Không tự ý dùng thuốc Monulpiravir khi nhiễm covid-19

Tính Phong

Phóng viên thường trú tại Xamvn
FB_IMG_1645453591755.jpg
Dạo này nổi lên 2 vụ, thứ nhất là khám “hậu covid” và thứ hai là thuốc Monulpiravir

Thứ nhất, không phải bé nào nhiễm xong cũng bị. Tỷ lệ MIS-C theo nghiên cứu ở Mỹ chỉ khoảng 0.03% (1) (2) - nghĩa là hơn 3000 trẻ bị covid mới có 1 trẻ bị MIS-C. Phần lớn các bé tự vượt qua mà không có hậu quả gì.

Vậy khi nào trẻ cần khám? Đó là khi trẻ SỐT KÈM VỚI
- đau bụng
- mắt đỏ
- tiêu chảy
- chóng mặt
- da nổi sẩn
- nôn ói

Cho bé CẤP CỨU nếu như có thở mệt, đau ngực, lơ mơ, tím tái…

Lưu ý rằng nếu không có triệu chứng sốt sau khi âm tính và cũng không có bất kỳ triệu chứng nào thì không cần khám.

Thứ hai, thuốc Monulpiravir hôm nay chính thức được bán ở nhà thuốc và có rất nhiều bà mẹ inbox hỏi về chuyện dùng cho bé dù đã khỏi covid cả tháng. Mình xin nhắc lại khuyến cáo BỘ Y TẾ (3) là Monulpiravir chỉ dùng cho người lớn có yếu tố nguy cơ và chỉ sử dụng trong 5 ngày đầu từ khi biết bệnh. Người lớn khoẻ mạnh hoặc nhiễm quá 5 ngày không dùng.

Theo thầy Trương Hữu Khanh thì người chưa tiêm chủng và có bệnh mạn tính từ trước thì nên liên hệ bác sĩ để chỉ định thuốc Monulpiravir.

Monulpiravir KHÔNG DÙNG cho
- phụ nữ có thai vì gây dị tật bẩm sinh
- đang cho con bú vì nguy cơ gây ngộ độc trẻ sơ sinh
- nam giới dùng thuốc được khuyến cáo sử dụng biện pháp tránh thai ít nhất ba tháng sau liều cuối cùng, vì tác động lên tinh trùng vẫn chưa được hiểu rõ
- không chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi vì ảnh hưởng phát triển xương
….

Cuối cùng, nhiều người lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tạo ra những “hiệu ứng đám đông” để đánh vào các bố mẹ đang có con vì biết rõ bố mẹ luôn muốn điều tốt nhất cho mình. Các thuốc “ngừa” covid hay trị bách bệnh ở con nít thì nên cẩn trọng, đừng tin tất cả.

Đừng tự ý dùng thuốc vì nhiều trường hợp khỏi bệnh mà không có bất kỳ di chứng gì. Còn muốn dùng thì nên theo chỉ định của bác sĩ!

(1) Incidence of Multisystem Inflammatory Syndrome in Children Among US Persons Infected With SARS-CoV-2
(2) Multisystem Inflammatory Syndrome (MIS)
(3) Thuốc kháng virus mới trị COVID-19: Những điều bạn cần biết - Tin liên quan - Cổng thông tin Bộ Y tế

Nguồn: Bs Nguyễn Thanh Sang
 
Top