5 Điều Người Miền Nam Nên Biết Về Người Miền Bắc

pro.loner

Giang hồ mạng 5.0
Aland
Bữa trước, có một bài của Trịnh Hữu Long đăng trên Luật Khoa về 5 điều người miền Bắc (sau đây gọi tắt là người Bắc) nên biết về người miền Nam (sau đây gọi tắt là người Nam), để nhắn nhủ người Bắc về một số thứ nhạy cảm của người Nam, mà có cách ứng xử cho hợp lý. Nay mình xin biên về 5 điều theo hướng ngược lại.
Xin mở lời trước: mình là người Bắc, sinh ra ở Hà Nội. Lớn lên ra nước ngoài sống nhiều năm. Rồi mấy năm gần đây chọn Sài Gòn làm nơi chốn đi về. Do đó, những suy nghĩ sau đây hoàn toàn bắt nguồn từ quan sát cá nhân sau nhiều chục năm bôn ba tứ xứ, tiếp xúc với nhiều người Việt khác nhau ở nhiều chiến tuyến và lịch sử di dân khác nhau. Bạn có thể chia sẻ với góc nhìn của mình hoặc không, và mình hoàn toàn tôn trọng điều đó.
Miền Bắc Việt Nam là một vùng đất có lịch sử lâu đời, cái nôi của nhiều truyền thống văn hoá, và được lan truyền ra khắp cả nước qua những cuộc di cư trong lịch sử. Văn hoá thôn xóm làng với đình chùa miếu mạo là nét đặc trưng và còn tồn tại cho tới ngày nay. Giống như Phan Thị Vàng Anh từng mô tả rằng “trong phường Thành Công có làng Thành Công”, văn hoá làng còn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của hầu hết người dân ngay cả thành thị. Hà Nội 36 phố phường được hợp thành từ các phường buôn bán và sản xuất, các phường này có dân cư đến từ các làng nghề truyền thống ở khu vực lân cận rất nhiều. “Hà Nội là Hà Nội”, giọng Hà Nội bước ra khỏi trung tâm vài ki lô mét có thể đã sai lệch. Làng cách làng đã có lối sử dụng ngôn ngữ riêng biệt và điều này ảnh hưởng đến lối sống, huống hồ là cả miền Bắc rộng lớn. Thế nên khái niệm “người Bắc” quả nhiên không thể đánh đồng cá mè một lứa. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi đành phải sử dụng nó như một từ đại diện, mong bạn đọc niệm tình lượng thứ. Tương tự như vậy là khái niệm “người Nam”.
1. NGƯỜI BẮC MẶC CẢM VÌ THUA KÉM MIỀN NAM VỀ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Tôi vẫn nhớ hình ảnh chú bộ đội trở về Bắc sau 1975, tòng teng trên chiếc ba lô nặng trịch là một con búp bê nhìn khác tất cả những con búp bê Liên Xô cùng một kiểu mà trẻ con miền Bắc được biết. Bố tôi là sĩ quan quân đội, sau 1975 ông vẫn đóng quân ở Hà Tiên, nhưng trong một kỳ nghỉ về nhà, ông có mang theo một cây quạt máy Sanyo của Nhật Bản đã cũ. Tuy cũ, lồng quạt đã hoen gỉ, nhưng nó là cây quạt thần kỳ. Nó chạy êm ru, sức mát toả ra từ cánh quạt kim loại chắc chắn, dáng hình cân đối đẹp đẽ. Nó khác hẳn chiếc quạt nội địa mà miền Bắc sản xuất được lúc đó. Và đặc biệt, nó thật bền. Bao mùa hè nóng nực chúng tôi đã trải qua với cây quạt Sanyo ấy, biểu tượng cho cả ước vọng về một miền Nam phồn thịnh và phát triển.
Điều này không phải đợi đến thời Bắc Nam chia cắt 1954-1975 mới có. Ngay từ năm 1939, trong cuốn ký sự “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười” của Nguyễn Hiến Lê, nhân vật chủ bút báo tên Bình từ Hà Nội vào đã rất bất ngờ trước sự trù phú của Nam Bộ, nơi ngay cả chỗ khỉ ho cò gáy nhất người dân có lúa gạo ăn quanh năm, khác với ngoài Bắc nhiều vùng chủ yếu phải ăn ngô khoai sắn, cơm là xa xỉ.
Nếu như bây giờ, người Nam nhìn ra Bắc và thấy hệ thống cầu đường được đầu tư mạnh từ ngân sách và có thể nổi lòng hiềm tị, thì người Bắc khi nhìn vào sự phát triển về mọi mặt của Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, lại mang một nỗi mặc cảm. Gọi tên chính xác thì người Bắc tự thấy mình “quê” hơn người Nam, không gần với tư bản như người Nam, không được thở cái không khí phóng khoáng như ở Nam Bộ. Chẳng phải người Bắc cam chịu và không chạnh lòng về việc miền Nam, cụ thể là Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đang là những tỉnh nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất. Người Bắc cũng đang cố gắng xây dựng và phát triển kinh tế, để những tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang có thể gánh thêm cùng bầu sữa với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh miền Nam cho các tỉnh yếu hơn về kinh tế. Người Bắc do đó, chịu một mặc cảm kép, vừa thua thiệt, lại vừa oan uổng là chỉ biết nhận, không biết cho.
2. NGƯỜI BẮC KHÔNG GẦN TRUNG QUỐC NHƯ BẠN TƯỞNG
Tuy về vị trí địa lý, và rất có thể cả về nguồn gốc, người Bắc gần với Trung Quốc hơn người Nam rất nhiều. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng cũng tương đối rõ rệt về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá. Tuy nhiên, người Bắc có một mối quan hệ “yêu-ghét” với người anh em phương Bắc đã từ vài nghìn năm. Đó là mối quan hệ mà Nguyễn Huy Thiệp ví như “cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp”, với đầy những cảm xúc xáo trộn của thù ghét và yêu thương. Hãy nhớ rằng cuộc chiến gần nhất của Việt Nam vẫn là với Trung Quốc ở vùng đảo Hoàng Sa – Trường Sa, và quan hệ ngoại giao với Trung Quốc luôn ở trong một tình thế đi trên dây.
Người Bắc hiểu rõ, không chỉ từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, đó chỉ là cuộc chiến lớn gần nhất có dữ liệu và trải nghiệm còn nhắc lại rõ rệt trong thế hệ anh chị em của tôi. Người Bắc hiểu rõ sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc có thể là con dao hai lưỡi như thế nào. Nhưng tình thế mà, vẫn phải theo thôi. Ngấm ngầm trong lòng người Bắc vẫn là những ký ức nhiều đời truyền lại về sự đô hộ ý thức hệ từ phương Bắc, và sự mong manh của hoà bình. Nếu hỏi 100 người Bắc, trong trường hợp giả dụ Trung Quốc đánh Việt Nam, ta nên hoà hay nên đánh, thì tôi tin chắc 100 người sẽ đồng thanh “Sát Thát” như ngày xưa. Điều này không hẳn nhất thiết hoàn toàn hay. Nó chỉ cho thấy máu của người Bắc qua bao nhiêu thời kỳ cố gắng quyết tâm đồng hoá từ phía phương Bắc vẫn chảy theo hướng Nam. Người Bắc không dễ dàng chịu trở thành một phần của Trung Quốc, nếu có một trường hợp giả dụ khác diễn ra về kịch bản “hợp nhất” như thỉnh thoảng bạn có đọc thấy đâu đó trên mạng.
Người Bắc, thậm chí, còn thiếu hiểu biết về Trung Quốc rất nhiều. Mang nặng định kiến không dễ gì phai nhạt. Phủ nhận nhiều thành quả kinh tế hay phát triển khoa học kỹ thuật Trung Quốc. Ví dụ như khủng hoảng đường tàu trên cao Cát Linh – Hà Đông được nhìn nhận như một cú đấm vào tinh thần “kháng Tàu” trong nhiều tầng lớp dân chúng. Người Bắc như chị tôi, luôn tin tưởng trái cây xách tay mang từ miền Nam ra hơn là trái cây trực tiếp mua tại Hà Nội, cũng bởi vì lo ngại “đồ Tàu”. Người Bắc như anh tôi, nhất định không chịu đi du lịch Trung Quốc dù anh đã bỏ nhiều thời gian và tiền của để đi du lịch khắp thế giới nhiều năm gần đây.
3. NGƯỜI BẮC Ý THỨC RÕ VỀ BỎ NƯỚC MÀ ĐI VÀ BỊ PHẢN BỘI
Nếu như lịch sử đau thương gần nhất với người Nam là việc Cộng hoà miền Nam Việt Nam sụp đổ, những người dân miền Nam phải tìm cách bỏ nước ra đi khi không chịu nổi đời sống bí bách nhiều mặt, tạo nên làn sóng di dân và khủng hoảng toàn cầu mang tên “thuyền nhân” vào khoảng 10 năm sau 1975, thì người Bắc từng phải đối diện với những ký ức không kém đau thương cũng không quá xa với tầng lớp bố mẹ, ông bà.
Năm 1954, bác gái tôi, tuổi mười tám đôi mươi, là một trong những người dân Bắc Kỳ lên tàu há mồm của Hoa Kỳ để di dân theo đường biển vào Nam. Bác tôi không phải người theo đạo Thiên Chúa, như chương trình di dân này được quảng bá là “Theo Chúa vào Nam” và khiến cho nhiều nơi ở miền Bắc kéo nhau gần như cả làng đi theo tiếng gọi. Bác tôi lúc đó, đơn giản là một thanh niên, và muốn tìm một đời sống mới. Bác mất liên lạc với gia đình cho tới đầu những năm 1980, khi con trai bác lặn lội ra Bắc tìm quê. Còn ở lại Bắc Bộ, ông bà ngoại tôi chịu cảnh đấu tố địa chủ, dù có con trai là liệt sĩ cách mạng. Mẹ tôi không được vào Đảng ********, vì có chị gái đi Nam không rõ có làm cho “bên kia”. Những người rời miền Bắc ở thời điểm 1954 không khác nào bỏ nước mà đi, dù mục đích mỗi người có thể khác nhau. Và cải cách ruộng đất là một vết nhơ lịch sử mà nước mắt Bác Hồ cũng không gột rửa nổi.
Sự mất lòng tin và luôn trong tâm thế có thể bị phản bội bởi người gần mình nhất, mình yêu thương nhất, mình che chở nhất, được sinh ra muộn nhất là từ Cải cách ruộng đất, nếu không sớm hơn, trong rất nhiều người Bắc.
4. NGƯỜI BẮC CHÊ BAI CHỬI RỦA SÂU CAY NHƯNG THÀ VẬY CÒN HƠN KHEN CHO MÀY CHẾT
Tôi nghĩ rằng sự mỉa mai trong lời khen mới là thứ khủng khiếp nhất của người Bắc khi nhận xét về một cái gì đó. Nó là thứ nếu bạn không quen, sẽ rất phân vân để tiếp nhận, và nhiều khi lầm tưởng. Câu trước khen mà câu sau đá xoáy ngay được, đó là thú vui đau thương của người Bắc, mà trường hợp này, gọi luôn là Bắc Kỳ cho chuẩn. Miệng lưỡi trai Bắc hay gái Bắc thì quả thật thôi rồi, ngọt thì ngọt lừ mà trong ngọt có vị cay và vị chua. Chẳng thế mà món sấu dầm được coi là đặc sản Hà Nội.
Ngược lại, trong lời chê và lời chửi, nếu biết lắng nghe, sẽ thấy trong đó sự chân thành. Điều này quả thật là khó ưa ở người Bắc. Tại sao họ không thể nói lời nào ra lời nấy, như vậy có phải dễ dàng hơn cho người đối thoại hay không? Nhưng có lẽ, điều này đến từ thứ văn hoá lâu đời, ngay từ khi đứa trẻ sinh ra, đã không được phép ban ra những lời thân ái, mà phải “mắng yêu”. Có một nỗi sợ hãi không nhỏ của người Bắc là sợ “nói hớ”, nghĩa là nói ra mà bị đối phương bắt thóp. Cho nên có lẽ từ đó hình thành một kiểu nước đôi, để bề nào cũng dễ lái, xuôi ngược gì cũng chơi được. Do đó, bạn đừng bất ngờ với phát biểu của chính khách miền Bắc, xổn xoảng mà nghe xong thì ủa?!
5. NGƯỜI BẮC PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN NHƯNG YÊU MIỀN NAM
Người Bắc là chúa phân biệt. Điều này tôi có thể khẳng định. Không đâu xa, giữa nông thôn và thành thị, ngoại thành và nội thành, Hà Nội 2 và Hà Nội 1… Danh sách này nối dài tuỳ ý và ở mọi tầng vi tế của xã hội. Trong lớp học phổ thông, ngồi bàn đầu và ngồi bàn cuối đã là hai thế giới. Nên tội người dân Thanh – Nghệ - Tĩnh, khi có thể bị gán với rất nhiều “mỹ từ” không dễ nghe. Nhưng tội luôn “thanh niên Cổ Nhuế xin thề, không đầy hai sọt không về quê hương”. Bây giờ đất Cổ Nhuế đã lên quận, nghề hốt phân chắc cũng không còn là nghề truyền thống của làng, ấy thế nhưng câu ca còn ám ảnh đến tận bây giờ và nhiều chị em quyết tâm lánh xa thanh niên Cổ Nhuế.
Nhưng người Nam, dù ra Bắc có bị chặt chém, thì được quý như vàng. Không phải vì là mỏ vàng để đào. Mà trong tai nghe người Bắc, giọng Nam nghe ngọt ngào dễ thương và dễ gần, không nặng nề hay the thé như giọng nhiều miền quê khác. Với cả miền Nam ruột thịt, vốn đã từng là nơi cả đất nước hướng về “tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Điều này các bạn người Nam có thể không tin, nhưng người Bắc đã từng dành tất cả, thật sự tất cả, cho miền Nam. Từ đứa con trai trẻ đến tuổi nhập ngũ, đến những cố gắng sản xuất mỗi ngày. Họ đều dâng hiến cho miền Nam. Bố tôi, trong nhật ký đường Trường Sơn, đã kể về tinh thần của ông được hun đúc bởi mục tiêu “vì miền Nam”. Và rất nhiều người vợ, người mẹ Bắc đã nén mọi nỗi đau thương và nhớ nhung. Và rất nhiều các em nhỏ đã chịu cảnh mưa đạn bom Mỹ đổ xuống trả thù miền Bắc. Ở khía cạnh này, mọi sự cố gắng xuyên tạc viết lại lịch sử đều không ổn. Đây là một điều người Nam cần chấp nhận, rằng đã có một miền Bắc “giải phóng” miền Nam. Và người Bắc không hiểu sai ý nghĩa từ đó một mi li mét nào.
Chúng ta, rốt cuộc chỉ là những con người nhỏ bé, thuộc về lịch sử xíu xiu một thời gian ngắn. Nhưng những gì chúng ta suy nghĩ, truyền đạt ra xung quanh, có thể ảnh hưởng đến bước đi tiếp theo của lịch sử. Viết ra những điều này, tôi không mong muốn gì hơn là để chúng ta có cơ hội giãi bày suy nghĩ của bản thân, và để ứng xử của ta tránh làm tổn thương người đối diện. Và do đó, xin miễn thứ mọi quy chụp và định kiến.

 
Phường thành công rõ ràng là một cái làng ngoại ô được đô thị hóa lên phố chứ ko phải phố cổ , phố chính thống từ xưa nên nói trong phường thành công có làng thành công nó rất là khôi hài
 
Phường thành công rõ ràng là một cái làng ngoại ô được đô thị hóa lên phố chứ ko phải phố cổ , phố chính thống từ xưa nên nói trong phường thành công có làng thành công nó rất là khôi hài
Cả nước VN chỗ nào cũng thôn làng ấp. T thấy bình thường mà.
 
Theo t thấy, phân biệt Bắc Trung Nam,
hay thậm chí Tây đi chăng nữa,
Nhưng khi có giặc ngoại thì cần đoàn kết
để chống lại giặc rồi mới tính tiếp!
 
Miền nào cũng thế thôi. Chẳng qua 1 lũ ngu chửi nhau vì ý thức hệ. Xung đột lợi ích từ ý thức hệ. Chấm hết. Chứ có lồn gì to tát. Vận quốc gia tan hợp hợp tan.
 
Theo t thấy, phân biệt Bắc Trung Nam,
hay thậm chí Tây đi chăng nữa,
Nhưng khi có giặc ngoại thì cần đoàn kết
để chống lại giặc rồi mới tính tiếp!
thời xưa thôi, các cụ thời xưa quan cũng như dân chui hầm chui hang thấy mẹ nói dân còn nghe, bây giờ các cụ ngồi trong ô tô con các cụ sang tư bản hết, bảo tao đi lính tao dí kak vào và tao tin nhiều thằng bây giờ cũng thế, đánh vì cái gì? cho con các cụ à, mà có khi các cụ chạy mẹ trước
 
Bữa trước, có một bài của Trịnh Hữu Long đăng trên Luật Khoa về 5 điều người miền Bắc (sau đây gọi tắt là người Bắc) nên biết về người miền Nam (sau đây gọi tắt là người Nam), để nhắn nhủ người Bắc về một số thứ nhạy cảm của người Nam, mà có cách ứng xử cho hợp lý. Nay mình xin biên về 5 điều theo hướng ngược lại.
Xin mở lời trước: mình là người Bắc, sinh ra ở Hà Nội. Lớn lên ra nước ngoài sống nhiều năm. Rồi mấy năm gần đây chọn Sài Gòn làm nơi chốn đi về. Do đó, những suy nghĩ sau đây hoàn toàn bắt nguồn từ quan sát cá nhân sau nhiều chục năm bôn ba tứ xứ, tiếp xúc với nhiều người Việt khác nhau ở nhiều chiến tuyến và lịch sử di dân khác nhau. Bạn có thể chia sẻ với góc nhìn của mình hoặc không, và mình hoàn toàn tôn trọng điều đó.
Miền Bắc Việt Nam là một vùng đất có lịch sử lâu đời, cái nôi của nhiều truyền thống văn hoá, và được lan truyền ra khắp cả nước qua những cuộc di cư trong lịch sử. Văn hoá thôn xóm làng với đình chùa miếu mạo là nét đặc trưng và còn tồn tại cho tới ngày nay. Giống như Phan Thị Vàng Anh từng mô tả rằng “trong phường Thành Công có làng Thành Công”, văn hoá làng còn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của hầu hết người dân ngay cả thành thị. Hà Nội 36 phố phường được hợp thành từ các phường buôn bán và sản xuất, các phường này có dân cư đến từ các làng nghề truyền thống ở khu vực lân cận rất nhiều. “Hà Nội là Hà Nội”, giọng Hà Nội bước ra khỏi trung tâm vài ki lô mét có thể đã sai lệch. Làng cách làng đã có lối sử dụng ngôn ngữ riêng biệt và điều này ảnh hưởng đến lối sống, huống hồ là cả miền Bắc rộng lớn. Thế nên khái niệm “người Bắc” quả nhiên không thể đánh đồng cá mè một lứa. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi đành phải sử dụng nó như một từ đại diện, mong bạn đọc niệm tình lượng thứ. Tương tự như vậy là khái niệm “người Nam”.
1. NGƯỜI BẮC MẶC CẢM VÌ THUA KÉM MIỀN NAM VỀ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Tôi vẫn nhớ hình ảnh chú bộ đội trở về Bắc sau 1975, tòng teng trên chiếc ba lô nặng trịch là một con búp bê nhìn khác tất cả những con búp bê Liên Xô cùng một kiểu mà trẻ con miền Bắc được biết. Bố tôi là sĩ quan quân đội, sau 1975 ông vẫn đóng quân ở Hà Tiên, nhưng trong một kỳ nghỉ về nhà, ông có mang theo một cây quạt máy Sanyo của Nhật Bản đã cũ. Tuy cũ, lồng quạt đã hoen gỉ, nhưng nó là cây quạt thần kỳ. Nó chạy êm ru, sức mát toả ra từ cánh quạt kim loại chắc chắn, dáng hình cân đối đẹp đẽ. Nó khác hẳn chiếc quạt nội địa mà miền Bắc sản xuất được lúc đó. Và đặc biệt, nó thật bền. Bao mùa hè nóng nực chúng tôi đã trải qua với cây quạt Sanyo ấy, biểu tượng cho cả ước vọng về một miền Nam phồn thịnh và phát triển.
Điều này không phải đợi đến thời Bắc Nam chia cắt 1954-1975 mới có. Ngay từ năm 1939, trong cuốn ký sự “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười” của Nguyễn Hiến Lê, nhân vật chủ bút báo tên Bình từ Hà Nội vào đã rất bất ngờ trước sự trù phú của Nam Bộ, nơi ngay cả chỗ khỉ ho cò gáy nhất người dân có lúa gạo ăn quanh năm, khác với ngoài Bắc nhiều vùng chủ yếu phải ăn ngô khoai sắn, cơm là xa xỉ.
Nếu như bây giờ, người Nam nhìn ra Bắc và thấy hệ thống cầu đường được đầu tư mạnh từ ngân sách và có thể nổi lòng hiềm tị, thì người Bắc khi nhìn vào sự phát triển về mọi mặt của Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, lại mang một nỗi mặc cảm. Gọi tên chính xác thì người Bắc tự thấy mình “quê” hơn người Nam, không gần với tư bản như người Nam, không được thở cái không khí phóng khoáng như ở Nam Bộ. Chẳng phải người Bắc cam chịu và không chạnh lòng về việc miền Nam, cụ thể là Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đang là những tỉnh nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất. Người Bắc cũng đang cố gắng xây dựng và phát triển kinh tế, để những tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang có thể gánh thêm cùng bầu sữa với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh miền Nam cho các tỉnh yếu hơn về kinh tế. Người Bắc do đó, chịu một mặc cảm kép, vừa thua thiệt, lại vừa oan uổng là chỉ biết nhận, không biết cho.
2. NGƯỜI BẮC KHÔNG GẦN TRUNG QUỐC NHƯ BẠN TƯỞNG
Tuy về vị trí địa lý, và rất có thể cả về nguồn gốc, người Bắc gần với Trung Quốc hơn người Nam rất nhiều. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng cũng tương đối rõ rệt về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá. Tuy nhiên, người Bắc có một mối quan hệ “yêu-ghét” với người anh em phương Bắc đã từ vài nghìn năm. Đó là mối quan hệ mà Nguyễn Huy Thiệp ví như “cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp”, với đầy những cảm xúc xáo trộn của thù ghét và yêu thương. Hãy nhớ rằng cuộc chiến gần nhất của Việt Nam vẫn là với Trung Quốc ở vùng đảo Hoàng Sa – Trường Sa, và quan hệ ngoại giao với Trung Quốc luôn ở trong một tình thế đi trên dây.
Người Bắc hiểu rõ, không chỉ từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, đó chỉ là cuộc chiến lớn gần nhất có dữ liệu và trải nghiệm còn nhắc lại rõ rệt trong thế hệ anh chị em của tôi. Người Bắc hiểu rõ sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc có thể là con dao hai lưỡi như thế nào. Nhưng tình thế mà, vẫn phải theo thôi. Ngấm ngầm trong lòng người Bắc vẫn là những ký ức nhiều đời truyền lại về sự đô hộ ý thức hệ từ phương Bắc, và sự mong manh của hoà bình. Nếu hỏi 100 người Bắc, trong trường hợp giả dụ Trung Quốc đánh Việt Nam, ta nên hoà hay nên đánh, thì tôi tin chắc 100 người sẽ đồng thanh “Sát Thát” như ngày xưa. Điều này không hẳn nhất thiết hoàn toàn hay. Nó chỉ cho thấy máu của người Bắc qua bao nhiêu thời kỳ cố gắng quyết tâm đồng hoá từ phía phương Bắc vẫn chảy theo hướng Nam. Người Bắc không dễ dàng chịu trở thành một phần của Trung Quốc, nếu có một trường hợp giả dụ khác diễn ra về kịch bản “hợp nhất” như thỉnh thoảng bạn có đọc thấy đâu đó trên mạng.
Người Bắc, thậm chí, còn thiếu hiểu biết về Trung Quốc rất nhiều. Mang nặng định kiến không dễ gì phai nhạt. Phủ nhận nhiều thành quả kinh tế hay phát triển khoa học kỹ thuật Trung Quốc. Ví dụ như khủng hoảng đường tàu trên cao Cát Linh – Hà Đông được nhìn nhận như một cú đấm vào tinh thần “kháng Tàu” trong nhiều tầng lớp dân chúng. Người Bắc như chị tôi, luôn tin tưởng trái cây xách tay mang từ miền Nam ra hơn là trái cây trực tiếp mua tại Hà Nội, cũng bởi vì lo ngại “đồ Tàu”. Người Bắc như anh tôi, nhất định không chịu đi du lịch Trung Quốc dù anh đã bỏ nhiều thời gian và tiền của để đi du lịch khắp thế giới nhiều năm gần đây.
3. NGƯỜI BẮC Ý THỨC RÕ VỀ BỎ NƯỚC MÀ ĐI VÀ BỊ PHẢN BỘI
Nếu như lịch sử đau thương gần nhất với người Nam là việc Cộng hoà miền Nam Việt Nam sụp đổ, những người dân miền Nam phải tìm cách bỏ nước ra đi khi không chịu nổi đời sống bí bách nhiều mặt, tạo nên làn sóng di dân và khủng hoảng toàn cầu mang tên “thuyền nhân” vào khoảng 10 năm sau 1975, thì người Bắc từng phải đối diện với những ký ức không kém đau thương cũng không quá xa với tầng lớp bố mẹ, ông bà.
Năm 1954, bác gái tôi, tuổi mười tám đôi mươi, là một trong những người dân Bắc Kỳ lên tàu há mồm của Hoa Kỳ để di dân theo đường biển vào Nam. Bác tôi không phải người theo đạo Thiên Chúa, như chương trình di dân này được quảng bá là “Theo Chúa vào Nam” và khiến cho nhiều nơi ở miền Bắc kéo nhau gần như cả làng đi theo tiếng gọi. Bác tôi lúc đó, đơn giản là một thanh niên, và muốn tìm một đời sống mới. Bác mất liên lạc với gia đình cho tới đầu những năm 1980, khi con trai bác lặn lội ra Bắc tìm quê. Còn ở lại Bắc Bộ, ông bà ngoại tôi chịu cảnh đấu tố địa chủ, dù có con trai là liệt sĩ cách mạng. Mẹ tôi không được vào Đảng ********, vì có chị gái đi Nam không rõ có làm cho “bên kia”. Những người rời miền Bắc ở thời điểm 1954 không khác nào bỏ nước mà đi, dù mục đích mỗi người có thể khác nhau. Và cải cách ruộng đất là một vết nhơ lịch sử mà nước mắt Bác Hồ cũng không gột rửa nổi.
Sự mất lòng tin và luôn trong tâm thế có thể bị phản bội bởi người gần mình nhất, mình yêu thương nhất, mình che chở nhất, được sinh ra muộn nhất là từ Cải cách ruộng đất, nếu không sớm hơn, trong rất nhiều người Bắc.
4. NGƯỜI BẮC CHÊ BAI CHỬI RỦA SÂU CAY NHƯNG THÀ VẬY CÒN HƠN KHEN CHO MÀY CHẾT
Tôi nghĩ rằng sự mỉa mai trong lời khen mới là thứ khủng khiếp nhất của người Bắc khi nhận xét về một cái gì đó. Nó là thứ nếu bạn không quen, sẽ rất phân vân để tiếp nhận, và nhiều khi lầm tưởng. Câu trước khen mà câu sau đá xoáy ngay được, đó là thú vui đau thương của người Bắc, mà trường hợp này, gọi luôn là Bắc Kỳ cho chuẩn. Miệng lưỡi trai Bắc hay gái Bắc thì quả thật thôi rồi, ngọt thì ngọt lừ mà trong ngọt có vị cay và vị chua. Chẳng thế mà món sấu dầm được coi là đặc sản Hà Nội.
Ngược lại, trong lời chê và lời chửi, nếu biết lắng nghe, sẽ thấy trong đó sự chân thành. Điều này quả thật là khó ưa ở người Bắc. Tại sao họ không thể nói lời nào ra lời nấy, như vậy có phải dễ dàng hơn cho người đối thoại hay không? Nhưng có lẽ, điều này đến từ thứ văn hoá lâu đời, ngay từ khi đứa trẻ sinh ra, đã không được phép ban ra những lời thân ái, mà phải “mắng yêu”. Có một nỗi sợ hãi không nhỏ của người Bắc là sợ “nói hớ”, nghĩa là nói ra mà bị đối phương bắt thóp. Cho nên có lẽ từ đó hình thành một kiểu nước đôi, để bề nào cũng dễ lái, xuôi ngược gì cũng chơi được. Do đó, bạn đừng bất ngờ với phát biểu của chính khách miền Bắc, xổn xoảng mà nghe xong thì ủa?!
5. NGƯỜI BẮC PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN NHƯNG YÊU MIỀN NAM
Người Bắc là chúa phân biệt. Điều này tôi có thể khẳng định. Không đâu xa, giữa nông thôn và thành thị, ngoại thành và nội thành, Hà Nội 2 và Hà Nội 1… Danh sách này nối dài tuỳ ý và ở mọi tầng vi tế của xã hội. Trong lớp học phổ thông, ngồi bàn đầu và ngồi bàn cuối đã là hai thế giới. Nên tội người dân Thanh – Nghệ - Tĩnh, khi có thể bị gán với rất nhiều “mỹ từ” không dễ nghe. Nhưng tội luôn “thanh niên Cổ Nhuế xin thề, không đầy hai sọt không về quê hương”. Bây giờ đất Cổ Nhuế đã lên quận, nghề hốt phân chắc cũng không còn là nghề truyền thống của làng, ấy thế nhưng câu ca còn ám ảnh đến tận bây giờ và nhiều chị em quyết tâm lánh xa thanh niên Cổ Nhuế.
Nhưng người Nam, dù ra Bắc có bị chặt chém, thì được quý như vàng. Không phải vì là mỏ vàng để đào. Mà trong tai nghe người Bắc, giọng Nam nghe ngọt ngào dễ thương và dễ gần, không nặng nề hay the thé như giọng nhiều miền quê khác. Với cả miền Nam ruột thịt, vốn đã từng là nơi cả đất nước hướng về “tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Điều này các bạn người Nam có thể không tin, nhưng người Bắc đã từng dành tất cả, thật sự tất cả, cho miền Nam. Từ đứa con trai trẻ đến tuổi nhập ngũ, đến những cố gắng sản xuất mỗi ngày. Họ đều dâng hiến cho miền Nam. Bố tôi, trong nhật ký đường Trường Sơn, đã kể về tinh thần của ông được hun đúc bởi mục tiêu “vì miền Nam”. Và rất nhiều người vợ, người mẹ Bắc đã nén mọi nỗi đau thương và nhớ nhung. Và rất nhiều các em nhỏ đã chịu cảnh mưa đạn bom Mỹ đổ xuống trả thù miền Bắc. Ở khía cạnh này, mọi sự cố gắng xuyên tạc viết lại lịch sử đều không ổn. Đây là một điều người Nam cần chấp nhận, rằng đã có một miền Bắc “giải phóng” miền Nam. Và người Bắc không hiểu sai ý nghĩa từ đó một mi li mét nào.
Chúng ta, rốt cuộc chỉ là những con người nhỏ bé, thuộc về lịch sử xíu xiu một thời gian ngắn. Nhưng những gì chúng ta suy nghĩ, truyền đạt ra xung quanh, có thể ảnh hưởng đến bước đi tiếp theo của lịch sử. Viết ra những điều này, tôi không mong muốn gì hơn là để chúng ta có cơ hội giãi bày suy nghĩ của bản thân, và để ứng xử của ta tránh làm tổn thương người đối diện. Và do đó, xin miễn thứ mọi quy chụp và định kiến.


t sống cả 2 miền, và chỉ thấy NK chửi BK ko :))
 
t sống cả 2 miền, và chỉ thấy NK chửi BK ko :))
Đa phần những thằng chửi tao cũng ko hiểu có đúng bọn nó chịu thiệt thòi gì từ BK ko nữa :)). Có thằng đem chuyện ngân sách ra cắn tao bảo đưa tờ khai thuế ra tranh luận nó lại trốn. Bh lại lòi ra 1 thằng bảo đầu cơ thổi giá trong Nam toàn BK nhưng thuế má ngân sách xây dựng hạ tầng cho bọn nó lại đến từ các công ty có chủ gốc Bắc, Trung. Trc tao đi học cũng gặp 1 con ranh mở mồm ra chửi chính phủ, tao chỉ hỏi nó: "Nhà anh mất hết vì cải cách ruộng đất, thế chính phủ lấy gì của nhà em?" thì đcm nó lại câm họng. Khó hiểu thặc =))
 
Bake ko có tuổi với dân Nake luôn. Bake mấy chục năm rồi vẫn nghèo ko có gì thay đổi.
 
Tao nghe ở đâu đó có chuyện phu mủ cao su thời Tây, thời Ngụy mà nhà có của ăn, của để, có honda chạy phè phè...mà qua tuyên truyền là khi đi trai tráng khi về bủng beo
 
Phường thành công rõ ràng là một cái làng ngoại ô được đô thị hóa lên phố chứ ko phải phố cổ , phố chính thống từ xưa nên nói trong phường thành công có làng thành công nó rất là khôi hài

Phố cổ cũng không hẳn tinh hoa của Hà Nội mà còn do nhiều làng xã quanh đó với nhiều nghề truyền thống hợp thành.

Mà nếu không có người Pháp cải tạo thành Hà Nội thì sao có phố. Những con phố cổ với đường thoát nước và vỉa hè cũng do người Pháp quy hoạch.

Cái khoảng cách giữa nội và ngoại thành thì càng khó nói. Những năm đầu 90 khi đường yên phụ nơi có ô Yên Phụ đã có đèn để tiện cho xe ô tô lên ks thắng lợi thì ô cầu giấy mịt mù biết mấy.

Nhưng nay thì sao. Ai lên cầu giấy thấy còn sáng choang tấp nập hơn Yên Phụ. Hồi xưa tao có cô bạn cứ hay trêu nó là gái tứ tổng. Nhà nó gần bãi cát hồi xưa vốn là cái áo to, cả lũ cởi trần đá bóng rồi đi tắm hồ Tây. Nhưng giờ bãi cát thành toà nhà fraiser suite, nhà bạn đã cho tây thuê 2k $/ tháng. Vật đổi sao dời.
 
Sửa lần cuối:
Tao chê câu dẫn của ông Thiệp, về chuyên gái đồng trinh bị cưỡng hiếp. Theo kinh nghiệm phá trinh của tao, làm tình với gái đồng trinh không hề sướng. Đặc biệt trong cảm nhận của gái trinh, vì đa số gái sợ và đau. Còn thằng hiếp có thể nó sướng, thì là sướng trong tinh thần, vì nó nghĩ nó vừa hưởng thụ được điều quý giá. Chứ thực tế vất vả bỏ mẹ. Đau cả trim!
 
Miền nào cũng thế thôi. Chẳng qua 1 lũ ngu chửi nhau vì ý thức hệ. Xung đột lợi ích từ ý thức hệ. Chấm hết. Chứ có lồn gì to tát. Vận quốc gia tan hợp hợp tan.
Cx r, vì cái ý thức hệ mà xưa 2 băng oánh nhau máu lửa, mỗi bên lý tưởng riêng. Thôi thì ai đúng ai sai cũng thống nhất mẹ r thì dạy dỗ con cháu chăm lo làm ăn đi phát triển đất nc, đoàn kết dân tộc..., đây trong nc thì dạy tụi nhỏ ghét hải ngoại, hải ngoại thì cũng i vậy cũng thù xưa tình cũ các kiểu. Ôi cái dân tộc này vậy biết tới bao giờ mới coi nhau là ruột thịt dù trong nc hay ngoài nc
 
Haha bài viết có vẻ đúng. Tao cũng hay chửi Nam kỳ nhưng nhìn chung tao vẫn rất ấn tượng với con gái miền Nam vì quá dễ thương. :)) =)) Nói chung thì người miền Bắc miệng lưỡi có thể cay độc nhưng tâm địa chẳng có gì.
Nhân tiện cái địt cả nhà thằng Nam kỳ đầu buồi rẻ rách Trấn Thành luôn.
 
Top