Góc chiến thuật: Vì sao Argentina vô địch World Cup 2022 ?

TrienChjeu

Nam Hiệp
-Hello chúng mày, đêm qua xem trận chung kết nghẹt thở quá, hôm nay tao mới tỉnh táo ngồi viết vài dòng về chiến dịch WC năm nay của Argentina. Vì sao "Tango" năm nay lại lên ngôi ?
-Ở 1 topic trước đây, khi vừa đá xong vòng 1/8, tao đã có nói về đặc điểm thường thấy của 1 nhà vô địch WC, chúng mày có thể xem lại. Bài viết này dựa trên những thống kê và kinh nghiệm xem WC của tao. Và tao cũng ngầm ám chỉ Argentina năm nay nâng Cup, cũng có vài thằng tinh ý nhận ra dự đoán của tao.
https://xamvn.icu/r/topic-bong-da-dac-diem-thuong-thay-cua-nha-vo-dich-world-cup.525857/

-Đại khái nhà vô địch có 2 đặc điểm.
1.Thường chật vật, chứ ko thắng như chẻ tre ngay từ đầu giải.
-Lý do này cũng đơn giản thôi. Hầu hết các đội vô địch ko phải là những đội đc đánh giá cao nhất trước giải... Vì các ứng cử viên trong Top 3 thực sự mạnh, nhưng các đối thủ cũng chú ý đến nhiều và sẽ nghiên cứu sâu hơn để tìm cách đối phó.
-Còn các đội đc đánh giá thấp hơn sẽ ít bị chú ý, đồng thời ít phải chịu áp lực hơn...
-Tuy nhiên, lực lượng thua kém nên thường chơi ko thuyết phục. Thắng khá chật vật, lầm lũi từng trận một.
-Lực lượng của Argentina năm nay thực sự ko mạnh. Ngoài Messi và Di Maria là ngôi sao lớn đã thành danh thì những cầu thủ còn lại đều ở mức trung bình khá hoặc cầu thủ trẻ tiềm năng. Mà 2 anh sao lớn lại già rồi... Xét về lực lượng, Arg năm nay thua kém khá nhiều UCV khác. Trận ra quân bất ngờ thua Saudi Arabia, tuy nhiên thất bại này rất có giá trị, nó giúp Arg nhìn lại chính mình, để hoàn thiện lối chơi cho các trận sau...
-Ngoài trận thua này, Arg còn chật vật hơn 60 phút đầu trong trận Mexico, do bị tâm lý, trận 1/8 gặp Úc và tứ kết với Hà Lan cũng vậy, rất khó khăn.
F9uDrGd.png


-Các đội thắng đậm, chơi thuyết phục ngay từ đầu như Anh, BĐN, Brazil, TBN... tao lại ko đánh giá cao, vì thắng sớm sinh ra tự mãn, như đám kiêu binh. Các đối thủ tiếp theo sẽ nghiên cứu lối chơi rất kĩ và phản dame.
Tiêu biểu là BĐN, vừa vả chết 1 đối thủ rất khó chịu là Thụy Sĩ 6-1, ngay lập tức bị Ma rốc dội cho 1 gáo nước lạnh. Rồi Brazil vừa thắng tưng bừng trước Hàn Quốc đã bị Croatia phá lối chơi ngay trận sau.

2.Đội vô địch luôn có dấu ấn của hàng phòng ngự
-Năm nay, hàng phòng ngự của Arg đc bố trí tốt hơn nhiều so với 2018. Ngoài ra thì đặc điểm đội vô địch luôn có hậu vệ ghi bàn tại vòng Knock-Out vẫn đúng như bao kỳ WC khác.
-Sau tình huống Molina băng lên ghi bàn ở trận tứ kết với Hà Lan, tao thấy dự cảm này lại đúng. Và lúc đó phải chắc đến 80% Argentina sẽ vô địch.

5moY387.png

Bàn thắng của Molina trong trận tứ kết gặp Hà Lan

-Bây giờ sẽ phân tích sâu hơn về chiến thuật.

-Khi Scaloni lên nắm quyền, những người hâm mộ Arg cũng ko hy vọng nhiều, vì Scaloni chỉ là 1 HLV trẻ, chưa có kinh nghiệm huấn luyện đỉnh cao, trước đó chỉ là trợ lý của Sampaoli.
-Đây chỉ là phương án chống cháy của liên đoàn bóng đá Argentina, vì ko có tiền trả lương cao cho các HLV nổi tiếng khác.
-Tuy nhiên ít đc kỳ vọng thì lại chịu ít áp lực, và đem lại hiệu quả ko ngờ tới. Sau hơn 3 năm huấn luyện , Arg của Scaloni đc xây dựng 1 cách rất bình dân. Ông loại bỏ các công thần đã già chỉ giữ lại Messi, Di maria, và dùng các cầu thủ trẻ khao khát thể hiện mình để làm mới đội tuyển. Nền tảng Scaloni xây dựng là lối chơi chặt chẽ từ hàng phòng ngự. Đội bóng này chơi thực dụng, ko màu mè, chính vì vậy đánh bại Argentina dưới thời Scaloni rất khó. Sau hơn 3 năm , với mạch 36 trận bất bại... Có thể nói đây là thay đổi bước ngoặt so với đội bóng ko biết phòng ngự và thua sấp mặt năm 2018.

jbrTv7g.jpg


-Tiếp theo Scaloni biến đội bóng thành 1 tập thể đúng nghĩa, chơi đoàn kết và cháy hết mình. Thay vì chuyền cho Messi làm tất như Sampaoli, thì lứa này, các cầu thủ chạy hết mình để Messi ko phải nhận trách nhiệm phòng ngự, để có thể chơi tự do, thỏa sức sáng tạo. Giải này Messi chỉ có đi bộ và gãi đít. Khi nào có bóng mới bứt tốc, mất bóng ngay lập tức có các đồng đội bọc lót. Ngoài ra, các đàn em luôn rất hùng hổ lao vào ăn thua với đối thủ , mỗi khi Messi bị phạm lỗi. Tinh thần đồng đội của lứa này đc đánh giá rất cao. và đó mới là 1 đội bóng đúng nghĩa, chứ ko phải là 1 tập thể nhiều ngôi sao nhưng rời rạc như trước.

-Về sơ đồ chiến thuật, Scaloni thường dùng 4-3-3, tuy nhiên sẽ biến hóa tùy từng trận và từng thời điểm... Ở giải này, Scaloni dử dụng sơ đồ 3-5-2 trong trận Hà Lan để có thêm người Pressing khu vựa giữa sân. Trận bán kết gặp Croatia lại sử dụng 4-4-2, với hàng tiền vệ gồm nhiều công nhân để hạn chế sức sáng tạo của hàng tiền vệ Croatia. Trận gặp Úc, ban đầu chơi 4-3-3, nhưng khi có bàn dẫn trước, lại thay 1 tiền vệ công bằng 1 trung vệ rồi chuyển sang 3-5-2, hạ thấp đội hình để bẫy phản công và sau đó có Arg có bàn thứ 2...
-Scaloni cũng ko bao giờ sử dụng y nguyên đội hình trong 2 trận đấu liên tiếp. Một là để xoay tua, cho đội hình chính và phụ dc thi đấu liên tục , khiến lối chơi ăn ý hơn và ít có sự chệnh lệch trình độ. Trừ vị trí của Messi thì ko ai là ko thể thay thế. Hai là ,tung hỏa mù, khiến các đối thủ tiếp theo sẽ ko biết Arg chơi sơ đồ nào với những con người nào?

zE7ixlm.png


-Ở giải này, có thể thấy Arg tiếp cận trận đấu khá đa dạng, đa phần chiếm đc lợi thế và gây bất ngờ cho đối thủ ngay ở hiệp 1... Cả 4 đối thủ ở các vòng Knock-Out đều bị ngợp và phải nhận bàn thua trước vì ko nắm đc lối chơi của Arg... kể cả các đội bóng mạnh như Hà Lan, Pháp.
-Cách chơi tuy chỉ có 1 mẫu số chung là đặt Messi làm hạt nhân để triển khai bóng. Nhưng lại có nhiều biến số khác nhau qua từng trận, có trận thì Alvarez, trận thì Mac Allister, trận là Di Maria thay nhau tỏa sáng... khiến các đối thủ bất ngờ.

-Hàng thủ với cặp Otamendi - Romero bọc lót khá tốt cho nhau, có trận chơi 3 trung vệ với Lisandro Martinez nữa... 2 cánh lên công về thủ liên tục , thường là Molina - Acuna, sang hiệp 2 xuống sức lại thay Tagliafico - Montiel.
-Giữa sân là bộ 3 Mac Allister - De Paul - Enzo, di chuyển và gây sức ép cho đối thủ...
-Cả đội Pressing tầm cao, chơi bóng ngắn và chuyển trạng thái nhanh...
 
Sửa lần cuối:
-Khen đủ rồi bây giờ phải chê... đội nào dù mạnh đến đâu cũng có những mặt hạn chế?
-Đầu tiên vẫn là chiến thuật, Scaloni có cái hay nhưng cũng có cái chưa tốt... Tiếp cận trận đấu và giành lợi thế sớm rất tốt, nhưng khả năng giữ thành quả lại hơi kém.
-Trận gặp Úc, ăn 2 bàn rồi nhường sân là lẽ thường, nhưng lại rất chật vật mới giữ đc chiến thắng
-Còn trận Hà Lan và Pháp, dẫn 2 bàn, thế trận tốt, nhưng 2 đội này ko gà như Úc, đáng ra phải Pressing tiếp và bóp chết đối thủ, nhưng lại lùi về thụ động. Vì đây là 2 đội đẳng cấp, có nhiều ngôi sao, chỉ cần lấy lại sự tự tin, thì đội bị tâm lý lại là Arg. Và cuối cùng cả 2 trận đều ko giữ dc thành quả khi bị gỡ hòa chóng vánh... Hôm qua, thay Di Maria ra 1 phát là ko lên nổi bóng, và bị ép gần chết. Pha thay người này làm tao liên tưởng đến sai lầm năm 2006 khi Perkeman thay Riquelme ra lúc dẫn trước ... Nhưng may là hôm qua vẫn thắng chung cuộc chứ lại thua thì Scaloni thành tội đồ mất. Nếu ví von, các HLV là những kỳ thủ, còn sa bàn chiến thuật là bàn cờ, thì Scaloni là 1 kỳ thủ chơi khai cuộc rất hay nhưng lại khá kém khi đánh cờ tàn...

2aruUnR.png


-Tiếp đến là hạn chế về bóng bổng: Arg là đội có chiều cao trung bình thấp nhất giải, hầu hết đều là các cầu thủ cao tầm 1m7+, thể hình cũng khá nhỏ bé, nên tranh chấp tay tôi và chống bóng bổng tương đối kém... Các đối thủ đã ko ít lần đánh vào nhược điểm này và có bàn thắng.
-Tiếp nữa là các sai lầm cá nhân. Trong bóng đá ko có hành trình nào hoàn hảo cả, lúc nào cũng có những sai lầm mang tính thời điểm... Otamendi là trung vệ kinh nghiệm và đẳng cấp nhất của Arg, nhưng lại có những sai lầm đáng trách, như tình huống phạm lỗi ngay trc vòng cấm ko cần thiết ở trận Hà Lan, gián tiếp giúp HL có bàn gỡ ... Trận chung kết hôm qua thì ko phá bóng dứt khoát, sau đó ko tì đè nổi và phải phạm lỗi, khiến đội nhà phải nhận 1 quả Pen... Romero cũng mắc lỗi ngay trận đầu gặp Saudi Arabia. Cũng may là sau cùng vẫn chiến thắng, nếu ko Argentina lại phải ôm hận thêm 1 kỳ WC nữa.

7VDk9tE.jpg


-Yếu tố bất ngờ về nhân sự.
-Năm nay, Arg vô địch vì khoản nhân sự có những nhân tố thú vị, làm các đối thủ bất ngờ.
-Chức vô địch này Scaloni và Messi phải cảm ơn người đầu tiên là Emmiliano Martinez, thủ môn này là 1 phát hiện thú vị. Ít ai ngờ Martinez đã 30 tuổi thời trẻ từng là thành viên của Arsenal nhưng ko cạnh tranh nổi và phải trôi dạt ở rất nhiều đội bóng làng nhàng, sau này chỉ thành danh ở 1 CLB tầm trung là Aston Villa, mà cũng mới đến CLB này từ năm 2020. Đến 2021 , tức là năm ngoái thôi mới có lần đầu đc gọi lên tuyển quốc gia và ngay lập tức chơi tốt và giúp Arg vô địch Copa America. Có thể nói Martinez là 1 bông hoa nở muộn, nhưng đúng lúc.

-WC năm nay ko ít lần tài năng của anh giúp đội nhà thoát hiểm. như tình huống cứu thua phút cuối hiệp 2 trong trận gặp Úc và đêm qua là pha cản phá mười mươi trc pha đối mặt với Kolo Muani, nên nhớ khoảnh khắc đó là phút bù giờ cuối cùng của hiệp phụ thứ 2. Nếu tình huống đó thành bàn thì ko còn bất cứ cơ hội nào cho Arg nữa... E.Martinez như cứu rỗi toàn đội từ cõi chết trở về...

-Ngoài ra thì tài nghệ bắt Penalty của Martinez là ko phải bàn cãi... 3 pha càn phá luân lưu trong 2 trận đấu súng với Hà Lan và Pháp là những công lao rất lớn... Hình ảnh của E.Martinez năm nay cũng tựa như thủ thành Sergio Goycochea của WC 1990, khi chơi xuất sắc giúp Arg đánh bại Nam Tư và Italy ở 2 loạt đấu súng. Người ta tôn vinh Messi ở giải năm nay , nhưng nếu công của Messi là 10 thì công của Martinez ít cũng phải là 9.

KdFwFSc.png


-Mac Allister cũng là 1 phát hiện thú vị. Mới lên tuyển vài năm gần đây nhưng chỉ là kép phụ... Chính chấn thương của Lo Celso trước giải đa tạo cơ hội cho Mac tỏa sáng... đóng góp của Mac là rất lớn, nếu Lo Celso ko bị chấn thương, chưa chắc đã chơi tốt như thế này.

-Hai phát hiện lớn nhất là Julian Alvarez và Enzo Fernandez... Nói thật, mới hè năm ngoái thôi tao còn ko biết đến 2 ku em này... Alvarez cũng chỉ là kép phụ cho Lautaro, nhưng kể từ trận Ba Lan đã chơi hay và lấy luôn suất đá chính... 4 bàn thắng với 1 cầu thủ trẻ lần đầu tiên tham dự WC là 1 thành tích khiến nhiều tiền đạo mơ ước. Alvarez có tốc độ, sức trẻ và khả năng pressing liên tục ... Còn Ezno lại có sự tiến bộ thần tốc. 21 tuổi, hè vừa rồi mới sang châu Âu đá cho Benfica. Trước khi dc gọi đi Qatar mới đá 2 trận cho tuyển quốc gia. Nhưng phát hiện này chơi cực kỳ ấn tượng. Lên công về thủ , hoạt động ko biết mệt mỏi và lấy luôn suất đá chính của đàn anh Paredes... ngoài ra còn ghi 1 bàn rất đẹp trong trận gặp Mexico.
fp3Z4hn.png


-Kinh nghiệm và bản lĩnh.
-Ngoài vấn đề con người và chiến thuật thì kinh nghiệm của 1 đội bóng lớn là điều ko thể thiếu nếu muốn chinh phục các danh hiệu. Giải năm nay Arg đã thể hiện sự già dơ và tinh quái của mình... Nhiều lần bị đặt trong tình thế bất lợi, bị sức ép tâm lý đè nặng nhưng họ vẫn đứng vững và vượt qua, điển hình là 2 lần bị gỡ hòa trong 2 trận Hà Lan + Pháp... Nếu là 1 đội bóng khác, có thể đã sụp đổ theo kiểu dây truyền. Đây là sự khác biệt so với chính Arg của những kỳ WC trước.
-Sau thất bại ở trận mở màn, Arg đã phải chơi 60' nặng nề như đeo chì ở trận thứ 2 với Mexico. Và khi Messi ghi bàn, tâm lý đc cởi bỏ, Arg lại chơi rất hay ở các trận sau, ko ít lần người ta đc chứng kiến các cầu thủ nhảy Tango.

-Cùng là các ông lớn ở Nam Mỹ, cùng có nhiều cầu thủ kĩ thuật, ngẫu hứng, nhưng cách chơi của Arg và Brazil rất khác nhau.
-Brazil vẫn có máu nghệ sĩ nhiều hơn và có phần hoang dã. Nếu họ ghi bàn dẫn trước thì họ vẫn muốn lao lên tấn công, vẫn muốn ghi thêm bàn và muốn nhảy Samba. Như trận gặp Hàn Quốc là ví dụ. Còn Arg khi có lợi thế, họ lại chủ động chơi thực dụng hơn, giảm nhịp độ trận đấu, đá cầm chừng và rình rập chờ phản công... Nói chung, Arg ưu tiên bảo vệ thành quả và chơi an toàn hơn. Chính vì thế, Brazil đã bị 1 Croatia già dơ đánh bại vì máu nghệ sĩ nổi lên ko đúng lúc...

DjIo8tU.png


-Tâm lý thi đấu vững vàng cũng đc Arg thể hiện. Ngoài việc đứng vững trc những thời điểm khó khăn đã nêu ở trên, Arg còn rất vững ở các loạt đấu súng căng thẳng, nơi ko dành cho kẻ yếu tim.
-Thống kê chỉ ra rằng Arg là đội thành công nhất trong các loạt luân lưu ở sân chơi WC, khi thắng 6 và chỉ thua đúng 1 lần trước Đức , ông trùm thực sự của trò này (Đức toàn thắng cả 4 lần khi phải đá Pen ở WC). Nhiều người cho rằng, loạt đấu súng là trò chơi may rủi, nhưng t lại nghĩ khác, may rủi chỉ chiếm 3 phần, còn 7 phần là bản lĩnh của các đội bóng.

-Có thể nhận thấy rõ các đội như Anh chẳng hạn, rất yếu tâm lý khi phải đấu súng. Anh thua 7 và chỉ thắng 2 lần khi phải đá Pen ở các giải đấu lớn (WC, Euro) Chính vì vậy, t ko đánh giá cao Anh ở các giải lớn vì dù có đội hình mạnh, nhưng tâm lý kém, yếu bóng vía sẽ ko bao h vô địch đc.Hay như TBN, dù đã tập đá Pen cả nghìn lần nhưng vẫn thua trắng dái (TBN thắng 1 và thua 4 khi phải đá Pen ở WC). Kể cả Pháp cũng là đội đá Pen ko tốt, Pháp thắng 3 nhưng thua đến 5 lần khi phải đấu súng... Vì vậy, hôm qua khi 2 đội bước vào cuộc chơi tâm lý trên chấm 11m, có thể nói Arg đã đc thể hiện sở trường của mình, và tất nhiên tỷ lệ win sẽ cao hơn Pháp.

-Ngoài ra, Arg còn là 1 đội bóng có lối chơi rất tiểu xảo...
-Nhiều thằng ko thích bảo là chơi bẩn, thậm chí điếm thúi. Nghe thì hơi nặng nề, nhưng tao cũng ko phủ nhận và tao lại thích cái kiểu chơi này của Argentina và các đội bóng Nam Mỹ khác... Rất nhiều trò hắc ám như ăn vạ, câu giờ, gây sức ép với trọng tài, phạm lỗi để phá lối chơi đối thủ, gây ức chế để câu thẻ, công kích đối thủ trong và ngoài sân........

-Xuyên suốt chiều dài lịch sử, lứa thế hệ nào Arg cũng có những cầu thủ mang mặt nạ hắc ám vào sân.
-WC1978 trên sân nhà, cũng là lần đầu Arg vô địch. Trận chung kết với Hà Lan, cả đội cố tình đến sân muộn 5' để gây sức ép tâm lý cho đối thủ.
-Đến Mexico 86, ai cũng biết có 1 Maradona với 2 nửa thiên thân và ác quỷ, khi solo qua 5 cầu thủ Anh ghi bàn đẹp nhất WC mọi thời đại, nhưng cũng trong trận đó là bàn tay của Chúa, Đến Italy 90, Maradona lại dùng tay chơi bóng 1 lần nữa, nhưng trọng tài ko phát hiện ra.

93dcRci.png


-Lứa năm 98 thì có Siemone và Ortega... Giải này thì ai cũng nhớ tình huống Siemone lọc lõi đã khiến Beckham phải nhận thẻ đỏ, còn Ortega với kĩ thuật cá nhân thượng thừa luôn xộc thẳng vào hàng phòng ngự đối thủ, rồi ngã vờ kiếm Pen hoặc câu thẻ... Chính Ortega đã ngã giả vờ 2 lần khiến Arthur Numan của Hà Lan ăn 2 thẻ vàng (thành 1 thẻ đỏ) và phải rời sân. Xem lại băng quay chậm mới thấy ông này ngã đẹp vl, phải quay chậm đúng góc mới nhìn ra đấy là tình huống ăn vạ... thậm chí nhiều người còn đặt biệt danh cho Ortega là "thợ ngã".

cmPFTaZ.png


-2006 cũng có những cầu thủ rất quái như Tevez, Mascherano, Ayala, Maxi.
-Còn năm nay thì có 2 nhân vật điển hình là De Paul và Otamendi. Hai thằng này chuyên chủ động phạm lỗi, nhằm gây ức chế, rồi chực nhảy vào đánh nhau. Cả Emiliano Martinez cũng làm rất nhiều trò để tạo sức ép cho các cầu thủ đội bạn khi đá 11m. Ngay cả Messi giải này cũng từ bỏ hình ảnh hiền lành mọi khi, sẵn sàng cà khịa đối thủ. Còn Paredes thì vừa gây hấn vừa ăn vạ, rõ ràng là phạm lỗi sau đó quay ra sút thẳng bóng vào hàng ghế của ban huấn luyện Hà Lan... Trận tứ kết, Hà Lan cũng là 1 đội ko vừa, định dùng chiêu trò để áp chế tâm lý trước trận, từ Van Gaal đến các cầu thủ. Nhưng gặp ngay đội đá tiểu xảo nhất hành tinh này là Argentina và bị phản dame.

Nmjj9ku.png

3lbK4pl.png

GVo7c2z.jpg
 
Sửa lần cuối:
-Các yếu tố ngoài chuyên môn
-Ngoài những yếu tố có thể phân tích theo logic thông thường. Thì còn nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động như sau.
+Yếu tố may mắn: đây là điều ko thể phủ nhận mà các đội vô địch cần phải có. Sẽ ra sao nếu các tình huống đối mặt của tiền đạo Úc và Pháp trở thành bàn thắng. Khi đó, ai sẽ là người cứu vớt Arg ? có lẽ ko ai cả...

qrIe17E.jpg




-Đối thủ lớn nhất, mạnh nhất ko chỉ của Argentina mà của tất cả các đội khác ở giải lần này là Pháp...
-Trước giải, Pháp mất Kante, Pogba, Benzema, Kimbempe, Nkunku vì chấn thương. Như vậy là gần 1 nửa đội hình chính. Vào giải mất tiếp Lucas Hernandez ngay trận đầu cũng vì chấn thương. Các cầu thủ như Varane, Parvard, Rabiot cũng ko có đc thể trạng tốt nhất... Nhưng với lực lượng hùng hậu, chiều sâu đội hình khủng khiếp và bằng 1 cách thần kỳ nào đó, Pháp vẫn băng băng đi đến chung kết khá nhẹ nhàng, đơn giản. Xét về mặt con người, thì Arg ko có cửa so với Pháp... Giải này nếu đủ lực lượng, thậm chí Pháp đủ sức chia làm 2 đội hình có sức mạnh tương đương nhau có thể cạnh tranh chức vô địch và ko ngán bất cứ đội nào.

FEN7HzP.jpg

Pháp mất quá nhiều cầu thủ vì chấn thương

-Hãy tưởng tượng nếu ko dính bão chấn thương, liệu Argentina có thể thắng Pháp hay ko? Có Kante thì anh có thể sẽ bắt chết Messi như 4 năm trước. Có Pogba sẽ có nhiều đường lên bóng sáng nước, và khả năng kiểm soát trung tuyến tốt hơn. Có Benzema thì các cơ hội mười mươi sẽ dễ dàng chuyển hóa thành bàn thắng hơn... Nhưng rất may cho Arg, khi hôm qua chỉ phải đối đầu với 1 đội tuyển Pháp chỉ còn khoảng 70% sức mạnh. Với lứa thế hệ tài năng này, Pháp đủ sức càn quét bóng đá thế giới ít nhất vài giải đấu lớn sắp tới.

+Sự hậu thuẫn
-Năm nay, rất nhiều khán giả trung lập quay sang ủng hộ Argentina, thực chất là ủng hộ Messi... khi cầu thủ này có quá nhiều fan. Trước giải, các trận vòng bảng của Arg đều bán hết vé đầu tiên và ko đủ vé để phục vụ nhu cầu rất lớn của khán giả. Khi mọi người đều muốn xem Messi thi đấu ở kỳ WC cuối cùng trong sự nghiệp. Vào sân thì phải đến 80% những chiếc áo xanh-trắng phủ khắp mặt sân. FIFA quy định về vé rất rõ ràng, 1/3 vé cho đội A, 1/3 cho đội B và 1/3 cho cổ động viên trung lập. Nhưng CĐV trung lập lại quay sang ủng hộ Messi hết... Chính bầu ko khí cuồng nhiệt trên khán đài đã gây ko ít sức ép cho các đối thủ của Argentina.

IAHIbVB.png

Lusail luôn được phủ kin bởi những chiếc áo xanh-trắng

-Ban tổ chức còn ưu ái sắp xếp cho Argentina đc thi đấu ở sân Lusail rất nhiều (5/7 trận) nếu Arg đứng đầu vòng bảng thì nhánh đấu sẽ rất thuận lợi về mặt sân bãi. Sân này ko khác gì sân nhà, đá nhiều thì mặt sân quen thuộc, ko phải di chuyển nhiều, khán giả lại đông vì sức chứa lớn nhất.

+Yếu tố tâm linh
-Có nhiều thứ ko thể giải thích bằng Logic, nhưng nó vẫn cứ diễn ra, và sân chơi World Cup cũng có những quy luật bất thành văn.

-Kể từ WC 1982 đến nay là 11 kỳ liên tục, luôn có ít nhất 1 cầu thủ của Bayern và Inter lọt vào chung kết.
+Năm nay, Pháp có Upamecano, Parvard, Lucas Hernandez, Coman của Bayern. Còn Argentina có Lautaro Martinez của Inter.
+Thiết nghĩ , các "Bet thủ" muốn dự đoán đội vô địch nên soi các đội nào có thành viên của 2 CLB kể trên mà phân loại. Còn các HLV thì nên gọi cầu thủ của Bayern và Inter để lấy may.

-Hành trình năm nay của Arg khá giống TBN 2010. Trận đầu ra quân cũng thua, sau đó toàn thắng và lên ngôi.
-Cũng có chút giống Ý 2006. Năm đó, Úc lần đầu tiên lọt vào vòng 1/8, sau đó thua Ý đội vô địch. Năm nay, Úc lần thứ 2 vào vòng 1/8 và Argentina cũng thắng Úc sau đó vô địch.
-2022 WC trở lại châu Á sau tròn 20 năm. Châu Á dường như là mảnh đất lành cho các đại diện Nam Mỹ...
-Năm nay, Argentina nằm ở bảng C, bảng đấu có nhiều đội vô địch nhất . Kể từ khi WC có 32 đội tham dự ở giải đấu năm 1998, 6 giải đấu liên tục diễn ra thì có 3 lần, một đội bóng nằm ở bảng C lên ngôi (Pháp 98, Brazil 2002, Pháp 2018).
Năm nay, Argentina là đội thứ tư.
-Ba lần Arg lên ngôi vô địch thì đều có 1 trung vệ kiến tạo cho số 10 ghi bàn
+ Passarella to Kempes, 1978
+ Cuciuffo to Maradona, 1986
+ Otamendi to Messi, 2022

-->Ngoài ra còn khá nhiều thống kê trùng hợp nữa, có thể xem chi tiết ở đây.


-Chưa 1 đội bóng nào bảo vệ thành công ngôi vô địch với chiếc Cup vàng FIFA World Cup. Trong lịch sử WC, có 2 chiếc Cup, chiếc đầu tiên có tên là Jule Rimet, tên gọi khác là Cup nữ thần vàng. Có 2 đội bảo vệ thành công ngôi vô địch là Italy 1934 - 1938 và Brazil 1958-1962. Tuy nhiên, khi FIFA thay đổi sang phiên bản Cup vàng FIFA như ngày nay thì chưa đội bóng nào 2 lần liên tiếp vô địch... Chiếc Cup này đc sử dụng lần đầu vào năm 1974 tại Đức thay thế cho Cup nữ thần vàng . Kể từ đó , có nhiều đội bóng có cơ hội bảo vệ chức vô địch khi liên tiếp vào chung kết nhưng ko thành công. Năm nay Pháp cũng có cơ hội đó khi 2 lần liên tiếp lọt vào chung kết, nhưng vẫn dính phải cái dớp đó...

KPZgYAc.png


-Ba lần Argentina vô địch đều đc mặc màu áo chính (xanh-trắng)... Arg thua chung kết năm 1990 và 2014 , 2 trận đó phải mặc áo phụ màu tím than. Hôm qua, dc mặc áo chính cũng là 1 điềm báo.

-Điềm may mắn đến từ thiên thần Di Maria: Xuyên suốt các lứa thế hệ, các giải đấu ở các cấp độ khác nhau, thì Di Maria là đồng đội gắn bó cùng Messi lâu nhất (14 năm). Trước trận chung kết hôm qua, Messi đá từng 3 lần vô địch các giải đấu cùng đội tuyển bao gồm Olympic Bắc Kinh 2008, Copa America 2021 và Finnalisima 2022. Cả 3 trận chung kết Angel đều ghi bàn từ những pha lốp bóng.
-Và hôm qua, Angel lại đá chính, lại ghi bàn và lại đem lại điềm may cho Messi và Argentina... vấn đề này tao có nói từ trước giải trong bài viết này. Trận chung kết WC 2014, thua Đức, nếu xét yếu tố tâm linh thì Argentina thua vì ko có Angel hộ mệnh ra sân trận đó.
https://xamvn.icu/r/topic-chao-mung-wc-2022-sap-dien-ra-viet-cho-nhung-ai-ham-mo-albiceleste.490072/

VfGt8Lp.png


-Tổng hợp lại Argentina là đội hội tụ đủ tất cả các yếu tố kể trên. Một đội bóng mạnh, có thực lực, có chiến thuật, có lối chơi hay chưa chắc đã vô địch. Mà còn rất nhiều yếu tố khách quan khác... Có thể nói, năm nay Argentina là đội có chân mệnh thiên tử và được số phận ưu ái lựa chọn!
-Tao là fan Argentina 24 năm rồi, đến hôm qua mới đc thấy đội nhà vô địch WC. Chưa trận nào xem đau tim, kịch tính, hồi hộp như trận này... Trạng thái cảm xúc thay đổi liên tục, ko khác gì kịch bản 1 bộ phim hành động cả. Cảm giác này sẽ còn nhớ mãi nhiều năm sau.
-Vamos Argentina!

GrK32qs.jpg


-À quên, phải sửa lại 1 chút để thêm chi tiết funny này vào... Pháp bây h ko phải là đội tuyển của người Pháp mà là đội liên quân châu Phi mở rộng... đội hình ra quân trận chung kết có LLoris, Varane, Theo, Rabiot, Griezmann, Girourd là người da trắng... còn lại là da đen. Đến cuối trận, thay hết đám này bằng Muani, Thuram, Coman, Camavinga, Fofana, Konate, Disasi vào.... Cả đội thì 10/11 thằng đen xì, còn mỗi đội trưởng LLoris da trắng.
-Chơi như vậy thua là đúng, làm gì còn bản sắc dân tộc, cứ như CLB đi mua người về đá thuê... Nhìn sang Argentina, thằng nào cũng da trắng, như vậy mới giữ đc hồn cho dân tộc.

9m83HO3.png





IzdnZex.jpg
 
Sửa lần cuối:
-Các yếu tố ngoài chuyên môn
-Ngoài những yếu tố có thể phân tích theo logic thông thường. Thì còn nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động như sau.
+Yếu tố may mắn: đây là điều ko thể phủ nhận mà các đội vô địch cần phải có. Sẽ ra sao nếu các tình huống đối mặt của tiền đạo Úc và Pháp trở thành bàn thắng. Khi đó, ai sẽ là người cứu vớt Arg, có lẽ ko ai cả...

-Đối thủ lớn nhất, mạnh nhất ko chỉ của Arg mà của tất cả các đội khác ở giải lần này là Pháp... Trước giải, Pháp mất Kante, Pogba, Benzema, Kimbempe, Nkunku vì chấn thương. Như vậy là gần 1 nửa đội hình chính. Vào giải mất tiếp Lucas Hernandez ngay trận đầu cũng vì chấn thương. Các cầu thủ như Varane, Parvard, Rabiot cũng ko có đc thể trang tốt nhất... Nhưng với lực lượng hùng hậu, chiều sâu đội hình khủng khiếp và bằng 1 cách thân kỳ nào đó, Pháp vẫn băng băng đi đến chung kết khá nhẹ nhàng, đơn giản. Xét về mặt con người, thì Arg ko có cửa so với Pháp... Giải này nếu đủ lực lượng, thậm chí Pháp đủ sức chia làm 2 đội hình có sức mạnh tương đương nhau có thể cạnh tranh chức vô địch và ko ngán bất cứ đội nào.
FEN7HzP.jpg

Pháp mất quá nhiều cầu thủ vì chấn thương

-Hãy tưởng tượng nếu ko dính bão chấn thương, liệu Argentina có thể thắng Pháp hay ko? Có Kante thì anh có thể sẽ bắt chết Messi như 4 năm trước. Có Pogba sẽ có nhiều đường lên bóng sáng nước, và khả năng kiểm soát trung tuyến tốt hơn. Có Benzema thì các cơ hội mười mươi sẽ dễ dàng chuyển hóa thành bàn thắng hơn... Nhưng rất may cho Arg, khi hôm qua chỉ phải đối đầu với 1 đội tuyển Pháp chỉ còn khoảng 70% sức mạnh. Với lứa thế hệ tài năng này, Pháp đủ sức càn quét bóng đá thế giới ít nhất vài giải đấu lớn sắp tới.

+Sự hậu thuẫn
-Năm nay, rất nhiều khán giả trung lập quay sang ủng hộ Argentina, thực chất là ủng hộ Messi... khi cầu thủ này có quá nhiều fan. Trước giải, các trận vòng bảng của Arg đều bán hết vé đầu tiên và ko đủ vé để phục vụ nhu cầu rất lớn của khán giả. Khi mọi người đều muốn xem Messi thi đấu ở kỳ WC cuối cùng trong sự nghiệp. Vào sân thì phải đến 80% những chiếc áo xanh-trắng phủ khắp mặt sân. FIFA quy định về vé rất rõ ràng, 1/3 vé cho đội A, 1/3 cho đội B và 1/3 cho cổ động viên trung lập. Nhưng CĐV trung lập lại quay sang ủng hộ Messi hết... Chính bầu ko khí cuồng nhiệt trên khán đài đã gây ko ít sức ép cho các đối thủ của Argentina.

IAHIbVB.png

Lusail luôn được phủ kin bởi những chiếc áo xanh-trắng

-Ban tổ chức còn ưu ái sắp xếp cho Argentina đc thi đấu ở sân Lusail rất nhiều (5/7 trận) nếu Arg đứng đầu vòng bảng thì nhánh đấu sẽ rất thuận lợi về mặt sân bãi. Sân này ko khác gì sân nhà, đá nhiều thì mặt sân quen thuộc, ko phải di chuyển nhiều, khán giả lại đông vì sức chứa lớn nhất.

+Yếu tố tâm linh
-Có nhiều thứ ko thể giải thích bằng Logic, nhưng nó vẫn cứ diễn ra, và sân chơi World Cup cũng có những quy luật bất thành văn.

-Kể từ WC 1982 đến nay là 11 kỳ liên tục, luôn có ít nhất 1 cầu thủ của Bayern và Inter lọt vào chung kết.
+Năm nay, Pháp có Upamecano, Parvard, Lucas Hernandez của Bayern. Còn Argentina có Lautaro Martinez của Inter.
+Thiết nghĩ , các "Bet thủ" muốn dự đoán đội vô địch nên soi các đội nào có thành viên của 2 CLB kể trên mà phân loại. Còn các HLV thì nên gọi cầu thủ của Bayern và Inter để lấy may.

-Hành trình năm nay của Arg khá giống TBN 2010. Trận đầu ra quân cũng thua, sau đó toàn thắng và lên ngôi.
-Cũng có chút giống Ý 2006. Năm đó, Úc lần đầu tiên lọt vào vòng 1/8, sau đó thua Ý đội vô địch. Năm nay, Úc lần thứ 2 vào vòng 1/8 và Argentina cũng thắng Úc sau đó vô địch.
-2022 WC trở lại châu Á sau tròn 20 năm. Châu Á dường như là mảnh đất lành cho các đại diện Nam Mỹ...
-Năm nay, Argentina nằm ở bảng C, bảng đấu có nhiều đội vô địch nhất . Kể từ khi WC có 32 đội tham dự ở giải đấu năm 1998, 6 giải đấu liên tục diễn ra thì có 3 lần, một đội bóng nằm ở bảng C lên ngôi (Pháp 98, Brazil 2002, Pháp 2018). Năm nay, Argentina là đội thứ 4.

-Chưa 1 đội bóng nào bảo vệ thành công ngôi vô địch với chiếc Cup vàng FIFA World Cup. Trong lịch sử WC, có 2 chiếc Cup, chiếc đầu tiên có tên là Jule Rimet, tên gọi khác là Cup nữ thần vàng. Có 2 đội bảo vệ thành công ngôi vô địch là Italy 1934 - 1938 và Brazil 1958-1962. Tuy nhiên, khi FIFA thay đổi sang phiên bản Cup vàng FIFA như ngày nay thì chưa đội bóng nào 2 lần liên tiếp vô địch... Chiếc Cup này đc sử dụng lần đầu vào năm 1974 tại Đức thay thế cho Cup nữ thần vàng . Kể từ đó , có nhiều đội bóng có cơ hội bảo vệ chức vô địch khi liên tiếp vào chung kết nhưng ko thành công. Năm nay Pháp cũng có cơ hội đó khi 2 lần liên tiếp lọt vào chung kết, nhưng vẫn dính phải cái dớp đó...

KPZgYAc.png


-Ba lần Argentina vô địch đều đc mặc màu áo chính (xanh-trắng)... Arg thua chung kết năm 1990 và 2014 , 2 trận đó phải mặc áo phụ màu tím than. Hôm qua, dc mặc áo chính cũng là 1 điềm báo.

-Điềm may mắn đến từ thiên thần Di Maria: Xuyên suốt các lứa thế hệ, các giải đấu ở các cấp độ khác nhau, thì Di Maria là đồng đội gắn bó cùng Messi lâu nhất (14 năm). Trước trận chung kết hôm qua, Messi đá từng 3 lần vô địch các giải đấu cùng đội tuyển bao gồm Olympic Bắc Kinh 2008, Copa America 2021 và Finnalisima 2022. Cả 3 trận chung kết Angel đều ghi bàn từ những pha lốp bóng.
-Và hôm qua, Angel lại đá chính, lại ghi bàn và lại đem lại điềm may cho Messi và Argentina... vấn đề này tao có nói từ trước giải trong bài viết này. Trận chung kết WC 2014, thua Đức, nếu xét yếu tố tâm linh thì Argentina thua vì ko có Angel hộ mệnh ra sân trận đó.
https://xamvn.icu/r/topic-chao-mung-wc-2022-sap-dien-ra-viet-cho-nhung-ai-ham-mo-albiceleste.490072/

VfGt8Lp.png


-Tổng hợp lại Argentina là đội hội tụ đủ tất cả các yếu tố kể trên. Một đội bóng mạnh, có thực lực, có chiến thuật, có lối chơi hay chưa chắc đã vô địch. Mà còn rất nhiều yếu tố khách quan khác... Có thể nói, năm nay Argentina là đội có chân mệnh thiên tử và được số phận ưu ái lựa chọn!
-Tao là fan Argentina 24 năm rồi, đến hôm qua mới đc thấy đội nhà vô địch WC. Chưa trận nào xem đau tim, kịch tính, hồi hộp như trận này... Trạng thái cảm xúc thay đổi liên tục, ko khác gì kịch bản 1 bộ phim hành động cả. Cảm giác này sẽ còn nhớ mãi nhiều năm sau.
-Vamos Argentina!

GrK32qs.jpg
Vamos Argentina
 
Fan arg 24 năm thì cháu phải xưng là chú. Đá như vậy mà mấy thằng vẫn bảo mua giải, cay quá chú ạ
Kệ chúng nó thôi, có mồm chúng nó có quyền gào... Nhưng đa phần là mấy thằng thua độ cay cú hoặc fan Ro điệu thích gây War.
-Thử tìm xem trong số đó có thằng nào nhìn nhận các vấn đề cụ thể và phân tích như t ko?
 
Toa thấy do thằng HLV Pháp bị ngợp trước lối chơi của Arg. Ngay từ đầu bóng bơm lên giữa cái là mất. Thành ra thằng gi măng nó k nhận được bóng và phân phối. Không hiểu sao bọn Pháp hôm qua đá tương đối rời rạc. Ngay cả tình huống ghi bàn 3-2 cũng thấy k áp sát luôn!
 
Mà đúng quan trọng nhất vẫn là hàng thủ, hậu vệ. Mạnh như thế nào chỉ cần 1 lần ngáo có thể phải trả giá. Thực tế thì thủ môn Bồ là 1 ví dụ hay trường hợp của thằng Otamendi. Bất cứ đội bóng nào nếu muốn lên ngôi đều cần 1 thằng thủ môn vững chắc!
 
Toa thấy do thằng HLV Pháp bị ngợp trước lối chơi của Arg. Ngay từ đầu bóng bơm lên giữa cái là mất. Thành ra thằng gi măng nó k nhận được bóng và phân phối. Không hiểu sao bọn Pháp hôm qua đá tương đối rời rạc. Ngay cả tình huống ghi bàn 3-2 cũng thấy k áp sát luôn!
Do cách Arg tiếp cận trận đấu đa dạng. Mỗi trận dùng 1 sơ đồ khác nhau, con người cũng khác nhau. Thường hay gây sức ép từ khai cuộc... Lúc có bàn và hưng phấn thì tự tin cầm bóng và triển khai lối chơi... Lúc còn Di Maria trên sân, Pháp như gà mắc tóc, 2 thằng cánh phải là Kounde và Dembele bị Angel quần cho ra bã... Nhưng lúc thay Angel ra thì lại mất khả năng kiểm soát bóng.
-Pháp cũng là đội bản lĩnh và có thực lực, có bàn là vực dậy tinh thần ngay, hơn nữa toàn thằng da đen, vừa to vừa khỏe... lên bóng trâu bò vl.
 
Toa thấy do thằng HLV Pháp bị ngợp trước lối chơi của Arg. Ngay từ đầu bóng bơm lên giữa cái là mất. Thành ra thằng gi măng nó k nhận được bóng và phân phối. Không hiểu sao bọn Pháp hôm qua đá tương đối rời rạc. Ngay cả tình huống ghi bàn 3-2 cũng thấy k áp sát luôn!
Ngộp
Hlv nó hay đó thấy Dembele với Giroud không ổn là thay ngay.
Sau đó thay mấy cầu thủ trẻ da đen vào phá sức hậu vệ Argen tưởng cút rồi
 
Do cách Arg tiếp cận trận đấu đa dạng. Mỗi trận dùng 1 sơ đồ khác nhau, con người cũng khác nhau. Thường hay gây sức ép từ khai cuộc... Lúc có bàn và hưng phấn thì tự tin cầm bóng và triển khai lối chơi... Lúc còn Di Maria trên sân, Pháp như gà mắc tóc, 2 thằng cánh phải là Kounde và Dembele bị Angel quần cho ra bã... Nhưng lúc thay Angel ra thì lại mất khả năng kiểm soát bóng.
-Pháp cũng là đội bản lĩnh và có thực lực, có bàn là vực dậy tinh thần ngay, hơn nữa toàn thằng da đen, vừa to vừa khỏe... lên bóng trâu bò vl.
Qtrong nhất vẫn là bọn cầu thủ đoàn kết. Đéo có sao số+có bàn thắng từ sớm. Không thì quá khó nói!
 
Di Maria đang thời kỳ sung sức nhất thì ko ai thay, đầu giải đá 1 trận chấn thương xong giờ mới đá chính lại để làm con bài tâm linh cho Argentina thôi nhưng đá quá hay. Thắng 2-0 việc thay ra cũng hợp lý như t nói ở trên già + chấn thương mới khỏi nên việc thay là bt, đụ mẹ mấy ông nội biết kết quả xong rồi cứ phán do thay Di Maria. Đang thắng 2 0 giữ 2 ông cụ trên sân là quá mạo hiểm theo tình hình lúc đó, Messi ko thể thay thì chỉ có Di Maria.
 
Các phần khác t ko có vấn đề, chỉ riêng phần: Pháp mạnh hơn khi có Benzema thì t thấy chưa ổn.
+ Benzema là dạng tiền đạo hoạt động rộng, thời cr7 còn đá cho real thì benz đá cánh bơm bóng cho cr7, sau này cr7 đi thì benz đc đẩy lên đá 4-4-2 chung với Vinicius , đập nhả 1- 2 rất hay. Có thể thấy sơ đồ mà benz toả sáng hay nhất là 4-4-2 , mà Pháp thì đéo đá sơ đồ này mà hay đá 4-2-3-1 hay 4-3-3 truyền thống để tận dụng sức mạnh từ 2 máy chạy M3P - Dembele.
---> Nếu mà lắp Benz vô tuyển Pháp thì Pháp phải đá 4-4-2 mới phát huy hết điểm mạnh của Benzema, vậy thì coi như chỉ sử dụng đc 2 tiền đạo là M3P với Benzema.
---> Pháp tự thu hẹp đi khả năng biến hoá của mình.

T nghĩ là với 1 đội chuyên dùng tốc độ + sức rướn để xuyên phá đối thủ từ 2 biên như Pháp thì chơi 4-2-3-1 hay 4-3-3 là hợp lý nhất r, cả 2 sơ đồ trên thì 1 thằng 9 thuần như Giroud là phù hợp nhất
---> Pháp mạnh hơn khi đá với Giroud chứ ko phải Benzema.
 
Thay nhưng đã có hiệu quả đâu. Nếu k có sai lầm của cu Otamendi thì gần như không có cơ hội đấy!
Thay xong ổn hơn đấy. Chứ để nguyên là lủng thêm 1 2 bàn nữa
Nhưng sai lầm của Otamendi là bước ngoặt
 
-À quên, tao vừa phải sửa lại 1 chút để thêm chi tiết funny này vào... Pháp bây h ko phải là đội tuyển của người Pháp mà là đội liên quân châu Phi mở rộng... đội hình ra quân trận chung kết có LLoris, Varane, Theo, Rabiot, Griezmann, Girourd là người da trắng... còn lại là da đen. Đến cuối trận, thay hết đám này bằng Muani, Thuram, Coman, Camavinga, Fofana, Konate, Disasi vào.... Cả đội thì 10/11 thằng đen xì, còn mỗi đội trưởng LLoris da trắng.
-Chơi như vậy thua là đúng, làm gì còn bản sắc dân tộc, cứ như CLB đi mua người về đá thuê... Nhìn sang Argentina, thằng nào cũng da trắng, như vậy mới giữ đc hồn cho dân tộc. hôm qua mấy thằng đen sức trâu bò lại to cao, nó hành cho đám thấp bé của Arg mà thấy tội...

Tad5uF6.png
 
Sửa lần cuối:
Di Maria đang thời kỳ sung sức nhất thì ko ai thay, đầu giải đá 1 trận chấn thương xong giờ mới đá chính lại để làm con bài tâm linh cho Argentina thôi nhưng đá quá hay. Thắng 2-0 việc thay ra cũng hợp lý như t nói ở trên già + chấn thương mới khỏi nên việc thay là bt, đụ mẹ mấy ông nội biết kết quả xong rồi cứ phán do thay Di Maria. Đang thắng 2 0 giữ 2 ông cụ trên sân là quá mạo hiểm theo tình hình lúc đó, Messi ko thể thay thì chỉ có Di Maria.
Lúc thay Di Maria mới phút 60, cày trâu thì ko đủ sức, nhưng cầm bóng cháo quẩy thêm 15' nữa vẫn được... kiểu giữ bóng câu giờ ấy... Bên Pháp bị Angel hành cho mất tinh thần rồi, thay ra nhường thế trận sớm quá, lại bị nó vùng lên.
 
Các phần khác t ko có vấn đề, chỉ riêng phần: Pháp mạnh hơn khi có Benzema thì t thấy chưa ổn.
+ Benzema là dạng tiền đạo hoạt động rộng, thời cr7 còn đá cho real thì benz đá cánh bơm bóng cho cr7, sau này cr7 đi thì benz đc đẩy lên đá 4-4-2 chung với Vinicius , đập nhả 1- 2 rất hay. Có thể thấy sơ đồ mà benz toả sáng hay nhất là 4-4-2 , mà Pháp thì đéo đá sơ đồ này mà hay đá 4-2-3-1 hay 4-3-3 truyền thống để tận dụng sức mạnh từ 2 máy chạy M3P - Dembele.
---> Nếu mà lắp Benz vô tuyển Pháp thì Pháp phải đá 4-4-2 mới phát huy hết điểm mạnh của Benzema, vậy thì coi như chỉ sử dụng đc 2 tiền đạo là M3P với Benzema.
---> Pháp tự thu hẹp đi khả năng biến hoá của mình.

T nghĩ là với 1 đội chuyên dùng tốc độ + sức rướn để xuyên phá đối thủ từ 2 biên như Pháp thì chơi 4-2-3-1 hay 4-3-3 là hợp lý nhất r, cả 2 sơ đồ trên thì 1 thằng 9 thuần như Giroud là phù hợp nhất
---> Pháp mạnh hơn khi đá với Giroud chứ ko phải Benzema.

Viết dài dòng làm gì có Benzama cũng thêm phương án chứ éo có yếu đi, đừng nói lấy kết quả Euro ra phán nhé vì Benzama ghi bàn mấy thằng ở dưới phá thôi. Nation League cũng chính Benzama và Mbappe ăn giải đó cho Pháp, bị ngu mới nói ko hợp sơ đồ này nọ thôi. Tụi cầu thủ đẳng cấp cao sơ đồ nó đá ko được, quan trọng là Benzama có cá tính chứ ko phải kiểu như Giroud sao cũng được. Deschamps sợ cái đó ảnh hưởng tập thể chứ sơ đồ củ cặc gì, Benzama đá trên 10 năm qua chục sơ đồ rồi làm như cầu thủ mới nhú.
 
Top