Ae vào bàn luận tình hình trung đồng chơi

HieuPhan

Tâm hồn dẩm chúa
Nhân dịp có típ nói về thằng khoa pug đi Quta có nói đến vấn đề Trung đông cao hứng nên mời ae vào chém gió chơi,nếu nói về căn nguyên mâu thuẩn chiến tranh thì dài quá nên em tóm tắc bối cảnh từ 1 Trung đông đang khá bình yên đến khi "mùa xuân ả rập" hơi dài nhé ae
Mùa xuân Ả Rập

Vào một ngày của tháng 12 của năm 2010. Một ngày cũng như mọi ngày khác của người bán hàng rong tên là Mohamed Bouazizi. Anh đang bán rau trên đường phố Sidi Bouzid ở Tunisia. Nhưng hôm đó, anh bị thanh tra cảnh sát đòi tịch thu chiếc xe bán hàng rong vì cấm bán hàng rong. Để có thể giữ được chiếc xe, anh phải đóng khoản tiền hối lộ 7 đô la cho một thanh tra của chính quyền. Mohamed Bouazizi phải nuôi mẹ, năm người em và một người cậu đang ốm. Trong khi 7 đô la là thu nhập của cả một ngày. Phẫn uất bị thu xe bán hàng, Bouazizi đã phản đối và bị một nữ cảnh sát tát vào mặt. Phẫn uất, nhục nhã, và ở trong thế đường cùng, người đàn ông đó đã đến trước tòa nhà thị chính để đòi công bằng. Nếu không được giải quyết, anh sẽ tự thiêu để phản đối. Chính quyền đã mặc kệ anh. Và kết quả, ngọn đuốc sống Bouazizi đã cháy lên.

Hình ảnh bi phẫn đó đã khiến người dân Tunisia bị o ép lâu nay không chịu nổi, dẫn tới một loạt cuộc biểu tình ở Tunisia. Được hà hơi và giúp sức bởi tầng lớp cánh tả chán ngán chính quyền. Bởi hững thành phần trí thức luôn có tư tưởng cấp tiến trước một chế độ độc tài và tồn tại quá lâu nếu không thay đổi. Cuộc biểu tình rộng lớn đã khiến cho tổng thống Zine El Abidine Ben Ali - người cầm quyền Tunisia suốt 22 năm qua phải bỏ chạy chỉ sau … 2 tuần. Cơn địa chấn cũng nhanh chóng lan ra các nước bên cạnh, tạo nên làn sóng được mang tên “mùa xuân Ảrập”. Sự thành công của Tunisia đã lan sang các quốc gia láng giềng bên cạnh, đó là Algeria, Jordan, Ai Cập và Yemen. Tổng thống Mubarak, người đã cai trị Ai Cập trong 30 năm qua, nhanh chóng bị lật đổ. Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, sau 32 năm cầm quyền cũng xin từ chức để được miễn tội.

Danh nhân văn hóa dân tộc Nguyễn Trãi từng có câu thơ: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (lật thuyền mới biết sức dân như nước - đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân). Giờ đây, bạn có thể thấy được qua câu chuyện ở Trung Đông.

Nhưng khi biểu tình đi đến Lybia, thì gặp khó. Bởi đại tá Gaddafi không chịu từ chức. Đại tá Gadhafi – một người đi lên từ nỗ lực và tạo nên đất nước Lybia hiện đại, có thừa sự dũng mãnh để đưa quân đội đến trấn áp cuộc nổi dậy và tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ truy đuổi những người chống đối như những con chuột.

Kết quả: Lybia xảy ra tình trạng nội chiến như ở Syria giữa quân nổi dậy và quân chính phủ.

Ngay khi thấy nội chiến xảy ra, Mỹ và phương Tây lập tức can thiệp. Trước đó đơn thuần chỉ là tác động đi đêm. 15 quốc gia phương Tây đã thành lập liên minh, đem không quân và hải quân tới thực thi khu vực cấm bay và phong tỏa hải quân nước này. NATO, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mỹ, Pháp, Ý , đã tiến hành không kích vào lực lượng của ông Gadhafi để hỗ trợ quân nổi dậy. Kết quả: Gadhafi nhanh chóng bị “quật đổ”, bị kéo lên từ ống cống, và nhận đủ sự lăng trì của những kẻ mà trước đó còn gọi ông là người cha tinh thần. Lybia bị đánh sụp.

Đến lượt Syria, cũng như Gadhafi, ông Bashar al-Assad, Tổng thống Syria không dễ dàng trốn chạy như 3 vị đồng cấp ở Ai Cập, Yemen, Tunisia. Một loạt vụ đàn áp biểu tình của quân đội chính phủ đã xảy ra tại Syria để thiết lập trật tự. Mỹ và phương Tây phản đối, lại chuẩn bị lực lượng tấn công Syria như đã làm với Lybia. Dừng tại đây. Bạn thấy rồi đấy. Những gì bạn thấy ở Syria trên tivi bây giờ, thì khi xuất phát điểm, nó cũng giống y như ở Ai Cập, và đáng lẽ cũng sẽ y như Lybia với cảnh Assad bị lật đổ bởi không kích của NATO. Nhưng không, Nga đã tới, và mọi thứ không còn như ở Lybia nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga đang bán vũ khí cho Syria. Tại Liên Hợp Quốc, không như ở Lybia, lần này Nga và Trung Quốc đã phủ quyết dự thảo của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc do Mỹ chủ trì về Syria (viết đến đây tôi thấy thương cho mấy nước nhỏ quá). Vì đã bị phủ quyết, nên Mỹ không thể công khai đánh Syria được (đó là lý do hôm 14/4 khi Trump bắn tên lửa ầm ầm, dân tình hoảng sợ về chiến tranh thế giới thứ 3 đấy), do vậy, phía Mỹ và NATO chuyển sang ủng hộ quân nổi dậy về vũ khí, đạn dược, CIA và chuyên gia quân sự. Vậy là nội chiến leo thang. Cùng thời điểm này, IS đã xuất hiện. Sự xuất hiện của IS lại tạo cớ cho Nga đưa quân vào Syria với mục đích bên ngoài là tiêu diệt IS, nhưng bên trong là bảo vệ chính quyền của ông Bashar al-Assad. Bàn cờ của Syria trở nên phức tạp và không ai chịu nhượng bộ.

Vì sao không ai nhượng bộ ai? Tôi sẽ nói ở phần sau.
 
Tình hình trung đông rối như tơ vò.
Với những thế lực khác nhau đều muốn chi phối.
Trước hết nói về hồi giáo. Nó lại chia làm các hệ phái khác nhau. Nhưng 2 hệ phái chính là shia do Iran đứng đầu. Sunni do Saudi arabia
Đứng đầu. 2 hệ phái này luôn muốn đứng đầu và dẫn dắt hồi giáo chung. Nên các nước theo hồi giáo lại tồn tại mâu thuẫn riêng. Cả 2 nước lại lôi kéo đồng minh, rồi dùng chiến tranh ủy quyền...
 
Tình hình trung đông rối như tơ vò.
Với những thế lực khác nhau đều muốn chi phối.
Trước hết nói về hồi giáo. Nó lại chia làm các hệ phái khác nhau. Nhưng 2 hệ phái chính là shia do Iran đứng đầu. Sunni do Saudi arabia
Đứng đầu. 2 hệ phái này luôn muốn đứng đầu và dẫn dắt hồi giáo chung. Nên các nước theo hồi giáo lại tồn tại mâu thuẫn riêng. Cả 2 nước lại lôi kéo đồng minh, rồi dùng chiến tranh ủy quyền...
Thễ chế ở các nc Trung đông là nữa quốc gia nữa tôn giáo,căn nguyên nội chiến cũng do 2 dòng đạo hồi Syria là một vd
 
Đừng nói trung đông. Tao một lần sang tây ah mà tởn cmn đến già
 
Chưa bao giơ đx đi,có j hay ko kể nghe đi
Đợt tao sang thằng tổng thống nó vừa chết, nước bắt đầu loạn. Mẹ bạn hàng thì nó dẫn cmn ra sa mạc giáp Afghanistan xem hàng. Ngoài đấy thì nhà tranh vách đất. Từ thành phố đi giữa sa mạc khoảng 300km. Quả đấy tao cứ nghĩ mình mà đéo mua hàng của nó chắc nó vứt xác ra sa mạc mất. Về đến thành phố thì cảnh sát phong toả vì ở trong đang bạo loạn. Cái cảnh thành phố bin bao vây thằng nào thò ra khỏi nhà nó bắn. Xong lại còn thấy bọn tỵ nạn ở biên giới nó kéo về. Tao nhớ đợt đấy đúng trung thu, tao cứ nhìn trăng ko biết có về dc với con ko.
 
Đợt tao sang thằng tổng thống nó vừa chết, nước bắt đầu loạn. Mẹ bạn hàng thì nó dẫn cmn ra sa mạc giáp Afghanistan xem hàng. Ngoài đấy thì nhà tranh vách đất. Từ thành phố đi giữa sa mạc khoảng 300km. Quả đấy tao cứ nghĩ mình mà đéo mua hàng của nó chắc nó vứt xác ra sa mạc mất. Về đến thành phố thì cảnh sát phong toả vì ở trong đang bạo loạn. Cái cảnh thành phố bin bao vây thằng nào thò ra khỏi nhà nó bắn. Xong lại còn thấy bọn tỵ nạn ở biên giới nó kéo về. Tao nhớ đợt đấy đúng trung thu, tao cứ nhìn trăng ko biết có về dc với con ko.
Mua j ở bển vậy
 
Chắc kết bài rồi chứ còn gì để nói nữa? Hay chém tiếp Iran với Israel táng nhau?
 
Nó là thành trì tôn giáo thần quyền cuối cùng của thời đại cũ nên loạn là đúng rồi. Phải gồng mình chống lại văn minh phương Tây đâu phải dễ.
Văn hóa và kinh tế chính trị luôn đi với nhau. Có mô hình sản xuất của thời đại mới mà vẫn gắng níu giữ văn hóa, thể chế cũ, ko toang mới lạ :)
 
Trung Đông nhờ dầu mỏ nên đời sống dân của nó còn đang khỏe nên chưa phát sinh nhiều mâu thuẫn với nhà nước. Thử vài chục năm nữa khi tài nguyên cạn kiệt, lúc đó không phát sinh nhiều vụ hay ho hơn mới lạ :))
 
Chắc kết bài rồi chứ còn gì để nói nữa? Hay chém tiếp Iran với Israel táng nhau?
Còn nữa đấy tại dài sợ ae ko thèm đọc em cắt bớt,nếu đọc hết 3p ae sẽ hiểu hết căn nguyên xung đột Trung đông
 
L
Nó là thành trì tôn giáo thần quyền cuối cùng của thời đại cũ nên loạn là đúng rồi. Phải gồng mình chống lại văn minh phương Tây đâu phải dễ.
Văn hóa và kinh tế chính trị luôn đi với nhau. Có mô hình sản xuất của thời đại mới mà vẫn gắng níu giữ văn hóa, thể chế cũ, ko toang mới lạ :)
Riêng tụi xê út và quata vẫn còn xài luật 5 ngàn năm trc
 
Tao thì chỉ phục tổ tiên của bọn đạo Hồi Trung Đông, chọn cho con cháu chỗ đất lắm dầu quá, để bao đời chúng nó coi tiền đéo ra gì.
 
P2.Nga để mặc cho Lybia tự xử, nhưng đã bảo vệ Syria. Và tạo nên sự giành giật của hôm nay. Vậy vì sao Nga không can thiệp vào Lybia mà can thiệp vào Syria? Lý do: Nga không thể tiếp tục nhìn bàn tay của Mỹ vươn hẳn sang Trung Đông và kẹp sát nách họ như vậy. Cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ hải quân bên ngoài lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ duy nhất của Nga. Khi Mỹ và Phương Tây lật đổ được al-Assad, thì Nga sẽ mất đi căn cứ này. Syria cũng là thị trường xuất khẩu vũ khí chính, để giúp kinh tế Nga. Dầu mỏ cũng là cái mà Nga yêu thích. Và cuối cùng là quan trọng nhất: mối quan hệ giữa Nga và Syria là mối quan hệ truyền thống có từ thời Liên Xô. Từ thập niên 60, Syria và Liên Xô đã hợp tác toàn diện từ dầu mỏ, kỹ thuật, sinh viên du học. Và có một bản hiệp ước quân sự đặc biệt vào năm 1980 giữa Damascus và Moscow, trong đó, Liên Xô được ủy nhiệm bảo vệ Syria nếu nước này bị bên thứ ba tấn công. Vậy đấy. Cuộc nội chiến Syria chính thức diễn ra, vì sự tranh giành lợi ích các nước lớn.

Vậy quân nổi dậy sinh ra từ đâu? Như đã nói, bản chất của các quốc gia Hồi Giáo lại chưa hẳn là quốc gia, mà là sự xung đột giữa 2 nhánh nhỏ trong lòng 1 tôn giáo lớn: Shia và Sunni. Ông Assad là người Hồi giáo dòng Alawite (nhánh nhỏ của Shia), ông bảo trợ cho nhánh Shia và những sắc dân thiểu số ở Syria nên không được lòng người Sunni - dòng Hồi giáo chiếm số đông ở Syria. Và đó chính là quân nổi dậy.

Mỹ cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy (tức nhánh hồi giáo chống chính phủ), quân chính phủ thua liên tục. Nga đưa quân vào Syria, quân nổi dậy bị đẩy lùi. Đỗ Nam Trung (cháu 7 đời của Đỗ Thích nhà ta) nhân cái cớ thằng ngu nào bên chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học hoặc tạo vài cớ vũ khí hóa học, điều vài quả Tomahawk nhắm vào căn cứ của quân chính phủ. Quân nổi dậy ào lên chiếm lại đất. Cuộc nội chiến Syria là một cuộc chiến mà khi có 1 bên thua cuộc, thì lập tức có 1 bàn tay bên ngoài nhúng vào để đổi ngược tình thế, hà hơi nhân tạo, và đánh nhau tiếp. Trong cuộc đấu tương tàn ấy, chỉ có người dân là chịu khổ. Mất cửa, mất nhà, di tản, chết chóc. Và rồi, vấn đề người nhập cư lại trở thành nghiệm số tiếp theo trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay. Khi Trump cho tên lửa Tomahawk tấn công. Dân tình nóng lạnh tưởng có thế chiến III sắp xảy ra. Nhưng không phải. Các bên lên gân chứ không đụng vào nhau đâu. Vì sao bạn biết không? Vì bàn cờ lợi ích không đến mức phải hạ sát nhau ở đây. Và vì quá khứ cuộc đấu ở các nước nhỏ của các nước lớn quá quen với chuyện này rồi, chỉ có báo chí và mạng xã hội làm quá lên thôi.
Còn p3
 
Trung Đông nhờ dầu mỏ nên đời sống dân của nó còn đang khỏe nên chưa phát sinh nhiều mâu thuẫn với nhà nước. Thử vài chục năm nữa khi tài nguyên cạn kiệt, lúc đó không phát sinh nhiều vụ hay ho hơn mới lạ :))
Tự nhiên có cái đầu đường xoá chợ bùn hiu hiu
 
Tao cũng muốn tìm hiểu về bọn Trung á này mà tìm tài liệu về lịch sử và văn hoá nó ít quá, có tml nào trên thông thiên văn dưới thông đít giới thiệu vài cuốn đọc chơi
 
Thằng nào biết tiếng Anh lên Khan Academy học miễn phí. Bọn nó dạy lịch sử cực hay. Sách ở VN mình học chắp vá, toàn tô điểm cho Nga Tàu nên thiếu bức tranh tổng thể
 
Thằng nào biết tiếng Anh lên Khan Academy học miễn phí. Bọn nó dạy lịch sử cực hay. Sách ở VN mình học chắp vá, toàn tô điểm cho Nga Tàu nên thiếu bức tranh tổng thể
Trung lập chứ ko chấp vá,có sách viết về tội ác của hồng quân vs dân đức còn j
 
Tao cũng muốn tìm hiểu về bọn Trung á này mà tìm tài liệu về lịch sử và văn hoá nó ít quá, có tml nào trên thông thiên văn dưới thông đít giới thiệu vài cuốn đọc chơi
Tìm quyển "Đế chế Ottoman".mà đọc,mó là chương mở đầu cho trung đông ngày nay nó gần như nói hết căn nguyên chiến sự Trung đông ở thời cận đại và ngày nay
 
Khi kinh tế nó phát triển, nó dùng tiền đi đầu tư, thì có lol mà nó phụ thuộc dầu mỏ nữa, đéo bao giờ thằng Quata, Saudi Arabia... Dân đói
Còn mấy thằng đang đói như A Phú Hãn thì có lol tài nguyên gì, loạn lạc, nội chiến.
Iran thì mỹ cấm vận, thằng nào mỹ cấm vận chẳng chết.
Iran nó lại một đất nước 2 chế độ. Tổng thống còn đéo quyền lực bằng Đại giáo chủ. Bên giáo chủ có quân đội riêng, mạnh hơn bên chính phủ
Còn irag xưa giàu, nhiều thằng VN ước sang làm việc, nó dính cuộc chiến vùng vịnh, rồi 2003 vs Mỹ can dự, bất ổn chính trị, nên không phát triển
Đế chế Ottoman trước thế chiến 1. Cai trị vùng rộng lớn, hết irag, syria, phần Iran.
Sau thế chiến thua cuộc, các đế quốc châu âu là Anh Và Pháp dựa trên địa lý, sắc dân mà chia ra thành các nhà nước khác nhau.
Người Kurd hiện tại cũng muốn có một nhà nước riêng của họ, nên Mỹ hậu thuẫn, nhưng thằng Thổ, và các quốc gia đéo muốn mất đất.
 
Khi kinh tế nó phát triển, nó dùng tiền đi đầu tư, thì có lol mà nó phụ thuộc dầu mỏ nữa, đéo bao giờ thằng Quata, Saudi Arabia... Dân đói
Còn mấy thằng đang đói như A Phú Hãn thì có lol tài nguyên gì, loạn lạc, nội chiến.
Iran thì mỹ cấm vận, thằng nào mỹ cấm vận chẳng chết.
Iran nó lại một đất nước 2 chế độ. Tổng thống còn đéo quyền lực bằng Đại giáo chủ. Bên giáo chủ có quân đội riêng, mạnh hơn bên chính phủ
Còn irag xưa giàu, nhiều thằng VN ước sang làm việc, nó dính cuộc chiến vùng vịnh, rồi 2003 vs Mỹ can dự, bất ổn chính trị, nên không phát triển
Đế chế Ottoman trước thế chiến 1. Cai trị vùng rộng lớn, hết irag, syria, phần Iran.
Sau thế chiến thua cuộc, các đế quốc châu âu là Anh Và Pháp dựa trên địa lý, sắc dân mà chia ra thành các nhà nước khác nhau.
Người Kurd hiện tại cũng muốn có một nhà nước riêng của họ, nên Mỹ hậu thuẫn, nhưng thằng Thổ, và các quốc gia đéo muốn mất đất.
Trừ thằng quata thì nó biết tài nguyên sẽ cạn kiệt nên đi đầu tư kinh danh từ hồi nó mới bán đc những thùng dầu đầu tiên,mới thấy cái đầu của thằng quốc vươn quata cở nào,đéo đâu như thằng xê úp và thằng uae
 
Top