Kiến thức về nhạc cổ điển

Đ biết bao giờ thành Rome mới được uống rượu. :vozvn (19): Mà cũng cho chừa cái tội hay phân biệt chủng tộc. Hy vọng sau vụ này bớt bớt lại =))

Đây là một trích đoạn trong La traviata tiếng Ý của Verdi.

 
Tao thấy có bản này hay, vừa liếm láp, mút mát rau vừa nghe thì nhất con mẹ nó ngay

 
Sửa lần cuối:
Ko biết tụi m từng nghe 1812 của Tchaikovksy chưa? Bài này Tchai viết để ca ngợi chiến thắng của Nga trước Napoleon năm 1812. Lần đầu tiên có người dùng súng thần công (cannon) để hòa âm cho một bản nhạc :vozvn (1):

 
Có tml nào thích xem mấy cụ hồi xưa chơi ntn ko. Cảm giác xem cải lương hồi xưa, phim xưa nó vẫn có j đó gọi là dấu ấn nghệ thuật. Ko bị trộn lẫn tạp nham với đám gameshow rẻ tiền như bây h.

Trong clip là sư huynh của Heifetz, Mischa Elman đang chơi Humoresque của Dvorak

 
Có tml nào thích xem mấy cụ hồi xưa chơi ntn ko. Cảm giác xem cải lương hồi xưa, phim xưa nó vẫn có j đó gọi là dấu ấn nghệ thuật. Ko bị trộn lẫn tạp nham với đám gameshow rẻ tiền như bây h.

Trong clip là sư huynh của Heifetz, Mischa Elman đang chơi Humoresque của Dvorak


Cái vibrato của Elman t thấy nó quá đặc biệt, h ko còn thấy kiểu rung như vậy nữa r. Về vibrato t thích nhất là Elman với Kogan, Heifetz thì hơi thiếu chút j đó.
 
Thấy tụi m có vẻ ko thích violin với opera lắm nhỉ :vozvn (23):

Bản Traumerei này của Schumann sáng tác lúc ổng đang yêu bà vợ đầu tiên. Hình như dịch sang là childhood j đó nhưng ổng nói bài này ko phải dành cho trẻ em, kiểu hoài niệm thôi.

Trong clip là Horowitz chơi trên cây đàn piano tại Moscow. Một câu chuyện bên lề là lúc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, triệu người chết, khói đạn đã đi qua thì giai điệu bài này nổi lên trên các radio của châu âu và US thời đó.



Thích nghe bản violin thì đây, của Elman :vozvn (22):

 
Tao có đọc blog của ông bạn nghe nhạc cổ điển cũng phải từ 2013-2014, thì ông ấy có nhận xét về các nhạc sĩ như này

"Sau hai năm nghe nhạc cổ điển hàng ngày và mỗi ngày là nhiều tiếng trong giờ làm việc, tôi thấy thích Schubert nhất. Anh ấy trong sáng, giản dị, hồn nhiên và hay xấu hổ, anh ấy gần gũi và đáng yêu, anh ấy buồn nhưng anh ấy luôn yêu con người. Anh ấy không trưng trổ như Mozart, không bạo lực như Beethoven, không sến súa như Chopin, không hãnh tiến như Tchaikovsky, không sang chảnh như Liszt, không mafia như Rachmaninoff. Anh ấy hiền lành, tinh tế, nhân hậu, nhăn mặt há mồm gặm nỗi thất vọng nhưng mắt vẫn tràn đầy mơ ước. Anh ấy là một Roberto Baggio trong âm nhạc"

Chúng mày thấy thế nào :d
 
Nhạc baroc nghe đéo hiểu gì nhưng t vẫn hay nghe nó thoải mái vkl
 
Âm nhạc cổ điển thời trước Wagner với Liszt thì nó đi theo dạng không có chủ đề nên nghe mấy lần đầu khó hiểu vkl. Ví dụ như bài Chaconne của Bach. Còn sau thì chia làm hai phe, phe Wagner là trường phái tân cổ điển, mỗi bài hướng tới chủ đề cụ thể, còn Brahms thì bảo vệ trường phái cũ (Beethoven, Mendelssohn, ...). Theo t được biết là vậy. Tchai với Brahms cùng thời, cùng ngày sinh nhưng theo hai trường phái khác nhau và chí chóe nhau cũng vài lần.
 
Facts topic còn hơi phèn dù công nhận m cũng có nghe này kia. T nghĩ để mà nghe và nói dc về nhạc cổ điển m nên học sâu nhạc lý hơn. Người đời ca tụng paganini với liszt là tại vì 2 thánh này compose những bản khó nhất của 2 violin với piano, mozart thì hòa âm phức tạp vô đối, :) lâu lâu hơi quá, ý là thế. Còn để nói như m thì chỉ là nghe cho vui tai th chứ chưa đến mức hiểu sâu đâu. Chia sẻ 1 tí với tml
 
Thấy tụi m có vẻ ko thích violin với opera lắm nhỉ :vozvn (23):

Bản Traumerei này của Schumann sáng tác lúc ổng đang yêu bà vợ đầu tiên. Hình như dịch sang là childhood j đó nhưng ổng nói bài này ko phải dành cho trẻ em, kiểu hoài niệm thôi.

Trong clip là Horowitz chơi trên cây đàn piano tại Moscow. Một câu chuyện bên lề là lúc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, triệu người chết, khói đạn đã đi qua thì giai điệu bài này nổi lên trên các radio của châu âu và US thời đó.



Thích nghe bản violin thì đây, của Elman :vozvn (22):


Violin thì nghe tác phẩm của Paganini vẫn là hay nhất nhỉ
 
Âm nhạc cổ điển thời trước Wagner với Liszt thì nó đi theo dạng không có chủ đề nên nghe mấy lần đầu khó hiểu vkl. Ví dụ như bài Chaconne của Bach. Còn sau thì chia làm hai phe, phe Wagner là trường phái tân cổ điển, mỗi bài hướng tới chủ đề cụ thể, còn Brahms thì bảo vệ trường phái cũ (Beethoven, Mendelssohn, ...). Theo t được biết là vậy. Tchai với Brahms cùng thời, cùng ngày sinh nhưng theo hai trường phái khác nhau và chí chóe nhau cũng vài lần.
M là fan của Jascha Heifetz còn t thì biết đến Jascha nhờ cháu của ông này Danny Heifetz :feel_good:
 
nghe classical, tao thích có cốt truyện, hay là câu chuyện ra đời như Moonlight Sonata, Espana - Emmanuel Chabrier, Rimsky Korsakov - Scheherazade, Swan Lake - Tchaikovsky, I Vow to Thee My Country - Gustav Holst, Farewell of Slavianka ..
 
Chào các tml, các trụ trì, các tăng chúng. T thì gu nhạc cũng ko phải gọi là dị, chỉ ko thoải mái với cái xu hướng âm nhạc bây h thôi. Nên đành tìm một cái zone khác để chui vào. May là nhạc cổ điển đón nhận t :))

Trong bài này, t chia sẻ về cảm nhận mấy bài nhạc t nghe từ trước tới giờ, không phải theo trình tự lịch sử mà là trình tự t nghe thôi :)

1. The Blue Danube (Dòng sông xanh)

Nói thật thì t với ba t cũng có sở thích nghe nhạc không lời, bài này cũng có cả lời việt khá nổi tiếng do Phạm Duy phổ lời. Ông t và ba t đều biết bản này, nên từ nhỏ t nghe miết. Lời việt thì có ca sĩ Ánh Tuyết còn bản gốc thì nghệ sĩ violin sẽ chơi cùng với dàn nhạc.





Bài này có thể nói là đỉnh cao của dòng Valse, mang tên tuổi ông tác giả nổi tiếng khắp Châu Âu, rồi cả sang Mỹ. Tụi m có thể xem một bộ phim dựng lại về bản nhạc này. Nhân vật nam trong clip là Johan Strauss, tác giả của Blue Danube



2. Mozart’s

Nghe chán chê dòng Valse thì t cũng có tìm hiểu thêm mấy ông nhạc sĩ khác. Mà mang tiếng là nghe cổ điển mà chưa nghe Mozart thì hơi kỳ nên thôi nghe thử xem sao :v

Mozart viết quá nhiều thể loại từ dành cho nhạc cụ tới opera. Mà vở opera t thích nhất của ổng là The Magic Flute (cây sáo thần)





Còn nhiều bài hay trong vở này nữa, mấy tml kiếm từ từ nha. Bài ending của vở này t thấy rất xúc động đậy :))

Về piano thì t có nghe bản này, chị này chơi khá hay, hình như là winner của cuộc thi này luôn.

Mozart Piano Concerto No 21

À một điều t đọc vs tìm hiểu được khi nghe cổ điển đó là bọn Hàn Quốc tuy có thứ âm nhạc Kpop lãng xẹc nhưng tụi nó cực kỳ thích nghe cổ điển (đặc biệt là giới elite), nghe một cách sang chảnh hơn cả dân Việt mình luôn. Con của tụi nó có tý năng khiếu là quăng qua mấy trường nghệ thuật của anh Mẽo đào tạo xong về chơi ra gì và này nọ phết. T sẽ show dần dần trong mấy bài dưới :d

Tụi m thắc mắc mấy bài khác nổi tiếng của mozart sao t không đăng thì t nghĩ do nó quá phổ biến, nhiều người quen giai điệu r nên thôi, t chỉ đăng mấy bài t nghĩ ít người biết.

Một bài nữa của Mozart được trích trong vở Cây Sáo Thần bên trên,

Mozart para Bebês - So Wonderful (The Magic Flute/ k 620) 3/9

Bài này được lấy từ đoạn nhân vật chính bị mấy con quỷ của nữ thần bóng đêm vây bắt xong ổng lấy cái chuông thần ra để đuổi lũ quỷ. Giai điệu bài này chính là giai điệu Mozart viết cho chiếc chuông thần.

Violin concerto số 3 của Mozart cũng là một bài hay (hình như là bản violin duy nhất của ổng mà t nghe).

Dù mozart nổi tiếng nhưng theo cảm nhận của t nhạc của ổng cũng khá dễ đoán, chưa phải là có sự bức phá về mặt giai điệu. Mấy ông sau này t nghe còn kinh khủng hơn dù k được gắn mác thần đồng như Mozart. Nhưng nói đi cũng nói lại, không có người đi trước thì là gì có kẻ theo sau. Mozart có thể xem là một cái gạch nối cho nhạc cổ điển chuyển giao.

3. Beethoven

Ông này với Mozart có thể xem như cùng thời, nhạc ông này t ko nghe nhiều lắm, Ode to Joy là một bản kinh điển của ổng và được làm quốc ca của tụi liên minh j đó bên châu Âu hiện nay.

Ông này làm nhạc không bằng đôi tai mà bằng logic suy nghĩ trong đầu. Nc tới trình mấy ông này rồi thì kiểu gì cũng xoay được.

4. Paganini - idol đầu tiên <3

Ông này là một nghệ sĩ violin ở Ý. Chơi hay tới mức dân thời đó bảo ông này có ký contract với ác quỷ (hay người Việt mình thường gọi là chơi ngải).

Ông là người phát triển các kỹ thuật violin đến mức đ ai thời đó có thể chơi được như ông. Nên nhạc ông này viết đòi hỏi người chơi kỹ thuật phải tầm khá cứng trở lên. T hay nghe bản này, Paganini Violin Concerto số 1

Paganini Violin Concerto No. 1 (encore: Paganini Caprice) In Mo Yang (pls watch in HD)

Người chơi là một cái tên đến từ Hàn Quốc :))

Bản concerto số 2 của ông nổi tiếng với đoạn La Campella được trình diễn khá nhiều

David Oistrakh Paganini Campanella live in Moscow 1954

Nghệ sĩ trình bày ở trên là David Oistrakh hay còn gọi thân mật là King David :)) Dù t thích đối thủ của ông hơn (đối thủ là ai sẽ nói ngay duói đây) nhưng công nhận tiếng đàn ông này khá ấm và tròn trịa. :))

Ngoài ra Paganini còn viết 24 bản caprice dành cho các kỹ thuật violin. Bản số 24 là bản có thể xem như khó chơi và khó diễn tả hết nội dung nhất. Đối thủ của David Oistrakh chơi bản này tuyệt vời <3 <3 - Jascha Heifetz

Jascha Heifetz plays Paganini Caprice No. 24

Heifetz là đối thủ của Oistrahk là do người ta hay đem so sánh mấy bản nhạc của hai người xem ai hay hơn, chứ hai ông không có công kích nhau trực tiếp. Với lại thời hai ông này là lúc chiến tranh lạnh nên Heifetz (ở mỹ) và Oistrahk (ở Nga) có so sánh là điều ko quá khó hiểu.

Cũng từ Paganini này, t bỏ thói quen nghe theo tác giả từ trước tới h mà chuyển sang nghe theo nghệ sĩ violin :d T chọn Heifetz là thần tượng violin nên nghe tất tần tật những bài ông chơi, từ đó mới tìm hiểu xem tác giả là ai sau.

4. Heifetz chơi Mendelssohn

Mendelssohn: Violin Concerto (Heifetz)

Mendelssohn chỉ sau mozart chục năm nhưng t thích âm nhạc của mendelssohn hơn, thậm chí t thấy nhỉnh hơn mozart rất nhiều ở bản concerto này. Tụi mày có thể so sánh với bản concerto số 3 của mozart t nói ở trên.

Bản này của heifetz chơi nhiều người bảo là nhanh nhưng những tài liệu t đọc thì nói đó chỉ là ảo giác, phần nhịp vẫn được giữ rất chăc.

Có một vài nghệ sĩ hiện đại chơi bài này nhưng t vẫn thích nghe Heifetz nhất, thằng Buồi Cong Duy (bùi công duy) chơi tạch vcl, chán.

Ngoài bản này thì vở kịch Giấc mộng đêm hè (viết cùng năm với Romeo và Julliet) của ông thi hào người anh cũng được Mendelssohn chuyển thể thành nhạc kịch với nổi tiếng nhất có lẽ là bài mà tụi bay cũng ít nhất nghe qua 1 lần trong đời

Mendelssohn A Midsummer Night's Dream - Wedding March

Dù sáng tác toàn siêu phẩm nhưng tiếc là ông Mendelssohn chết khá trẻ :(

5. Heifetz chơi Tchaikovsky

Heifetz là học trò của Leopold Auer - một violinist và nhà giáo dục nổi tiếng. Còn Tchaikovsky thì chắc tụi m cũng nghe tên r.

[HQ] Jascha Heifetz - Tchaikovsky's Violin Concerto in D major, Op. 35

Tại sao t nhăc tới Auer? Vì Tchaikovsky sáng tác bản violin duy nhất của mình và ở dưới đề tặng cho Auer. Nhưng sau đó Auer từ chối, nói là mình đ thích chơi nhạc của một thằng gay :)) nên Tchai đã tức giận đem cho người khác chơi.

Về sau thì Auer có nhận học trò là Heifetz và chắc ân hận năm xưa nên đã phát triển thêm bản violin của Tchai cho nó hoàn thiện, phù hợp với kỹ thuật violin thời hậu Paganini hơn, bớt đơn điệu hơn. Và heifetz đã làm xuất sắc những gì ông thầy của mình truyền đạt.

Về sau này khi Auer qua Mỹ định cư (lúc này Tchai đã mất), ông có dịp thu âm (kỹ thuật phòng thu mới phát triển) hai bản hay ba bản violin ngắn gì đó t không nhớ, và đặc biệt có một bản là Tchaikovsky Melodie

Leopold Auer - Melody ("Souvenir d'un lieu cher") (Tchaikovsky-Wilhelmi)

Bản thu này năm 1920 nên đc như vầy là tốt r, sau này đệ ông là heifetz có chơi lại, tất nhiên là trò hơn thầy

Heifetz playing Tchaikovsky Melodie

6. Trường phái lãng mạn

Sau cái thời của Mendelssohn thì nhạc chia ra hai trường phái, một là giữ cái nét cổ điẹn của mendelssohn, hai là cách tân hoàn toàn. T cũng có nghe cả hai trường phái, cũng có nhiều bài hay.

Về bên bảo vệ nét cũ thì có Bruch, Brahm (đứng đầu :v ). Bruch có bản Scottish fantasy (heifetz chơi)

MAX BRUCH - "Scottish Fantasy", Orchestra and Violin, Op. 46 - Heifetz/Sargent/New London Symphony

Brahm có điệu nhảy Hungary số 7 khá hay (cũng là heifetz chơi :)) ). À còn bản số 5 nữa, tự tìm nghe nha :v

Jascha Heifetz plays Brahms Hungarian Dance #7

Còn về phía trường phái cách tân thì t có nghe Liszt đại đế với 2 bản cuồng ngạo số 2 và 6 (thag nào xem Tom jerry thì để ý thấy nhạc của Liszt được lồng khá nhiều).

Franz Liszt Hungarian Rhapsody no 2 The Perfect Version

Tao dạo này hay nghe nhạc không lời. Từ guitar, piano, hòa tấu. Cảm giác buổi tối khi ngồi thư giãn nghe mấy bài nhạc như quên hết sự đời.
 
Âm nhạc cổ điển thời trước Wagner với Liszt thì nó đi theo dạng không có chủ đề nên nghe mấy lần đầu khó hiểu vkl. Ví dụ như bài Chaconne của Bach. Còn sau thì chia làm hai phe, phe Wagner là trường phái tân cổ điển, mỗi bài hướng tới chủ đề cụ thể, còn Brahms thì bảo vệ trường phái cũ (Beethoven, Mendelssohn, ...). Theo t được biết là vậy. Tchai với Brahms cùng thời, cùng ngày sinh nhưng theo hai trường phái khác nhau và chí chóe nhau cũng vài lần.
tao tưởng chủ đề thường là đồng quê thanh bình, nơi làng quê các tác giả, như bối cảnh ra đời các tác phẩm
 
Topic hay đấy. Dạo này tao toàn hẹn hò với mấy em level cao vcl nên các em cũng rất thích gu âm nhạc này
 
tao tưởng chủ đề thường là đồng quê thanh bình, nơi làng quê các tác giả, như bối cảnh ra đời các tác phẩm
nhạc cổ điển ko phải là thứ gì cao siêu quá như m nghĩ đâu, phải công nhận các ông các chú đặt nên móng cho âm nhạc hiện đại ngày nay, nhưng mà ở thời đó thì ai cũng nghe nhạc cổ điển cả, như là ai cũng nghe pop ở thời điểm hiện tại, nên chủ đề sẽ rất vô biên... thậm chí có những bản được làm ra ko vì chủ đề gì, mà chỉ vì mục đích thử nghiệm hay luyện tập 1 kĩ thuật cụ thể thôi (etude)
:d đây là ý kiến của riêng t, tại chủ đề hợp gu nên t nói hơi nhiều :d mong các tml thông cảm
 
nhạc cổ điển ko phải là thứ gì cao siêu quá như m nghĩ đâu, phải công nhận các ông các chú đặt nên móng cho âm nhạc hiện đại ngày nay, nhưng mà ở thời đó thì ai cũng nghe nhạc cổ điển cả, như là ai cũng nghe pop ở thời điểm hiện tại, nên chủ đề sẽ rất vô biên... thậm chí có những bản được làm ra ko vì chủ đề gì, mà chỉ vì mục đích thử nghiệm hay luyện tập 1 kĩ thuật cụ thể thôi (etude)
:d đây là ý kiến của riêng t, tại chủ đề hợp gu nên t nói hơi nhiều :d mong các tml thông cảm
Mày nói giống vẽ tranh, siêu thưc á.
Thế nó ko tồn tại lâu
Tao nói nhứng cái còn đến bây giờ ý
 
nhạc cổ điển ko phải là thứ gì cao siêu quá như m nghĩ đâu, phải công nhận các ông các chú đặt nên móng cho âm nhạc hiện đại ngày nay, nhưng mà ở thời đó thì ai cũng nghe nhạc cổ điển cả, như là ai cũng nghe pop ở thời điểm hiện tại, nên chủ đề sẽ rất vô biên... thậm chí có những bản được làm ra ko vì chủ đề gì, mà chỉ vì mục đích thử nghiệm hay luyện tập 1 kĩ thuật cụ thể thôi (etude)
:d đây là ý kiến của riêng t, tại chủ đề hợp gu nên t nói hơi nhiều :d mong các tml thông cảm
À mà mày chém láo rồi
Nhạc cổ điển là nhạc bác học
Dân thường nghe nhac folklore, lullaby
 
À mà mày chém láo rồi
Nhạc cổ điển là nhạc bác học
Dân thường nghe nhac folklore, lullaby
chỗ này t nhận sai :d, nhưng m nói cái gì ko có ý nghĩa ko sống lâu cũng ko đúng lắm. Giả sử chopin có rất nhiều etude đến giờ vẫn nổi tiếng. M có thể tham khảo opus 10 số 4 chẳng hạn.
 
Top