Từ vụ Vương Đình Huệ: tại sao các quan lớn Việt Nam có ‘sân sau’?

Từ vụ Vương Đình Huệ: tại sao các quan lớn Việt Nam có ‘sân sau’?​

28/04/2024
Các lãnh đạo tập đoàn Thuận An (hàng trên) và các quan chức tỉnh Bắc Giang (hàng dưới) bị bắt giữ hôm 15/4.

Các lãnh đạo tập đoàn Thuận An (hàng trên) và các quan chức tỉnh Bắc Giang (hàng dưới) bị bắt
Tình trạng các quan chức kết nối với doanh nghiệp làm lợi cho nhau đã diễn ra ở Việt Nam hàng chục năm nay, gây méo mó cho nền kinh tế, và Nhà nước cần cải thiện cơ chế minh bạch, giám sát quyền lực cũng như tiền lương để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia kinh tế nói với VOA.
Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã phanh phui ra hai tập đoàn có quan hệ dây mơ rễ má với các quan chức từ cấp tỉnh lên đến cấp trung ương: tập đoàn Phúc Sơn và tập đoàn Thuận An. Các lãnh đạo của hai tập đoàn này đều đã bị bắt giữ để điều tra về các hành vi ‘Vi phạm về các quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘Hối lộ’.
Đáng chú ý là các vụ việc này đã khiến một số lãnh đạo cấp cao của Việt Nam phải ra đi như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hồi tháng Ba do lính líu đến tập đoàn Phúc Sơn và mới đây là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau khi hồi đầu tuần này trợ lý của ông bị bắt giam do dính líu đến tập đoàn Thuận An.
Bên cạnh đó, hàng loạt quan chức cấp tỉnh từ bí thư, chủ tịch tỉnh cho đến trưởng ban quản lý dự án một số tỉnh thành cũng xộ khám vì bị phát hiện nhận hối lộ để bao che hay ưu ái cho các các tập đoàn này.
“Tình trạng sân sau có sự can thiệp của những người có quyền lực là hệ quả của một hệ thống pháp luật không cụ thể và chồng chéo, trùng lắp và có điểm mâu thuẫn với nhau,” Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nhận định với VOA.
Ông chỉ ra ví dụ luật đất đai có nội dung liên quan nhưng lại chỏi nhau với luật đầu tư công, luật nhà ở, luật đấu thầu… Điều đó khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro pháp lý vì hoạt động của họ có thể phù hợp với điều luật này nhưng lại vi phạm điều luật khác. Do đó, họ phải tìm đến sự bảo trợ của các quan chức.
“Theo cảm quan của tôi và qua tiếp xúc với các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp tư nhân khi muốn kinh doanh ở Việt Nam đều muốn có mối quan hệ và được sự che chở của một hay nhiều người có quyền lực liên quan đến lĩnh vực họ kinh doanh. Điều ấy sẽ dẫn đến môi trường kinh doanh không công khai, không minh bạch, không trong sạch và có thể bị bóp méo vì những lợi thế không phải năng suất lao động, không phải do tiến bộ khoa học kỹ thuật,” ông Doanh nói.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cựu giám đốc Viện nghiên cứu phát triển IDS và hiện là một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, nói với VOA rằng trong một nền kinh tế phát triển khá nhanh như Việt Nam thì ‘chắc chắn sẽ xảy ra’ tình trạng quan chức móc ngoặc với doanh nghiệp để chia chác thành quả cũng như tài nguyên đất nước.
“Người ta (quan chức) có thể nghĩ rằng để cho nền kinh tế phát triển được như thế cũng là cái công của người ta nên họ cũng phải được hưởng một phần gì đó,” ông nhận định.
“Lẽ ra phần người ta được hưởng là phải được quy định rất rõ ràng trong luật, như lương, thưởng đàng hoàng cho các quan chức người ta được hưởng một cuộc sống có thể là không rất giàu nhưng cũng không kém những người làm trong các doanh nghiệp bao nhiêu.”
Theo quan sát của ông A thì lương quan chức hiện giờ ‘rất thấp so với các doanh nhân’. “Từ mớ bòng bong đó dẫn đến một khế ước xã hội ngầm là phải chia chác bằng một cách gì đấy phần lợi nhuận sinh ra,” ông phân tích.
“Khi cơ hội nảy sinh thì không thể không có chuyện người ta bằng cách này hay cách kia tham nhũng,” ông nói thêm và cho rằng dễ nhất là ‘quyền quản lý đất, quyền cấp phép cái này, cái kia, tạo điều kiện trúng thầu’.
Theo lời ông thì điều này ‘cũng là đúng’ vì ‘con người ai cũng có nhu cầu về vật chất tiền bạc’ và Đảng không thể đòi hỏi các cán bộ của mình ‘phải cống hiến, phải hy sinh vì nước để chấp nhân mức lương thấp’.
Ông A cho biết tình trạng này đã xảy ra ở Việt Nam được 30-40 năm rồi và ‘quy mô hành vi ngày càng lớn theo quy mô nền kinh tế’ và ‘không chỉ ở các quan chức cấp cao trong phạm vi tứ trụ mà là toàn bộ bộ máy Nhà nước’.
“Có một nghịch lý là thu nhập chính thức của các quan chức Nhà nước từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh rất thấp so với mặt bằng thị trường nhưng ai cũng muốn chạy để vào được các chức đấy,” ông chỉ ra.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh thì chỉ ra cơ chế giám sát quyền lực của Việt Nam: “Tình trạng này xuất hiện bởi vì hiện nay cơ chế giám sát quyền lực của Việt Nam vẫn còn có những lỗ hổng, như chúng ta đã thấy rất nhiều những bí thư, chủ tịch một số tỉnh đã bị bắt. Điều đó chứng tỏ những người này đã hoạt động mà không có sự giám sát có hiệu lực để ngăn chặn kịp thời những vi phạm của họ.”
Tiến sỹ Võ Trí Thành, nguyên phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng các văn bản chính thức của chính quyền Việt Nam đều có đề cập đến vấn đề này và hệ quả tiêu cực của nó đối với nền kinh tế.
“Đây là một hiện tượng không tốt cho phát triển kinh tế nhất là nhìn trong dài hạn, nguồn lực phát triển méo mó và gây ảnh hưởng niềm tin xã hội vào con đường phát triển, cải cách của Việt Nam,” ông cho biết.
Theo giải thích của ông thì việc các doanh nghiệp đưa tiền bôi trơn cho các quan chức để họ được kinh doanh thuận lợi sẽ ‘dẫn đến nguồn lực bị phân bổ méo mó vì nó không dựa trên các yếu tố cạnh tranh, minh bạch, đặc biệt là nguy hại trong phát triển nguồn lực, khiến cho nguồn lực không được phân bổ đến nơi tốt nhất có thể’.
Về cách giải quyết như thế nào, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng hiện nay Chính phủ Việt Nam đang cố gắng cải thiện môi trường luật pháp để nó được rõ ràng hơn, công khai hơn và minh bạch hơn. Tuy nhiên, dù có cải thiện nhưng môi trường kinh doanh Việt Nam ‘hiện vẫn ở mức trung bình thấp’, cũng theo lời ông Doanh.
“Theo tôi thì phải chuyển đổi mạnh sang kinh tế số, doanh nghiệp số, chính phủ điện tử mới cải thiện được tình hình hiện nay,” ông nói.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam cần phải ưu tiên xây dựng hệ thống giám sát quyền lực.

 
Thực ra sân sau nôm na chỉ cái hậu phương kinh tế thì chế độ nào cũng có. Nhưng nước ngoài nó lấy sân sau để củng cố vị trí chính trị còn đao lồng thì dùng vị thế chính trị để lát gạch sân sau.
 
Do cs tự tuyên bố đại diện cho giai cấp công nông rồi, giờ mà công khai mối quan hệ giữa quan chức với doanh nghiệp thì chẳng khác nào tự vả vào mặt.
 
Quan ở nước nào mà chả có sân sau. Ai đảm bảo các thượng nghị sĩ bên Mỹ hay trời Âu ko có sân sau nào?
Mỹ nó là sân trước luôn
T nào tài trợ nó công khai, có j mờ ám là nó loại liền
Nói chung bọn tây nó thừa biết đeo cấm được nên luật hoá hết mấy vụ lobby, tài trợ tranh cử. Chứ cứ mở mồm ra vẻ trong sạch làm j trong khi phía sau thì mờ ám
 
Quy đổi tài sản sân sau của Quan chức Việt Nam
Quan cấp phường xã => Đệ có vài chục tỷ
Quan cấp Quận huyện, Tp, thị xã => Đệ có vào trăm tỷ
Quan cấp tỉnh, Tp TƯ => Đệ có vài ngàn tỷ
Quan cấp Uỷ viên BCT, Tứ Trụ => Đệ có chục ngàn tỷ

Nên nếu 1 thằng có vài chục tỷ bảo tao là sân sau của Bí thư tỉnh, Chủ tịch tỉnh => Kết luận ngay là xạo lồn theo công thức trên.

Quy đổi Phẩm cấp Quan chức hiện tại theo Quan lại thời phong kiến.

Vua: Đéo có
Nhất phẩm (Ngày xưa là dành cho Tam công): Tứ trụ triều đình hiện nay
Nhị phẩm: Uỷ viên BCT, Uỷ viên Ban Bí thư
Tam phẩm: Uỷ viên trung ương Đảng
Tứ phẩm: Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ
Ngũ phẩm: Tỉnh uỷ viên
Lục phẩm: Uỷ viên thường vụ huyện uỷ
Thất phẩm: Huyện uỷ viên
Bát phẩm: Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Phường, xã.
Cửu phẩm: Công chức xã phường không có chức vụ lãnh đạo.
Chức bộ trưởng bộ conan là quan mấy phẩm
 
Quy đổi tài sản sân sau của Quan chức Việt Nam
Quan cấp phường xã => Đệ có vài chục tỷ
Quan cấp Quận huyện, Tp, thị xã => Đệ có vào trăm tỷ
Quan cấp tỉnh, Tp TƯ => Đệ có vài ngàn tỷ
Quan cấp Uỷ viên BCT, Tứ Trụ => Đệ có chục ngàn tỷ

Nên nếu 1 thằng có vài chục tỷ bảo tao là sân sau của Bí thư tỉnh, Chủ tịch tỉnh => Kết luận ngay là xạo lồn theo công thức trên.

Quy đổi Phẩm cấp Quan chức hiện tại theo Quan lại thời phong kiến.

Vua: Đéo có
Nhất phẩm (Ngày xưa là dành cho Tam công): Tứ trụ triều đình hiện nay
Nhị phẩm: Uỷ viên BCT, Uỷ viên Ban Bí thư
Tam phẩm: Uỷ viên trung ương Đảng
Tứ phẩm: Uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ
Ngũ phẩm: Tỉnh uỷ viên
Lục phẩm: Uỷ viên thường vụ huyện uỷ
Thất phẩm: Huyện uỷ viên
Bát phẩm: Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Phường, xã.
Cửu phẩm: Công chức xã phường không có chức vụ lãnh đạo.
Đổi thế không đúng
Thượng thư lục bộ tương đương bộ trưởng bây giờ là hàm nhị phẩm
Mà bộ trưởng cũng là ủy viên twđ
Thì bộ trưởng phải là quan Chánh nhị phẩm
Thứ trưởng là Tòng nhị phẩm
Còn hoàng đế là tổng bí rồi
 
Đổi thế không đúng
Thượng thư lục bộ tương đương bộ trưởng bây giờ là hàm nhị phẩm
Mà bộ trưởng cũng là ủy viên twđ
Thì bộ trưởng phải là quan Chánh nhị phẩm
Thứ trưởng là Tòng nhị phẩm
Còn hoàng đế là tổng bí rồi
Vì giờ nhiều cấp bậc hơn xưa nên áp vào Cửu phẩm sẽ không chuẩn mực được.
 
Giai cấp công nông là xạo lol, ngày xưa dân ngu nên mới tin. Bây giờ ai cũng biết nhưng đéo dám nói vì bị bịt mồm
Nội cái chuyên chính vô sản đánh đổ tư sản là hiểu. Giờ vn thằng Đảng trưởng giỏi chuyên chính vô sản lần nữa xem sao?
 
Quan ở nước nào mà chả có sân sau. Ai đảm bảo các thượng nghị sĩ bên Mỹ hay trời Âu ko có sân sau nào?
K có sân sau lấy lol đâu tiền mà tranh cử mà đi giao tiếp đối ngoại. Mỹ nó goii là vận động hành lang các kiểu. Chứ bảo 1 thằng có năng lực lương 30-40tr sống trong sạch thì tài năng đến mấy cũng chỉ ngoi lên trưởng phòng - phó giám đốc sở là kịch kim
 
Bốc thăm kiểm tra tài sản đảng viên. Trò hề lớn nhất thế kỷ 21
Ví dụ cấp xã nhỏ nhất , bốc thăm trúng vào viên chức quèn. Chứ trúng vào hàng ngũ lãnh đạo hoặc ban ở xã phường thì: tôi ngày đến cơ quan, đêm chong đèn trồng lúa đuổi chuột bắt sâu nên mới có cơ nghiệp này.
 
hỏi câu ngu vl.mày có muốn giàu có không.hay nhận lương 7tr
 
Vì giờ nhiều cấp bậc hơn xưa nên áp vào Cửu phẩm sẽ không chuẩn mực được.
Ngày xưa nó chia ra chánh, tòng nữa
Nên tính ra là tới 18 chứ ko phải chỉ cửu phẩm đâu
Uvbct sẽ xưm như là Quân cơ đại thần
Tứ trụ thì tbt là vua
3 trụ kia tương đương tam công, tam thái
 
đéo có sân sau thì lấy tiền lol ở đâu ra mà chạy chọt
mày nghĩ cái môi trường NN nó fair lắm hả, vừa phải giỏi vừa phải nhiều tiền.
 
Đến cái bếp ăn cty mà bếp trưởng nó còn phải có sân sau cấp đồ vào và tuồn đồ đi thì 4 trụ nó là quá bình thường rồi.
 
Dân mẽo thừa tiền mà ủng hộ cho ứng viên mấy trăm triệu Usd. Tất cả tiền là bọn tư bản đứng sau đóng ghóp với danh nghĩa nghiệp đoàn hay tập thể gì đó. Kể cả bọn tổng thống viết sách chó nó mua mà vẫn có thu nhập chục triệu đô. Tất cả do tư bản đóng ghóp hết.
 
Hỏi mấy thằng hay bảo chính trị gia Mỹ cũng có sân sau như VN. Thực chất mối quan hệ giữa chính trị gia Mỹ và doanh nghiệp đã được truyền thông chính thống đưa tin, mổ xẻ, phân tích, tranh cãi về các mặt lợi và hại của nó. Thế thì tại sao Vn ko có luật để công khai mối quan hệ này, cnxh lại kém minh bạch hơn cntb à.
Mỹ, Tàu nó ăn được làm được, nó để lại cho dân cái tốt. Rõ ràng sòng phẳng.
Đông lào muốn liếm sạch, kết quả chất lượng kém thì minh bạch công khai kiểu gì
 
Top