Phật pháp và 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim lão gia nổi tiếng vì các chiêu thức võ công, tình tiết hấp dẫn, khắc họa sắc nét nhân vật, nhưng có lẽ thức làm nổi bật các chính là các đạo lý, lẽ đời và chính sự ngộ đạo của tác giả. Chắc các huynh đệ ai cũng biết phái Thiếu Lâm, môn võ công Thiếu Lâm nổi tiếng có lẽ là Dịch cân kinh và 72 tuyệt kỹ. Hôm nay đệ xin bàn đến phật pháp lồng trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm mà tác phẩm thể hiện rõ nhất có lẽ là Thiên Long Bát Bộ.

72 tuyệt kỹ thiếu lâm được Đạt ma tổ sư sáng lập. Mỗi tuyệt kỹ là cả một quá trình rèn luyện gian khổ và cần nhiều năm tích lũy. Trong truyện có nhân vật Huyền Trừng, nhân vật này được xem là kỳ tài võ học đã luyện được 13 tuyệt kỹ thiếu lâm. Đây là kỳ tích từ khi phái thiếu lâm được sáng lập, ngoài Đạt ma tinh thông cả 72 tuyệt kỹ thì không ai luyện qua được, nhưng đáng tiếc kết cục của Huyền Trừng lại là bị đứt hết cân mạch, mất hết võ công. Theo lý giải của lão tăng quét chùa, mỗi một tuyệt kỹ khi luyện sẽ sinh ra lệ khí làm tổn thương thân thể nên luyện công càng cao, cần phải có phật pháp để hóa giải lệ khí và tránh tổn thương thân thể. Do đó chỉ có Đạt ma sư tổ là giác ngộ nên luyện được cả 72 tuyệt kỹ mà không bị tổn thương, còn Huyền Trừng chỉ tập trung vào võ công mà bỏ bê Phật pháp nên thân tàn.

Nên biết dù là lời của lão tăng nhưng thực chất tất cả các ý nghĩ, hành động, đạo lý trong tác phẩm đều là từ Kim lão gia mà ra. Cuối đời ông cũng ngộ đạo theo phật pháp và lồng ghép các đạo lý Thích gia vào các tác phẩm của mình.

Đệ xin mạo muội bàn luận thêm về đạo lý trong 72 tuyệt kỹ này. Tuyệt kỹ chỉ là phản ánh của trình độ Phật pháp, phật pháp càng cao thì mới luyện được nhiều, nếu chỉ miễn cưỡng chạy theo cái phản ánh thì trước sau cũng đạt kết quả không tốt. Giống như trái banh rơi xuống đất từ vị trí càng cao từ tự nhiên lực rơi sẽ mạnh, còn ở vị trí thấp mà cố tình ném banh xuống để được mạnh như đang ở vị trí cao thì chỉ làm tổn hại cho cơ thể nếu như càng cố sức mà bắt chước.

Bàn luận xa hơn đệ xin bàn về dục vọng và tu tập. Như chúng ta biết các bậc ngộ đạo đều vượt qua được dục vọng. Đệ nói vậy là mong các huynh đệ phân biệt đúng, chính sự tu tập cao thì dục vọng sẽ tự biến mất, chứ không phải do sự khắc chế dục vọng mà sự tu tập của ta được nâng cao. Nói đến đây, có lẽ các huynh đệ đã hiểu tại sao đệ lại dùng 72 tuyệt kỹ thiếu lâm để dẫn đề. 1 cái là căn cơ tu tập, 1 cái là kết quả phản ánh sự tu tập, các huynh đệ nên nhận thức rõ để đừng nhầm lẫn mà gây hại cho chính mình.

Mỗi một mức độ ngộ đạo sẽ cho ta một kết quả phản ánh tương ứng. Kết quả sớm nhất của ngộ đạo có lẽ là giữ tốt ngũ giới. Do vậy các huynh đệ không nên quá miễn cưỡng theo ngũ giới, hãy tu tập bản thân dần từng ngày, rồi đến một ngày ngũ giới sẽ tự nhiên được giữ tốt mà không cần sự miễn cưỡng nào. Miễn cưỡng giữ giới như đứa trẻ cố với, nhảy lên lấy vật trên cao, rất mất sức mà có lấy được cũng chỉ là tạm thời, còn như khi đã lớn đã cao thì tự khắc đồ vật trên cao sẽ trong tầm tay. Và hãy nhớ khi phá giới không có gì là xấu, vì đơn giản ta còn là người thường, chưa phải bậc ngộ đạo.

Các bậc ngộ đạo không tránh dục vọng mà đơn giản ý nghĩ dục vọng chưa bao giờ mống khởi trong tâm trí các bậc ấy cả. Còn để dục vọng mống khởi mà phải khắc chế ta nên tự hiểu ta tu tập chưa tới, cần cố gắng thêm. Nên các huynh đệ đừng hiểu nhầm là khắc chế dục vọng chính là tu tập tốt, không nó chỉ làm ta mệt mỏi và bùng phát bất cứ khi nào. Đó cũng là lý do nhiều huynh đệ thất bại trong việc khắc chế dục vọng.

Hôm nay, đệ viết bài này để các huynh đệ hiểu được và đừng quá thái quá trong việc hạn chế dục vọng. Phật pháp là trung đạo, tất cả đều bình quân và ta phải tu tập từ căn bản. Chỉ có người theo Đề bà đạt đa mới khổ hạnh. Thích ca chưa bao giờ bắt ai phải bỏ dục vọng ngay cả, ngài chỉ hướng dẫn tu tập và rồi kết quả sẽ tăng dần theo tu tập.

Còn miễn cưỡng thì hoặc là tổn hại thân thể hoặc là sẽ phá giới, đó là kết quả không thể tránh khỏi. Chính các nhân vật phật pháp cao trong bang ta như chủ tịch Lau hay trụ trì cũng chưa bao giờ kêu gọi nghỉ đá phò hay quay tay cả. Các huynh đệ kêu bỏ một cách bất chợt và triệt để đều thất bại hoặc chưa làm được. Dục vọng là 1 phần trong cuộc sống ta, ta chưa ngộ đạo thì hãy tiết chế theo khả năng, sao lại lấy tuyệt dục của một nhà tu đi áp cho 1 người bình thường chưa ngộ đạo và tệ hơn là vừa dính bùn. Thay vì triệt để ta cứ đều độ, đều độ cũng là tu tập tốt chứ k hẳn phải tuyệt dục. Tuyệt dục khác gì phật pháp chưa cao mà cưỡng ép luyện như Huyền Trừng, kết quả có thể thấy nhưng chỉ tổn hại về sau.
Dạo này bang ta phát triển rất mạnh về tư tưởng Thích gia nhưng ta nên đi đúng hướng chứ đừng khổ hạnh mà hại thân.
.
Đặng cá hãy quên nôm
Đặng ý hãy quên lời

Nếu đệ có nói sai về giả thuyết thì hãy cho qua mà chỉ nên tập trung vào ý đệ muốn nói. Và qua bài này đệ hy vọng bang ta sẽ không có các nhân vật đi theo Huyền Trừng mà tàn phế cả đời.

Thiện tai thiện tai.
 
Đm, tao thề với mấy tml bọn mày là tao tưởng xó 72 đường phập gái định vào học hỏi cho mở mang tầm mắt.
Chưởng đọc cho vui thôi, triết lý cứt gì, gặp Từ hiểu đông nó nện cho sml
 
Kim Dung thì cũng chỉ có tam bộ điêu khúc là đọc hay thôi nhưng xét về tính lôi cuốn, hấp dẫn khiến người ta không thể ngừng đọc thì có lẽ ko bằng Harry Porter và 40 tên cướp.
Truyện Kim dung hay nhất có lẽ là Tiếu Ngạo Giang Hồ. Bộ này cảm giác như ai cũng là nhân vật chính, mỗi nhân vật mỗi cảnh đời đều đưa ra kết cục từ đầu đến cuối.
Thương xót cho Lâm Bỉnh Chi. Đang yên đang lành là thiếu gia tiêu cục to vật. Thời giờ thì giống như thiếu gia của Tập đoàn vận tải lớn nhất Việt Nam. Bỗng dưng trong phút chốc không còn gì, gia đình chết hết, danh lợi hóa không.
 
Đoàn Dự chỉ học Lăng ba và 1 trang đầu của Bắc minh chứ không học hết. Đoàn Dự gặp may mắn là chính, không phải nhân tài luyện võ.
Nhân tài luyện võ bậc nhất truyện Kim Dung là Kiều Phong.

Xét góc độ phật pháp, Đoàn Dự thông minh, am hiểu phật pháp nhưng chưa dứt bỏ tình duyên nên chưa ngộ đạo. Hư Trúc từ nhỏ theo Phật nhưng chưa trải đời nên cuối cùng lại hoàn tục không đạt được gì cả. Cưu Ma Trí mới đáng nói, nhân tài, đầu truyện chưa buông bỏ, nhưng sau khi mất võ công lại ngộ đạo, đây là nhờ khả năng và trải qua khổ ải, buông bỏ được.
Tất cả các truyện có thể nói Thiên long bát bộ là nói về phật giáo và lồng ghép nhiều phật pháp nhất trong truyện. Hầu như lúc này Kim lão đã theo đạo và ngộ nhiều điều.
1 chiêu thái tổ trường quyền mà cân được thiên hạ âu chỉ có Tiêu đại hiệp.
Chiêu thức võ học không quan trọng bằng người sử dụng nó.
 
Tao đọc và coi phim thấy hay nhất là Tiếu ngạo giang hồ.
Có thằng nào trong đây thích nhân vật Điền bá quang và Lệnh hồ xung ko. Hai người đó đúng là huynh đệ tốt của nhau. Đoạn tao thấy hay nhất là Ngồi Đánh. Triết lý của Độc cô cửu kiếm là vô chiêu thắng hữu chiêu, ý là mỗi một chiêu đều có điểm yếu. Tuỳ vào đối thủ ra chiêu thế nào mà bắt lấy điểm yếu của nó. Nếu ko ra chiêu nào thì làm sao mà phá giải
Lại thêm cái Tịch ta kiếm phổ nó quá nhanh nên Lệnh hồ xung ko tài nào tìm ra đc điểm yếu nên thua. Và trong truyện toàn là dùng kiếm đánh, bỏ ra đánh tay ko chắc Lệnh hồ xung thua chắc
 
Tao đọc và coi phim thấy hay nhất là Tiếu ngạo giang hồ.
Có thằng nào trong đây thích nhân vật Điền bá quang và Lệnh hồ xung ko. Hai người đó đúng là huynh đệ tốt của nhau. Đoạn tao thấy hay nhất là Ngồi Đánh. Triết lý của Độc cô cửu kiếm là vô chiêu thắng hữu chiêu, ý là mỗi một chiêu đều có điểm yếu. Tuỳ vào đối thủ ra chiêu thế nào mà bắt lấy điểm yếu của nó. Nếu ko ra chiêu nào thì làm sao mà phá giải
Lại thêm cái Tịch ta kiếm phổ nó quá nhanh nên Lệnh hồ xung ko tài nào tìm ra đc điểm yếu nên thua. Và trong truyện toàn là dùng kiếm đánh, bỏ ra đánh tay ko chắc Lệnh hồ xung thua chắc
Vậy muốn không có điểm yếu thì phải nhanh, tốc chiến tốc thắng, cuối cùng tao đã ngộ ra kiếm đạo, đa tạ lão bằng hữu
 
Áp dụng vào chuyện chịch à?
Chuyện tán gái, dùng mưa bom tiền, quà cáp du lịch nước ngoài, shopping, bom cùng 1 lúc trong vòng 3 ngày, con nào cũng tử ẹo,chứ bom nhỏ giọt nó sẽ đổi ý
 
Vậy muốn không có điểm yếu thì phải nhanh, tốc chiến tốc thắng, cuối cùng tao đã ngộ ra kiếm đạo, đa tạ lão bằng hữu
Bàn luận Kim Dung cho vui thôi bác, bác đa tạ e ko dám nhận
E cũng là fan kiếm hiệp, nên muốn nói tiếp: đó là về Thái cực của Trương tam phong. Kim dung đưa vào truyện với ý Lấy tĩnh chế ngự động. Thiệt là trái ngược với ý tốc chiến tốc thắng của Tịch tà kiếm phổ. Ko biết cái này có là kẽ hở vô lý của truyện ko mời ae bàn luận ạ
 
Bài viết có góc độ nhìn hay quá. T cho rằng, phật pháp nó giống cái cương để kiềm chế con ngựa bất kham tên là dục vọng để làm mọi thứ hài hòa. Dục vọng quá lớn so với khả năng của bản thân, thứ đạt được duy nhất chính là sự đau khổ.
 
Bài viết có góc độ nhìn hay quá. T cho rằng, phật pháp nó giống cái cương để kiềm chế con ngựa bất kham tên là dục vọng để làm mọi thứ hài hòa. Dục vọng quá lớn so với khả năng của bản thân, thứ đạt được duy nhất chính là sự đau khổ.
Cảm ơn huynh đệ đã đọc và hiểu.
 
Bái viết của huynh đệ @Dung Dị Tiểu Ca chất quá. Tuổi đời mới 28-29 mà thông hiểu được đạo lý và Phật lý như vậy âu cũng là có tuệ căn.
Nói về truyện Kim Dung, mình đặc biệt thích nhân vật Dương Quá với tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp. Thích là vì nhân vật này phạn ánh rất đúng chất “con” và chất “người”, rất thật. Số phận thì bi đát nhất trong cái hero của Kim Dung: cha chết vì mại quốc cầu vinh, ko được thấy mặt cha; mẹ thì mấy sớm; tuổi thơ không có người thân chăm lo; lớn lên thì chứng kiến người yêu bị mất đi sự trinh bạch, trưởng thành xíu nữa thì trở thành phế nhân bị mất 1 phần thể xác. Nhưng bằng ý chí kiên cường mạnh mẽ vẫn tồn tại sống xót và thành công, là nhân vật duy nhất thành danh từ chính tuyệt học mình tự sáng tác, chứ không hưởng sái như những nhân vật khác. Truyện này cũng có hay nữa là Kim Dung miêu tả Tiểu Long Nữ băng thanh ngọc khiết nhưng lại bị dục vọng của con người làm vây bẩn, nhưng sau cùng cũng học được cách buông bỏ. Dương Quá thì sống thật, sống đúng cá tính bản chất của mình để rồi cũng tề danh và thành người tốt. Theo mình 2 nhân vật này cũng phản ánh cách “tu” khá lí thú.
 
Bái viết của huynh đệ @Dung Dị Tiểu Ca chất quá. Tuổi đời mới 28-29 mà thông hiểu được đạo lý và Phật lý như vậy âu cũng là có tuệ căn.
Nói về truyện Kim Dung, mình đặc biệt thích nhân vật Dương Quá với tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp. Thích là vì nhân vật này phạn ánh rất đúng chất “con” và chất “người”, rất thật. Số phận thì bi đát nhất trong cái hero của Kim Dung: cha chết vì mại quốc cầu vinh, ko được thấy mặt cha; mẹ thì mấy sớm; tuổi thơ không có người thân chăm lo; lớn lên thì chứng kiến người yêu bị mất đi sự trinh bạch, trưởng thành xíu nữa thì trở thành phế nhân bị mất 1 phần thể xác. Nhưng bằng ý chí kiên cường mạnh mẽ vẫn tồn tại sống xót và thành công, là nhân vật duy nhất thành danh từ chính tuyệt học mình tự sáng tác, chứ không hưởng sái như những nhân vật khác. Truyện này cũng có hay nữa là Kim Dung miêu tả Tiểu Long Nữ băng thanh ngọc khiết nhưng lại bị dục vọng của con người làm vây bẩn, nhưng sau cùng cũng học được cách buông bỏ. Dương Quá thì sống thật, sống đúng cá tính bản chất của mình để rồi cũng tề danh và thành người tốt. Theo mình 2 nhân vật này cũng phản ánh cách “tu” khá lí thú.
Cám ơn huynh đã đọc.
Đệ k thích hình tượng Dương Quá do k có khí chất của nam tử hán lắm. Trong truyện có thể Dương Quá và Quách Tĩnh là 2 hình tượng hoàn toàn trái ngược nhau.
 
Cám ơn huynh đã đọc.
Đệ k thích hình tượng Dương Quá do k có khí chất của nam tử hán lắm. Trong truyện có thể Dương Quá và Quách Tĩnh là 2 hình tượng hoàn toàn trái ngược nhau.
Chính vì không nam tử hán nên nó mới thật và giống con người xã hội hiện tại đó. Chứ đệ ngẫm xem ở xã hội giờ, có bao nhiêu người dám tự xưng vỗ ngực nam tử hán. Khái niệm nam tử hán nó hơi trừu tượng hoá và tiểu thuyết hoá. Kể cả trong Phật giáo, đức Thích Ca cũng đâu cổ xuý mọi người sống theo bất kì hình tượng kiểu mẫu tốt nào, quan trọng là sống thật tâm và đúng với bản ngã mình, tự hiểu, tự tu, tự tập, tự giác ngộ đó chứ.
 
Chính vì không nam tử hán nên nó mới thật và giống con người xã hội hiện tại đó. Chứ đệ ngẫm xem ở xã hội giờ, có bao nhiêu người dám tự xưng vỗ ngực nam tử hán. Khái niệm nam tử hán nó hơi trừu tượng hoá và tiểu thuyết hoá. Kể cả trong Phật giáo, đức Thích Ca cũng đâu cổ xuý mọi người sống theo bất kì hình tượng kiểu mẫu tốt nào, quan trọng là sống thật tâm và đúng với bản ngã mình, tự hiểu, tự tu, tự tập, tự giác ngộ đó chứ.
Dương Quá như 1 hình mẫu nói lên quan điểm chống lại cái gọi là Nho giáo của KD nên bỏ qua hình tượng nam tử hán cũng hợp lý. Theo đệ bộ xạ điêu tam khúc này KD vẫn chưa nghiên cứu đến Phật pháp, còn mang hướng tự do phiêu diêu, đến thiên long bát bộ thì PP mới được phổ biến.
 
Dương Quá như 1 hình mẫu nói lên quan điểm chống lại cái gọi là Nho giáo của KD nên bỏ qua hình tượng nam tử hán cũng hợp lý. Theo đệ bộ xạ điêu tam khúc này KD vẫn chưa nghiên cứu đến Phật pháp, còn mang hướng tự do phiêu diêu, đến thiên long bát bộ thì PP mới được phổ biến.
agree
 
72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm sao bằng Vạn Thực Kỳ Thư của phái Tiêu Dao được :))
 
Top