày 29/9/1975 Lê Duẩn gặp Đặng Tiểu Bình :
DTB : Có nhiều căng thẳng trong mối quan hệ của chúng ta. Một vài vụ bắt đầu từ khi Hồ chủ tịch còn sống. Tôi phải nói là đọc báo chí của các đồng chí không dễ chịu chút nào. Các đồng chí nhấn mạnh về " sự đe dọa từ phương Bắc ". Sự đe dọa từ phương Bắc đối với chúng tôi là quân đội LX ở biên giới. Còn với các đồng chí, liệu đó là TQ?
LD : Chúng tôi không nói thế
DTB : Tôi còn nhớ một cuộc gặp có Chu thủ tướng, Hồ chủ tịch và tôi và Hồ chủ tịch có đề cập việc này. Lúc đó chúng tôi có đưa vài trăm ngàn quân đóng ở Lưỡng Quảng. Các đồng chí dùng cổ sử nói bóng gió tới " sự đe dọa từ phương Bắc ". Lúc đó chúng ta cũng có đề cập tới LX. Chu thủ tướng đã nói thẳng với Hồ chủ tịch :" Các đồng chí đang dọa chúng tôi à ". Về phần tôi, tôi hỏi Hồ chủ tịch xem ông ấy có thấy chúng tôi thị oai với các đồng chí ko. Nếu các đồng chí thấy vậy, chúng tôi rút quân lên phía Bắc. Lý do chúng tôi đặt quân ở đó vì chuẩn bị cho viễn cảnh như chiến tranh Triều Tiên thôi. Chúng tôi cân nhắc tới khả năng tấn công của nước Mỹ. Hồ chủ tịch có nói lại với đồng chí không ?
LD : Thật sự tôi không có nghe nói về việc này
ĐTB : Lúc đó có một số bài báo làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương của chúng ta. Chúng tôi cũng có nói với Hồ chủ tịch vì lợi ích đôi bên. Hồ chủ tịch trả lời ngay: " Tôi ko đồng ý là chúng tôi đe dọa các đồng chí ". Ông ấy cũng ko cho chúng tôi rút quân đi. Tuy nhiên sau này tình thế thay đổi, chúng tôi đã đưa quân đi chỗ khác
Trong những năm gần đây, những việc như vậy xảy ra càng nhiều. Chủ đề chính luôn là " sự đe dọa từ phương bắc, thậm chí còn được đưa vào sách giáo khoa. Chúng tôi không thoải mái về chuyện này. Quan hệ hai nước chúng ta rất sâu nặng. Chúng tôi chưa lấy 1 cm đất nào của các đồng chí nhé
..................................................................
 
Top