CẢ LIÊN XÔ VÀ MỸ ĐỀU THẤT BẠI Ở AFGHANISTAN

Ăn Chơi Dính Bệnh Tật

Du Thủ Du Thực
United-States
Phải ra khỏi đó ngay! - Moscow vùng vẫy trong "mồ chôn các đế chế", Afghanistan là vết thương rỉ máu

Theo GS Radchenko, đâm đầu vào Afghanistan là sai lầm tồi tệ, bước chân ra là lựa chọn đúng đắn, bởi Afghanistan không phải của Mỹ, hay của Nga để mà nói chuyện Được - Mất.

Trong bài viết trên tờ Moscow Times, Giáo sư Sergey Radchenko tại Trường Các nghiên cứu Quốc tế tiên tiến Đại học Johns Hopkins cho hay, cả Liên Xô và Mỹ đều trải qua quá trình đấu tranh trước quyết định rút quân khỏi Afghanistan. Mặc dù những gì để lại sau khi họ rút quân đều không mấy đẹp đẽ nhưng đây được cho là một quyết định đúng đắn.

Chiến thắng bất ngờ của Taliban sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về những rủi ro tiềm tàng dưới chế độ cai trị của tổ chức này. Phải chăng Mỹ đáng ra nên làm điều gì đó để cứu chính phủ mà họ đã đầu tư biết bao tiền bạc, thậm chí đổ cả xương máu, để duy trì?


Trong Giáo sư Radchenko, câu trả lời là "Không".

Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận thấy rằng tình hình hiện nay không giống như những gì nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đối mặt trong những năm 1980.

Nếu như dưới thời Liên Xô, Afghanistan là một "vết thương rỉ máu" như Gorbachev đã mô tả thì đối với Mỹ, Afghanistan là nơi mà dù có thắng được tất cả các trận giao tranh đơn lẻ thì vẫn thất bại trong cuộc chiến nói chung.

Cả Liên Xô và Mỹ đều đã không thành công trong các nỗ lực của họ ở Afghanistan. Chỉ trong giai đoạn 1984-1987, Liên Xô đã chi cho cuộc chiến ở Afghanistan khoảng 7.5 tỷ USD. Trong khi đó, Mỹ đã đổ vào quốc gia này số tiền lên tới trên 2 nghìn tỷ USD.

Con số thương vong của Liên Xô lên tới 15.000 người, còn với phía Mỹ là 2.000 người. Tuy nhiên, cả Liên Xô và Mỹ đều không vấp phải các cuộc biểu tình chống chiến tranh quy mô lớn, khiến họ có thể ở lại mảnh đất này lâu hơn nếu sẵn lòng.

Câu hỏi lớn liên quan tới Afghanistan không phải là vấn đề tài chính, mà là một câu hỏi về đạo đức. Gorbachev đã nói về tình thế tiến thoái lưỡng nan của ông tại Bộ Chính trị vào tháng 11/1986 như sau: "Chúng ta sẽ ở lại đó mãi sao? Hay chúng ta nên kết thúc cuộc chiến này? Nếu không thì chúng ta sẽ tự hổ thẹn về mọi mặt… Chúng ta phải ra khỏi nơi đó ngay bây giờ. Phải ra khỏi đó!"

Sau 2 thập kỷ hiện diện tại Afghanistan, người Mỹ cũng thấy mình rơi vào tình thế khó xử tương tự. Họ sẽ ở đó mãi sao? Nếu không thì, sẽ có gì khác biệt nếu họ rời đi ngay bây giờ, hay sau 1 năm nữa, hoặc 20 năm nữa?

Mọi chuyện sẽ vẫn tiếp diễn với việc Washington chi thêm hàng nghìn tỷ USD vào Afghanistan và sẽ có thêm nhiều binh sĩ của họ phải đổ máu trên mảnh đất này. Tương tự như Liên Xô, đối với Mỹ, Afghanistan là một sự xao lãng chiến lược, cũng như là một "vết nhơ đạo đức".


Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức – từ đại dịch COVID-19 cho tới biến đổi khí hậu toàn cầu và cuộc cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc. Theo giáo sư Radchenko, những việc này khó có thể được giải quyết nhanh chóng nếu Mỹ tiếp tục đầu tư nguồn lực vào chiến dịch tái thiết ở một nơi mà các nỗ lực xưa nay đều liên tục thất bại.

Khi Liên Xô chuẩn bị cho cuộc rút quân cuối cùng khỏi Afghanistan vào năm 1989, tình hình an ninh ở đó nhanh chóng xấu đi. Phong trào Mujahideen đe dọa các tuyến đường quan trọng trong khu vực, bao vây Kandahar. Ngoại trưởng Liên Xô khi đó - Eduard Shevardnadze – đã đề nghị ông Gorbachev để 10.000 – 15.000 lính Liên Xô ở lại Afghanistan để cứu giúp chính phủ do ông Najibullah đứng đầu.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Liên Xô nhận thấy rằng các biện pháp nửa vời sẽ không đem lại hiệu quả: Chúng sẽ chỉ kéo dài sự đau khổ, chứ không thể ngăn chặn được điều không thể tránh khỏi. Liên Xô đã rút quân hoàn toàn vào tháng 2/1989.

rong khi ông Ashraf Ghani – người trên cương vị Tổng thống Afghanistan đương thời, đã tháo chạy khỏi Kabul không lâu sau khi lực lượng Taliban tiến vào thủ đô Kabul hôm 15/8 thì ông Najibullah đã cố gắng giữ chính quyền của mình tới năm 1992.

Sau khi Liên Xô rút quân, Afghanistan đã trải qua nhiều năm nội chiến, cùng với sự thống trị tàn bạo của Taliban và cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9.
 
Mỹ cũng đã dự báo sớm muộn gì khi rút quân thì chính quyền afghanistan sẽ sụp đổ, nhưng nó lại quá nhanh, nhưng liêu vòng đàm phán Doha Mỹ ký với taliban về việc loại bỏ Al-Queda và Is ra khỏi đây không thì còn là 1 câu hỏi lớn, nếu taliban cam kết như trong thỏa thuận thì Mỹ gọi là có chút ít thành công, và sau vụ khủng bố 11-9 Mỹ truy tìm và đã bắt osama biladen phải đền tội, điều đó an ủi Mỹ phần nào, và đây sẽ đánh dấu việc Mỹ sẽ dần chuyển trục sang Đông Á và Đông Nam Á, để chống TQ,
 
Bọn Afgha ăn hại bỏ mẹ, cái giống dân Trung Á này mà nhờ chúng nó cái đéo gì cũng tiền, đi sang giúp chúng nó mà chúng nó nã tiền như đúng rồi, đéo có tiền thì khỏi đánh =)) . Chạy là phải
 
có lol, nó xúc hết tài nguyên rồi ở lại làm lol gì nữa??? đánh nhau để lấy thắng thua à? ăn lol nó nhé.
mục đích chính là tạo hỗn loạn khai thác tài nguyên+ bán vũ khí.
Sau khi afa nó hết tiền mua vũ khí thì nó rút về.
cái trò nhân đạo là nó diễn cho dân xem thôi
 
Sắp tới là Tàu nhé, xem Tàu nó ăn lần ăn mòn khác với LX và Mỹ rất nhiều nè.
Đất hiếm và khoán sản sẽ là mục tiêu đầu tiên, còn phần ngầm sẽ là Heroin và vị trí chiến lược Trung Á.
 
Sắp tới là Tàu nhé, xem Tàu nó ăn lần ăn mòn khác với LX và Mỹ rất nhiều nè.
Đất hiếm và khoán sản sẽ là mục tiêu đầu tiên, còn phần ngầm sẽ là Heroin và vị trí chiến lược Trung Á.
Tao nghĩ Tầu với Taliban cùng vần T giống nhau vl
 
Đúng mồ chôn đế quốc có khác, toàn thằng to đầu vô đó mà xong cuối cùng vẫn phải xách dép về :surrender:
 
“Người Mỹ đến A Phú Hãn, từ người đầu tiên cho đến người cuối cùng, đều được đón tiếp nồng hậu”.
 
Đánh nhau chán r tàu nó hưởng lợi,nó đéo cần làm gì chỉ đứng ngoài đợi xem thằng nào lên r bơm tiền cho thằng đấy thế là thân
 
Top