Bình dân học vụ - từ Hán Việt trong "Ỷ thiên đồ long ký"

đéo phải bọn ml ất ơ đâu, tao thấy mấy bố ngày xưa thích sổ nho cũng dịch nghĩa kiểu đấy trong ngành gd luôn chứ ko phải vừa nhá
Đệ thì thấy có ng giải thích "nhất cận thị, nhị cận giang" rồi há há. Gd cũng bất cập quá khi bỏ cả khoa Hán Việt
 
Đệ thì thấy có ng giải thích "nhất cận thị, nhị cận giang" rồi há há. Gd cũng bất cập quá khi bỏ cả khoa Hán Việt
ý tao là ngày xưa ngành gd nhiều bố dốt vl ra mà thích xổ nho í, nhớ năm 9x có 1 ông trên sở GD đợt đó xuống trường tao phát biểu cc nhân dịp gì không nhớ, cũng phán thế, lúc đó tao thấy cô CN lớp tao với mấy lớp bên mém bật cười mà đéo dám cười. lúc đó có hiểu đâu, sau này hiểu rồi ra đường gặp vài trường hợp nữa nhớ lại chuyện xưa chỉ có lắc đầu
 
ý tao là ngày xưa ngành gd nhiều bố dốt vl ra mà thích xổ nho í, nhớ năm 9x có 1 ông trên sở GD đợt đó xuống trường tao phát biểu cc nhân dịp gì không nhớ, cũng phán thế, lúc đó tao thấy cô CN lớp tao với mấy lớp bên mém bật cười mà đéo dám cười. lúc đó có hiểu đâu, sau này hiểu rồi ra đường gặp vài trường hợp nữa nhớ lại chuyện xưa chỉ có lắc đầu
Sướng nhất là thằng mắt bị Cận thị. =)) =)) =))
Nhất cận thị - Nhị cận giang - Tam cận lộ - Tứ cận điền
Thì đệ cũng đang đề cập mấy cha thích xổ nho. Khi bị hỏi câu đó thì giải thích là sợ nhất là mấy thằng cận thị, sau đó là mấy thằng mặt gian hahahahah
 
Sướng nhất là thằng mắt bị Cận thị. =)) =)) =))
Nhất cận thị - Nhị cận giang - Tam cận lộ - Tứ cận điền
Nhất cận thị : nhà gần chợ
Nhì cận giang : nhà gần sông
Tam cận lộ : nhà gần mặt đường
Tứ cận điền : nhà gần ruộng
4 cái này gần như là thực tế òi, nhưng ở VN thì cận lộ ngon hơn cận giang và cận điền.
 
Nhất cận thị : nhà gần chợ
Nhì cận giang : nhà gần sông
Tam cận lộ : nhà gần mặt đường
Tứ cận điền : nhà gần ruộng
4 cái này gần như là thực tế òi, nhưng ở VN thì cận lộ ngon hơn cận giang và cận điền.
Có dị bản là nhị cận lân: tức gần nhà hàng xóm.
Cái này bây giờ vẫn áp dụng được nhưng k chính xác như xưa.
 
"Ông bẩm tính trời sinh là một kỳ tài võ học, thụ nghiệp ân sư và Uông bang chủ dĩ nhiên võ học cao lắm rồi, nhưng Tiêu Phong lại thanh xuất ư lam, hơn xa cả hai sư phụ, dù chiêu nào thật bình thường vào tay ông sử dụng, cũng phát sinh uy lực thật ghê gớm. Những người biết ông thấy vậy đều bảo là do thiên phú mà có, không thể do truyền thụ hay khổ luyện mà được. Chính Tiêu Phong cũng không hiểu do đâu, chỉ thấy chiêu nào học là biết ngay, biết là tinh tường, đến khi lâm địch là biến hóa một cách xảo diệu. Thế nhưng ngoài võ học ra, các ngành khác như học hành, nghệ thuật ông đều bình bình không có gì đặc sắc hơn người. Ông bình sinh ít gặp địch thủ, nhiều cường địch nội lực so với ông thâm hậu hơn, chiêu số so với ông biến hóa hơn, nhưng khi đụng nhau, mỗi khi đến khi khẩn yếu quan đầu, chỉ một chiêu nửa thức thất bại dưới tay Tiêu Phong. Thế nhưng tuy thua mà vẫn tâm phục khẩu phục, biết mình không phải là địch thủ nên trước nay chưa có ai đi kiếm ông để rửa hờn"

Trích hồi 48 - Thiên long bát bộ nhé huynh đệ.

Kim Dung xài từ "Võ thần" để đặt cho Kiều Phong, k phải vì võ công ông cao nhất là tư chất học võ của ông tốt nhất.
Kiều Phong là bang chủ thông thạo hết tuyệt kỹ của Giáng Long Thập Bát Chưởng, Quách Tĩnh còn 3 tuyệt kỹ chưa thạo.
Nhưng Quách lại có cái ngô nghê nên song thủ đỗ bát lại tinh thông.
Luận về đánh nhau thì Kiều Phong còn thốt lên " nếu như Đoàn Đệ mà đấu với ta thì ta chưa chắc nắm phần thắng" cho thấy Lục mạch thần kiếm vẫn còn trên Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Trong Thiên Long Bát Bộ thì Kiều Phong còn xếp dưới mấy người : cha Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác, ông già quét rác.
Khi vào chùa ông ý né nhẹ ra 1 cái và hứng 1 chưởng của Kiều Phong mà chả ra làm sao thì Kiều Phong đã ái ngại lắm rồi.
So sau này hơn mấy trăm năm thì Trương Tam Phong mới là đỉnh cao võ thuật --> đã nói là Kim Dung đã nhận ông này là đỉnh của Kim Dung truyện rồi.
 
Kiều Phong là bang chủ thông thạo hết tuyệt kỹ của Giáng Long Thập Bát Chưởng, Quách Tĩnh còn 3 tuyệt kỹ chưa thạo.
Nhưng Quách lại có cái ngô nghê nên song thủ đỗ bát lại tinh thông.
Luận về đánh nhau thì Kiều Phong còn thốt lên " nếu như Đoàn Đệ mà đấu với ta thì ta chưa chắc nắm phần thắng" cho thấy Lục mạch thần kiếm vẫn còn trên Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Trong Thiên Long Bát Bộ thì Kiều Phong còn xếp dưới mấy người : cha Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác, ông già quét rác.
Khi vào chùa ông ý né nhẹ ra 1 cái và hứng 1 chưởng của Kiều Phong mà chả ra làm sao thì Kiều Phong đã ái ngại lắm rồi.
So sau này hơn mấy trăm năm thì Trương Tam Phong mới là đỉnh cao võ thuật --> đã nói là Kim Dung đã nhận ông này là đỉnh của Kim Dung truyện rồi.
Quách Tĩnh đã học hết Hàng long, 3 chưởng còn lại được dạy lúc được nhận đệ tử và đánh nhau với Âu Dương Khắc.
Trước Tiêu Phong Hàng long có 28 chưởng, sau ông thấy trùng lặp nhiều nên lược bỏ chỉ còn 18 chưởng truyền đến Quách Tĩnh.
Như đệ nói, Kiều Phong tư chất cao nhưng võ công thì còn thua nhiều ng đương thời, thua vì k được học võ công tốt và còn trẻ.
Đoàn Dự được vậy là nhờ học LMTK, chứ cỡ Đoàn Dự lơ ngơ láo ngáo thì đánh đấm gì được với Kiều Phong chinh chiến từ nhỏ
 
Quách Tĩnh đã học hết Hàng long, 3 chưởng còn lại được dạy lúc được nhận đệ tử và đánh nhau với Âu Dương Khắc.
Trước Tiêu Phong Hàng long có 28 chưởng, sau ông thấy trùng lặp nhiều nên lược bỏ chỉ còn 18 chưởng truyền đến Quách Tĩnh.
Như đệ nói, Kiều Phong tư chất cao nhưng võ công thì còn thua nhiều ng đương thời, thua vì k được học võ công tốt và còn trẻ.
Đoàn Dự được vậy là nhờ học LMTK, chứ cỡ Đoàn Dự lơ ngơ láo ngáo thì đánh đấm gì được với Kiều Phong chinh chiến từ nhỏ
Đúng rồi, kinh nghiệm thực chiến của ông Đoàn Dự thì khỏi nói, do vậy ổng mới chọn Lăng Ba vi bộ làm chính quyết mà tiến thoái.
Hư Trúc cũng là cao thủ, nhưng lại lành tính nên tính ra 3 thằng đó ngày xưa mà lập quốc thì cũng ok chả sợ bố con thằng nào. Chỉ do anh Kiều Phong khẳng tính quá mà hư bột hư đường.
Võ công như Kiều Phong, nhà giàu như Đoàn Dự mà tính tình như Vi Tiểu Bảo thì còn gì bằng nữa ....
 
Quách Tĩnh đã học hết Hàng long, 3 chưởng còn lại được dạy lúc được nhận đệ tử và đánh nhau với Âu Dương Khắc.
Trước Tiêu Phong Hàng long có 28 chưởng, sau ông thấy trùng lặp nhiều nên lược bỏ chỉ còn 18 chưởng truyền đến Quách Tĩnh.
Như đệ nói, Kiều Phong tư chất cao nhưng võ công thì còn thua nhiều ng đương thời, thua vì k được học võ công tốt và còn trẻ.
Đoàn Dự được vậy là nhờ học LMTK, chứ cỡ Đoàn Dự lơ ngơ láo ngáo thì đánh đấm gì được với Kiều Phong chinh chiến từ nhỏ
Câu nói của Kiều Phong kiểu khiêm tốn, tôn trọng thằng em vì cứ nghĩ nó bất tài nhưng hóa ra cũng OK thôi chứ ra thực chiến nó khác bọt lắm. Anh Phong thực chiến đầy mình đôi khi chỉ 1 khoảnh khắc là lấy mạng chú Dự ngay.
 
Câu nói của Kiều Phong kiểu khiêm tốn, tôn trọng thằng em vì cứ nghĩ nó bất tài nhưng hóa ra cũng OK thôi chứ ra thực chiến nó khác bọt lắm. Anh Phong thực chiến đầy mình đôi khi chỉ 1 khoảnh khắc là lấy mạng chú Dự ngay.
Thực ra phải hiểu rõ, Kiều Phong đang nhận định LMTK chứ k phải chú đệ của mình. Còn thực tế thì Phong mà còn đang đấu chứ k phải đứng khen thì Dự tèo rồi.
 
Kiều Phong là bang chủ thông thạo hết tuyệt kỹ của Giáng Long Thập Bát Chưởng, Quách Tĩnh còn 3 tuyệt kỹ chưa thạo.
Nhưng Quách lại có cái ngô nghê nên song thủ đỗ bát lại tinh thông.
Luận về đánh nhau thì Kiều Phong còn thốt lên " nếu như Đoàn Đệ mà đấu với ta thì ta chưa chắc nắm phần thắng" cho thấy Lục mạch thần kiếm vẫn còn trên Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Trong Thiên Long Bát Bộ thì Kiều Phong còn xếp dưới mấy người : cha Tiêu Viễn Sơn, Mộ Dung Bác, ông già quét rác.
Khi vào chùa ông ý né nhẹ ra 1 cái và hứng 1 chưởng của Kiều Phong mà chả ra làm sao thì Kiều Phong đã ái ngại lắm rồi.
So sau này hơn mấy trăm năm thì Trương Tam Phong mới là đỉnh cao võ thuật --> đã nói là Kim Dung đã nhận ông này là đỉnh của Kim Dung truyện rồi.
Thần tăng quét rác là 1 dạng Deus Ex Machina do lúc đó chú Kim Dung bí quá không biết gỡ nút thắt sao mới cho vào nên kg cần tính vào. Nếu tính kiểu đó thì làm gì có chú nào ăn nỗi Cẩu Tạp Chủng.
 
Tao nghĩ là mở 1 thớt bàn luận về Tam Quốc Diễn Nghĩa đi. Ít nhất mấy nhân vật có thật trong lịch sử còn dễ bàn luận. Chứ mấy anh trong tiểu thuyết thì lại dễ theo ý chủ quan của Kim Dung. :-h
 
Tao nghĩ là mở 1 thớt bàn luận về Tam Quốc Diễn Nghĩa đi. Ít nhất mấy nhân vật có thật trong lịch sử còn dễ bàn luận. Chứ mấy anh trong tiểu thuyết thì lại dễ theo ý chủ quan của Kim Dung. :-h
Thực ra box này đệ muốn làm bình dân học vụ, phổ biến kiến thức chứ cũng k muốn thảo luận, chỉ qua các huynh đệ hứng thú quá nên cũng hơi lạc đề huynh ạ.
 
Thực ra box này đệ muốn làm bình dân học vụ, phổ biến kiến thức chứ cũng k muốn thảo luận, chỉ qua các huynh đệ hứng thú quá nên cũng hơi lạc đề huynh ạ.
Tiếp mấy chiêu thức võ học đi Dung Dị, có cái mà bàn tiếp.
Nhưng mà Ỷ thiên đồ long ký thì giữa giữa nên dễ bị lạc đề hơn những truyện không liên tục như "Liên Thành Quyết" "Hiệp Khách Hành" "Vi Tiểu Bảo" hén...
 
Tiếp mấy chiêu thức võ học đi Dung Dị, có cái mà bàn tiếp.
Nhưng mà Ỷ thiên đồ long ký thì giữa giữa nên dễ bị lạc đề hơn những truyện không liên tục như "Liên Thành Quyết" "Hiệp Khách Hành" "Vi Tiểu Bảo" hén...
Còn vài phái và nhân vật đệ chốt hôm nay rồi qua chiêu thức, có lẽ các huynh đệ thích vụ chiêu thức hơn.
 
Các môn phái và nhân vật còn lại
Huyền minh nhị lão. Lộc Trượng Khách và Hạc Bút Ông, tên của 2 lão này được đặt theo vũ khí mà họ sử dụng. Lộc trượng là cây trượng có hình sừng hưu, hạc bút là cây bút có hình đầu hạc.
Huyền tức màu đen, minh tức mù mịt, tăm tối. Huyền minh là 1 màu đen u ám. Các vị huynh đệ thường hay hiểu từ "minh" theo nghĩa là ánh sáng, hoặc thông minh, nhưng đây là 1 từ cùng âm nhưng nghĩa thì lại trái ngược hoàn toàn. Từ "minh u ám" này ít khi được sử dụng nếu có chắc chỉ có từ "u minh" tức nói đến sự ngu dốt, tối tăm nếu là tính từ hoặc là nơi tối tăm, u ám khi là danh từ. Huynh đệ nên lưu ý trường hợp khá hy hữu này.

Duyệt tuyệt sư thái, duyệt tuyệt tức mất hết, k còn gì. Trước khi xuất gia Duyệt tuyệt sư thái họ Phương, theo nguồn chưa kiểm chứng được của đệ thì tên đầy đủ là Phương Diễm Thanh. Trước đó bà có yêu ng sư huynh là Cô Hồng Tư, Cô Hồng Tử sinh thời từng giao đấu với Dương Tiêu và bị Dương Tiêu làm tức chết. Đây là lý do sư thái rất căn phẫn Dương Tiêu và nhẫn tâm sát hại cả Kỷ Hiểu Phù ng được bà rất thương yêu khi từ chối đi giết Dương Tiêu. Võ công sư thái thuộc hàng cao thủ trong võ lâm, đặc biệt là khinh công có thể chỉ thua Vi Nhất Tiếu.

A Đại - Bát tí thần kiếm Đông Phương Bạch, là 1 trong 3 thủ hạ cao thủ của Triệu Mẫn. Tí là cánh tay, bát tí tức nói kiếm pháp của ông nhanh nhẹn tựa như có 8 cánh tay. Thông thường ta ít hay phân biệt cánh tay và bàn tay mà gọi chung là tay. "Thủ" là bàn tay, "tí" là cánh tay. Trong game thường có từ "lực tay" đây là do được dịch từ từ gốc Hán Việt là "tí lực".

Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp là 3 lão tăng canh giữ Tạ Tốn. Độ là tên hiệu nhà Phật nhưng do 3 tên có ý nghĩa nên đệ dịch thêm. Độ có nghĩa là cứu giúp, đưa qua sông, trong Phật giáo thường dùng hình tượng đưa ng qua sông để thoát khỏi bể khổ và "đáo bỉ ngạn" (tức qua bên kia bờ). Ách, kiếp, nạn đều là các từ chỉ sự tai họa, tang thương, đau khổ mà con người phải chịu. Nên tên của 3 lão này đều mang ý nghĩa từ bi cứu giúp chúng sinh, nhưng trong truyện cách mà các lão giết những ng đến có ý định tiếp cận Tạ Tốn thì thật tang thương.

Thần cơ tử Tiên Vu Thông, cơ là mưu mẹo, kế sách. Thần cơ tử nghĩa là lão rất giỏi mưu kế. Tội nghiệp phái Hoa Sơn khi các đời trưởng môn đều có những kẻ tư cách thấp kém như vậy.

Cái Bang, bang tức bang hội, cái có nghĩa là người ăn xin, nên đây là bang hội của những kẻ ăn sinh. Trong tiếng Quảng Đông gọi ăn xin là "hắc y", lão Kim cũng ở HK có lẽ vì vậy mà có câu chuyện hắc y và bạch y xuất hiện trong truyện của Kim Dung ?!

Đệ tạm kết thúc phần tên nhân vật và chuyển qua chiêu thức võ công, nếu có huynh đệ nào thắc mắc gì thêm về tên cứ để lại cmt đệ sẽ giải thích thêm nhé.
 
Các môn phái và nhân vật còn lại
Huyền minh nhị lão. Lộc Trượng Khách và Hạc Bút Ông, tên của 2 lão này được đặt theo vũ khí mà họ sử dụng. Lộc trượng là cây trượng có hình sừng hưu, hạc bút là cây bút có hình đầu hạc.
Huyền tức màu đen, minh tức mù mịt, tăm tối. Huyền minh là 1 màu đen u ám. Các vị huynh đệ thường hay hiểu từ "minh" theo nghĩa là ánh sáng, hoặc thông minh, nhưng đây là 1 từ cùng âm nhưng nghĩa thì lại trái ngược hoàn toàn. Từ "minh u ám" này ít khi được sử dụng nếu có chắc chỉ có từ "u minh" tức nói đến sự ngu dốt, tối tăm nếu là tính từ hoặc là nơi tối tăm, u ám khi là danh từ. Huynh đệ nên lưu ý trường hợp khá hy hữu này.

Duyệt tuyệt sư thái, duyệt tuyệt tức mất hết, k còn gì. Trước khi xuất gia Duyệt tuyệt sư thái họ Phương, theo nguồn chưa kiểm chứng được của đệ thì tên đầy đủ là Phương Diễm Thanh. Trước đó bà có yêu ng sư huynh là Cô Hồng Tư, Cô Hồng Tử sinh thời từng giao đấu với Dương Tiêu và bị Dương Tiêu làm tức chết. Đây là lý do sư thái rất căn phẫn Dương Tiêu và nhẫn tâm sát hại cả Kỷ Hiểu Phù ng được bà rất thương yêu khi từ chối đi giết Dương Tiêu. Võ công sư thái thuộc hàng cao thủ trong võ lâm, đặc biệt là khinh công có thể chỉ thua Vi Nhất Tiếu.

A Đại - Bát tí thần kiếm Đông Phương Bạch, là 1 trong 3 thủ hạ cao thủ của Triệu Mẫn. Tí là cánh tay, bát tí tức nói kiếm pháp của ông nhanh nhẹn tựa như có 8 cánh tay. Thông thường ta ít hay phân biệt cánh tay và bàn tay mà gọi chung là tay. "Thủ" là bàn tay, "tí" là cánh tay. Trong game thường có từ "lực tay" đây là do được dịch từ từ gốc Hán Việt là "tí lực".

Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp là 3 lão tăng canh giữ Tạ Tốn. Độ là tên hiệu nhà Phật nhưng do 3 tên có ý nghĩa nên đệ dịch thêm. Độ có nghĩa là cứu giúp, đưa qua sông, trong Phật giáo thường dùng hình tượng đưa ng qua sông để thoát khỏi bể khổ và "đáo bỉ ngạn" (tức qua bên kia bờ). Ách, kiếp, nạn đều là các từ chỉ sự tai họa, tang thương, đau khổ mà con người phải chịu. Nên tên của 3 lão này đều mang ý nghĩa từ bi cứu giúp chúng sinh, nhưng trong truyện cách mà các lão giết những ng đến có ý định tiếp cận Tạ Tốn thì thật tang thương.

Thần cơ tử Tiên Vu Thông, cơ là mưu mẹo, kế sách. Thần cơ tử nghĩa là lão rất giỏi mưu kế. Tội nghiệp phái Hoa Sơn khi các đời trưởng môn đều có những kẻ tư cách thấp kém như vậy.

Cái Bang, bang tức bang hội, cái có nghĩa là người ăn xin, nên đây là bang hội của những kẻ ăn sinh. Trong tiếng Quảng Đông gọi ăn xin là "hắc y", lão Kim cũng ở HK có lẽ vì vậy mà có câu chuyện hắc y và bạch y xuất hiện trong truyện của Kim Dung ?!

Đệ tạm kết thúc phần tên nhân vật và chuyển qua chiêu thức võ công, nếu có huynh đệ nào thắc mắc gì thêm về tên cứ để lại cmt đệ sẽ giải thích thêm nhé.
Phần này sắp xếp lung tung chắc là Dung Dị viết vội rồi, nên phân chính phái nói chung và tà phái nói riêng.
Thật ra trong Ỷ Thiên Đồ Long ký thì chính phái chưa chắc làm việc chính nghĩa, tà phái chưa chắc làm việc tà ác. Còn có Mông Cổ và nhiều môn phái khác của Tây Vực với Trung Đông, Ấn Độ xen vào nữa.
Hay Dung Dị làm lại cái top bích về Kim Dung truyện - Hán Việt tản mạn đê.
 
Phần này sắp xếp lung tung chắc là Dung Dị viết vội rồi, nên phân chính phái nói chung và tà phái nói riêng.
Thật ra trong Ỷ Thiên Đồ Long ký thì chính phái chưa chắc làm việc chính nghĩa, tà phái chưa chắc làm việc tà ác. Còn có Mông Cổ và nhiều môn phái khác của Tây Vực với Trung Đông, Ấn Độ xen vào nữa.
Hay Dung Dị làm lại cái top bích về Kim Dung truyện - Hán Việt tản mạn đê.
Đệ viết những thằng còn lại mà có chữ HV đáng để giải nghĩa thôi. Để dứt topic này rồi tính sau huynh ak, công nhận viết cũng làm biếng ghê gớm. Thảo luận thì dễ nhưng hay bị lan man lắm huynh ạ.
 
Top