9 biện pháp phòng chống ransomware

Ăn Chơi Dính Bệnh Tật

Du Thủ Du Thực
United-States

Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ ransomware là tài liệu giúp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo vệ hệ thống trước loại tấn công nguy hiểm này.​

 Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware do Cục ATTT phát hành.

Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware do Cục ATTT phát hành.
Ngày 6/4, Cục An toàn thông tin (ATTT) – Bộ Thông tin & Truyền thông, ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware (mã hóa dữ liệu tống tiền).
Qua theo dõi và giám sát, Cục ATTT nhận thấy xuất hiện các cuộc tấn công ransomware nhắm vào nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông… gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng danh tiếng, gián đoạn hoạt động kinh doanh với đơn vị gặp sự cố.
Theo Cục ATTT, tấn công ransomware hiện nay thường bắt đầu từ một điểm yếu bảo mật của cơ quan, tổ chức.
Kẻ tấn công xâm nhập hệ thống, duy trì sự hiện diện, mở rộng phạm vi xâm nhập. Từ đó, tin tặc có thể kiểm soát hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức, làm tê liệt hệ thống.
Trước thực trạng này, Cục ATTT đã xây dựng cẩm nang về một số biện pháp phòng, chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware cho các tổ chức, doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
9 biện pháp phòng chống ransomware
Cẩm nang của Cục ATTT liệt kê 9 biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro tấn công ransomware cho tổ chức, doanh nghiệp.
Đầu tiên, cần xây dựng kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu với hệ thống thông tin quan trọng theo quy tắc dự phòng 3-2-1, gồm 3 bản sao lưu dự phòng trên các phương tiện lưu trữ khác nhau, lưu lên ít nhất 2 loại phương tiện khác nhau, và một bản được lưu offline.
Tiếp theo, triển khai biện pháp xác thực mạnh cho tài khoản truy cập hệ thống. Các giải pháp gồm thiết lập chính sách mật khẩu an toàn cho tất cả tài khoản quản trị, tài khoản truy cập hệ thống quan trọng, bật xác thực nhiều yếu tố (MFA) cho tất cả dịch vụ nếu có thể, đặc biệt với email, VPN, vCenter...
 Thông báo mã hóa dữ liệu của một ransomware. Ảnh: AP.

Thông báo mã hóa dữ liệu của một ransomware. Ảnh: AP.
Ngoài ra, cần thực hiện phân vùng truy cập mạng chặt chẽ, tách biệt phân vùng của các tài nguyên quan trọng, phân vùng giữa mạng quản trị với mạng người dùng, sử dụng tường lửa để kiểm soát truy cập giữa các vùng...
Với các hệ thống quan trọng, có thể áp dụng nguyên tắc đặc quyền: không sử dụng tài khoản admin cho các hoạt động thường xuyên, vô hiệu hóa tính năng không cần thiết, đánh giá định kỳ tài khoản quản trị, sử dụng đặc quyền có giới hạn thời gian...
Do tin tặc thường khai thác lỗ hổng để xâm nhập, các tổ chức cần rà quét lỗ hổng định kỳ để xác định và cập nhật bản vá. Cập nhật phần mềm, hệ điều hành, trình ảo hóa và cơ sở hạ tầng CNTT liên quan lên phiên bản mới nhất, đảm bảo tải bản vá từ nguồn tin cậy.
Ngoài ra, hạn chế sử dụng các dịch vụ điều khiển máy tính từ xa như TeamViewer, Anydesk... Tiếp theo, rà soát toàn bộ tài khoản kết nối từ xa bằng VPN, giới hạn quyền truy cập từ VPN đến các tài nguyên, triển khai MFA trên tất cả kết nối VPN để tăng bảo mật.
 Theo dõi và tải về nội dung Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware tại địa chỉ khonggianmang.vn.

Theo dõi và tải về nội dung Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware tại địa chỉ khonggianmang.vn.
Các giải pháp ngăn chặn ransomware còn bao gồm: chủ động giảm sát liên tục để phát hiện hành vi xâm nhập, chủ động tìm kiểm dấu hiệu tấn công bằng cách rà quét mã độc, yêu cầu đơn vị chuyên trách ATTT xử lý các mã độc nếu phát hiện, kiểm tra cảnh báo dấu hiệu mã độc trên máy chủ, thường xuyên cập nhật chỉ báo về các mã độc APT.
Cuối cùng, lập kế hoạch kịp thời phản ứng ransomware theo quy trình: xây dựng kế hoạch tổng quan, cập nhật tài liệu từng giai đoạn, chuẩn bị kế hoạch truyền thông, lập danh sách việc cần làm, thường xuyên đào tạo ATTT cho nhân viên, giám sát các hệ thống sau sự cố.
Khôi phục hệ thống khi phát hiện ransomware
Cẩm nang của Cục ATTT còn bao gồm một số chỉ dẫn giúp khôi phục hệ thống sau khi phát hiện tấn công ransomware.
Đầu tiên, xác định hệ thống bị ảnh hưởng và cô lập mạng hệ thống bằng cách chặn kết nối ra/vào các hệ thống, vùng mạng này. Nếu không thể chặn kết nối, có thể cô lập bằng cách rút cáp mạng.
 Các vụ tấn công ransomware có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Bloomberg.

Các vụ tấn công ransomware có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Bloomberg.
Tiếp theo, phân loại hệ thống bị ảnh hưởng để khôi phục trong vùng mạng tách biệt, ưu tiên phục hồi hệ thống quan trọng, đảm bảo hệ điều hành máy chủ phục hồi an toàn, xác định những tệp cần phục hồi.
Ngoài ra, có thể thu thập dữ liệu từ máy chủ, mẫu mã độc trong hệ thống. Phân tích mẫu dữ liệu bị mã hóa để xác định ransomware, trao đổi với cơ quan chức năng nhằm tìm kiểm bộ giải mã nếu có.
Cuối cùng, xác định phạm vi ảnh hưởng, khả năng dữ liệu bị đánh cắp. Xác định danh sách các tài khoản bị tác động của người dùng tổ chức và khách hàng.
Nếu cần hỗ trợ, có thể liên hệ cơ quan chuyên trách về ATTT, bao gồm Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) và Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
 
Ko rành cong nghệ thì dùng mẹ macos hoặc linux cho đỡ vướng bận virus
macos có cứt mà không nhiễm virus, nó mà bị thì còn khốn nạn hơn vì support lại không được nhiều như windows.
Thay vì khuyên nó chuyển sang xài macos thì mày khuyên nó phân quyền sử dụng account user trên windows còn tốt hơn.
 
macos có cứt mà không nhiễm virus, nó mà bị thì còn khốn nạn hơn vì support lại không được nhiều như windows.
Thay vì khuyên nó chuyển sang xài macos thì mày khuyên nó phân quyền sử dụng account user trên windows còn tốt hơn.
hacker nó rảnh dái đi tấn công macos linux, trong khi win chiếm phần lớn thị trường thế giới
 
Rút dây mạng ra,hoặc rút nguồn hết hack,hacker tuổi lồn mà hack PC yêu dấu của tao
 
hacker nó rảnh dái đi tấn công macos linux, trong khi win chiếm phần lớn thị trường thế giới
Xài mac tao ít nghe bị hack trừ khi thằng chủ máy xài đồ crack , đồ lụi thì chịu , tụi bây xài app ngân hàng hay momo thì ráng mua con iphone mà xài cho bảo mật , đừng click link lạ là mùa quýt mất tiền . Toàn bọn mất tiền xài android với pc
 
Xài mac tao ít nghe bị hack trừ khi thằng chủ máy xài đồ crack , đồ lụi thì chịu , tụi bây xài app ngân hàng hay momo thì ráng mua con iphone mà xài cho bảo mật , đừng click link lạ là mùa quýt mất tiền . Toàn bọn mất tiền xài android với pc
t thừa nhận 1 điều là hồi xưa t dùng win hay có tư duy crack crack , nhưng từ khi thằng anh cntt của t bán lại cái mac cũ của nó t dùng thì thật sự tư duy crack crack hết hẳn, t ít lo hẳn về virus bla bla
 
hacker nó rảnh dái đi tấn công macos linux, trong khi win chiếm phần lớn thị trường thế giới
Không rảnh dái không có nghĩa là không có bị, số lượng bị nếu tính tỷ lệ chẳng kém gì windows.
Windows mày chạy user thì chẳng khác mẹ gì macos có cc bị dính virus đụng đến cái đéo gì nó cũng đòi quyền admin chẳng khác linux, huống chi phần mềm chuyên dụng éo phải thằng macos có cửa đụng tới.
 
T thấy dần loạn quá. Iphone bảo bảo mật cao nhưng giờ tì đéo ăn thủa
 
Top