Đạo lý Đạo Phật đã bị tha hóa và biến tướng ở Việt Nam như thế nào?

Đối với tôi, Phật giáo là một tư tưởng triết học hơn là một tín ngưỡng. Bài viết này không tranh luận về Phật giáo tốt hay xấu mà tập trung nói về sự biến tướng của Phật giáo ở Việt Nam và điều đó góp phần ảnh hưởng đến tư duy hời hợt của người Việt như thế nào. Hi vọng các bạn đọc và nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn với mục đích viết của tôi.

Tuy hiện nay Phật giáo không được công nhận là quốc giáo ở Việt Nam như các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, nhưng ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam ngày nay rõ ràng hơn Lão giáo và Nho giáo rất nhiều. Chúng ta không thấy đạo quán và đạo sĩ ở Việt Nam nhưng sư sãi và chùa chiền thì đâu cũng có. Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt không có câu nào “cầu Khổng Tử” hay “tạ ơn Lão Tử” mà luôn là “cầu trời khẩn Phật” hoặc “tạ ơn trời Phật”.

Ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam sâu sắc tới mức nhiều người cứ khăng khăng bảo đạo Công giáo là đạo ngoại lai còn Phật giáo mới là đạo của dân tộc mà quên rằng đạo Phật cũng là một đạo ngoại lai xuất phát tứ Ấn Độ. Và chính vì điều này mà rất nhiều người Việt Nam mặc định trong tư tưởng rằng những gì liên quan tới đạo Phật đều là tốt và người đạo Phật đều là người tử tế. Điều này gây ra một hệ lụy không nhỏ đối với tư duy của người Việt chúng ta.

Nếu xét trong tam giáo Phật-Lão-Nho thì Phật giáo có mặt ở Việt Nam trước cả Lão và Nho. Theo truyền thuyết về Chử Đồng Tử thì đạo Phật đã có mặt ở nước ta từ thời Hùng Vương. Nhưng vì đây là truyền thuyết có tính tam sao thất bản nên việc xác thực là đạo Phật có mặt ở Việt Nam từ thời vua Hùng hay không còn là một nghi vấn. Nhưng từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 trước Công Nguyên, các nhà buôn và tăng lữ Ấn Độ đã du nhập Phật giáo Nam tông vào quận Giao Chỉ và thành Luy Lâu (thuộc Bắc Ninh ngày nay) đã từng là trung tâm Phật giáo quan trọng vùng Đông Nam Á.

Trong giai đoạn Bắc thuộc nhất là đời nhà Đường, Phật giáo Bắc tông theo chân các nhà sư Trung Quốc phái Thiền tông vào Việt Nam nhưng không phát triển mạnh. Từ thời nhà Đinh tới thời nhà Trần, các vua chúa Việt Nam bắt đầu xem trọng Phật giáo ngang với Nho và Lão. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân và đóng đô ở Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng đã phong cho đại sư Khuông Việt chức tăng thống, đứng đầu Phật giáo ở Việt Nam thời đó. Chức tăng thống này đến thời Lê Sơ vẫn còn giữ.

Một trong những giai thoại về sự tàn bạo và biến thái của vua Lê Long Đĩnh tức Lê Ngọa Triều là chuyện vị vua này róc mía trên đầu tăng thống Quách Ngang (có tài liệu ghi là Quách Mão) rồi giả vờ lỡ tay để dao chém xuống đầu trọc của sư chảy máu đầm đìa. Giai thoại này đối với tôi mà nói mang tính bôi nhọ nhiều hơn là thực tế vì theo sách sử thời đó: “Mùa xuân năm Đinh Mùi (1007), Lê Long Đĩnh sai em là Minh Xưởng và Chưởng Thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê ngưu trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin Cửu kinh và kinh sách Đại Tạng". Kinh Đại Tạng là một bộ kinh sách vĩ đại được các cao tăng Trung Quốc nhiều thế hệ nghiên cứu và biên dịch qua nhiều thế hệ gồm hơn 5000 quyển. Một ông vua tìm cách xin được bộ kinh ấy về Việt Nam để phát triển Phật giáo thì việc róc mía trên đầu vị cao tăng đứng đầu Phật giáo trong nước có đáng tin hay không? Tôi không trả lời mà để cho các bạn tự suy nghĩ.

Đến thời nhà Lý, vì Lý Thái Tổ thuở nhỏ được nuôi trong chùa nên ông xem đạo Phật là quốc giáo. Triều đình nhà Lý bên cạnh hai ban văn võ còn có cả ban “tăng”. Nhà Trần cướp ngôi nhà Lý nhưng vẫn rất coi trọng Phật giáo. Thượng hoàng Trần Nhân Tông, người có công lớn trong cuộc chiến chống Nguyên Mông khi đất nước thái bình đã giao quyền trị nước cho con và lập nên thiền phái Trúc Lâm và lấy hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ. Đến cuối thời Trần, đạo Phật ở Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ. Các tăng sĩ do được sự ưu ái quá mức của triều đình trở nên lộng quyền và đạo Phật phát triển một cách vô tội vạ.

“Truyền Kỳ Mạn Lục” của Nguyễn Dữ có ghi: “Các chùa như Hoàng Giang, Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh... dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa dân số thường. Nhất là huyện Ðông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có hơn mười chùa, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu: ngoài bao bằng lũy, trong tô vàng son..." Chính sự phát triển quá đà này của Phật giáo ở Việt Nam đã khiến cho Phật giáo bị biến chất và lợi dụng về sau rất nhiều.

Từ thời hậu Lê trở đi, đạo Phật ở Việt Nam mất đi chỗ đứng trước đây vì sự phát triển của Nho giáo và Lão giáo nhất là ở Đàng Ngoài. Phật giáo từ chỗ một tôn giáo được chính quyền phong kiến trọng dụng bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng trở thành một tín ngưỡng dân gian nhiều hơn ở Đàng Ngoài. Trong khi đó ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn vẫn rất sùng đạo Phật và kinh đô Huế có thể được xem là cái nôi thứ hai của Phật giáo Việt Nam. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, để trả đũa việc các vua nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, thực dân Pháp đã ra tay phá hủy rất nhiều chùa chiền Phật giáo để xây nhà thờ. Điều này đã gây ra mâu thuẫn đối với những người theo Phật giáo và Thiên Chúa giáo ở Việt Nam và cũng khiến cho Phật giáo bị các đảng phái mang danh nghĩa “chống ngoại xâm” lợi dụng triệt để.

Sau năm 1945, ở miền Bắc, cùng với Lão giáo, Phật giáo được liệt vào một trong những tàn dư của mê tín dị đoan và phong kiến nên bị giới lãnh đạo CS cấm đoán và kiểm soát rất gắt gao. Dưới sự lãnh đạo của những người “vô thần” rất nhiều đền chùa bị đập phá để biến thành hợp tác xã hoặc sân phơi thóc lúa và nhiều kinh sách bị tiêu hủy. Ngoài những ngôi chùa mang tính biểu tượng nổi tiếng của văn hóa Việt Nam như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Hương hay chùa Tây Phương thì hầu hết các chùa chiền ở miền Bắc đều bị phá hủy.

Từ năm 1945 trở đi, rất ít người Bắc tự nhận là người đạo Phật và hầu như không có chùa chiền nào được xây dựng ở miền Bắc. Ngược lại ở miền Nam, Phật giáo lại bị lợi dụng để chống lại chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm của chính thể Việt Nam Cộng Hòa vì gia đình của tổng thống Ngô Đình Diệm là người Công giáo. Sự kiện tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức ở Sài Gòn năm 1963 đã góp phần làm cáo chung chế độ cộng hòa còn rất non trẻ ở miền nam với cuộc đảo chính giết chết hai anh em cố tổng thống họ Ngô trong cùng năm.

Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập ở miền Nam Việt Nam. Cho tới năm 1975, lợi dụng tinh thần bài ngoại của người dân miền Nam, nhiều chùa chiền bị lợi dụng biến thành cơ sở hoạt động cách mạng của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nuôi giấu cán bộ.

90678

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập và trở thành tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam sau năm 1975. Điều này có nghĩa là Phật giáo Việt Nam được đặt dưới sự quản lý sát sao của nhà nước CNXHCN Việt Nam và bắt đầu mang màu sắc chính trị rõ ràng.

Như vậy hiện tại ở Việt Nam có hai giáo hội Phật giáo khác nhau: một thành lập từ năm 1964 ở miền Nam mang tên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vốn không chịu chi phối về mặt chính trị của chính quyền và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành lập năm 1981 với bản chất là cơ quan chính trị hóa tôn giáo của nhà nước.

Đối với đại đa số người Việt Nam (trừ những người theo Công giáo và Tin Lành) thì đạo Phật đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh, ngay cả đối với những người cho rằng mình theo đạo thờ ông bà. Hiếm có tác phẩm văn chương nghệ thuật nào của Việt Nam mà không thấp thoáng ảnh bóng dáng của mái chùa hay tượng Phật. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của đạo Phật ở Việt Nam chỉ ở mức độ tín ngưỡng chứ không phải là ở mức độ triết lý. Rất hiếm Phật tử Việt Nam tìm hiểu đạo Phật ở góc độ triết học mà chỉ tin theo những nghi thức cúng bái của Phật giáo. Và tín ngưỡng và nghi thức Phật giáo của Việt Nam thì lại bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng dân gian và Đạo giáo nhiều hơn là Phật giáo nguyên thủy.
Có ba nguyên nhân cho việc tại sao phần lớn Phật tử Việt Nam thiên về phần ngọn (tín ngưỡng) hơn là phần gốc (triết lý) của đạo Phật:
-
Thứ nhất: kinh sách của đạo Phật quá nhiều, ngay cả những người đi tu cũng chưa có điều kiện tiếp xúc hết với kinh sách của Phật. Đây là một rào cản rất lớn của những ai muốn thực sự nghiên cứu về đạo Phật một cách nghiêm túc.
- Thứ hai: những triết lý của đạo Phật như buông bỏ chấp niệm, hành thiện tích đức, không tham sân si hận… thường không đáp ứng được nhu cầu thực tế của người bình dân nên tuy tưởng là đơn giản nhưng trên thực tế lại rất khó làm theo và nếu có làm theo thì chưa chắc đã làm đúng.
- Thứ ba: đạo Phật chấp nhận sự kết hợp với các tín ngưỡng dân gian chứ không phân rõ ranh giới nên dần dần Phật trở thành một vị thần cũng như những vị thần khác trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Sự cầu kỳ về hình thức nghi lễ bên ngoài chẳng qua là để che giấu sự hời hợt trong việc hiểu biết về Phật pháp bên trong.

(Tiếp tục dưới comment)
 
Sửa lần cuối:
T chỉ thấy bên đạo Chúa thì lúc có người chết thì bên Chúa sẽ lo mai táng, chỗ chôn cất. Còn nếu có những đứa trẻ không cha mẹ thì họ sẽ nuôi cho ăn học tới 18 tuổi. Còn bên đạo Phật thì làm ma chay 20 - 30m, mở cửa mã thì ~10m. Chắc do t còn suy nghĩ khập khiễng :(((((
 
T chỉ thấy bên đạo Chúa thì lúc có người chết thì bên Chúa sẽ lo mai táng, chỗ chôn cất. Còn nếu có những đứa trẻ không cha mẹ thì họ sẽ nuôi cho ăn học tới 18 tuổi. Còn bên đạo Phật thì làm ma chay 20 - 30m, mở cửa mã thì ~10m. Chắc do t còn suy nghĩ khập khiễng :(((((
Phật bản thân nó k phải là một đạo. Bởi theo triết lí của thích ca mâu ni phật chính là ở trong mỗi ng sẵn có, tu hay ngộ tức là xoá tan mây mờ để nó hiện ra, thế nên nó thuộc tính cá nhân. Bản thân những ng ở hội phật giáo việt nam lại k làm điều đó mà đi làm việc vớ vẩn. Nên cái phật giáo việt nam hiện tại chính nó xa rời phật hoàn toàn rồi. Lên án phật giáo việt nam là đúng vì chính nó đang trở nên xấu xa vô cùng. Như phật cũng đã nói, tốt xấu song hành phật giáo cũng v, phật giáo cũng không thoát khỏi quy luật này.
 
Phật bản thân nó k phải là một đạo. Bởi theo triết lí của thích ca mâu ni phật chính là ở trong mỗi ng sẵn có, tu hay ngộ tức là xoá tan mây mờ để nó hiện ra, thế nên nó thuộc tính cá nhân. Bản thân những ng ở hội phật giáo việt nam lại k làm điều đó mà đi làm việc vớ vẩn. Nên cái phật giáo việt nam hiện tại chính nó xa rời phật hoàn toàn rồi. Lên án phật giáo việt nam là đúng vì chính nó đang trở nên xấu xa vô cùng. Như phật cũng đã nói, tốt xấu song hành phật giáo cũng v, phật giáo cũng không thoát khỏi quy luật này.
Vậy mấy ông thầy nhận tiền đồ là sai à?, t nghe kể những năm 19xx khi mà trong xóm có người mất hay gì đó thì những nhà sư sẽ đến và tụng kinh cho vong hồn được thanh thản và đương nhiên là free. Nhưng từ 2000 trở đi thì bị biến đổi đi một cách kì lạ...
 
Phật là người giác ngộ nói dân dã là người thầy dẫn lối cho chúng sinh.
Thầy biết khổ là gì, vì sao chúng ta khổ và cách để diệt khổ, đạt được viên mãn
Chân lý có trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.
Phật bản thân nó k phải là một đạo. Bởi theo triết lí của thích ca mâu ni phật chính là ở trong mỗi ng sẵn có, tu hay ngộ tức là xoá tan mây mờ để nó hiện ra, thế nên nó thuộc tính cá nhân. Bản thân những ng ở hội phật giáo việt nam lại k làm điều đó mà đi làm việc vớ vẩn. Nên cái phật giáo việt nam hiện tại chính nó xa rời phật hoàn toàn rồi. Lên án phật giáo việt nam là đúng vì chính nó đang trở nên xấu xa vô cùng. Như phật cũng đã nói, tốt xấu song hành phật giáo cũng v, phật giáo cũng không thoát khỏi quy luật này.

Thế mà giờ Phật tung hô lên thành ông thần, ông thánh để người ta xây cái chùa thật to, vào chùa phải xin tiền,lộc,đường quan lộ. Còn quỳ lạy, đốt nhang riết chả ra gì.
 
Vậy mấy ông thầy nhận tiền đồ là sai à?, t nghe kể những năm 19xx khi mà trong xóm có người mất hay gì đó thì những nhà sư sẽ đến và tụng kinh cho vong hồn được thanh thản và đương nhiên là free. Nhưng từ 2000 trở đi thì bị biến đổi đi một cách kì lạ...
Sai. Phật giác ngộ nhờ ngồi thiền chứ đâu nhờ xây chùa tụng kinh gõ mõ.
 
Phật là người giác ngộ nói dân dã là người thầy dẫn lối cho chúng sinh.
Thầy biết khổ là gì, vì sao chúng ta khổ và cách để diệt khổ, đạt được viên mãn
Chân lý có trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.


Thế mà giờ Phật tung hô lên thành ông thần, ông thánh để người ta xây cái chùa thật to, vào chùa phải xin tiền,lộc,đường quan lộ. Còn quỳ lạy, đốt nhang riết chả ra gì.
Bởi vậy còn đường giác ngộ thì phải có thầy hướng dẫn nếu k dễ đi vào tà đạo. Chọn nhầm mấy ông thầy ở việt nam khác gì đi vào tà đạo. Chưa ngộ đạo đã ngồi giảng đạo.
 
Đi chùa, đi đền nào cũng cầu may, cầu tài nhưng tuyệt nhiên không biết đang xin ai, tên gì, có công ra sao...
 
toàn phật Youtube, tối ngày thấy mẹ t nghe giảng đạo trên Youtube, bực vcl.
 
Phá hoại tôn giáo không chỉ là việc khiến con người hiểu sai về tôn giáo, mà còn phá hủy tôn giáo từ bên trong, biến tôn giáo đó thành một thứ tà đạo, đánh tráo các giáo lý chân chính bằng giáo lý tà đạo nhưng vẫn giữ nguyên tên nhằm phục vụ cho các mục tiêu quyền lực thay vì mục tiêu chân chính của tôn giáo là giúp con người đề cao đạo đức.
Lịch sử nhân loại cho thấy có 5 thủ đoạn thường dùng để phá hoại một tôn giáo của + sản , đó là:

Phá hủy môi trường lưu truyền

Làm méo mó giáo nghĩa

Dựng chuyện, chụp mũ, tuyên truyền, kích động thù hận

Phá hoại từ bên trong

Tôn giáo chính trị – Sùng bái cá nhân

Phá hoại từ bên trong là cài những người không có tín ngưỡng vào bên trong tôn giáo, trực tiếp dẫn dắt những người có tín ngưỡng đi theo con đường sai lầm, đồng thời khiến những người chưa bước chân vào tôn giáo cảm thấy chán ghét tôn giáo… từ đó mà hủy đi niềm tin của con người nói chung vào giá trị chân chính của tu luyện, nâng cao chuẩn mực đạo đức, hướng về cội nguồn của văn hóa truyền thống.
 
Đa
Bởi vậy còn đường giác ngộ thì phải có thầy hướng dẫn nếu k dễ đi vào tà đạo. Chọn nhầm mấy ông thầy ở việt nam khác gì đi vào tà đạo. Chưa ngộ đạo đã ngồi giảng đạo.
Còn mắc bệnh sùng bái cá nhân, chuẩn bài xhcn
 
Đéo hiểu các dân chơi bên lương khi khấn ông bà tổ tiên lại đệm câu : " Nam mô di đà phật " để làm loz gì nhể
 

Attachments

  • IMG_20210920_125506_139.jpg
    IMG_20210920_125506_139.jpg
    85.7 KB · Lượt xem: 34
Tôi cũng hiểu Phật giáo là một tư tưởng triết học hơn là một tín ngưỡng. Nhưng thật khó để khuyên nhủ những người thân xung quanh vẫn đều đều đi cầu khấn cúng Phật một cách mê muội theo mấy Sư thối nát.
Mỗi lần vào chùa, tôi chỉ muốn ngồi 1 góc yên tĩnh đọc sách hoặc chẳng làm gì cả.
Nhân đây có khái niệm "Tính Không" khá trừu tượng, tôi cũng có một chút ngộ ra rồi nhưng chưa biết diễn đạt thế nào. Nếu có thời gian mong chủ thread chỉ giáo thêm cho dễ hiểu!
 
Tôi cũng hiểu Phật giáo là một tư tưởng triết học hơn là một tín ngưỡng. Nhưng thật khó để khuyên nhủ những người thân xung quanh vẫn đều đều đi cầu khấn cúng Phật một cách mê muội theo mấy Sư thối nát.
Mỗi lần vào chùa, tôi chỉ muốn ngồi 1 góc yên tĩnh đọc sách hoặc chẳng làm gì cả.
Nhân đây có khái niệm "Tính Không" khá trừu tượng, tôi cũng có một chút ngộ ra rồi nhưng chưa biết diễn đạt thế nào. Nếu có thời gian mong chủ thread chỉ giáo thêm cho dễ hiểu!
Tính Không thực sự là một khái niệm rất khó, hiếm có ai tự nhận là đã thấu triệt điều này.

Nhưng nếu để nói ở một góc hẹp, một cách "dân dã" cho mọi người dễ dàng tiếp cận dần dần thì:
Không là trạng thái mà người ta nên tìm về để giải thoát khỏi những đau khổ trong kiếp người. Nam hay nữ, trẻ hay già, tất cả đều đau khổ, ko chỉ từ chiến tranh và dịch bệnh, mà còn từ lo lắng, thất vọng, bất mãn, tất cả trong số chúng dường như là phần không thể tách khỏi con người. Người ta theo đuổi giàu có và quyền lực, tiếp thu kiến thức và tài sản, sinh con đẻ cái, dựng nhà và mua chung cư. Tuy nhiên, bất kể họ có đạt được những gì đi và đến đâu đi nữa, họ không bao giờ được an vui sung sướng trọn vẹn. Ngay cả người giàu có và nổi tiếng cũng hiếm khi hài lòng. Họ bị ám ảnh bởi những bận tâm và lo lắng không ngừng, cho đến khi bệnh tật, tuổi già và cái chết đưa đến một kết thúc cay đắng cho họ. Tất cả mọi sự vật việc mà người ta đã tích lũy biến mất như làn khói.

Không ở trường hợp này là dẹp bỏ ham muốn vật chất, tiền tài, danh vọng, dẹp bỏ mọi hưởng thụ dục lạc, buông bỏ mọi phiền não. Chỉ khi nào con người ta thôi ham muốn, người ta sẽ ngừng khổ đau.

"Nếu não thức của một người được tự do, thoát khỏi tất cả tham ái, không có thần linh nào có thể làm cho anh ta đau khổ. Ngược lại, một khi ham muốn nảy sinh trong não thức của một người, tất cả những thần linh trong vũ trụ cũng không có thể cứu anh ta khỏi đau khổ" :embarrassed:
 
Ngọn chùa lớn nhất là ngọn chùa lương tâm. Phật đáng kính và ta nên lễ lạy ấy là cha mẹ.
ngày nay đạo Phật bi chi phối bởi nhiều thứ quá. Giờ kiếm được bậc chân tu như Tổ Thích Viên Thành thật là hiếm.
 
Theo tao có mấy vấn đề lớn như này , bọn m cùng xem có đúng không nhé :
1. Một số chùa bây giờ trở thành chùa "quốc doanh " nghĩa là nó như một doanh nghiệp. Mà sư thì được trả lương theo tháng. Bằng chứng rõ ràng là khi tao học ở Q9. Có học chung với 1 thằng mà bọn t hay gọi nó là thằng thầy chùa. Thằng này từ bé đã được mẹ nó đưa vào chùa. À mà chùa thì mẹ nó xây dựng lên và đứng sau, mời sư thầy về trụ trì. Nên thằng này vẫn cạo đầu nhưng đi nhậu thì không kiêng món gì. Phật tử, người dân tới cúng và bỏ hòm công đức như nào thì chắc ai cũng nghĩ đến tiền đi đâu nhỉ.
2. Người đứng sau một số chùa hoặc nhà thờ có thể biến đây thành nơi rửa tiền . Tự tìm hiểu thêm nhé. VN nhiều lắm.
3. Quá nhiều nhà sư online, đây cũng là 1 phần ảnh hưởng đến danh tiếng phật giáo theo cả tốt lẫn xấu. Đã không Tham Sân Si rồi, nhưng lên tiktok vẫn phải kéo content viral. Miệng nam mô nhưng vẫn phải tìm content hot. Một số nhà sư online còn thể hiện quan điểm phật giáo theo một hướng khác. Thay vì hướng thiện, hoặc dùng phật pháp tuyên truyền. Thì chúng nó chuyển qua rủa, trù ẻo, xuyên tạc : Cụ thể ở một số video tiktok của các nhà sư treo avatar Phật trên đó nói về thủ dâm : nào là kiếp này thủ dâm , dâm dục quá độ thì chết đi sẽ bị thế này thế kia, kiếp sau sẽ thành súc sinh bla bla, rồi người thân gánh nghiệp.... Đây là dạng trù, rủa người khác chứ không đơn thuần là phật dạy. Rồi có bọn đăng hình kiếp này ăn thịt động vật thì kiếp sau bla bla..... Sau đó 1 đám vào : Nam mô a di đà phật.
4. Hiển nhiên , con người cần có tín ngưỡng để dễ " quản lý " , dễ " thống trị " hoặc " dẫn dắt " . Càng dễ dàng hơn nếu tín ngưỡng tập trung ấy có một thế lực đứng sau quản lý.
 
Theo tao có mấy vấn đề lớn như này , bọn m cùng xem có đúng không nhé :
1. Một số chùa bây giờ trở thành chùa "quốc doanh " nghĩa là nó như một doanh nghiệp. Mà sư thì được trả lương theo tháng. Bằng chứng rõ ràng là khi tao học ở Q9. Có học chung với 1 thằng mà bọn t hay gọi nó là thằng thầy chùa. Thằng này từ bé đã được mẹ nó đưa vào chùa. À mà chùa thì mẹ nó xây dựng lên và đứng sau, mời sư thầy về trụ trì. Nên thằng này vẫn cạo đầu nhưng đi nhậu thì không kiêng món gì. Phật tử, người dân tới cúng và bỏ hòm công đức như nào thì chắc ai cũng nghĩ đến tiền đi đâu nhỉ.
2. Người đứng sau một số chùa hoặc nhà thờ có thể biến đây thành nơi rửa tiền . Tự tìm hiểu thêm nhé. VN nhiều lắm.
3. Quá nhiều nhà sư online, đây cũng là 1 phần ảnh hưởng đến danh tiếng phật giáo theo cả tốt lẫn xấu. Đã không Tham Sân Si rồi, nhưng lên tiktok vẫn phải kéo content viral. Miệng nam mô nhưng vẫn phải tìm content hot. Một số nhà sư online còn thể hiện quan điểm phật giáo theo một hướng khác. Thay vì hướng thiện, hoặc dùng phật pháp tuyên truyền. Thì chúng nó chuyển qua rủa, trù ẻo, xuyên tạc : Cụ thể ở một số video tiktok của các nhà sư treo avatar Phật trên đó nói về thủ dâm : nào là kiếp này thủ dâm , dâm dục quá độ thì chết đi sẽ bị thế này thế kia, kiếp sau sẽ thành súc sinh bla bla, rồi người thân gánh nghiệp.... Đây là dạng trù, rủa người khác chứ không đơn thuần là phật dạy. Rồi có bọn đăng hình kiếp này ăn thịt động vật thì kiếp sau bla bla..... Sau đó 1 đám vào : Nam mô a di đà phật.
4. Hiển nhiên , con người cần có tín ngưỡng để dễ " quản lý " , dễ " thống trị " hoặc " dẫn dắt " . Càng dễ dàng hơn nếu tín ngưỡng tập trung ấy có một thế lực đứng sau quản lý.
Ở VN bây giờ rất chuộng du lịch ..tâm linh. Thậm chí báo đài Nhà Nước cũng cổ suý cho điều này nên ko bất ngờ khi các chùa chiền miếu mạo mọc lên nhan nhản phục vụ nhu cầu này - và đây là kinh doanh (có thể là rửa tiền).
“Tư sản” hay “+ sản” đều vô thần, nên ..Chúa, Phật, thánh Alla giờ phải phụng sự quốc gia :haha:
 
Tml có tìm hiểu đạo Hồi ko? Nếu có chấp bút 1 bài đi cho ae đọc hiểu
Nó chép trên mạng về chứ có phải của nó tự viết đâu mà mày đòi nó chấp bút. Kêu nó tìm dùm thì ok.
 
Trước khi nói gì đến đạo phật thì mấy tml nên tìm hiểu đúng về đạo phật nguyên thủy, những bài giảng đúng là của đức phật giảng, đừng bị mớ lí thuyết của trung hoa nhồi sọ .
 
Top