Đây mới là tiên nữ tại nhân gian này, chứ đéo phải tụi đĩ rẻ mạt banh lồn ngoài kia

t có đkiện thì t nuôi e để cưới luôn chứ sgbb cái cc
lên báo r thì thiếu đéo gì tiền
mỗi tội sợ e lên chốn phồn hoa đô thị, rũ bỏ lớp bùn đất dưới quê e lại tên Yến, tên Oanh
 
Đm thế mà ô nói như ô học ấy, an ninh, cảnh sát nó khác viện kiểm sát nhé tml
Khác cái đầu buồi ấy. Ông có bạn thân thiết học an ninh cảnh sát thì cứ hỏi nó xem quỹ lớp 1 kì đóng bao nhiêu.
 
Tao biết vụ này ủng hộ em nó 500k vào TK cô giáo chủ nhiệm gần nhà em nó cách dfaay 4 ngày
 
Nếu tụi mày nhìn kỹ 2 tấm hình và quán cáo tay chân thì đéo bao giờ nghĩ có này ngheo khổ cái gì cả
 
Khác cái đầu buồi ấy. Ông có bạn thân thiết học an ninh cảnh sát thì cứ hỏi nó xem quỹ lớp 1 kì đóng bao nhiêu.
Lớp cấp 3 t mấy thằng học học viện cs đây. Tiền đấy đ thấm j so với học phí, phí ăn ở ở trg ngoài đâu. Lại đ mất công, mất tiền xin việc.... mỗi cái quỹ lớp thì nhằm nhò j
 
Lớp cấp 3 t mấy thằng học học viện cs đây. Tiền đấy đ thấm j so với học phí, phí ăn ở ở trg ngoài đâu. Lại đ mất công, mất tiền xin việc.... mỗi cái quỹ lớp thì nhằm nhò j
Mày cứ hỏi bọn nó đi, quỹ lớp hết bao nhiêu 1 kì rồi sau đấy tao với mày nói chuyện tiếp.
 
Thần đồng người Việt có thể phải rời New Zealand
Tốt nghiệp đại học năm 15 tuổi, thần đồng người Việt Vicky Ngo ở New Zealand có thể bị buộc về nước do chưa đủ tuổi được cấp thị thực lao động.
Từ năm 2020, khi 13 tuổi, Vicky Ngo theo học bằng kép tại Đại học Công nghệ Auckland (AUT) với hai chuyên ngành Toán ứng dụng và Tài chính. Phát ngôn viên của AUT đánh giá Vicky là sinh viên xuất sắc. Dựa trên số tín chỉ đăng ký, theo đúng lộ trình, em có thể tốt nghiệp vào mùa đông năm 2022 ở tuổi 15.
Tuy nhiên, mẹ nuôi của Vicky bày tỏ lo lắng trước viễn cảnh con gái phải về Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học năm 15 tuổi.
Bộ Di trú New Zealand cho biết, độ tuổi của Vicky khiến em không đủ điều kiện xin thị thực lao động sau khi tốt nghiệp vì chỉ sinh viên quốc tế trên 18 tuổi mới được cấp.
AUT cho rằng Vicky là trường hợp đặc biệt. "Mặc dù trường không thể tham gia vào việc quyết định cấp quyền cư trú, Cơ quan Nhập cư New Zealand cần xem xét kỹ lưỡng trường hợp của Vicky", người phát ngôn của AUT nói thêm.
Vicky Ngo Ngoc vào đại học khi mới 13 tuổi. Ảnh: NZ Herald.


Vicky Ngo Ngoc vào đại học khi mới 13 tuổi. Ảnh: NZ Herald.
Mẹ nuôi của em đã nhờ luật sư nhập cư Simon Laurent cho lời khuyên về những vướng mắc hiện tại. Người này đã trao đổi với gia đình Vicky, đồng ý sẽ giúp đỡ về mặt pháp lý, nhưng không thể hứa trước điều gì.
"Chúng tôi có thể thử can thiệp dù không dám đảm bảo kết quả. Tôi tin trường hợp của Vicky là đặc biệt vì câu chuyện về em được biết đến rộng rãi", Laurent nói và cho hay đang chờ để làm việc với Bộ Di trú New Zealand.
Mẹ nuôi của Vicky cho biết con gái đã nhận được lời mời thực tập và làm việc cho một công ty tài chính, nhưng cần được cấp thị thực lao động sau khi tốt nghiệp. Bà mẹ bày tỏ bất công vì phải đấu tranh giành visa, thủ tục cơ bản của sinh viên quốc tế chỉ vì Vicky thông minh hơn bạn bè đồng trang lứa.
Khi còn ở Việt Nam, Vicky là học sinh xuất sắc. Mẹ nuôi mong muốn đưa em đến New Zealand để có cơ hội giáo dục tốt hơn, khi gia đình bố mẹ đẻ không có điều kiện. Em tới New Zealand năm 2018 để học lớp 7. Sau một năm, em được phép theo học trường cấp 3 Selwyn College và vào đại học khi 13 tuổi.
Graeme Holden, giáo viên môn Toán tại Selwyn College, nhận xét Vicky sở hữu khả năng phân tích tốt và nắm bắt nhanh các khái niệm toán học.
Vicky từng chia sẻ thích môn Toán học, Tài chính và mơ ước được đại diện New Zealand trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2020.
Dung Ly (Theo NZ Herald)
 
Cô gái hai lần trượt đại học thành chuyên viên chính phủ New Zealand
Hai năm liên tiếp trượt đại học, bị gần 200 công ty từ chối, đã có lúc Nguyễn Thiện Từ Vinh chán nản tự hỏi "có phải mình luôn thất bại".
19h tối, chị Từ Vinh, 30 tuổi, rời Bộ Thương mại, Sáng tạo và Việc làm New Zealand, kết thúc một ngày làm việc. Sau hơn 10 năm học tập và làm việc tại xứ này, chị đã quen thuộc với cuộc sống nơi đây, điều mà ngày xưa chỉ dám mơ ước. "Từng trượt đại học hai lần liên tiếp, nhiều người xung quanh và đôi khi chính mình cũng không thể nghĩ có được cuộc sống như hiện tại. Đó là một hành trình rất dài và có phần gian nan", chị Vinh chia sẻ.
Nguyễn Thiện Từ Vinh tại New Zealand. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Thiện Từ Vinh, hiện sống và làm việc tại New Zealand. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ Vinh là con út trong gia đình ba chị em gái, sống tại TP HCM. Khác với hai chị, tính cách của Vinh có phần nổi loạn, thích được tự do, sáng tạo và không muốn bị ràng buộc. Những năm cuối THPT, cô gái 17 tuổi không hứng thú với việc "học thuộc những công thức mà mình không hiểu, không biết áp dụng vào đâu". Được định hướng học kinh tế như hai chị, Vinh nộp nguyện vọng vào Đại học Kinh tế TP HCM, thi khối A00 (Toán, Lý, Hóa). Tuy nhiên, Vinh thi ba môn chưa được 20 điểm, trượt đại học năm 2009.
Được gia đình động viên, Vinh dành một năm tiếp tục ôn thi. Để chuẩn bị "phương án B" trong trường hợp tiếp tục không đỗ, nữ sinh ôn thêm tiếng Anh để có cơ hội học trường tư. Trong năm học thêm này, Vinh vẫn không thể ép mình vào khuôn khổ của môi trường luyện thi khắc nghiệt, luôn cảm thấy không hiệu quả khi học. "Mình vẫn loay hoay, kết quả không cải thiện và luôn thấy chán với những bài tập, công thức", Vinh nhớ lại.
Vinh trượt đại học lần thứ hai, kết quả không khả quan hơn lần đầu là bao. Với IELTS 5.5, nữ sinh đang dự tính học một trường tư thì được chị gái gửi thông tin về chương trình liên kết ngành Kinh tế giữa Đại học Kinh tế TP HCM với Đại học Victoria Wellington của New Zealand. Chương trình này chỉ xét điểm tiếng Anh điều kiện và kết quả tốt nghiệp THPT nên Vinh trúng tuyển, học 1,5 năm tại Việt Nam sau đó chuyển tiếp 2 năm ở New Zealand.
Vào đại học, được tiếp cận với cách học chủ động, muốn hiểu bài thì phải tự đọc thêm hoặc nghiên cứu, giảng viên không còn "cầm tay chỉ việc" như hồi phổ thông, Vinh thấy hứng thú hơn. Trước khi sang New Zealand, nữ sinh thi và đạt 6.5 IELTS. Vinh thừa nhận từng nghĩ 6.5 IELTS là giỏi rồi, nhưng khi "thực chiến" trong môi trường nói tiếng Anh mới thấy chưa đủ. Thời gian đầu, Vinh không nghe, hiểu, không giao tiếp với bạn bè cũng như trao đổi với thầy cô.
Nữ sinh giải thích, khi ôn tiếng Anh, người học Việt Nam chủ yếu tập trung ngữ pháp, tiếp cận với giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ và Anh-Australia, trong khi đó giọng của người New Zealand rất khác. Họ nói nặng hơn và hay dùng tiếng lóng. "Lúc đó mình rất sợ. Học phí chương trình liên kết bên New Zealand cao so với thu nhập của gia đình. Nếu không học được phải thi lại, sẽ rất tốn kém và mình không muốn thành gánh nặng cho gia đình", Vinh nói.
Nữ sinh liên lạc với các anh chị người Việt khóa trên, xin lại sách vở, tài liệu để nghiên cứu thêm. Ngoài ra, Vinh cũng tìm hiểu kỹ thời khóa biểu, nếu môn nào chưa học mà lớp khác đang được dạy, Vinh sẽ vào dự thính, coi như học môn đó hai lần để hiểu kỹ hơn. Trên lớp, nữ sinh ghi âm lại bài giảng của thầy cô để về nghe lại. Sau khoảng ba tháng, tuy điểm số không thuộc top của lớp, việc học của Vinh dần được cải thiện.
Chị Vinh (đeo kính, hàng đầu tiên) trong ngày tốt nghiệp đại học. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Vinh (đeo kính, hàng đầu tiên) trong ngày tốt nghiệp đại học. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vì gia đình chỉ có thể chu cấp học phí, Vinh phải đi làm thêm để chi trả tiền nhà và sinh hoạt. Trong thời gian làm lao công trong một siêu thị lớn của thành phố, nữ sinh áp dụng những điều học trên lớp và được lên chức quản lý chỉ sau một tháng. Cùng lúc đó, Vinh tự thấy không hợp với kinh tế nên quyết định chuyển hướng sang quản trị kinh doanh.
Đặt mục tiêu ở lại New Zealand sau khi tốt nghiệp, Vinh gấp rút tìm việc làm liên quan đến lĩnh vực đang học. Năm 2014, New Zealand chỉ cho sinh viên ở lại một năm để tìm việc. Nếu không có công việc dài hạn, du học sinh phải trở về nước. Trong một năm đó, Vinh sốt sắng gửi hồ sơ đến gần 200 công ty lớn nhỏ. Khoảng 20 công ty mời Vinh phỏng vấn nhưng may mắn đã không mỉm cười. Vinh tự hỏi, mình đã sai ở đâu, có phải mình luôn thất bại.
Thời điểm đó, Vinh được gia đình gọi về Việt Nam, nói rằng sẽ tìm việc cho. "Có lẽ người thân nghĩ tôi không thể tìm được việc tại New Zealand. Điều này lại trở thành động lực, thôi thúc tôi chứng minh mình đã trưởng thành và có thể đạt được thành công bằng thực lực", chị Vinh kể.
Cô gái Sài Gòn dành thời gian tham sự các workshops, hội thảo miễn phí, gặp chuyên gia tuyển dụng hoặc người đang công tác trong lĩnh vực quản trị kinh doanh để hỏi xin kinh nghiệm. Chị nhận ra cần điều chỉnh CV để nhấn những kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm. Chị cũng quen với việc trả lời phỏng vấn qua điện thoại, chuẩn bị sẵn câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn thông dụng, tập trước để sẵn sàng phản xạ khi có cuộc gọi bất ngờ từ phía công ty tuyển dụng.
Nhận thấy dữ liệu, hệ thống số hóa thiếu nhân lực tại New Zealand, chị thường xuyên tham gia các khóa học online ngắn hạn từ Đại học Cornell, Mỹ, và Coursera về phân tích, quản trị dữ liệu để bản thân không lạc hậu. Một ngày tháng 9/2016, chị nhận được lời mời làm việc từ ba bộ của New Zealand. "Ngày hôm đó rất khó tin với tôi. Tôi không nghĩ cũng có lúc mình được lựa chọn công việc tại New Zealand. Cuối cùng, tôi chọn làm việc tại Bộ Điện lực với vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu", chị Vinh nhớ lại.
Chị Vinh (hàng đầu tiên) trong ngày ra mắt Hội Viet – Kiwi Tech & Digital chi nhánh Wellington, tổ chức giúp đỡ và phát triển cộng đồng người Việt tại New Zealand. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Vinh (hàng đầu tiên, bên trái) trong ngày ra mắt Hội Viet - Kiwi Tech & Digital chi nhánh Wellington, tổ chức giúp đỡ và phát triển cộng đồng người Việt tại New Zealand. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trong 18 tháng làm việc tại đây, chị Vinh tiếp tục tìm cho mình cơ hội tốt hơn. Năm 2018, cơ hội đến khi Bộ Thương mại, Sáng tạo và Việc làm của New Zealand thông báo tuyển dụng vị trí chuyên viên phát triển kho dữ liệu. Tuy không theo học chính quy tại đại học về ngành này, chị vẫn mạnh dạn nộp hồ sơ.
"Công việc yêu cầu ít nhất hai năm kinh nghiệm lập trình nhưng bạn không biết điều này, tại sao chúng tôi nên chọn bạn?", nhà tuyển dụng hỏi chị trong buổi phỏng vấn. Chị Vinh trả lời bằng cách liệt kê khóa học mình đã chủ động đăng ký, quá trình tự học và làm để khẳng định: "Tôi là người cầu tiến, chưa biết lập trình, nhưng có thể học và rèn luyện nó thành kỹ năng chính của mình".
Kết quả, chị Vinh được nhận vào vị trí chuyên viên phát triển dữ liệu và hệ thống báo cáo quản trị của Bộ Thương mại, Sáng tạo và Việc làm, Bộ lớn nhất trong các cơ quan chính phủ New Zealand. Chị còn được tài trợ toàn bộ học phí để học thêm về lập trình trong ba tháng.
Giáo sư Lawrence Corbett, giảng viên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Victoria Wellington, đánh giá Vinh tận tâm, luôn chuẩn bị bài trước tiết học và tích cực tham gia thảo luận trên lớp. "Vinh biết áp dụng những gì đã học vào tình huống thực tế, thể hiện thế mạnh trong phân tích quy trình và cải tiến công việc", giáo sư chia sẻ. Trong thời gian ở Đại học Victoria Wellington, thành tích của Vinh thuộc top 10% người xuất sắc.
Hiện, công việc tương đối bận rộn nhưng chị Vinh luôn cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng. Chị thường đi du lịch, gặp gỡ bạn bè và quan tâm đến đời sống tinh thần nhiều hơn, điều mà bốn năm đại học và lúc mới đi làm không dám nghĩ đến vì tài chính và visa chưa cho phép. Chị hy vọng vaccine Covid-19 sớm được triển khai rộng rãi, đường bay được nối lại để Tết Nguyên đán 2022 về TP HCM thăm gia đình và bạn bè.
Sau hành trình 10 năm từ khi trượt đại học lần đầu tiên, chị Vinh nhận ra thất bại của hôm nay không phản ánh toàn bộ con người và cuộc đời mình. "Tôi trượt đại học hai lần, nhưng lại tình cờ biết đến chương trình liên kết này. Tôi làm lao công ở siêu thị và gặp nhiều sự kỳ thị, bất công nhưng được cấp trên trọng dụng, phát triển kỹ năng giao tiếp và quản lý. Tôi thi trượt gần 200 công ty nhưng quá trình xin việc lại cho tôi kinh nghiệm để có được công việc hôm nay", chị Vinh nói.
Thanh Hằng
 
Những Nữ Sinh Việt Nam Ở Harvard
137e8768-b45f-11e6-91fa-cac091044fd5.jpg

Mang khát vọng chinh phục tri thức, những nữ sinh 9X Việt Nam đã làm rạng danh quê hương khi giành học bổng từ đại học hàng đầu thế giới.
Tôn Hà Anh (24 tuổi) hiện là sinh viên năm cuối ngành Kinh tế, Đại học Harvard. 5 năm trước, cựu học sinh lớp chuyên Anh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã nhận học bổng của 5 đại học nổi tiếng nước Mỹ, gồm: Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley. Sau khi trực tiếp tới thăm Đại học Princeton, Wellesley, Harvard, nữ sinh Việt đã chọn ngôi trường đứng đầu thế giới vì "chất lượng và sự danh tiếng".
nhung-nu-sinh-viet-nam-o-harvard

Với quan niệm có đam mê, quyết tâm và không ngại mạo hiểm là có tất cả, Tôn Hà Anh luôn nỗ lực học tập. Em từng chia sẻ, nhiều đêm thức học, buồn ngủ đến nỗi đánh rơi cả bút và chỉ ước được rúc vào chăn. Nhưng nghĩ đến việc nếu bây giờ đi ngủ, bài tập sẽ chồng chất và bị tụt sau các bạn, Hà Anh lại học bài.
Nữ sinh 9X Việt Nam khiến nhiều bạn bè ngưỡng mộ khi kỳ học đầu tiên đã đạt 4 điểm A cho cả 4 môn học. "Nhiều sinh viên ở Harvard thừa nhận, theo học ở đây đừng nói đến điểm A, ngay cả C cũng không dễ chút nào", GS.TS Carolynn Maltas, giảng viên của Đại học Harvard nói về thành tích Tôn Hà Anh đạt được. Bà cho biết, các bài luận của nữ sinh Việt Nam này thường được giáo sư của trường đánh giá cao bởi luận điểm sắc bén và cách trình bày sáng tạo.
"Em có được ngày hôm nay cũng là nhờ những ngày tháng lớn lên và trưởng thành ở Việt Nam. Vì thế em chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để trở về cống hiến cho đất nước. Hơn nữa, dù đi xa đến đâu, em cũng muốn về ở gần và chăm sóc bố mẹ", Tôn Hà Anh chia sẻ trước thời gian sang Harvard học tập.
Tháng 4/2016, em gái ruột của Hà Anh - Tôn Hiền Anh (18 tuổi) cũng được Đại học Harvard nhận vào với mức hỗ trợ tài chính 320.000 USD (hơn 7 tỷ đồng) cho 4 năm học. Em là nữ sinh lớp chuyên tiếng Trung đầu tiên của THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam được vào học tại Harvard.
nhung-nu-sinh-viet-nam-o-harvard-1

Tự nhận mình không quá thông minh nhưng luôn cần cù, học bằng 200% sức lực, để thực hiện ước mơ du học Mỹ, mỗi ngày Hiền Anh đều tranh thủ học 150 từ tiếng Anh ở mọi lúc, mọi nơi, "kể cả trong nhà vệ sinh". Sau 2 tháng luyện thi SAT (bài thi chuẩn hoá bằng tiếng Anh các trường của Mỹ thường yêu cầu) nữ sinh lớp chuyên Trung đã đạt 2.280/2.400 điểm.
Lã Hồ Minh Khuê (20 tuổi), hiện theo học ngành Tâm lý, Đại học Harvard. 2 năm trước, tên tuổi của nữ sinh lớp chuyên Toán 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam này "phủ sóng" khắp phương tiện truyền thông khi nhận được học bổng toàn phần của đại học danh tiếng nhất thế giới với trị giá 320.000 USD (hơn 7 tỷ đồng).
Minh Khuê cho biết chọn Harvard bởi triết lý giáo dục của trường rất phù hợp với những gì em được dạy dỗ là: Học để phát triển tố chất, chứ không phải vì có tố chất sẵn nên mới học.
nhung-nu-sinh-viet-nam-o-harvard-2

Trước đó, năm 2010 Lã Hồ Minh Khuê đoạt giải ba cuộc thi piano quốc tế tại Hàn Quốc. Năm 2013, em là pianist chính cho đêm nhạc Giai điệu mùa hạ và thực hiện triển lãm cá nhân Tình yêu của tôi. Lợi nhuận thu về từ hai hoạt động nghệ thuật được em góp quỹ xây dựng 22 tủ sách cho dự án Sách hóa nông thôn.
Trần Thị Diệu Liên (19 tuổi) là trường hợp hãn hữu con nhà nghèo ở Việt Nam chinh phục thành công đại học hàng đầu thế giới. Mẹ là lao công, bố là thợ làm biển quảng cáo, cả gia đình 4 người nhà Liên sống trong căn hộ xập xệ rộng chưa đầy 20 m2 tại quận 1, TP HCM.
Học hết lớp 12, nữ sinh lớp chuyên Anh trường THPT Lê Hồng Phong đậu vào ngành khoa học của một đại học ở TP HCM theo diện học bổng toàn phần. Dù vậy, giấc mơ du học để khám phá thế giới vẫn cháy bỏng trong em. Liên quyết định bảo lưu một học kỳ tại đại học, tranh thủ đi dạy thêm tại các trung tâm ngoại ngữ vừa để kiếm thêm thu nhập giúp bố mẹ, vừa trau dồi kỹ năng và tập trung "săn" học bổng du học Mỹ.
nhung-nu-sinh-viet-nam-o-harvard-3

Tháng 4/2016, Trần Thị Diệu Liên được Đại học Harvard cấp học bổng hơn 300.000 USD (khoảng 6,8 tỷ đồng). 9X Việt cho biết chọn ngôi trường hàng đầu thế giới vì ở Harvard yếu tố tài chính không làm mất sự công bằng trong cơ hội học hành của các ứng viên. Ở một số đại học khác, khi tuyển sinh, tài chính là yếu tố được đem ra xem xét kỹ.
Hiện Diệu Liên học ngành Khoa học kỹ thuật ở Harvard.
Lê Ngọc Tường Vân (21 tuổi, TP Huế) và Hồ Ngọc Nhi (22 tuổi, TP HCM) cũng là những nữ sinh 9X người Việt đang theo học tại Đại học Harvard. Hai cô gái sang Mỹ du học từ khá sớm, Tường Vân năm 6 tuổi còn Ngọc Nhi năm 8 tuổi.
Thời THPT, Lê Ngọc Tường Vân liên tiếp được nhận 3 bằng khen của Tổng thống Mỹ Obama và thống đốc bang Florida về thành tích học tập. Lớp 12, em nhận huân chương của Tổng thống Mỹ về thành tích hoạt động từ thiện. Tốt nghiệp cấp 3 loại ưu, Tường Vân được 7 đại học danh tiếng Mỹ như Harvard, Yale, Stanford..., cấp học bổng toàn phần.
Hiện, Lê Ngọc Tường Vân học năm nhất, chuyên ngành Kinh tế và thống kê tại Đại học Harvard.
Hồ Ngọc Nhi cũng cùng lúc chinh phục 6 đại học nổi tiếng hàng đầu đất Mỹ, gồm: Harvard, Yale, MIT, Brown, UCLA, UC Berkeley. Cựu thủ khoa tốt nghiệp trường THPT Santa, Monica (Mỹ) đã chọn học Harvard để theo đuổi ước mơ nghiên cứu chuyên sâu về sinh học.
Ngoài các gương mặt trên, Lê Nguyên Quỳnh NhưMai Linh Tôn cũng là những 9X gốc Việt đã làm rạng danh quê hương khi được đại học hàng đầu thế giới Harvard nhận học.

Theo Vnexpress
 
Nữ sinh nghèo ở Mỹ nhận học bổng toàn phần của ĐH Harvard
Vì dùng Internet công cộng, nữ sinh gốc Mexico nhiều lần bỏ lỡ cuộc gọi phỏng vấn online từ ĐH Harvard. Dù vậy, em vẫn trúng tuyển đại học hàng đầu thế giới với học bổng toàn phần.
Ngày nhận tin trúng tuyển cùng học bổng toàn phần từ ĐH Harvard, Mỹ, Elizabeth Esteban, nữ sinh người gốc Mexico ở thung lũng Coachella, Southern California, hết sức vui sướng. Em thực hiện được ước mơ mà rất nhiều bạn trẻ người Mỹ Latin khao khát.
"Cộng đồng nơi tôi sống chưa có ai giành học bổng từ Harvard. Tôi thấy tự hào và biết ơn vì không ai ở đây dám nghĩ một người sinh ra, lớn lên ở vùng đất này có thể làm được vậy", Elizabeth chia sẻ với abc7.
Nu sinh ngheo o My nhan hoc bong toan phan anh 1
Vượt qua nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống, nữ sinh người gốc Mexico nhận học bổng toàn phần từ ĐH Harvard. Ảnh: NBC.
Nữ sinh nghèo cùng gia đình sống trong ngôi nhà di động ở thung lũng Coachella. Bố mẹ em vốn là người Mexico. Họ di cư đến Mỹ và làm việc trên những cánh đồng.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, họ luôn tìm cách xoay sở để các con có tương lai tốt đẹp hơn.
"Mọi thứ thật đáng giá vì con gái tôi đã thực hiện được mong mỏi bấy lâu nay, giấc mơ được học hành. Tôi rất tự hào khi con có thể đạt mục tiêu", mẹ của Elizabeth Esteban không giấu nổi sự xúc động khi nói về con.
Trước cánh cổng đại học, Elizabeth nhiều lần ngập ngừng. Xuất phát điểm từ một gia đình người Mỹ Latin thu nhập thấp, em từng không dám nộp hồ sơ ứng tuyển vào trường danh giá như Harvard, đặc biệt khi trường chỉ có 5% sinh viên là người Latin. Elizabeth sợ mình không phù hợp với ngôi trường hàng đầu thế giới này.
Sự nghèo khó không phải là rào cản duy nhất. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trường trung học của em phải đóng cửa, việc học của Elizabeth trở nên gian nan.
Em là một trong những học sinh gặp khó khăn với việc học trực tuyến do gia đình sử dụng mạng Internet miễn phí do chính quyền địa phương cung cấp.
Theo NBC, chất lượng kết nối kém từ mạng miễn phí ở vùng nông thôn không chỉ khiến việc học của em bị gián đoạn mà còn khiến Elizabeth nhiều lần bỏ lỡ buổi phỏng vấn trực tuyến với ban tuyển sinh ĐH Harvard. Nỗ lực của cô học trò nghèo đã được đền đáp xứng đáng.
"Khi nhận tin, em đã nghĩ về bản thân mình và làm thế nào để tiếp tục nỗ lực, về đại dịch và những rào cản em còn cần vượt qua
Với học bổng toàn phần, Elizabeth sẽ được hỗ trợ học phí, chi phí học tập tại Harvard. Học phí năm học 2021-2022 của trường này là 51.904 USD/năm. Năm nay, tỷ lệ trúng tuyển vào đây chỉ ở mức 5,2%.
 
Suýt bị đuổi học vì kém tiếng Anh, nữ sinh nhận học bổng toàn phần
Nguyễn Sương
Thứ sáu, 21/5/2021 06:30 (GMT+7)
Thời đại học, Hương Ngân đứng trước nguy cơ bị đuổi học do không đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh. Sau quá trình nỗ lực, cô giành học bổng chính phủ du học New Zealand cho bậc thạc sĩ.
Năm 2013, tốt nghiệp ban chuyên tại trường THPT Hòn Gai (Quảng Ninh), Vũ Hương Ngân trúng tuyển ngành Kế toán vài trường đại học.
Nhưng sau khi thực sự nghĩ về điều mình muốn và tương lai phát triển lâu dài của bản thân, Hương Ngân rút hồ sơ, nộp vào chương trình tiên tiến ĐH Thuỷ Lợi.
“Hai lý do thôi thúc tôi là niềm thích thú từ nhỏ khi đọc sách về khoa học, tài nguyên và tôi kém tiếng Anh. Tôi nghĩ mình kém gì thì nên đối mặt với nó để học. Và tôi quyết định theo học chuyên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước”, nữ sinh từ Hạ Long chia sẻ.
hoc bong du hoc toan phan anh 1
Hương Ngân (bên phải) từ bỏ ngành Kế toán để theo đuổi ngành Kỹ thuật. Ảnh: H.N.
“Học không nổi đâu, chuyển trường đi”
Năm đầu đại học của Vũ Hương Ngân thực sự chật vật khi xung quanh toàn những bạn thành tích “khủng” từ đầu vào, tiếng Anh “như gió”. Trong khi đó, Hương Ngân còn bập bẹ ngoại ngữ - yêu cầu cần thiết để có thể theo học chương trình tiên tiến.
Do mải chơi, chưa hiểu tầm quan trọng của tiếng Anh, Hương Ngân từng nhận cảnh báo học tập vì không đạt yêu cầu đầu ra của tiếng Anh năm nhất. Giờ nghĩ lại, Ngân vẫn thấy run vì tại thời điểm đó, cô đối mặt với nguy cơ bị đuổi học.
Mặc định con gái không thể theo nổi chương trình tiên tiến, bố Ngân khuyên con chuyển trường. Nữ sinh quật cường nghĩ chưa gục hẳn thì không thể bỏ cuộc. Đặc biệt, vào ĐH Thủy Lợi, theo học ngành kỹ thuật là quyết định của cô, trái ngược với điều bố cô mong muốn con trở thành kế toán an phận.
Sự ngang bướng đó là động lực để Vũ Hương Ngân cố gắng. Mỗi tối, thay vì dành thời gian nghỉ ngơi, Ngân học lại tiếng Anh từ thứ hai đến thứ sáu, nhiều hôm không kịp ăn tối.
Kết quả, nữ sinh đăng ký thi IELTS ở ngoài, nộp cho trường và hoàn thành yêu cầu của năm hai để tiếp tục kiên trì với đường mình đã chọn.
Sự tiến bộ về mặt ngôn ngữ cũng giúp Ngân trong quá trình học các môn chuyên ngành. Dù vậy, lúc đó, Hương Ngân chưa dám nghĩ có ngày, mình sẽ giành học bổng để sang nước ngoài học tập.
Ngoài việc học, Vũ Hương Ngân còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Cô từng là ủy viên Ban chấp hành hội Sinh viên trường, tham gia câu lạc bộ tình nguyện, đội văn nghệ của trường. Nữ sinh còn giành danh hiệu Á khôi 1 Mr & Miss Thuyloi 2016 và sinh viên 5 tốt cấp trường, đồng thời cô cũng tham gia các hội thảo quốc tế rất tích cực với một số bài báo khoa học.
Lên năm 3, Hương Ngân thử nộp hồ sơ cho chương trình trao đổi sinh viên giữa ĐH Thủy Lợi và ĐH Tsukuba (Nhật Bản) dù không tự tin lắm. Lần đầu tiên có cơ hội ra nước ngoài này đã thắp lên niềm tin và hy vọng về khả năng của bản thân với môi trường quốc tế.
Cô bắt đầu tìm kiếm cơ hội du học. Ban đầu, Hương Ngân nộp hồ sơ xin học bổng ở châu Âu. Do không tìm hiểu kỹ, chỉ nộp vì thích và nghe nhiều người nói về nó, Ngân tập trung toàn lực làm hồ sơ. Dù cô bỏ nhiều công sức, kết quả không như mong đợi.
“Học bổng đó thuộc nhóm merit-based, nghĩa là tập trung vào điểm học tập cao chót vót và tôi không thuộc nhóm này. Sau đó, tôi tập trung vào công việc và tìm kiếm cơ hội khác. Tôi nhận ra trước khi tìm học bổng, mình cần xem xét bản thân đang có gì và phù hợp với những gì”, Hương Ngân chia sẻ.
Cô nói thêm bản thân rất thích câu nói “Bên kia của nỗi sợ hãi chính là con người mà bạn muốn trở thành”. Do đó, ở một số thời điểm, ngoài “liều”, cô không có con đường nào khác.
Hiện tại, Hương Ngân ngẫm lại nếu cô không “liều” từ bỏ ngành Kế toán để chuyển sang Kỹ thuật, không “liều” đăng ký trao đổi sinh, cô đã không dám “liều” nộp hồ sơ khi đang có công việc ổn định để nhận được suất học bổng chính phủ toàn phần New Zealand.
hoc bong du hoc toan phan anh 2
Hương Ngân (bên phải) là một trong số 20 người nhận học bổng chính phủ New Zealand. Ảnh: H.N.
Hành trình chinh phục học bổng du học
Vũ Hương Ngân chọn bắt đầu lại từ đầu khi đang làm nghiên cứu viên của một tổ chức quốc tế - Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT). Những trải nghiệm, kinh nghiệm từ thực địa, thực tế dự án, kinh nghiệm từ các anh chị đi trước, những chuyến đi đến các địa phương giúp cô hiểu rõ hơn mối liên kết quan trọng giữa cái mình học và áp dụng thực tế.
Đồng thời, Ngân hiểu lợi thế mình đang có, con đường đang đi, công việc, mục đích của bản thân. Lần này, cô mạnh dạn hơn, xin học bổng chính phủ New Zealand, thuộc top những học bổng cạnh tranh nhất.
Để chạm tay đến ước mơ du học, Vũ Hương Ngân trải qua 4 vòng với vòng 1 là nộp CV và các bài luận ngắn liên quan định hướng, lý do chọn ngành, người có ảnh hưởng nhiều đến quyết định của bạn, mong muốn phát triển sau khi học. Ngân phải tìm hiểu kỹ về trường, ngành, các môn học và chính bản thân để bài luận có đủ sức thuyết phục.
Ở vòng 2, cô làm bài kiểm tra IQ và EQ để đánh giá khả năng tiếp thu, tính cách có phù hợp với môi trường quốc tế không.
Vòng 3 là phỏng vấn trực tuyến với hai giám khảo. Hương Ngân thừa nhận vòng này mang lại cảm giác rất lênh đênh vì đi tận đến đây rồi, cô vẫn có thể trượt.
Tiếp đến là vòng xét cuối cùng. Ba tháng chờ đợi trôi qua chậm rãi. Một buổi sáng, khi chuẩn bị đi làm, được bạn nhắn đã có kết quả, Vũ Hương Ngân Vòng run tay đến mức nhập mật khẩu sai 3 lần.
“Lúc nhìn thấy dòng ‘Preferred’, tôi còn ngốc đến mức đi hỏi các anh chị nghĩa là sao. Một chị nhắn thế là đậu. Tôi khóc luôn rồi gọi khoe mẹ và bạn trai - hai người biết tôi đã rất vất vả để đạt mục tiêu. Sau đó, tôi đi làm với con tim nhảy trong ngực cả một ngày trời”, Hương Ngân nhớ lại khoảnh khắc nhận “quả ngọt”.
Hương Ngân cho rằng chính sự chuẩn bị cho chặng đường dài, đi mỗi bước một chút để làm đẹp hồ sơ, tích lũy kiến thức đã giúp cô thực hiện mục tiêu.
Thêm vào đó, sự chân thật trong bài luận, khi phỏng vấn, sẵn sàng nói về những thiếu sót, mong muốn khắc phục của bản thân cùng thái độ tự tin cũng góp phần thuyết phục ban giám khảo.
Ngoài ra, việc một nữ sinh lựa chọn học lên cao về ngành khoa học kỹ thuật cũng là một lợi thế khi xin học bổng.
Với suất học bổng toàn phần, Vũ Hương Ngân sẽ theo học tại New Zealand, được cấp toàn bộ học phí, phí sinh hoạt, vé máy bay, khám sức khỏe, làm visa và thậm chí cả tiền mua quà cho người thân. Hơn nữa, cả nước chỉ 20 người nhận được học bổng này cho cả bậc thạc sĩ và tiến sĩ.
Ngân trúng tuyển hai trường ĐH Auckland và ĐH Canterbury, chuyên ngành Quản lý Rủi ro do Thiên tai. Cô dự định sau khi học xong sẽ về nước, tiếp tục các dự án cụ thể để phòng chống rủi ro thiên tai, như quản lý bền vững cho nông nghiệp Việt Nam.
“Tôi cũng dự định học lên tiến sĩ để có tiếng nói và thẩm quyền hơn, đem lại cơ hội và truyền cảm hứng cho thế hệ sau”, nữ sinh Quảng Ninh chia sẻ.
 
Nữ sinh ĐH Tôn Đức Thắng 'một chân' lên giảng đường
Quỳnh DanhTrang Minh • 5 giờ trước
nusinh_zing_34_.jpg

Tôi là Nguyễn Thị Cẩm Nhung (19 tuổi, Bến Tre). Hồi 5 tuổi, tôi không may bị té gãy chân trong lúc nô đùa. Vết thương biến chứng khiến tôi phải cắt bỏ chân phải sau vài tháng điều trị. Hơn 14 năm qua, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi nạng gỗ.
Tôi là Nguyễn Thị Cẩm Nhung (19 tuổi, Bến Tre). Hồi 5 tuổi, tôi không may bị té gãy chân trong lúc nô đùa. Vết thương biến chứng khiến tôi phải cắt bỏ chân phải sau vài tháng điều trị. Hơn 14 năm qua, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi nạng gỗ.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 2

Năm ngoái, tôi thi đậu vào khoa Mỹ thuật Công nghiệp ở ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Dù ba mẹ khuyên can, tôi quyết một mình lên thành phố học tập, sống trong ký túc xá cùng 7 bạn nữ khác.
Năm ngoái, tôi thi đậu vào khoa Mỹ thuật Công nghiệp ở ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Dù ba mẹ khuyên can, tôi quyết một mình lên thành phố học tập, sống trong ký túc xá cùng 7 bạn nữ khác.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 3

Do phòng đông con gái, tôi luôn cố gắng dậy từ 6h để chuẩn bị trang phục, sách vở cho kịp giờ lên lớp, tránh ảnh hưởng tới các bạn. Tôi đã quen với việc di chuyển bằng một chân nên không gặp khó khăn gì trong sinh hoạt hàng ngày.
Do phòng đông con gái, tôi luôn cố gắng dậy từ 6h để chuẩn bị trang phục, sách vở cho kịp giờ lên lớp, tránh ảnh hưởng tới các bạn. Tôi đã quen với việc di chuyển bằng một chân nên không gặp khó khăn gì trong sinh hoạt hàng ngày.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 5

Từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ mặc váy dài quá bắp chân nhằm che giấu phần khiếm khuyết trên cơ thể. Tôi không nề hà chuyện trang phục, luôn có cách khiến mình xinh xắn hơn bằng những chiếc váy có kiểu dáng, màu sắc đa dạng. Sau này, nếu có điều kiện lắp chân giả, tôi muốn thử mặc quần jeans giống các bạn nữ cùng tuổi.
Từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ mặc váy dài quá bắp chân nhằm che giấu phần khiếm khuyết trên cơ thể. Tôi không nề hà chuyện trang phục, luôn có cách khiến mình xinh xắn hơn bằng những chiếc váy có kiểu dáng, màu sắc đa dạng. Sau này, nếu có điều kiện lắp chân giả, tôi muốn thử mặc quần jeans giống các bạn nữ cùng tuổi.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 7

Sáng nay, tôi có tiết thực hành môn Hình họa ở ngoài trời. Địa điểm tập trung là đài sen trước thư viện, cách ký túc xá khoảng 7 phút đi bộ. Tiết trời nóng nực, phải mang theo nhiều họa cụ nên việc đi lại vất vả hơn thường ngày một chút.
Sáng nay, tôi có tiết thực hành môn Hình họa ở ngoài trời. Địa điểm tập trung là đài sen trước thư viện, cách ký túc xá khoảng 7 phút đi bộ. Tiết trời nóng nực, phải mang theo nhiều họa cụ nên việc đi lại vất vả hơn thường ngày một chút.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 10

Để kịp giờ lên lớp, tôi chọn đi con đường tắt nhỏ hẹp. Đi nạng qua khu vực này khá khó do nhiều người qua lại, đường không bằng phẳng.
Để kịp giờ lên lớp, tôi chọn đi con đường tắt nhỏ hẹp. Đi nạng qua khu vực này khá khó do nhiều người qua lại, đường không bằng phẳng.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 11

Tôi tình cờ gặp một người bạn cùng lớp trên đường tới thư viện. Vừa thấy tôi, cô bạn hào hứng chào hỏi, chủ động cầm túi giúp. Từ ngày lên TP.HCM học, tôi luôn được thầy cô, bạn bè quan tâm, giúp đỡ để hòa nhập nhanh, cởi mở hơn với môi trường mới.
Tôi tình cờ gặp một người bạn cùng lớp trên đường tới thư viện. Vừa thấy tôi, cô bạn hào hứng chào hỏi, chủ động cầm túi giúp. Từ ngày lên TP.HCM học, tôi luôn được thầy cô, bạn bè quan tâm, giúp đỡ để hòa nhập nhanh, cởi mở hơn với môi trường mới.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 14

Buổi thực hành Hình họa hôm nay yêu cầu cả lớp tự chọn bối cảnh ở khu vực thư viện để vẽ màu. Bí ý tưởng, tôi và một số bạn học phải nhờ giảng viên hướng dẫn lựa chọn góc đẹp để làm bài.
Buổi thực hành Hình họa hôm nay yêu cầu cả lớp tự chọn bối cảnh ở khu vực thư viện để vẽ màu. Bí ý tưởng, tôi và một số bạn học phải nhờ giảng viên hướng dẫn lựa chọn góc đẹp để làm bài.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 15

Thích vẽ từ nhỏ, song tôi chưa từng nghĩ sẽ theo đuổi lĩnh vực liên quan tới nghệ thuật cho tới khi đăng ký nguyện vọng đại học. Tôi muốn làm nghề thiết kế đồ họa để thỏa sức sáng tạo, ít phải đi lại.
Thích vẽ từ nhỏ, song tôi chưa từng nghĩ sẽ theo đuổi lĩnh vực liên quan tới nghệ thuật cho tới khi đăng ký nguyện vọng đại học. Tôi muốn làm nghề thiết kế đồ họa để thỏa sức sáng tạo, ít phải đi lại.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 17

Tôi có chút bỡ ngỡ trong vài tuần học đầu tiên vì thiếu kỹ thuật căn bản, ít cơ hội tiếp xúc với họa cụ. Nhờ thầy cô chỉ dẫn, bạn bè hỗ trợ, tôi đã có thêm động lực để tự rèn luyện khả năng của mình.
Tôi có chút bỡ ngỡ trong vài tuần học đầu tiên vì thiếu kỹ thuật căn bản, ít cơ hội tiếp xúc với họa cụ. Nhờ thầy cô chỉ dẫn, bạn bè hỗ trợ, tôi đã có thêm động lực để tự rèn luyện khả năng của mình.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 20

Buổi học kết thúc lúc 12h. Tôi và các bạn thu xếp họa cụ rồi tới quán cơm đối diện để ăn trưa. Trường không cho phép nấu ăn trong ký túc xá nên tôi phải ăn ngoài 3 bữa mỗi ngày. Tôi cố gắng chi tiêu hợp lý để vừa tiết kiệm tiền, vừa đảm bảo sức khỏe.
Buổi học kết thúc lúc 12h. Tôi và các bạn thu xếp họa cụ rồi tới quán cơm đối diện để ăn trưa. Trường không cho phép nấu ăn trong ký túc xá nên tôi phải ăn ngoài 3 bữa mỗi ngày. Tôi cố gắng chi tiêu hợp lý để vừa tiết kiệm tiền, vừa đảm bảo sức khỏe.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 21

Tầm 13h, tôi trở về ký túc xá nghỉ ngơi, chuẩn bị cho tiết học tiếng Anh buổi chiều. Thời gian dư dả nên tôi tranh thủ tập vẽ một lúc. Nhận thấy kỹ năng của mình chưa tốt, tôi tự nhủ mình phải luyện tập nhiều hơn. Ngoài giờ nghỉ, tôi cũng dành ra 3-4 tiếng buổi tối mỗi ngày để tập vẽ.
Tầm 13h, tôi trở về ký túc xá nghỉ ngơi, chuẩn bị cho tiết học tiếng Anh buổi chiều. Thời gian dư dả nên tôi tranh thủ tập vẽ một lúc. Nhận thấy kỹ năng của mình chưa tốt, tôi tự nhủ mình phải luyện tập nhiều hơn. Ngoài giờ nghỉ, tôi cũng dành ra 3-4 tiếng buổi tối mỗi ngày để tập vẽ.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 23




Đang mải mê vẽ tranh, tôi nhận được điện thoại từ mẹ. Vài tháng nay, do tình hình dịch Covid-19 phức tạp, tôi chưa thể về thăm gia đình nên cả nhà hết sức lo lắng. Tôi cập nhật tình hình học tập, sinh hoạt, trấn an mẹ rằng con gái có thể tự chăm sóc tốt cho mình.
Kết thúc cuộc gọi với mẹ, tôi vẫn còn khoảng 45 phút trước khi vào học nên quyết định chợp mắt một lúc. Tôi thường trải nệm nằm dưới đất vì không thể leo lên giường tầng như các bạn cùng phòng.
Kết thúc cuộc gọi với mẹ, tôi vẫn còn khoảng 45 phút trước khi vào học nên quyết định chợp mắt một lúc. Tôi thường trải nệm nằm dưới đất vì không thể leo lên giường tầng như các bạn cùng phòng.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 25

Tiết học tiếng Anh buổi chiều diễn ra tại phòng học. Khả năng ngoại ngữ của tôi chưa tốt, đặc biệt về phần phát âm và vốn từ vựng. Tuy nhiên, với mong muốn mở rộng tiềm năng công việc trong tương lai, tôi đang cố gắng hết sức để trau dồi tiếng Anh.
Tiết học tiếng Anh buổi chiều diễn ra tại phòng học. Khả năng ngoại ngữ của tôi chưa tốt, đặc biệt về phần phát âm và vốn từ vựng. Tuy nhiên, với mong muốn mở rộng tiềm năng công việc trong tương lai, tôi đang cố gắng hết sức để trau dồi tiếng Anh.
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 27

Sau giờ học, tôi thường đi chơi cùng bạn bè. Do chân tôi đi lại không tiện, các bạn thường rủ tôi ra quán trà sữa gần trường hoặc lấy xe máy chở đi tham quan các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Thảo Cầm Viên...
Sau giờ học, tôi thường đi chơi cùng bạn bè. Do chân tôi đi lại không tiện, các bạn thường rủ tôi ra quán trà sữa gần trường hoặc lấy xe máy chở đi tham quan các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Thảo Cầm Viên...
nu sinh ton duc thang chong nang di hoc anh 29

Mỗi lần xuống phố, tôi thường nhận về nhiều ánh nhìn dò xét, thương cảm từ người lạ. Nhiều bạn bè cũng nghĩ tôi sẽ trầm lắng, khép kín vì khiếm khuyết cơ thể. Thế nhưng, tôi vẫn sống tích cực, lạc quan, mong muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ trong cuộc sống. Dù đi chậm hơn mọi người, tôi vẫn sẽ không lùi bước trước khó khăn để có tương lai tốt hơn.
Mỗi lần xuống phố, tôi thường nhận về nhiều ánh nhìn dò xét, thương cảm từ người lạ. Nhiều bạn bè cũng nghĩ tôi sẽ trầm lắng, khép kín vì khiếm khuyết cơ thể. Thế nhưng, tôi vẫn sống tích cực, lạc quan, mong muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ trong cuộc sống. Dù đi chậm hơn mọi người, tôi vẫn sẽ không lùi bước trước khó khăn để có tương lai tốt hơn.
 
Gái xinh, dân tộc thổ, học giỏi thì chính xác là dân Nghĩa Đàn. Và theo một cuộc điều tra nhỏ thì e ấy đã được anh Bảy Đém nuôi trong 4 năm đại học.
Em Bảy Đém là ai thì bọn mày google
 
Gái xinh, dân tộc thổ, học giỏi thì chính xác là dân Nghĩa Đàn. Và theo một cuộc điều tra nhỏ thì e ấy đã được anh Bảy Đém nuôi trong 4 năm đại học.
Em Bảy Đém là ai thì bọn mày google
Là ai vợi m
389644
 
ĐÃ XINH CÒN HỌC GIỎI
❤


Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Nguyễn Thúy An có thành tích khá cao với 26,6 điểm, đủ điểm đậu ĐH. Tuy nhiên, ngôi trường mà An yêu thích nhất là Trường Đại học Y Hà Nội thì em chỉ đủ điểm trúng tuyển vào ngành y học cổ truyền.

Trong khi đó, ước mơ của em là vào Y đa khoa để thực hiện giấc mơ được mặc chiếc áo trắng, được làm bác sỹ của mình. Nên An đã quyết định không vào đại học, để tập trung ôn thi lại và năm nay em đã có kết quả (29,55 điểm: Toán 9,8 - Hóa 10 - Sinh 9,75).

Ngoài danh hiệu thủ khoa khối B toàn tỉnh, An cũng lọt vào top 5 những thí sinh có điểm khối B cao nhất cả nước.

Cre: Báo Nghệ An
214705829_4146102762151833_6107980010038518053_n.jpg
 
Mẹ bị ung thư thì đi làm kiếm tiền nuôi mẹ rau cháo những ngày cuối cùng đi, giờ đi học lại bắt mẹ gửi tiền cho? Mẹ còn sống bao lâu. Đi làm nuôi mẹ khi nào mẹ chết thì đi học cũng có muộn đâu. Thứ mất dạy bất hiếu
 
242212776_2225264717641450_2606809358731791770_n.png
Từ 'cô bé bãi rác' đến thủ khoa xinh đẹp của trường danh tiếng
'Cô bé bãi rác' Sophy Ron - thủ khoa Cao đẳng Trinity của Đại học Melbourne - đã là nguồn cảm hứng cho biết bao người ở Campuchia lẫn thế giới.

"Cô bé bãi rác": Ăn ngủ với rác, suýt chết vì nhặt rác​

Sophy Ron (SN 1997) đã trải qua 8 năm tuổi thơ tại một bãi rác khét tiếng của Campuchia có biệt danh là "Núi khói" - bãi rác Steng Meanchey ở Phnom Penh - biểu tượng cho sự nghèo đói của đất nước. Gia đình "cô bé bãi rác" Sophy Ron sống ở nơi này vì họ không đủ tiền mua nhà, kèm theo là các khoản nợ chồng chất.
Sophy giờ đã trưởng thành, xinh đẹp và có một tươi lai tươi sáng. Ảnh: Som Kanika/Khmer Times.

Sophy giờ đã trưởng thành, xinh đẹp và có một tươi lai tươi sáng. Ảnh: Som Kanika/Khmer Times.​

Theo lời Sophy, gia đình họ đã gắn bó với bãi rác tới mức cô "dường như không nhận ra mùi hôi rất tệ hay sự bẩn thỉu". Đôi khi họ chỉ ăn một lần trong ngày. Nếu kiếm đủ tiền ngày hôm đó, họ sẽ mua đồ ăn và ăn ở nhà cùng nhau, nếu không thì bữa trưa được tìm ra ngay tại bãi rác.
Sophy những năm còn sống tại bãi rác.

Sophy những năm còn sống tại bãi rác.​

Bãi rác đã bị đóng cửa năm 2009 nhưng những người lao động vẫn làm việc ở đó. Nơi này được miêu tả là một khu vực độc hại, nơi trẻ em phải lội trong lớp bùn bẩn có khi cao đến đầu gối với cơ man là rác thải, chất thải bệnh viện và thức ăn thối rữa. Khói cay vì ô nhiễm nồng trong không khí. Dù vậy, Sophy nói cô sẽ ăn trái cây được tìm thấy trên bãi rác nếu chúng còn sử dụng được.
Bãi rác nơi Sophy và gia đình kiếm sống.

Bãi rác nơi Sophy và gia đình kiếm sống.​

"Vào thời điểm đó, tôi không cảm thấy ghê tởm. Tôi hạnh phúc theo một cách nào đó bởi tôi chưa bao giờ trải qua một cuộc sống nào khác tốt hơn thế", Sophy chia sẻ.
Những ngày nhặt rác suýt làm Sophy mất mạng. Cô bị xe tải cuốn vào gầm, suýt bị xe đổ rác tông trúng... nhưng may mắn được giúp đỡ.
“Tôi đã nói với bố mẹ và họ bảo tôi đừng nhặt rác nữa. Nhưng nếu tôi dừng lại thì chúng tôi sẽ xoay sở như thế nào? Vì vậy, tôi chỉ biết tiếp tục làm và cẩn thận hơn".
Cuộc sống quá vất vả không khiến Sophy thôi tò mò và háo hức về chuyện học. Vì trường học địa phương chỉ cung cấp một suất học cho mỗi gia đình tính trên một trẻ em, Sophy chỉ biết theo chị đến trường và nhìn vào lớp học qua ô cửa sổ

"Cô bé bãi rác" và cuộc gặp gỡ định mệnh​

Cuộc đời cô đã thay đổi sau cuộc gặp gỡ tình cờ tại bãi rác với Scott Neeson, người sáng lập Quỹ Nhi đồng Campuchia (CCF). CCF đã cung cấp giáo dục, nhà ở và điều trị y tế cho hàng nghìn người ở Campuchia kể từ khi ra mắt vào năm 2004.
“Chú ấy hỏi tôi có muốn học tiếng Anh không, lúc đó tôi không biết tiếng Anh là gì. Nhưng tôi vẫn rất hạnh phúc khi biết mình sắp được đi học", Sophy hồi tưởng.
Scott Neeson, người sáng lập Quỹ Nhi đồng Campuchia (CCF).

Scott Neeson, người sáng lập Quỹ Nhi đồng Campuchia (CCF).​

Dù nhập học trễ hơn với nhiều bạn bè đồng trang lứa, Sophy tiến bộ rất nhanh và được nhận xét là thông minh, giao tiếp tốt. Đam mê học hỏi và ước mơ được tỏa sáng hơn nữa khiến Sophy không ngừng cố gắng.
Cuối cùng, cô nhận được học bổng toàn phần tại Trường Cao đẳng Trinity của Đại học Melbourne và quyết định lên đường sang Australia. Cha mẹ của Sophy - cả hai đều đã bỏ học năm 7 tuổi - đều ủng hộ định hướng cuộc sống của cô bé.

Sophy trong buổi phát biểu đầy vinh dự.

Sophy trong buổi phát biểu đầy vinh dự.​

Sophy đã hoàn thành bậc học dự bị ở Trường Cao đẳng Trinity.

Sophy đã hoàn thành bậc học dự bị ở Trường Cao đẳng Trinity.​

Sau 2 năm học tập ở Cao đẳng Trinity và 12 năm kể từ khi tiếp xúc với giáo dục, Sophy tốt nghiệp thủ khoa Cao đẳng Trinity danh tiếng, được chọn là sinh viên phát biểu trước toàn trường trong lễ tốt nghiệp. Cô sẽ tiếp tục chinh phục bằng Cử nhân Văn học khi học tiếp ở bậc Đại học tại Đại học Melbourne và ước mơ điều hành công việc kinh doanh riêng.

"Tôi giữ thông điệp này trong suốt hành trình cuộc đời mình: Không bỏ cuộc bất kể hoàn cảnh nào".​


Cuộc sống của bố mẹ Sophy ở quê nhà vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cha cô đã kiếm được 120 đô la/tháng bằng nghề lái xe tuk tuk. Gia đình họ đã chuyển ra khỏi thành phố và có được một nhà bình dân hơn ở một vùng nông thôn.

Sophy và cha mẹ.

Sophy và cha mẹ.​

Là học sinh lứa đầu tiên của Quỹ trẻ em Camnpuchia, Sophy và câu chuyện của cô là bằng chứng cho thấy với sự giáo dục và hỗ trợ phù hợp, một đứa trẻ lẫn gia đình của chúng có thể tự vực dậy bản thân và tự mình thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Bên cạnh đó, tinh thần vượt khó và tư tưởng sống, đam mê học hỏi của "cô bé bãi rác" ngày nào cũng là một tấm gương sáng cho giới trẻ toàn cầu.

Ảnh: Quỹ Nhi đồng Campuchia (CCF)
 
Top