Lê Dọn Bàn

thodoi

Người trốn nợ
Thằng này chăm chơi blog, cũng già đầu rồi, vịt kiều. Giới thiệu chúng mày đọc chơi.

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (04)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)
(←... tiếp theo)

CHƯƠNG IV
Tư Tưởng Duy Vật Ở Greece Và Rome Sau Aristotle: Epicurus.


Chúng ta đã thấy trong chương trước, tiến bộ như thế bởi những phản đề – vốn Hegel đã làm rất quan trọng cho việc giải quyết triết học về lịch sử – phải luôn luôn được dựa trên một cái nhìn tổng quát về tất cả những sự kiện trong lịch sử của văn hóa như thế nào. Một khuynh hướng, sau khi lan truyền mạnh mẽ và hoàn toàn thấm nhiễm toàn bộ thời đại của nó, bắt đầu tàn lụi và mất chỗ bám của nó trên những thế hệ mới. Trong khi đó, những sức mạnh mới nảy sinh từ những khuynh hướng khác và những luồng tư tưởng cho đến lúc đó vẫn hoạt động nhưng không nhìn thấy, và việc thích nghi bản thân chúng với tính cách thay đổi của những quốc gia và những nhà nước, đưa ra một khẩu hiệu mới. Một thế hệ kiệt sức chính nó trong việc sản xuất những ý tưởng, giống như đất màu vốn sản xuất cùng một loại cây trồng đã quá lâu; và vụ mùa phong phú nhất luôn luôn nảy sinh từ cánh đồng đã cày sới nhưng không dùng đến.
Một sự luân phiên loại như thế giữa cường lực và kiệt lực gặp chúng ta trong lịch sử của tư tưởng Duy vật Greece. Những phương thức của tư tưởng duy vật đã thống trị triết học của thế kỷ thứ 5 TCN, thời đại của Democritus và Hippocrates [1]. Đó là vào cuối thế kỷ này, một phong trào tinh thần được Socrates đã khánh thành, vốn nó, sau khi trải qua nhiều những sửa đổi trong những hệ thống của Plato và Aristotle, thống trị thế kỷ kế tiếp.
Nhưng một lần nữa, từ trường phái của chính Aristotle, đã tiến ra những người như Dicaearchus và Aristoxenus, người đã phủ nhận thực thể của hồn người. Và cuối cùng đã xuất hiện nhà vật lý nổi tiếng Strato người thành Lampsacus, người có học thuyết, cho đến mức nó có thể được làm ra từ thu tập ít ỏi theo những truyền thống thiếu xót, thì hiếm khi phân biệt được với những quan điểm duy vật thuần túy. [2]
Não thức, hay đầu óc – νοῦς – của Aristotle, Strato đã xem như hữu thức dựa trên cảm giác [3] Ông đã giả định sự hoạt động của hồn người gồm trong sự chuyển động thực. Tất cả hiện hữu và sự sống, ông đã đưa dẫn về những sức mạnh tự nhiên thừa hưởng trong vật chất.
Và mặc dù chúng ta thấy rằng toàn bộ thế kỷ thứ 3 được đánh dấu bằng sự hồi sinh của những phương thức suy nghĩ duy vật, thế nhưng cải cách của trường phái Peripatetic của Strato, trong vị trí dẫn đường này, không làm tốt hơn một vị trí của thỏa hiệp. Sự thúc đẩy quyết định được hệ thống và trường phái của Epicurus đem lại; và ngay cả những đối thủ lớn của ông, những người phái Stôic, trong lĩnh vực của vật lý nghiêng rõ rệt sang những khái niệm duy vật.

https://chuyendaudau.************/2019/
 
Đọc lược sử tuơng lai đi mày, chủ nghĩa duy vật đang giẫy chết rồi tml, thời nay đang là chủ nghĩa nhân bản cmnr
 
Top