Thằng nào hiểu về kinh tế giải thích hộ vụ Masan mua Vinmart phát.

Trên thế giới chưa có vụ nào nổi nổi mà nhà sản xuất mua hệ thống bán lẻ cả. Ngược lại thì có vì xu hướng làm private brands sẽ có lời nhiều.

Nhà đầu tư nó bán cổ phiếu vì thương vụ không hợp lý.

Những gì phía sau tao miễn bàn. Tụi mày tự đoán.
 
Trên thế giới chưa có vụ nào nổi nổi mà nhà sản xuất mua hệ thống bán lẻ cả. Ngược lại thì có vì xu hướng làm private brands sẽ có lời nhiều.

Nhà đầu tư nó bán cổ phiếu vì thương vụ không hợp lý.

Những gì phía sau tao miễn bàn. Tụi mày tự đoán.
Nói đến thế rồi thì nói luôn đi mày
 
Cái vụ Masan này kiểu đéo gì ấy chứ thấy đi ngược lại quy luật kinh tế bỏ mẹ. Có thể chú Vượng đéo muốn xấu hình ảnh Vin là làm cái gì cũng thành công chứ không cái gì thất bại nên cũng không muốn thừa nhận sự thất bại của Vinmart và nhờ người sáng sáng tiếp quản hộ. Thời kỳ sơ khai là làm tất ăn cả từ sản xuất đến phân phối sản phẩm. Kinh tế tư bản phát triển thì nó tách ra làm 2 thành phần chuyên biệt là tư bản sản xuất và tư bản thương nghiệp, một thằng làm và thằng khác phân phối tiêu thụ đẩy hiệu quả kinh tế lên cao nhất. Với lại chuỗi sp của Masan cũng chẳng có nhiều ngoài nước nắm và tương ớt Chinsu, mỳ tôm thì không phải đối thủ của Acecook rồi, bia Sư Tử Trắng thì đéo ai uống lỗ vỡ mồm sắp ngừng sản xuất. Hệ thống Vinmart cũng chẳng phải đối tượng chính phân phối sp cho Masan nên bảo nhập Vmart về đẩy nước mắn với tương ót thì không phải lý do thuyết phục.
Tao nghĩ nôm na: vin nợ tech của masan nhiều quá, giờ cấn cái vinmart. Chứ BDS 2 năm gần đây Vin làm theo đơn đặt hàng, có cái nào sở hữu 100% đâu. Như cái Center Park 1/2 của tech rồi, nhiều cái như vậy lắm. Giờ Vin chỉ còn oto và dt mà 2 cái đó mới xd, giá trị ko có ai mà thèm lấy. Tuy nhiên hy vọng bác V sẽ thành công.
 
Masan ăn rộng lắm. Nó còn nắm cả cổ phần của con cò nữa. Bọn này chuyên về tiêu dùng
 
Tao miễn bàn tin bên lề, tin lá cải tin giật gân. Nhưng mà ai cũng có thể thấy mấy thứ mà tao thấy:

1. Cốt lõi của Vin là bds và nó làm ăn được. Có nhiều kinh nghiệm. Có nhiều yếu tố ở đây nhưng đòn bẩy và tốc độ quay vòng vốn là một trong những chìa khóa thành công.

2. Vin thích chạy theo thời đại. Rất trendy. Nói nôm na là hoành tráng. Có xu hướng đầu tư y tế tư nhân là nhảy vào y tế Vinmec. Có xu hướng rau sạch là chạy đi trồng rau VinEco. Thương mại điện tử mới manh nha là mở A Đây Rồi. Bọn bán lẻ nhào vào mở siêu thị tiện lợi là nặn ra ngay Vinmart. Thấy thiên hạ đi xe điện là mở ngay cái Vinfast. Thấy thiên hạ làm AI là mở ngay cái AI Lab. Rồi ra cả cái Vin Pharma. Mai này công nghệ Robotics, 3D printing, VR, genome... tao đoán là anh ấy cân cả.

Những công nghệ và xu hướng đó ko sai. Và bắt tay vào làm tao cũng chẳng thấy là sai. Nhưng mà hầu hết những thứ ông Vin bắt tay làm là disruption technology mà để disruption tech sống dưới cái dù của sustainable business là thất bại - bọn Tây chết nhiều rồi. Đó là chưa nói tới những mảnh ghép vội vàng thường chất lượng không cao và đem tư duy của ông bds cho những mảng khác.

Business muốn thành công thì phải có tiền nhưng ko phải có tiền là thành công. Đó là lý do quỹ đầu tư dựa vào founders.
 
Tao miễn bàn tin bên lề, tin lá cải tin giật gân. Nhưng mà ai cũng có thể thấy mấy thứ mà tao thấy:

1. Cốt lõi của Vin là bds và nó làm ăn được. Có nhiều kinh nghiệm. Có nhiều yếu tố ở đây nhưng đòn bẩy và tốc độ quay vòng vốn là một trong những chìa khóa thành công.

2. Vin thích chạy theo thời đại. Rất trendy. Nói nôm na là hoành tráng. Có xu hướng đầu tư y tế tư nhân là nhảy vào y tế Vinmec. Có xu hướng rau sạch là chạy đi trồng rau VinEco. Thương mại điện tử mới manh nha là mở A Đây Rồi. Bọn bán lẻ nhào vào mở siêu thị tiện lợi là nặn ra ngay Vinmart. Thấy thiên hạ đi xe điện là mở ngay cái Vinfast. Thấy thiên hạ làm AI là mở ngay cái AI Lab. Rồi ra cả cái Vin Pharma. Mai này công nghệ Robotics, 3D printing, VR, genome... tao đoán là anh ấy cân cả.

Những công nghệ và xu hướng đó ko sai. Và bắt tay vào làm tao cũng chẳng thấy là sai. Nhưng mà hầu hết những thứ ông Vin bắt tay làm là disruption technology mà để disruption tech sống dưới cái dù của sustainable business là thất bại - bọn Tây chết nhiều rồi. Đó là chưa nói tới những mảnh ghép vội vàng thường chất lượng không cao và đem tư duy của ông bds cho những mảng khác.

Business muốn thành công thì phải có tiền nhưng ko phải có tiền là thành công. Đó là lý do quỹ đầu tư dựa vào founders.
Đang có xu hướng ăn chay . Mai vịn mở nhà máy SX đồ chay
 
Cái này nói ai biết tin thì tự hiểu lấy: chỉ là đảo nợ -> thâu tóm thị trường bán lẻ và nắm thị phần của Masan. Ai đằng sau Masan + rót vốn cực nhiều vào Vin thì bà con tự tìm hiểu lấy. Nói nữa tim của V sang đồ sát.
 
Như tit. Lót dép hóng thằng nào dân kt chém hộ.
Mày muốn chém về cái gì mới được;)))

1. Về lí do:
Trong tất cả các mảng của Vin hiện nay thì chỉ có duy nhất BDS (Vinhomes) là đầu tàu kiếm cơm và đang gồng để gánh lỗ cho toàn bộ đám còn lại:
- Vinfast + Vinsmart mới đương nhiên lỗ
- Vinschool + mec lỗ nốt
- Vinretail hình như đã lãi, nhưng cần phải phân tích kĩ xem bn trong số 1.5 triệu m2 sàn thuộc của Vin, hay chỉ vận hành giúp các developer khác
- Vincomerce: bao gồm Vinmart và Vinmart +. Trc thương vụ này còn có cả Vinpro nữa
- Adayroi nghe đồn đầu năm sau cho phá sản
- VinID bán cho Tech
Vingroup giờ đang trong giai đoạn dồn toàn lực cho Vinfast và Vinsmart, đương nhiên Bds vẫn đầu tàu để gánh lỗ. Việc bán VCM là việc ko đành, và là món duy nhất có thể bán hiện tại. Đầu năm nay GIC vừa mua 16% VCM vs giá 500tr USD nên VCM đc định giá trên 3 tỷ đô. A Vượng chắc chắn ko muốn bán, nhưng thời điểm hiện tại buộc phải vậy để dồn lực cho công nghệ vs công nghiệp.

Về MSN, họ đã có đầy đủ trong chuỗi, duy nhất khâu phân phối. Tao đọc đâu đó có nói việc MSN lo sợ sắp tới các ông lớn vào VN như amazon sẽ bị chèn ép. Câu chuyện này có thể dễ thấy nhất ở thằng CGV, khi nó độc chiếm đc mảng phân phối, giá ntn nó quyết được hết. Và MSN cần cái đó.
Tao đánh giá thương vụ này thằng nào cũng tốt cả. Vin tạm bán đc giá tốt và giải quyết được nhiều việc hiện tại, MSN lại có được viên ngọc cuối cùng trên bàn tay của Thanos;))

2. Về cấu trúc của deal
VCM sẽ sáp nhập vs 2 cty khác của Msn trong đó có meat deli tạo thành 1 tập đoàn lớn. Vin cũng có cổ phần trong đó nhưng ko nắm quyền chi phối. Nhiều ng nói nhẹ thương vụ là sáp nhập; nhưng về cơ bản là BÁN, vì ko còn nắm chi phối nữa. Con số cụ thể bao nhiêu ko rõ, nhưng chắc sẽ khá lớn.

3. MSN TECH VIN
3 nhóm này có mối quan hệ từ rất lâu, cùng nhóm tài phiệt đông âu ngày xưa và có sự hợp tác rất khăng khít.
Tech thống lĩnh toàn bộ tài khoản của Vin vs Msn, Độc quyền cho vay các dự án của Vin, vv rất nhiều. Nếu chúng mày còn nhớ, ngày xưa khi BDS down và Royal chưa xong, VIN đã phải bán 1 tháp Vincom Bà Triệu cho Tech để gồng. Sau vụ đó Vin mới lên thần như bây giờ.
 
Má m nhắc tới cái bcs t mới nhớ. Dm tụi quản trị vinmart như lol từ lớn tới nhỏ, hôm đó gấp quá tạt ngang qua vinmart+ mua bcs tìm hoài éo thấy trưng bày ở đâu tính về thì thấy nó nằm trong kẹt chỗ mấy con thu ngân, vl hàng nhạy cảm mà nó trưng bày kiểu khách hàng không thể lấy dc phải nhờ tụi nó lấy dùm. Thua
Nó bắt buộc phải để đấy còn trông đc. Bcs là một trong những mặt hàng bị ăn trộm nhiều nhất trong siêu thị, trước t làm vinmart nên biết.
 
Anh Vượng mà tức lên mở phò-rum Vin_xamvc, chùa Vin_Be, đảng kách mệnh Vin_tân, hội Tinh_Hoàn để cạnh tranh thì ăn loz cả lũ con trời chém gió :))
 
Trong tất cả các mảng của Vin thì chỉ có BDS là lãi còn đâu là lỗ hết. Để vận hành một cửa hàng Vinmart thì cần doanh thu thuần ít nhất là 2 triệu/ ngày. Nhưng việc mở rộng quá nhiều khiến chi phí tăng cao không đủ bù , gồng gánh thêm mảng ô tô càng khiến Vin quá tải ( mảng ô tô lỗ nặng nhất do trong giai đoạn đầu tư) . Vin eco thì có a đây rùi éo cạnh tranh nổi với đám Tiki, Lazada, Shoppe nên chẳng thể sống nhờ sức mình. Thế trận kéo dài thì Vin sẽ teo như kiểu các anh nhà nước làm đa ngành khi xưa, Vin là tư nhân tiền không phải tiền chùa nên làm phải tính, bỏ 2 mảng kém để tập trung thành tập đoàn công nghệ. BDS chỉ giờ chỉ dùng để nuôi công nghệ mà thôi
có kiến thức và hiểu biết sâu rông đấy bác!
 
1. VinAI chỉ là trung tâm nghiên cứu và chắc chắn không tạo ra giá trị trong 5 - 10 năm nữa. Tao nghĩ đây là 1 mảng mà bác Vượng xác định là mất tiền rồi. Hầu như các doanh nghiệp Việt làm AI để khỏi bị hụt sóng nếu nó lên là chính chứ giá trị lấy về được so với đầu tư thì chưa đủ.
2. Vinfast đốt tiền hạng nặng (nặng nhất), xe sản xuất ra đang phải bắt nhân viên mua với giá ưu đãi -> đang tự đốt tiền túi để xin gia nhập vào thị trường xe Việt.
3. VinSmart y chang VinFast nhưng mà ngoài mảng điện thoại, nó còn tham vọng làm cả hạ tầng viễn thống. Bắt đầu với việc làm các thiết bị 5G (báo mới đăng gần đây). Chơi hạ tầng viễn thông mà sản xuất thiết bị thì cũng đốt tiền chả thua gì điện thoại.
4. VinID 1 dạng gần giống ví điện tử. Quảng cáo là super app nhưng chức năng cũng như các ví điện tử khác. Mà ở Việt Nam, ví điện tử đang trong giai đoạn training thị trường mà thôi. Lại đốt tiền
5. VinEcom Adayroi - thương mại điện tử đang hot trở lại và đẫm máu hơn rất nhiều khi Shopee vào, Sendo nhận đầu tư, Tiki nhận đầu tư từ JD và Lazada hậu thuẫn bởi anh Mây. :)) Nên Adayroi cầm hơi thôi chứ chắc sắp chết rồi. Chứ tuổi gì mà cầm tiền ra đốt được bằng tụi kia. Tụi kia đang lỗ sặc gạch ra.

5 thằng trên đốt tiền bác Vượng dữ quá rồi. Bác mà còn giữ thêm 1 cục tạ nữa thì BĐS có ngon mấy cũng gánh không nổi.

Lí do phải đá qua cho Masan thì chỉ có người trong cuộc mới biết nhưng Masan nhận cục nợ này là hoàn toàn không hợp lý về quan điểm kinh doanh. Nhà đầu tư bán tháo là đúng rồi.

Cá nhân thấy bác Vượng éo phải cố gắng đầu tư đa ngành mà đang đánh bạc try fail như mấy tập đoàn lớn, quăng cho mỗi thằng 1 cục tiền. Thằng nào sống khoẻ thì đi tới cùng.

Bài học tương tự là VNG, một giai đoạn khá dài từ 2006 - 2019, VNG chỉ sống nhờ game và chỉ là 1 công ty game mà thôi. Cũng đánh đủ mảng nhạc zingmp3, mạng xh zingme, ott zalo, zingtv, zingnews rồi mấy mạng xh cho game nữa. Chết cả mớ mãi mới có zalo là sống được (đã đốt 1 mớ cho quảng cáo rồi). VNG chỉ chơi mấy cái nhỏ nhỏ mà cũng gần chết mấy lần. bác Vượng chơi lớn quá.... Không biết Vin sẽ ra sao đây.
ra sao thì llý luận bác đã nói mịa nó rồi, còn phải hỏi, lẽ ra bác nên hỏi câu khi nào ? và như thế nào?
 
khá tò mò là tại sao Vin không theo mảng thiết bị điện/điện tử gia dụng như TV, quạt máy, máy lạnh nhỉ -> có thể lên các thiết bị thông minh -> smart building -> smart city -> theo đúng định hướng cách mạng công nghiệp 4.0 của các cụ -> có khi lại được thầu mấy dự án của nhà nước có khi còn ngon hơn.

Vin chưa có kinh nghiệm làm mấy mảng công nghệ như VinID, Ecom, Automotive và VinSmart, thiếu đội ngũ quản lý có tầm nhìn phù hợp với các mảng này 1 cách trầm trọng. Adayroi fail trong khi Tiki vẫn sống khoẻ chính là đến từ quản lý chứ không phải tiền bạc gì. Tiki thời kì đầu tiền cũng chả nhiều gì mấy. Chuyên gia cứ thuê về tốn 1 mớ build team rồi lại sụp. Người quản lý không đủ nhẫn nại và kinh nghiệm trong mảng sản phẩm công nghệ để push về sản phẩm. Cứ thế 1 vòng không thoát được.
Có làm nhé tml, đã sx tivi rồi, dự kiến sẽ có cả tủ lạnh, điều hoà và các sp có thể tích hợp IoT
 
T nghĩ vin k làm mấy mảng gia dụng mà làm đt vs oto là do được chính phủ hậu thuẫn và nhúng tay khá nhiều, vì nếu 2 ngành này mà thành công nó sẽ là đại diện cho bộ mặt quốc gia hướng ra tg
Vin có làm mảng gia dụng nhé. Sắp tới có tivi, điều hòa..nữa rồi. Nhưng tao nghĩ mảng này vin cũng khó thành công. Vì bài toán giá thành sản phẩm. Ví dụ muốn làm 1 cái điện thoại hay chiếc tivi cần rất nhiều chi tiết cấu thành. Mà trước mắt vin chỉ có nhập về lắp ráp nên giá bán ko thể cạnh tranh với anh tàu được. Chúng nó có 1 chuỗi dây chuyền cung ứng từ a-z nên giá rẻ vl. Còn ở vn thì chưa có ai cung ứng cho vin cả. Vin nên làm giống foxconn chuyên nhận gia công thì ok hơn
 
Tài sản tăng lên thì dòng tiền đi xuống, nhưng hoán đổi cổ phần lại có thể làm mọi thứ tươi sáng hơn.

Masan có sản xuất, nay thêm phân phối - bán lẻ, nhưng lời nhất vẫn là mảng nhãn hàng riêng sau này - vùng siêu lợi nhuận của bất cứ nhà bán lẻ nào đều có thể đạt khi nắm trọn trong tay cả đầu vào sản xuất lẫn đầu ra phân phối.

Dù vậy, những doanh nghiệp như Masan sau khi hoàn thành bức tranh chiến lược tích hợp dọc có thể đối diện với những khiếu kiện liên quan đến vi phạm Luật cạnh tranh và chống độc quyền trong tương lai. Những chính sách có thể gây xung đột lợi ích hay thiên vị với những nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh khác có kinh doanh trên cùng hệ thống bán lẻ sẽ là điều khó tránh khỏi; điều tương tự như tình huống “phân biệt đối xử” mà chút xíu đã trở thành “chuyện lớn” với Big C Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Tiền thì vẫn chảy trong hệ thống nội địa, và trên danh nghĩa nó chỉ chuyển dịch từ bảng cân đối này sang bảng cân đối khác. Với Masan, thương vụ này có thể là đúng thời điểm, nhưng với Vin chiến lược thoát ra mảng bán lẻ có vẻ là hơi sớm. Nếu vậy, nó lại hé mở cho thấy những câu chuyện khác phía sau thương vụ…mà tốt nhất là các nhà phân tích không nên đoán mò…Trên lý thuyết thì, bán lẻ đi cùng với BĐS là sự kết hợp hoàn hảo nhất. Dĩ nhiên, trong những cuộc chơi lớn, tất cả các mảng kinh doanh chỉ là công cụ để đạt mục tiêu TÀI CHÍNH.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa VIN và nhiều tập đoàn khác là VIN không dính đến ngân hàng, Masan thì có. Một doanh nghiệp khi dư tiền (thặng dư vốn cổ phần), M&A là chủ trương tất yếu. Và khi một doanh nghiệp đối diện với áp lực đáo hạn, thì bất cứ tài sản nào có thể chuyển hoá thành tiền sẽ luôn được ưu tiên thanh lý.

Thương hiệu = Nổi tiếng + Lợi nhuận. Một doanh nghiệp đại chúng thành công là khi đạt được cả mức lợi nhuận lẫn thị giá cổ phiếu cao. Trong nền kinh tế tư bản tài chính, nhưng thương vụ như Vin+Masan là chuyện thường…Và trong nhiều trường hợp chúng tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực hơn.

Chỉ như vậy mới khiến nhiều người vui vẻ (stakeholders).

Trừ BĐS, những mảng khác của VIN thì đã sắp hết giai đoạn đầu tư và bắt đầu thời kỳ khai thác, như vậy duy trì áp lực lợi nhuận kép cho cả hai mảng bán lẻ và công nghiệp là điều không nên.

Đơn giản thế thôi.
Hay lắm
 
View attachment 28342
BCTC hợp nhất quý III của Vin. Cứ tạm tin vào số liệu nó đưa ra đã nhé, còn việc có xử lý hồ sơ hay không thì bỏ qua
Đây là Hợp nhất;)) VCM lỗ chổng vó và chưa năm nào lãi. Hôm rồi Cafef tung bctc của VCM lãi là do quả doanh thu tài chính 14k tỷ, do bán cổ phiếu VIC cho SK trong thương vụ bán 1 tỷ usd cho SK. Chấm hết
 
Anh Vượng muốn kiếm tiền hay muốn làm vĩ nhân đặt nền móng cho Việt Nam?

Muốn kiếm tiền thì anh chỉ cần tập trung vào bds, chuỗi khách sạn là sống vài đời rồi.

Muốn làm vĩ nhân, thì tai thấy công nghiệp ô tô thế giới đang chuyển mình, đéo ai đoán được tương lai theo hướng nào. Như điện thoại chục năm trước. Hi vọng anh Vượng đéo chơi ván all in.
 
Hôm nay Vin mới tiễn em Adayroi và VinPro lên đường. Cần phải tiễn thêm vài em nữa để nuôi Vinfast Vinsmart. Dòng tiền mà xớ rớ là Moody nó đánh tụt thêm hạng tín dụng thì lúc đó tha hồ trả lãi. Vinfast đâu thể xoay vốn nhanh như bds được.

Nếu kinh tế VN tăng đều đều 10%/ năm trong vòng 10 năm thì Vinfast ko đến nỗi là không khả thi đâu. Nhưng lỡ xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới 1-2 năm sắp tới là cái dự án dễ đi vào toilet ngay.

Bọn tư vấn nhiều thằng chỉ vì cái hợp đồng, bọn nó chỉ tư vấn những gì thằng chủ muốn chứ không tư vấn những gì thằng chủ cần.
 
Cái này gọi là hội nhập dọc xuôi chiều .
Cơ mà lực phải mạnh và thị trường thiếu npp mới đc đằng này ....
 
Giờ ngồi đợi thêm chục năm nữa coi Vin như nào thôi. Chớ thằng nào đủ tầm để đoán đâu bây.
Đàn ông tham vọng vl ý. Lúc thiếu thốn muốn đủ ăn, đủ ăn rồi thì muốn dư dã. Khi dư rồi thì muốn làm cái gì đó cho oách xà lách. Nên, cái tầm như ông Vượng thì ông ko muốn dậm chân tại chổ đâu.
 
Thứ nhất, nếu bắt đầu một ngành nghề từ bàn tay trắng thì sẽ phải chi ra cực nhiều tiền mà chưa chắc đã thành công, lại phải cạnh tranh với những ông lớn trong ngành đó... Chi bằng mua luôn một ông lớn, thế là có luôn tất cả, lại bớt đi một đối thủ ( vì đã mua luôn đối thủ đó)
Với vị thế của Vin, chỉ cần Vin ho một tiếng thì chắc Masan bán vội, vì sao? Đơn giản là nếu Vin không mua được Masan thì Vin vẫn sẽ tự thành lập một ái khác tương tự, hoặc mua một cái khác tương tự, và với số vốn khổng lồ cua Vin, chẳng biết rồi Vin sẽ làm được gì, có đè chết Masan sau này không... nên tốt nhất là tự bán mình trước khi có nguy cơ bị đè nát, coi như rút êm khỏi cuộc chơi...
 
Thứ nhất, nếu bắt đầu một ngành nghề từ bàn tay trắng thì sẽ phải chi ra cực nhiều tiền mà chưa chắc đã thành công, lại phải cạnh tranh với những ông lớn trong ngành đó... Chi bằng mua luôn một ông lớn, thế là có luôn tất cả, lại bớt đi một đối thủ ( vì đã mua luôn đối thủ đó)
Với vị thế của Vin, chỉ cần Vin ho một tiếng thì chắc Masan bán vội, vì sao? Đơn giản là nếu Vin không mua được Masan thì Vin vẫn sẽ tự thành lập một ái khác tương tự, hoặc mua một cái khác tương tự, và với số vốn khổng lồ cua Vin, chẳng biết rồi Vin sẽ làm được gì, có đè chết Masan sau này không... nên tốt nhất là tự bán mình trước khi có nguy cơ bị đè nát, coi như rút êm khỏi cuộc chơi...
Chưa đến tết mà đã ngáo vậy tml????
 
Top