Tại sao con người hoảng loạn ?

Người ta cứ bảo đôi khi phải có một vố đau thì mới tỉnh ngộ được. Nhưng người ta không biết là đôi khi vố đó cực kỳ đau thì họ lại rơi vào nguy cơ không thể quay đầu được nữa, họ đã bị chính những sự tiêu cực ăn mòn hết sức mạnh. Họ hết cơ hội, suy sụp hoàn toàn, trở nên điên dại và làm những trò cực đoan. Trong khi những lúc còn có cơ hội để thay đổi, để tìm về con người sâu thẳm của mình, để khao khát một lần đi trên con đường của tâm hồn thì lại không làm.
“By three methods we may learn wisdom: First, by reflection, which is noblest; Second, by imitation, which is easiest; and third by experience, which is the bitterest.” – Khổng Tử
(Có 3 cách để nâng cao trí tuệ: thứ nhất, học bằng phản ánh, là cách cao quý nhất; thứ hai, học bằng bắt chước, là cách dễ dàng nhất; và thứ ba, học bằng trải nghiệm, là cách đau đớn nhất.)
Người không biết thì mới phải trải nghiệm, người biết rồi thì không trải nghiệm nữa.
Một khi các bạn còn chưa bắt tay vào con đường tìm lại chính mình, cải thiện chính mình thì cuộc đời bạn vẫn còn lạc lối, trống rỗng. Vì những điều giá trị nhất nằm ở sâu thẳm trái tim, nơi thế giới tinh thần. Nó không liên quan gì đến tiền bạc, danh tiếng, quyền lực hay hình ảnh của bạn trước xã hội. Nó chỉ liên quan duy nhất đến hình ảnh của bạn đối với bạn.
Thế giới này chỉ toàn là bạn. Không có ai khác ngoài bạn. Nên bạn lạc lối, sa vào những ảo tưởng chỉ là do mất kết nối với chính mình, chia rẽ mình ra muôn mảnh với muôn vàn dính mắc với những thứ ảo giác bên ngoài: chạy đua theo những địa điểm check in, những bức ảnh nhiều like, đuổi theo cô này anh kia chỉ để gây ấn tượng, chìm đắm trong âu lo muộn phiền và nuối tiếc mà không biết rằng điều đó là nên hay không. Tất cả những gì bạn làm khi trí tuệ không sáng tỏ là chạy theo ngoại cảnh và phụ thuộc vào ngoại cảnh.
Chỉ khi nào các bạn bắt tay vào cải thiện chính mình, tập trung vào con người của mình thì cảm giác mình là ai mới dần hiện ra, sức sống bên trong mới lộ diện để bạn có thể cảm nhận thấy.
Bạn không thể tư duy về việc mình là ai, vì cấu trúc của bạn không tương thích với việc tư duy, thứ tư duy ấy không phải là bạn. Bạn không thể nghĩ về chính mình, bạn chỉ có thể cảm nhận chính mình mà thôi. Giống như God là thứ nằm ngoài phạm vi của logic, nó thuộc về trực giác tâm linh và bạn phải dùng toàn bộ con người của mình để cảm nhận về sự tồn tại ấy.
Mỗi khi bị thế giới làm xao nhãng, bạn phải luyện tập quay lại với chính mình. Đã biết bao nhiêu năm nay bạn bị dòng đời kéo trôi, khiến khoảng cách giữa bạn và con người đích thực trở nên quá lớn, đến mức bạn không nhận ra được chính mình khi gặp lại. Vì thế, bạn cần phải rèn luyện rất kiên trì để có thể thu hẹp khoảng cách ấy. Chính nỗ lực, ý chí và hành động của bạn sẽ là thứ cứu giúp bạn.
"Chúng ta đã lên được mặt trăng, vẽ được biểu đồ độ sâu của đại dương và hạt nhân của nguyên tử. Nhưng chúng ta vẫn còn sợ hãi nhìn vào nội tâm chính mình vì chúng ta cảm nhận được đó là nơi mọi mâu thuẫn tồn tại." – Terence McKenna
Có người sẽ bảo là: “Tôi không cần biết mình là ai, cứ sống thôi. Miễn sao hài lòng và không làm hại ai là được.” Bây giờ các bạn nói vậy, nhưng khi cuộc sống thoái trào tan rã (hiển nhiên là nó sẽ tan rã), đặc biệt trước lúc chết, bạn sẽ vô cùng hoảng loạn vì không còn gì để nương tựa, bám víu. Bạn nhận ra mình đã lãng phí cả một đời chỉ để từ chối điều tốt đẹp nhất cho mình - giác ngộ.
Người giác ngộ có một góc nhìn khác đi ra khỏi chính mình, họ tự nhìn lại chính mình. Đó là sự hướng nội, quán chiếu nội tâm - con đường đi ngược với xu hướng đám đông. Ở đó, những câu trả lời gốc rễ của thế giới mới hiển thị. Nó không nằm ở những gì bạn nhìn thấy bằng con mắt trần tục, nó nằm bên trong tâm hồn. Người nào đi vào bên trong thì mới có cơ hội chạm vào sự thật, tình yêu, nhân tính, đam mê, Đạo, v.v... Họ là những người thức tỉnh. Và bạn chỉ có thể thấy đường khi thức tỉnh.
“Who looks outside, deams. Who looks inside, awake.” - Carl Jung
(Ai nhìn ra ngoài, mơ. Ai nhìn vào trong, tỉnh.)
 
Người ta cứ bảo đôi khi phải có một vố đau thì mới tỉnh ngộ được. Nhưng người ta không biết là đôi khi vố đó cực kỳ đau thì họ lại rơi vào nguy cơ không thể quay đầu được nữa, họ đã bị chính những sự tiêu cực ăn mòn hết sức mạnh. Họ hết cơ hội, suy sụp hoàn toàn, trở nên điên dại và làm những trò cực đoan. Trong khi những lúc còn có cơ hội để thay đổi, để tìm về con người sâu thẳm của mình, để khao khát một lần đi trên con đường của tâm hồn thì lại không làm.
“By three methods we may learn wisdom: First, by reflection, which is noblest; Second, by imitation, which is easiest; and third by experience, which is the bitterest.” – Khổng Tử
(Có 3 cách để nâng cao trí tuệ: thứ nhất, học bằng phản ánh, là cách cao quý nhất; thứ hai, học bằng bắt chước, là cách dễ dàng nhất; và thứ ba, học bằng trải nghiệm, là cách đau đớn nhất.)
Người không biết thì mới phải trải nghiệm, người biết rồi thì không trải nghiệm nữa.
Một khi các bạn còn chưa bắt tay vào con đường tìm lại chính mình, cải thiện chính mình thì cuộc đời bạn vẫn còn lạc lối, trống rỗng. Vì những điều giá trị nhất nằm ở sâu thẳm trái tim, nơi thế giới tinh thần. Nó không liên quan gì đến tiền bạc, danh tiếng, quyền lực hay hình ảnh của bạn trước xã hội. Nó chỉ liên quan duy nhất đến hình ảnh của bạn đối với bạn.
Thế giới này chỉ toàn là bạn. Không có ai khác ngoài bạn. Nên bạn lạc lối, sa vào những ảo tưởng chỉ là do mất kết nối với chính mình, chia rẽ mình ra muôn mảnh với muôn vàn dính mắc với những thứ ảo giác bên ngoài: chạy đua theo những địa điểm check in, những bức ảnh nhiều like, đuổi theo cô này anh kia chỉ để gây ấn tượng, chìm đắm trong âu lo muộn phiền và nuối tiếc mà không biết rằng điều đó là nên hay không. Tất cả những gì bạn làm khi trí tuệ không sáng tỏ là chạy theo ngoại cảnh và phụ thuộc vào ngoại cảnh.
Chỉ khi nào các bạn bắt tay vào cải thiện chính mình, tập trung vào con người của mình thì cảm giác mình là ai mới dần hiện ra, sức sống bên trong mới lộ diện để bạn có thể cảm nhận thấy.
Bạn không thể tư duy về việc mình là ai, vì cấu trúc của bạn không tương thích với việc tư duy, thứ tư duy ấy không phải là bạn. Bạn không thể nghĩ về chính mình, bạn chỉ có thể cảm nhận chính mình mà thôi. Giống như God là thứ nằm ngoài phạm vi của logic, nó thuộc về trực giác tâm linh và bạn phải dùng toàn bộ con người của mình để cảm nhận về sự tồn tại ấy.
Mỗi khi bị thế giới làm xao nhãng, bạn phải luyện tập quay lại với chính mình. Đã biết bao nhiêu năm nay bạn bị dòng đời kéo trôi, khiến khoảng cách giữa bạn và con người đích thực trở nên quá lớn, đến mức bạn không nhận ra được chính mình khi gặp lại. Vì thế, bạn cần phải rèn luyện rất kiên trì để có thể thu hẹp khoảng cách ấy. Chính nỗ lực, ý chí và hành động của bạn sẽ là thứ cứu giúp bạn.
"Chúng ta đã lên được mặt trăng, vẽ được biểu đồ độ sâu của đại dương và hạt nhân của nguyên tử. Nhưng chúng ta vẫn còn sợ hãi nhìn vào nội tâm chính mình vì chúng ta cảm nhận được đó là nơi mọi mâu thuẫn tồn tại." – Terence McKenna
Có người sẽ bảo là: “Tôi không cần biết mình là ai, cứ sống thôi. Miễn sao hài lòng và không làm hại ai là được.” Bây giờ các bạn nói vậy, nhưng khi cuộc sống thoái trào tan rã (hiển nhiên là nó sẽ tan rã), đặc biệt trước lúc chết, bạn sẽ vô cùng hoảng loạn vì không còn gì để nương tựa, bám víu. Bạn nhận ra mình đã lãng phí cả một đời chỉ để từ chối điều tốt đẹp nhất cho mình - giác ngộ.
Người giác ngộ có một góc nhìn khác đi ra khỏi chính mình, họ tự nhìn lại chính mình. Đó là sự hướng nội, quán chiếu nội tâm - con đường đi ngược với xu hướng đám đông. Ở đó, những câu trả lời gốc rễ của thế giới mới hiển thị. Nó không nằm ở những gì bạn nhìn thấy bằng con mắt trần tục, nó nằm bên trong tâm hồn. Người nào đi vào bên trong thì mới có cơ hội chạm vào sự thật, tình yêu, nhân tính, đam mê, Đạo, v.v... Họ là những người thức tỉnh. Và bạn chỉ có thể thấy đường khi thức tỉnh.
“Who looks outside, deams. Who looks inside, awake.” - Carl Jung
(Ai nhìn ra ngoài, mơ. Ai nhìn vào trong, tỉnh.)
Mày trích dẫn ở đâu vậy? cho tao xin tài liệu gốc với :-D
 
Top