Cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn báo oán. Liệu có đúng không?

“Cứu vật vật trả ơn
Cứu nhơn nhơn báo oán” Ca dao

Chúng ta chắc hẳn từng nghe câu này. Có cả truyện cổ tích về nguồn gốc của câu này nữa.
Đại ý câu truyện là có 1 trận lụt xảy ra. Một người chèo thuyền đã cứu các loài vật, và 1 người. Sau bị người kia hại, và được các con vật cứu giúp lại.
Với hiện tại chúng ta cũng có thể thấy không ít clip trên mạng về việc loài vật trả ơn con người. Và không hiếm trường hợp giúp người xong bị lấy oán báo ân.
Tuy vậy nguyên nhân sâu xa của vấn đề này có phải do loài vật tốt còn loài người xấu? Thà giúp loài vật con hơn giúp những người xung quanh mình?
Không. Để hiểu rõ ý nghĩa và từ đó lựa chọn cách sống đúng đắn cho mình chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của câu nói đó.

Đầu tiên hãy xem xem tại sao “Cứu vật, vật trả ơn”
Theo giáo lý Đạo Phật, mọi vật đều có linh tính. Thậm chí cây cối cũng có luôn (cây gạo có ma, cây đa có thần). Loài vật tuy không biết nói nhưng nó cũng hiểu được một số điều để thể hiện ra.
Có những trường hợp loài vật hoang dã như voi, gấu, hươu… tự tìm con người giúp gỡ đồng loại của nó khỏi bẫy hoặc sa lầy trong bùn.
Những loài được con người thuần hóa như ngựa, chó, mèo… thì được rèn luyện nên trí thông minh còn cao hơn. Không it trường hợp chó cứu chủ khỏi những hoàn cảnh nguy hiểm.
Loài vật tuy có linh tính, nhưng rõ ràng chúng không thể thông minh bằng con người được. Chúng chỉ “hiểu” được một lẽ đơn giản là có được người giúp thì phải thân thiện lại và “giúp” lại.
Từng có một câu truyện ông thợ săn nhặt được 1 con hổ con về nuôi. Lớn lên ông giao cho nó việc trông nom ao cá. Một hôm muốn xem nó có canh cẩn thận không ông đã bỏ guốc ra đi chân đất nhẹ nhàng xem nó. Ai ngờ nó giật mình tưởng trộm nên nhảy vào vồ. Ông chủ chết nó cũng bỏ đi vào rừng. Sau hàng xóm thấy cứ đến ngày giỗ ông là lại thấy 1 con lợn rừng to bị hổ cắp đến trước mộ. Con hổ nó nhận ra lỗi của nó nhưng không biết làm cách nào nên chỉ biết mang đồ ăn đến tạ lỗi ông chủ của nó.
Giả sử nhà bạn nuôi 1 con chó từ nhỏ. Bạn chăm chút vuốt ve nó thì nó thân thiện với bạn, thấy bạn là nó sẽ vẫy đuôi mừng. Còn Bố bạn chỉ quát nạt, đánh nó thì nó gặp Bố sẽ sợ sệt. Rồi trong quá trình nuôi nó bạn có thể có những lần bực mình đánh mắng nó nhưng nó vẫn mừng bạn khi thấy bạn đi làm về. Bởi lẽ nó coi bạn là chủ, nó dễ dàng “quên” đi những lần đánh mắng kia, chỉ “nhớ” những bữa ăn bạn cho nó.
Hiểu đơn giản là ở loài vật, sự cho – nhận là 1 -1. Có đi thì có lại.
Thực tế không phải lúc nào cũng tốt với loài vật được. Khi con chó của bạn bị bệnh dại chẳng hạn, bạn buộc phải tránh xa nó, thậm chí cho nó 1 cái chết nhanh chóng để khỏi đau đớn. Hoặc khi gặp cái loài hoang dã như rắn, cá sấu… dù bạn có nuôi nó từ nhỏ thì cũng không có gì đảm bảo nó sẽ luôn hiền lành với bạn. Chỉ sơ sẩy một chút là nó sẽ làm hại người nuôi nó.

Còn với con người thì sao? “Cứu nhân, nhân báo oán”!
Chính vì có trí thông minh bẩm sinh, cộng với giao tiếp xã hội nên chúng ta có suy nghĩ cao hơn hẳn các loài khác.
Chúng ta biết ơn khi người khác giúp mình đấy, nhưng khi người ta mà chẳng may có lỗi gì là ta xóa sạch ơn huệ từng nhận từ người ta! Nghìn lần làm ơn không bằng 1 lần tạo oán!
Dù từ nhỏ được dạy dỗ rằng phải biết ơn, phải biết giúp người khác khi họ gặp khó khăn. Nhưng rồi cuộc sống xô đẩy làm cho con người ta không ai giống ai. Vì những toan tính cá nhân mà không ít người lấy oán báo ân.
Có những người học cao hiểu rộng nhưng lại sẵn sàng chà đạp lên những người từng giúp đỡ mình trong quá khứ, thậm chí người đó là cha mẹ, anh em mình.
Nhìn vào những trường hợp đó chúng ta dễ dàng đi đến kết luận như câu ca dao mà ông cha đúc kết lại rồi bảo rằng thà cứu con vật còn hơn cứu người khác để rồi mang họa vào thân!
Hãy dừng lại đôi chút, nhìn rộng ra ngoài xã hội này, không có trường hợp người báo ân người sao? Có chứ, nhiều là đằng khác.
Ở 1 làng quê nghèo ở Trung Quốc, một cậu học sinh giỏi đỗ trường ĐH hàng đầu nhưng không có tiền đi học. Dân làng đã góp tiền lại nuôi cậu ăn học. Và sau này cậu thành đạt đã quay lại giúp đỡ toàn bộ dân làng, xây dựng quê hương giàu đẹp. Đây là câu truyện có thật. Người đó là Trần Sinh ở Quảng Đông, đỗ ĐH Bắc Kinh. Sau 40 năm đã trở về xây 138 biệt thự tặng miễn phí cho dân làng.
Rồi có những vĩ nhân đã dành cả đời phụng sự cho xã hội, khi họ mất đi thì tên tuổi vẫn được lưu truyền, mọi người vẫn kính trọng khi nhắc đến.
Những người học trò sau hàng chục năm vẫn nhớ tới thầy cô từng dạy dỗ, giúp đỡ mình. Những người bạn bè sẵn sàng giúp đỡ nhau bằng tất cả tấm chân tình. Truyện Lưu Bình, Dương Lễ là 1 ví dụ.
Kết lại chúng ta nhận ra rằng “Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhân, nhân báo oán” có ý đúng với nhiều trường hợp, nhưng không phải tất cả.
Là một người có hiểu biết chúng ta cần tự học hỏi, rèn luyện chính mình. Sao cho mình làm ơn đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng. Làm ơn không cầu đền đáp, nhưng không có nghĩa là không cần suy nghĩ gì cứ vung tiền, phí sức cho những người chỉ biết nhận, thậm chí lừa đảo sự thương hại của xã hội.
Đồng thời tự nhủ với mình phải biết ơn những người đã giúp mình. Không ai hoàn thiện, người ta sẽ có những câu nói, hành động phật ý mình. Nhưng làm người có trí thì không nên vì thế mà xóa sạch đi những công lao của họ đã tạo nên.
Chúng ta chỉ có 1 lần sống trên đời, không ai biết có kiếp sau không, nếu có thì sẽ ra sao, nên hãy sống thật ý nghĩa. Để khi nhắm mắt xuôi tay ta không phải ân hận vì những điều tốt đẹp mình do dự không làm trong quá khứ.
 
đặc tính loài người là xảo trá , máu chiến ,xấu xa
Đặt niềm tin vào loài người là ngu dốt
chỉ có bọn ngu mới làm điều đó

Các bậc vua chúa giai cấp thống trị chỉ giết người
K có chuyện cứu người
 
đặc tính loài người là xảo trá , máu chiến ,xấu xa
Đặt niềm tin vào loài người là ngu dốt
chỉ có bọn ngu mới làm điều đó

Các bậc vua chúa giai cấp thống trị chỉ giết người
K có chuyện cứu người
cong ngời nà động vật cấp cao duy nhứt vưỡn bú khi đã nhớn tồng ngồng
Lời như đồn
@Betapbay @DongDam88 @Hotboidn91 đọc thỳ đâm đík nhao nuân phiên cho thướng đuê
 
Sau hơn 20 năm lăn lộn trường đời, kết luận riêng của tao là cái câu đó đéo sai :vozvn (19): :vozvn (19): :vozvn (19):
Nhưng công bằng mà nói, tỉ lệ những đứa đâm ngược lại tao là 2/3, nên tao cũng không bi quan lắm về cuộc đời
 
Top