Ngày tàn của Bạo Chúa: Giặc Mỹ rên xiết vì lạm phát dai dẳng, lương tăng chậm

Kinoshita Tōkichirō

Gió lạnh đầu buồi
Japan
(KTSG Online) – Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng người dân Mỹ đã đạt tới giới hạn chịu đựng trước các mức giá tiêu dùng cao. Họ đang chi tiêu thận trọng hơn giữa lúc tăng trưởng thu nhập chậm lại, đồng thời lượng tiền tiết kiệm của họ trong đại dịch Covid-19 cạn kiệt.
Doanh-so-ban-le-cua-My-tri-tre-trong-dau-nam.jpg
Doanh số bán lẻ ở Mỹ giảm 1,1% trong tháng 1 và chỉ tăng 0,6% trong tháng 2. Ảnh: Getty
Doanh số bán lẻ trì trệ trong đầu năm
Theo nhận xét từ các lãnh đạo ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng cũng như dữ liệu chính thức, người tiêu dùng Mỹ đang mua sắm thận trọng hơn. Điều này đánh dấu sự thay đổi so với những năm gần đây khi họ chi tiêu thoải mái nhờ số tiền tiết kiệm được tích lũy trong thời kỳ đại dịch Covid-19 cũng như thu nhập tăng trong bối cảnh thị trường việc làm thắt chặt.
Sau khi giảm 1,1% trong tháng 1, doanh số bán lẻ của Mỹ chỉ tăng 0,6% trên cơ sở hàng tháng trong tháng 2, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố tuần qua. Tỷ lệ tăng đó thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế.
“Mỹ đã không khởi đầu năm mới với mức chi tiêu dùng mạnh mẽ và lành mạnh như cuối năm ngoái. Điều này cho thấy nền kinh tế đang mất đi xung lực tăng trưởng”, Steve Ricchiuto, nhà kinh tế trưởng của Mizuho Securities, bình luận.
Số liệu bán lẻ của Mỹ trong tháng 1 được điều chỉnh thấp hơn so với ước tính trước đó và đây là lần điều chỉnh giảm thứ tư liên tiếp.
Jeffrey Roach, nhà kinh tế trưởng của LPL Financial, nhận định sức mua của người dân Mỹ trong nửa đầu năm chắc chắn sẽ khá trì trệ. Tuy nhiên, ông kỳ vọng tăng trưởng bán lẻ phục hồi trong nửa cuối năm nhờ lạm phát tiếp tục giảm tốc và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng chính sách tiền tệ.
Dù lạm phát đã giảm khoảng 2/3 so với mức đỉnh điểm vào mùa hè năm 2022 nhưng giá cả tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới bất ngờ tăng 3,2% trong tháng 2, phần lớn do áp lực giá cả dịch vụ.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ trong tháng 3, do Đại học Michigan theo dõi, giảm xuống mức thấp hơn so với mức phổ biến trước đại dịch.
“Doanh số bán lẻ tháng 2 cung cấp thêm bằng chứng cho thấy chi tiêu cho hàng hóa tùy ý trong năm 2024 ở Mỹ có thể sẽ giảm sau vài năm tăng trưởng mạnh mẽ và do sức khỏe tài chính của người tiêu dùng yếu đi phần nào do lạm phát và tiền tiết kiệm giảm”, David Silverman, giám đốc cấp cao tại Fitch Ratings, nhận định.
“Lạm phát đang giảm tốc nhưng sự cộng dồn của những đợt tăng giá trong một năm rưỡi qua có nghĩa là giá cả đang cao hơn. Vì vậy, người tiêu dùng cảm nhận áp lực giá cả rõ rệt hơn so với một năm rưỡi trước”, Stephanie Cegielski, Phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu tại ICSC, một hiệp hội bất động sản bán lẻ và thương toàn cầu, có trụ sở ở New York, cho biết.
Sau khi tiến hành một loạt đợt tăng giá trong năm 2023, tháng trước, Kraft Heinz, hãng sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn thứ ba Bắc Mỹ, báo cáo doanh thu thuần trong quí 4-2023 giảm lần đầu tiên kể từ năm 2021, với khối lượng tiêu thụ cũng giảm. Nguyên nhân suy giảm chủ yếu là do nhu cầu ở Mỹ suy yếu.
Hoạt động mua sắm trở lại bình thường
Trong cuộc họp báo tháng trước, Ramon Laguarta, CEO của hãng nước giải khát và thực phẩm PepsiCo, ghi nhận hành vi của người tiêu dùng Mỹ đã trở lại các chuẩn mực trước đại dịch.
“Trong quí 4, chúng tôi chứng kiến doanh số trì trệ ở Mỹ ở cả danh mục thực phẩm lẫn đồ uống. Một phần nguyên nhân là mức giá bán cao trong khi thu nhập khả dụng của người Mỹ tăng chậm lại”, ông nói.
Năm ngoái, nhiều nhà bán lẻ ở Mỹ tăng giá để bù đắp chi phí hoạt động và hàng hóa cao hơn, tạo ra các mức tăng trưởng doanh số mạnh mẽ. Nhưng khi lạm phát giảm tốc và người tiêu dùng từ chối các mức giá cao hơn, một số hãng bán lẻ dự kiến tăng trưởng doanh số sẽ chậm lại trong năm nay.
Hồi tháng 2, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s báo cáo doanh số yếu hơn ở Mỹ trong quí gần đây nhất do nhóm khách hàng có thu nhập thấp ưu tiên chọn mua các món ăn giá rẻ trong thực đơn. McDonald’s dự báo tăng trưởng doanh số trong cùng một cửa hàng vào năm nay sẽ quay trở lại trung bình, từ 3-4%, giảm từ mức 9% của năm ngoái.
“Thời kỳ tăng trưởng doanh số nhờ những đợt tăng giá lớn có lẽ đã kết thúc”, Brian Yarbrough, nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Edward Jones, nhận định.
Tuần trước, Target, nhà bán lẻ lớn thứ 7 của Mỹ, dự báo người tiêu dùng tiếp tục đối mặt với áp lực giá cả trong năm nay.
“Người tiêu dùng Mỹ vẫn cảm thấy căng thẳng. Họ đang nỗ lự cân bằng tài chính bằng cách đánh đổi giữa các sự lựa chọn chi tiêu để đáp ứng nhu cầu của gia đình”, Christina Hennington, Giám đốc tăng trưởng của Target, nói.
Dù lưu lượng khách tại các siêu thị của Target cải thiện trong quí cuối năm ngoái nhưng vẫn giảm 1,7% so với một năm trước.
Trong cùng kỳ, giá trị trung bình của mỗi giao dịch mua ở các siêu thị của Target giảm 2,8% khi người mua sắm tăng cường tìm kiếm các mặt hàng khuyến mãi.
Một số người tiêu dùng Mỹ bắt đầu giảm chi tiêu cho các dịch vụ như du lịch. Tháng trước, chuỗi khách sạn Marriott cảnh báo, mức tăng trưởng doanh thu sẽ chậm hơn trong năm nay. Trong khi đó, nền tảng đặt chuyến bay, phòng khách sạn Expedia, dự báo mức tăng trưởng doanh thu và đặt chỗ sẽ giảm nhẹ khi cơn bùng nổ du lịch sau đại dịch Covid-19 lắng xuống.
Dollar-Tree.jpg
Chuỗi cửa hàng giảm giá Dollar Tree ghi nhận, nhóm khách hàng tăng trưởng nhanh nhất của công ty là những người có thu nhập 125.000 đô la Mỹ mỗi năm. Ảnh: Pittsburgh Post-Gazette
Lương tăng chậm, tiền tiết kiệm cạn dần
Người Mỹ trở nên thận trọng hơn khi lượng tiền tiết kiệm trong đại dịch Covid-19 cạn dần và lương chỉ tăng ở mức vừa phải. “Xét theo mọi thước đo, tiền lương thực tế của người Mỹ đều thấp hơn so với tháng 1-2021 khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức”, Steve Englander, nhà chiến lược của Standard Chartered, nói.
Theo dữ liệu của Bộ Thương mại, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân (tỷ lệ thu nhập mà người Mỹ dành ra để tiết kiệm) chỉ đạt 3,8% trong tháng 1. Con số này thấp hơn nhiều so với mức cao nhất là 5,3% vào tháng 5 năm ngoái và khoảng 7% trước đại dịch.
Theo Katie Thomas, người đứng đầu hãng tư vấn quản lý Kearney Consumer Institute, vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh năm ngoái, nhiều người tiêu dùng Mỹ tiêu hết số tiền tiết kiệm cuối cùng.
Lạm phát ảnh hưởng nặng nề nhất đến nhóm người tiêu dùng Mỹ có thu nhập thấp. Dù vậy, một số nhà bán lẻ nhận thấy người tiêu dùng có thu nhập cao hơn cũng đang cảm thấy áp lực giá cả.
Trong tuần này, Rick Dreiling, CEO của chuỗi cửa hàng giảm giá Dollar Tree, cho biết nhóm khách hàng tăng trưởng nhanh nhất của công ty là những người có thu nhập 125.000 đô la Mỹ mỗi năm.
Tương tự, John Rainey, CEO của tập đoàn bán lẻ Walmart, ghi nhận một trong những yếu tố giúp công ty giành được thêm thị phần từ các nhà bán lẻ khác trong quí 4 là từ sức mua của người tiêu dùng kiếm được hơn 100.000 đô la/năm. Walmart nổi tiếng cung cấp nhiều mặt hàng giá rẻ cho người tiêu dùng.
“Rất nhiều người Mỹ muốn nhận được giá trị tốt nhất từ đồng tiền của họ. Mọi người ở cả hai nhóm thu nhập thấp và cao đều đang cảm thấy căng thẳng hơn một chút so với một năm trước”, Katie Thomas của Kearney Consumer Institute, nói.
 
bọn này toàn nói nửa câu chuyện

Tỷ lệ lạm phát 3.2% Nhưng lương tăng 5%
có những thời điểm 2021 lạm phát vượt quá tăng trưởng tiền lương nó cũng có chết đéo
 
Top