Phật pháp và 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim lão gia nổi tiếng vì các chiêu thức võ công, tình tiết hấp dẫn, khắc họa sắc nét nhân vật, nhưng có lẽ thức làm nổi bật các chính là các đạo lý, lẽ đời và chính sự ngộ đạo của tác giả. Chắc các huynh đệ ai cũng biết phái Thiếu Lâm, môn võ công Thiếu Lâm nổi tiếng có lẽ là Dịch cân kinh và 72 tuyệt kỹ. Hôm nay đệ xin bàn đến phật pháp lồng trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm mà tác phẩm thể hiện rõ nhất có lẽ là Thiên Long Bát Bộ.

72 tuyệt kỹ thiếu lâm được Đạt ma tổ sư sáng lập. Mỗi tuyệt kỹ là cả một quá trình rèn luyện gian khổ và cần nhiều năm tích lũy. Trong truyện có nhân vật Huyền Trừng, nhân vật này được xem là kỳ tài võ học đã luyện được 13 tuyệt kỹ thiếu lâm. Đây là kỳ tích từ khi phái thiếu lâm được sáng lập, ngoài Đạt ma tinh thông cả 72 tuyệt kỹ thì không ai luyện qua được, nhưng đáng tiếc kết cục của Huyền Trừng lại là bị đứt hết cân mạch, mất hết võ công. Theo lý giải của lão tăng quét chùa, mỗi một tuyệt kỹ khi luyện sẽ sinh ra lệ khí làm tổn thương thân thể nên luyện công càng cao, cần phải có phật pháp để hóa giải lệ khí và tránh tổn thương thân thể. Do đó chỉ có Đạt ma sư tổ là giác ngộ nên luyện được cả 72 tuyệt kỹ mà không bị tổn thương, còn Huyền Trừng chỉ tập trung vào võ công mà bỏ bê Phật pháp nên thân tàn.

Nên biết dù là lời của lão tăng nhưng thực chất tất cả các ý nghĩ, hành động, đạo lý trong tác phẩm đều là từ Kim lão gia mà ra. Cuối đời ông cũng ngộ đạo theo phật pháp và lồng ghép các đạo lý Thích gia vào các tác phẩm của mình.

Đệ xin mạo muội bàn luận thêm về đạo lý trong 72 tuyệt kỹ này. Tuyệt kỹ chỉ là phản ánh của trình độ Phật pháp, phật pháp càng cao thì mới luyện được nhiều, nếu chỉ miễn cưỡng chạy theo cái phản ánh thì trước sau cũng đạt kết quả không tốt. Giống như trái banh rơi xuống đất từ vị trí càng cao từ tự nhiên lực rơi sẽ mạnh, còn ở vị trí thấp mà cố tình ném banh xuống để được mạnh như đang ở vị trí cao thì chỉ làm tổn hại cho cơ thể nếu như càng cố sức mà bắt chước.

Bàn luận xa hơn đệ xin bàn về dục vọng và tu tập. Như chúng ta biết các bậc ngộ đạo đều vượt qua được dục vọng. Đệ nói vậy là mong các huynh đệ phân biệt đúng, chính sự tu tập cao thì dục vọng sẽ tự biến mất, chứ không phải do sự khắc chế dục vọng mà sự tu tập của ta được nâng cao. Nói đến đây, có lẽ các huynh đệ đã hiểu tại sao đệ lại dùng 72 tuyệt kỹ thiếu lâm để dẫn đề. 1 cái là căn cơ tu tập, 1 cái là kết quả phản ánh sự tu tập, các huynh đệ nên nhận thức rõ để đừng nhầm lẫn mà gây hại cho chính mình.

Mỗi một mức độ ngộ đạo sẽ cho ta một kết quả phản ánh tương ứng. Kết quả sớm nhất của ngộ đạo có lẽ là giữ tốt ngũ giới. Do vậy các huynh đệ không nên quá miễn cưỡng theo ngũ giới, hãy tu tập bản thân dần từng ngày, rồi đến một ngày ngũ giới sẽ tự nhiên được giữ tốt mà không cần sự miễn cưỡng nào. Miễn cưỡng giữ giới như đứa trẻ cố với, nhảy lên lấy vật trên cao, rất mất sức mà có lấy được cũng chỉ là tạm thời, còn như khi đã lớn đã cao thì tự khắc đồ vật trên cao sẽ trong tầm tay. Và hãy nhớ khi phá giới không có gì là xấu, vì đơn giản ta còn là người thường, chưa phải bậc ngộ đạo.

Các bậc ngộ đạo không tránh dục vọng mà đơn giản ý nghĩ dục vọng chưa bao giờ mống khởi trong tâm trí các bậc ấy cả. Còn để dục vọng mống khởi mà phải khắc chế ta nên tự hiểu ta tu tập chưa tới, cần cố gắng thêm. Nên các huynh đệ đừng hiểu nhầm là khắc chế dục vọng chính là tu tập tốt, không nó chỉ làm ta mệt mỏi và bùng phát bất cứ khi nào. Đó cũng là lý do nhiều huynh đệ thất bại trong việc khắc chế dục vọng.

Hôm nay, đệ viết bài này để các huynh đệ hiểu được và đừng quá thái quá trong việc hạn chế dục vọng. Phật pháp là trung đạo, tất cả đều bình quân và ta phải tu tập từ căn bản. Chỉ có người theo Đề bà đạt đa mới khổ hạnh. Thích ca chưa bao giờ bắt ai phải bỏ dục vọng ngay cả, ngài chỉ hướng dẫn tu tập và rồi kết quả sẽ tăng dần theo tu tập.

Còn miễn cưỡng thì hoặc là tổn hại thân thể hoặc là sẽ phá giới, đó là kết quả không thể tránh khỏi. Chính các nhân vật phật pháp cao trong bang ta như chủ tịch Lau hay trụ trì cũng chưa bao giờ kêu gọi nghỉ đá phò hay quay tay cả. Các huynh đệ kêu bỏ một cách bất chợt và triệt để đều thất bại hoặc chưa làm được. Dục vọng là 1 phần trong cuộc sống ta, ta chưa ngộ đạo thì hãy tiết chế theo khả năng, sao lại lấy tuyệt dục của một nhà tu đi áp cho 1 người bình thường chưa ngộ đạo và tệ hơn là vừa dính bùn. Thay vì triệt để ta cứ đều độ, đều độ cũng là tu tập tốt chứ k hẳn phải tuyệt dục. Tuyệt dục khác gì phật pháp chưa cao mà cưỡng ép luyện như Huyền Trừng, kết quả có thể thấy nhưng chỉ tổn hại về sau.
Dạo này bang ta phát triển rất mạnh về tư tưởng Thích gia nhưng ta nên đi đúng hướng chứ đừng khổ hạnh mà hại thân.
.
Đặng cá hãy quên nôm
Đặng ý hãy quên lời

Nếu đệ có nói sai về giả thuyết thì hãy cho qua mà chỉ nên tập trung vào ý đệ muốn nói. Và qua bài này đệ hy vọng bang ta sẽ không có các nhân vật đi theo Huyền Trừng mà tàn phế cả đời.

Thiện tai thiện tai.
 
Âu Dương Khắc bị cái là phẩm hạnh quá kém. Cũng đúng thôi, được Tây Độc dạy dỗ thì không thành người xấu cũng lạ.
@hemihellcat mày thấy phẩm hạnh mày thế nào?
Phẩm hạnh kém là cưỡng bức dân nữ đó, tao thì toàn bị dân nữ đào mỏ, sao gọi là kém được, giờ chỉ đợi học dịch cân kinh là đi kiếm hoàng dung ngay
 
Phẩm hạnh kém là cưỡng bức dân nữ đó, tao thì toàn bị dân nữ đào mỏ, sao gọi là kém được, giờ chỉ đợi học dịch cân kinh là đi kiếm hoàng dung ngay
Đệ nghĩ xét mặt này thì huynh ấy không giống Du Thản Chi cũng giống Cẩu Tạp Chủng, toàn bị bọn gái nó lừa.
Có điều Du thì tình nguyện còn Cẩu thì thiên tính tốt bụng. Còn huynh đây thì pha trộn mỗi thứ một ít.
 
Đoàn Dự vì mê gái mà luyện thành 2 môn tuyệt học lăng ba vi bộ và bắc minh thần công. Sau vì tò mò mà luyện đc cả lục mạch thần kiếm. Nhưng cả truyện chỉ biết theo gái, đến phút cuối mới vì kiều phong mà dụng võ. Duyên số có đc tài năng nhưng ko có tâm để xài thì lãng phí. Những kẻ như mộ dung bác, khưu ma trí thì có tâm thì phấn đấu chuyên tu, có điều dã tâm cá nhân. Thế kẻ có tài hơn ng nhưng ko thèm sử dụng với kẻ ko tài nhưng tận tâm tận lực cái nào tốt hơn cho xã hội??
 
Đoàn Dự vì mê gái mà luyện thành 2 môn tuyệt học lăng ba vi bộ và bắc minh thần công. Sau vì tò mò mà luyện đc cả lục mạch thần kiếm. Nhưng cả truyện chỉ biết theo gái, đến phút cuối mới vì kiều phong mà dụng võ. Duyên số có đc tài năng nhưng ko có tâm để xài thì lãng phí. Những kẻ như mộ dung bác, khưu ma trí thì có tâm thì phấn đấu chuyên tu, có điều dã tâm cá nhân. Thế kẻ có tài hơn ng nhưng ko thèm sử dụng với kẻ ko tài nhưng tận tâm tận lực cái nào tốt hơn cho xã hội??
Đoàn Dự chỉ học Lăng ba và 1 trang đầu của Bắc minh chứ không học hết. Đoàn Dự gặp may mắn là chính, không phải nhân tài luyện võ.
Nhân tài luyện võ bậc nhất truyện Kim Dung là Kiều Phong.

Xét góc độ phật pháp, Đoàn Dự thông minh, am hiểu phật pháp nhưng chưa dứt bỏ tình duyên nên chưa ngộ đạo. Hư Trúc từ nhỏ theo Phật nhưng chưa trải đời nên cuối cùng lại hoàn tục không đạt được gì cả. Cưu Ma Trí mới đáng nói, nhân tài, đầu truyện chưa buông bỏ, nhưng sau khi mất võ công lại ngộ đạo, đây là nhờ khả năng và trải qua khổ ải, buông bỏ được.
Tất cả các truyện có thể nói Thiên long bát bộ là nói về phật giáo và lồng ghép nhiều phật pháp nhất trong truyện. Hầu như lúc này Kim lão đã theo đạo và ngộ nhiều điều.
 
Đoàn Dự chỉ học Lăng ba và 1 trang đầu của Bắc minh chứ không học hết. Đoàn Dự gặp may mắn là chính, không phải nhân tài luyện võ.
Nhân tài luyện võ bậc nhất truyện Kim Dung là Kiều Phong.

Xét góc độ phật pháp, Đoàn Dự thông minh, am hiểu phật pháp nhưng chưa dứt bỏ tình duyên nên chưa ngộ đạo. Hư Trúc từ nhỏ theo Phật nhưng chưa trải đời nên cuối cùng lại hoàn tục không đạt được gì cả. Cưu Ma Trí mới đáng nói, nhân tài, đầu truyện chưa buông bỏ, nhưng sau khi mất võ công lại ngộ đạo, đây là nhờ khả năng và trải qua khổ ải, buông bỏ được.
Tất cả các truyện có thể nói Thiên long bát bộ là nói về phật giáo và lồng ghép nhiều phật pháp nhất trong truyện. Hầu như lúc này Kim lão đã theo đạo và ngộ nhiều điều.
Trước đọc một bài phân tích các nhân vật trong truyện. Cưu Ma Trí ứng với Ca Lâu La nên chuyên môn gây chuyện với Đoàn Dự ứng với Long, và một lần với Hư Trúc Ứng với Ma Hầu La Già
 
Trước đọc một bài phân tích các nhân vật trong truyện. Cưu Ma Trí ứng với Ca Lâu La nên chuyên môn gây chuyện với Đoàn Dự ứng với Long, và một lần với Hư Trúc Ứng với Ma Hầu La Già
Ak cái đó là chi tiết Bát bộ, gồm 8 loài trong Phật giáo. Thật ra cái này hình như Kim lão kết hợp vào truyện còn 8 bộ trên hình như k phải Phật giáo chính thống.
Công nhận đầu óc Kim lão gia ghê quá.
 
Ak cái đó là chi tiết Bát bộ, gồm 8 loài trong Phật giáo. Thật ra cái này hình như Kim lão kết hợp vào truyện còn 8 bộ trên hình như k phải Phật giáo chính thống.
Công nhận đầu óc Kim lão gia ghê quá.
Vậy tao là con gì
 
truyện Kim Dung tính ra cho thanh thiếu niên xem là được, vì nó đơn giản, cứ người tốt thì qua bao cuộc bể dâu sẽ đạt được điều tốt đẹp (võ công vô địch, gái đẹp, uy chấn giang hồ,...), khuyến khích con người ta hướng thiện, có hoài bão, có chí lớn. bổ ích hơn đống rác rưởi tuyên truyền của Liên Xô vạn lần

đến khi trưởng thành hơn, ra đời có đôi lần vấp ngã, bị đời địt vào mồm mấy khi, chỉ biết câm nín chịu đựng mà vượt qua thì bắt đầu cảm được cái khắc nghiệt, cái đen tối của truyện Cổ Long

khi đến tuổi trung niên, đạt được một số thành công nhất định trong cuộc đời sau bao lần ngã xuống rồi đứng dậy, thì lại thích đọc Kim Dung nhằm tìm cảm giác thư giãn chỉ thả mình vào câu truyện

khi về già gần đất xa trời, trong tâm chỉ còn lại những suy tư, những hoài niệm, vui có, buồn có, thì người ta lại nhìn lại cuộc đời mình cũng đen tối, cũng khác nghiệt như truyện của Cổ Long vậy.

giữa Kim Dung và Cổ Long thì tao cảm thấy chả ai hơn ai, Kim Dung truyện hầu hết một màu quá, lại hơi đàn bà, hơi nửa mùa khi cứ tôn vinh đại hán, tôn vinh hướng thiện quay đầu là bờ, buông đao thành phật,
Cổ Long thì lại đầu voi đuôi chuột quá, nhiều bộ từ đầu đến gần cuối rất hay, nhưng cái kết tào lao, nhiều khi bỏ lửng, cảm giác không trọn vẹn, nhân vật của Cổ Long thì ngược với Kim Dung, từng nhân vật đều quyết liệt đến cùng cực, có cái hay cũng có cái dở, ai là người nội tâm mà gần giống với nhân vật sẽ dễ cảm được nhân vật của Cổ Long và thấy rất tuyệt vời, nhưng ai ko có tâm tư tương tự thì lại thấy dở, vì vậy cách tạo nhân vật của Kim Dung được người đọc dễ chấp nhận hơn, chào đón rộng rãi hơn.
 
truyện Kim Dung tính ra cho thanh thiếu niên xem là được, vì nó đơn giản, cứ người tốt thì qua bao cuộc bể dâu sẽ đạt được điều tốt đẹp (võ công vô địch, gái đẹp, uy chấn giang hồ,...), khuyến khích con người ta hướng thiện, có hoài bão, có chí lớn. bổ ích hơn đống rác rưởi tuyên truyền của Liên Xô vạn lần

đến khi trưởng thành hơn, ra đời có đôi lần vấp ngã, bị đời địt vào mồm mấy khi, chỉ biết câm nín chịu đựng mà vượt qua thì bắt đầu cảm được cái khắc nghiệt, cái đen tối của truyện Cổ Long

khi đến tuổi trung niên, đạt được một số thành công nhất định trong cuộc đời sau bao lần ngã xuống rồi đứng dậy, thì lại thích đọc Kim Dung nhằm tìm cảm giác thư giãn chỉ thả mình vào câu truyện

khi về già gần đất xa trời, trong tâm chỉ còn lại những suy tư, những hoài niệm, vui có, buồn có, thì người ta lại nhìn lại cuộc đời mình cũng đen tối, cũng khác nghiệt như truyện của Cổ Long vậy.

giữa Kim Dung và Cổ Long thì tao cảm thấy chả ai hơn ai, Kim Dung truyện hầu hết một màu quá, lại hơi đàn bà, hơi nửa mùa khi cứ tôn vinh đại hán, tôn vinh hướng thiện quay đầu là bờ, buông đao thành phật,
Cổ Long thì lại đầu voi đuôi chuột quá, nhiều bộ từ đầu đến gần cuối rất hay, nhưng cái kết tào lao, nhiều khi bỏ lửng, cảm giác không trọn vẹn, nhân vật của Cổ Long thì ngược với Kim Dung, từng nhân vật đều quyết liệt đến cùng cực, có cái hay cũng có cái dở, ai là người nội tâm mà gần giống với nhân vật sẽ dễ cảm được nhân vật của Cổ Long và thấy rất tuyệt vời, nhưng ai ko có tâm tư tương tự thì lại thấy dở.
Truyện Kim Dung được viết liền mạch từ đầu đến cuối, kết hợp thêm địa lý, lịch sử, y học,... nên tương đối đầy đủ hơn.
Các tác phẩm đầu tay mang nặng chủ nghĩa yêu nước còn các tác phẩm càng về sau càng chứa đạo lý, phật pháp.

Cổ long thì k vậy, có một số tác phẩm của ông viết dở rồi các nhà xuất bản phải thuê sinh viên để viết. Số lượng tác phẩm của ông cũng quá đồ sộ nên không tránh khỏi chất bị loãng.

Nói đến so sánh thì k thể so sánh được, mỗi người một phong cách, so sánh cũng như lấy con gà so con vịt.
 
Truyện Kim Dung được viết liền mạch từ đầu đến cuối, kết hợp thêm địa lý, lịch sử, y học,... nên tương đối đầy đủ hơn.
Các tác phẩm đầu tay mang nặng chủ nghĩa yêu nước còn các tác phẩm càng về sau càng chứa đạo lý, phật pháp.

Cổ long thì k vậy, có một số tác phẩm của ông viết dở rồi các nhà xuất bản phải thuê sinh viên để viết. Số lượng tác phẩm của ông cũng quá đồ sộ nên không tránh khỏi chất bị loãng.

Nói đến so sánh thì k thể so sánh được, mỗi người một phong cách, so sánh cũng như lấy con gà so con vịt.
thực ra nếu so sánh miễn cưỡng cũng lấy từng khía cạnh ra so, như dẫn chuyện, tạo hình nhân vật, thông điệp truyền tải của tác giả,.....vì ko chỉ ở ta mà bọn tàu nó còn so nhiều hơn nữa, so cả Kim cả Cổ, cả mấy tác giả già khác lẫn các tác giả trẻ thời bây giờ

ví dụ so sánh cách dẫn truyện thì Kim hơn Cổ rõ ràng, Kim dẫn truyện rất rành mạch đầu đuôi còn Cổ lại lạm dụng plot twist trong nhiều tác phẩm quá, ai thích thì mới còn coi tiếp chứ nhiều người ko thấm nổi cái kiểu dẫn của Cổ
so sánh cách tạo dựng nhân vật thì Kim phù hợp với đại chúng hơn, Cổ quá cực đoan không phải ai cũng thích kiểu nhân vật cực đoan như vậy, Kim lại hơn Cổ

còn nói về triết lý phật giáo, thì nói thật tao ko thích,
tỉ như cái suy nghĩ buông lưỡi đao xuống thành phật, tao ko đồng ý, ai cũng phải đối mặt với hậu quả của việc mình đã làm, đâu thể khơi khơi ngộ đạo mà chạy trốn như vậy? ở riêng mỗi một điểm duy nhất này tao lại đánh giá Cổ tốt hơn, bất kỳ ai dù chạy trốn, dù tìm đến cửa phật, dù thay tên đổi họ hay làm bất cứ trò khỉ gì thì cũng bị dày vò dằn vặt bởi quá khứ của mình
 
thực ra nếu so sánh miễn cưỡng cũng lấy từng khía cạnh ra so, như dẫn chuyện, tạo hình nhân vật, thông điệp truyền tải của tác giả,.....vì ko chỉ ở ta mà bọn tàu nó còn so nhiều hơn nữa, so cả Kim cả Cổ, cả mấy tác giả già khác lẫn các tác giả trẻ thời bây giờ

ví dụ so sánh cách dẫn truyện thì Kim hơn Cổ rõ ràng, Kim dẫn truyện rất rành mạch đầu đuôi còn Cổ lại lạm dụng plot twist trong nhiều tác phẩm quá, ai thích thì mới còn coi tiếp chứ nhiều người ko thấm nổi cái kiểu dẫn của Cổ
so sánh cách tạo dựng nhân vật thì Kim phù hợp với đại chúng hơn, Cổ quá cực đoan không phải ai cũng thích kiểu nhân vật cực đoan như vậy, Kim lại hơn Cổ

còn nói về triết lý phật giáo, thì nói thật tao ko thích,
tỉ như cái suy nghĩ buông lưỡi đao xuống thành phật, tao ko đồng ý, ai cũng phải đối mặt với hậu quả của việc mình đã làm, đâu thể khơi khơi ngộ đạo mà chạy trốn như vậy? ở riêng mỗi một điểm duy nhất này tao lại đánh giá Cổ tốt hơn, bất kỳ ai dù chạy trốn, dù tìm đến cửa phật, dù thay tên đổi họ hay làm bất cứ trò khỉ gì thì cũng bị dày vò dằn vặt bởi quá khứ của mình
So miễn cưỡng thì tạm chấp nhận vậy.
Còn về phật pháp thì huynh đệ còn mù mờ lắm. K ai nói buông đao để chạy trốn cả. Buông đao là làm lại với chính mình thôi, còn hậu quả thì vẫn phải chịu chứ sao mà trốn. K lẽ mình ngộ đạo thì kẻ thù cũng tự ngộ đạo mà tha mình.

Cái này suy từ 2 tác giả cũng dễ hiểu, 1 người cuối đời lãnh ngộ Phật pháp còn 1 người thì đau khổ đến cuối đời, nên truyện nó cũng từ vậy mà ra.
 
So miễn cưỡng thì tạm chấp nhận vậy.
Còn về phật pháp thì huynh đệ còn mù mờ lắm. K ai nói buông đao để chạy trốn cả. Buông đao là làm lại với chính mình thôi, còn hậu quả thì vẫn phải chịu chứ sao mà trốn. K lẽ mình ngộ đạo thì kẻ thù cũng tự ngộ đạo mà tha mình.

Cái này suy từ 2 tác giả cũng dễ hiểu, 1 người cuối đời lãnh ngộ Phật pháp còn 1 người thì đau khổ đến cuối đời, nên truyện nó cũng từ vậy mà ra.

thật ra căn bản theo chủ nghĩa nguyên thủy vốn dĩ ân đền oán trả, giết người đền mạng,....
ngay từ đầu lý luận của phật giáo là ủng hộ dĩ hòa vi quý, khuyến khích xóa bỏ mọi sân si ai oán, "oan oan tương báo bao giờ mới dứt"
thằng già vô danh tăng nó bảo kê cho tiêu viễn sơn và mộ dung bác, cho 2 thằng già này tu chứ có ai bắt chúng nó đền mạng ko?
gia đình Kiều Phong bị thằng mộ dung bác hại thế nào? bao nhiêu người vô tội bị tiêu viễn sơn giết ra sao? tại sao chúng nó chỉ cần quy y cửa phật thì thằng già vô danh tăng lại bảo kê cho chúng nó? tụng kinh niệm phật ko thể xóa bỏ sự thật chúng nó là phường giết người

phật giáo hướng tới chủ nghĩa phản nguyên thủy, tiết chế và hóa giải mâu thuẫn, nhưng xã hội vận hành và phát triển, kingdom rise and fall dựa trên nguồn gốc là mâu thuẫn bùng phát, có thể nói phật giáo đi ngược lại cái cách xã hội vận hành và phát triển nếu có những thằng vớ vẩn như thằng vô danh tăng, 3 thằng chó trọc canh giếng nhốt Tạ Tốn bên dưới, nếu đã tu thì hãy lánh đời, kiếm một góc nào đó tịnh tu cho bản thân, đừng có nhúng mũi vào ai oán sân si của người khác, ngay tại điểm này là phật giáo tự mâu thuẫn, ép người khác xóa bỏ mâu thuẫn bằng cách can thiệp vào chuyện đéo phải của mình
 
thật ra căn bản theo chủ nghĩa nguyên thủy vốn dĩ ân đền oán trả, giết người đền mạng,....
ngay từ đầu lý luận của phật giáo là ủng hộ dĩ hòa vi quý, khuyến khích xóa bỏ mọi sân si ai oán, "oan oan tương báo bao giờ mới dứt"
thằng già vô danh tăng nó bảo kê cho tiêu viễn sơn và mộ dung bác, cho 2 thằng già này tu chứ có ai bắt chúng nó đền mạng ko?
gia đình Kiều Phong bị thằng mộ dung bác hại thế nào? bao nhiêu người vô tội bị tiêu viễn sơn giết ra sao? tại sao chúng nó chỉ cần quy y cửa phật thì thằng già vô danh tăng lại bảo kê cho chúng nó? tụng kinh niệm phật ko thể xóa bỏ sự thật chúng nó là phường giết người

phật giáo hướng tới chủ nghĩa phản nguyên thủy, tiết chế và hóa giải mâu thuẫn, nhưng xã hội vận hành và phát triển, kingdom rise and fall dựa trên nguồn gốc là mâu thuẫn bùng phát, có thể nói phật giáo đi ngược lại cái cách xã hội vận hành và phát triển nếu có những thằng vớ vẩn như thằng vô danh tăng, 3 thằng chó trọc canh giếng nhốt Tạ Tốn bên dưới, nếu đã tu thì hãy lánh đời, kiếm một góc nào đó tịnh tu cho bản thân, đừng có nhúng mũi vào ai oán sân si của người khác,
Cái này đơn giản, chưa thật sự có ai trong truyện giác ngộ thực sự cả, đó cũng chính là tình trạng tác giả.
Còn cái vụ đền mạng, tranh cãi còn dài lắm huynh đệ ak. Đừng nói phật giáo, giờ thiếu gì các nước bỏ án tử hình. Sao k nói chính nước ta cũng k tử hình dưới vị thành niên, Lê Văn Luyện đã bị bắn đâu. Vậy nước ta tha chết với Phật giáo tha chết dù nguyên nhân gì cũng k phải là cùng hành động cùng kết quả sao.

Khá khen cho tinh thần dám làm dám chịu của huynh đệ. Chính đệ đây cũng theo tinh thần đó, nhưng cần phải tách biệt giữa chịu tội và trị tội.
Vậy 2 lão đáng chết và lão tăng k bảo vệ, vậy những ng giết 2 lão thì sao, có nên bị giết lại không ?
Lúc này lại trở về câu oan oan tương báo, bao giờ mới dứt.
Phán 1 người chết, vậy người thi hành án và người chịu án có khác gì nhau khi cũng là giết người ?? Đừng mang cái danh nghĩa xã hội hay nhà nước để chống chế. Cái xã hội hay nhà nước hay bất kỳ ông thần thánh nào cũng k đủ quyền để phán quyết 1 người đâu. Tất cả mọi phán quyết đều miễn cưỡng.

Việc quay đầu là bờ của chính thủ phạm xét ra lại là thứ đáng quý nhất ở câu chuyện này dù phán quyết là thế nào. Nếu bị xét thì thái độ này cũng làm ng thi hành đỡ mặc cảm tội lỗi, nếu được tha cũng làm ng tha đỡ thấy có lỗi với nạn nhân.

Việc này đi xa lắm rồi.
 
thật ra căn bản theo chủ nghĩa nguyên thủy vốn dĩ ân đền oán trả, giết người đền mạng,....
ngay từ đầu lý luận của phật giáo là ủng hộ dĩ hòa vi quý, khuyến khích xóa bỏ mọi sân si ai oán, "oan oan tương báo bao giờ mới dứt"
thằng già vô danh tăng nó bảo kê cho tiêu viễn sơn và mộ dung bác, cho 2 thằng già này tu chứ có ai bắt chúng nó đền mạng ko?
gia đình Kiều Phong bị thằng mộ dung bác hại thế nào? bao nhiêu người vô tội bị tiêu viễn sơn giết ra sao? tại sao chúng nó chỉ cần quy y cửa phật thì thằng già vô danh tăng lại bảo kê cho chúng nó? tụng kinh niệm phật ko thể xóa bỏ sự thật chúng nó là phường giết người

phật giáo hướng tới chủ nghĩa phản nguyên thủy, tiết chế và hóa giải mâu thuẫn, nhưng xã hội vận hành và phát triển, kingdom rise and fall dựa trên nguồn gốc là mâu thuẫn bùng phát, có thể nói phật giáo đi ngược lại cái cách xã hội vận hành và phát triển nếu có những thằng vớ vẩn như thằng vô danh tăng, 3 thằng chó trọc canh giếng nhốt Tạ Tốn bên dưới, nếu đã tu thì hãy lánh đời, kiếm một góc nào đó tịnh tu cho bản thân, đừng có nhúng mũi vào ai oán sân si của người khác, ngay tại điểm này là phật giáo tự mâu thuẫn, ép người khác xóa bỏ mâu thuẫn bằng cách can thiệp vào chuyện đéo phải của mình
Tu là sửa chưa phải là giác ngộ , có nhiều người tu nhưng không phải ai cũng giác ngộ , giác ngộ cũng chia làm nhiều cấp bậc . Có người có thể tránh sự đời , nhưng không thể lánh chuyện đời. Buông bỏ đồ đao để tu , không phải là kết thúc mà là bắt đầu một quá trình tu tập sửa đổi bản thân tiếp theo . Kết thúc một giai đoạn nào đó có thể không còn gieo nhân ở phương diện đó , nhưng nghiệp vẫn còn , nó không phải phép toán về phản lực , lực phản lại bằng với lực tác động nhưng quy tắc luôn là có phản lực ở một góc nhìn nào đó .Nói chung đi tu vẫn là người bình thường thôi nên mới có trụ trì chơi gái , phật tử thầu lô..... Nhưng vẫn bị bắt nếu trượt chân , bị chém nếu xù nợ .......Tu không phải là hết , chết cũng chưa chắc hết vì còn nghiệp ở đời chỉ là con mắt của ta thấy hay không thấy thôi .......Tao thì tìm cái gì phù hợp và hay thì tiếp thu thôi , kim cổ đều có cái hay riêng nhưng nói trẻ thích kim , trưởng thành thích cổ là đúng nhưng chưa hoàn toàn . Có thể nói trẻ thích kim , trải đời tí ngẫm cổ nhưng về già sẽ xem cả hai mà lựa chọn cái phù hợp .Tao thì thích 1 vài cái hay của cổ nhưng lại thích kim hơn vì kim là kho tàng kiến thức về mọi thứ , triết lý đơn giản như sách giáo khoa đạo đức nhưng không phải dễ thực hiện .Cổ là hoài niệm về tiếc nuối , nuối tiếc , Kim là một kho tàng kiếm hiệp lồng ghép nhiều thứ .Tao thích đơn giản đọc cổ nhiều khi đau đầu mệt mệt .
 
Sửa lần cuối:
Cái này đơn giản, chưa thật sự có ai trong truyện giác ngộ thực sự cả, đó cũng chính là tình trạng tác giả.
Còn cái vụ đền mạng, tranh cãi còn dài lắm huynh đệ ak. Đừng nói phật giáo, giờ thiếu gì các nước bỏ án tử hình. Sao k nói chính nước ta cũng k tử hình dưới vị thành niên, Lê Văn Luyện đã bị bắn đâu. Vậy nước ta tha chết với Phật giáo tha chết dù nguyên nhân gì cũng k phải là cùng hành động cùng kết quả sao.

Khá khen cho tinh thần dám làm dám chịu của huynh đệ. Chính đệ đây cũng theo tinh thần đó, nhưng cần phải tách biệt giữa chịu tội và trị tội.
Vậy 2 lão đáng chết và lão tăng k bảo vệ, vậy những ng giết 2 lão thì sao, có nên bị giết lại không ?
Lúc này lại trở về câu oan oan tương báo, bao giờ mới dứt.
Phán 1 người chết, vậy người thi hành án và người chịu án có khác gì nhau khi cũng là giết người ?? Đừng mang cái danh nghĩa xã hội hay nhà nước để chống chế. Cái xã hội hay nhà nước hay bất kỳ ông thần thánh nào cũng k đủ quyền để phán quyết 1 người đâu. Tất cả mọi phán quyết đều miễn cưỡng.

Việc quay đầu là bờ của chính thủ phạm xét ra lại là thứ đáng quý nhất ở câu chuyện này dù phán quyết là thế nào. Nếu bị xét thì thái độ này cũng làm ng thi hành đỡ mặc cảm tội lỗi, nếu được tha cũng làm ng tha đỡ thấy có lỗi với nạn nhân.

Việc này đi xa lắm rồi.
trở lại với pháp luật. bản chất của pháp luật là bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền chứ ko phải bảo vệ công lý, và từ trước tới nay, pháp luật với chả nhân đạo trong mắt tao chỉ là cứt đái, rác rưởi, công lý tuyệt đối ko phải là pháp luật, công lý tuyệt đối là giết người đền mạng, đéo có pháp luật nào có quyền bảo vệ mạng sống của phường giết người, thứ pháp luật nhân đạo nửa mùa là rác rưởi, cứt đái, để thứ cặn bã giết người được sống thì có công bằng cho những người bị hại? phật ở đâu? thích ca thích hát ở đâu? quán thế âm cứu khổ cứu nạn đâu? dăm ba cái thằng jê su mới chả allah đâu sao ko bảo vệ cứu khổ cứu nạn đi, sao lại để người vô tội phải chết? hay tôn giáo bản chất chỉ hô hào hướng thiện nhân đạo nửa mùa để thu hút tín đồ? tao ko ghét riêng đạo phật, mà đạo chúa, đạo hồi, bất cứ thứ đạo chết tiệt nào cũng chỉ là lôi kéo tín đồ mà thôi.

về tiêu viễn sơn và mộ dung bác, người có người thân bị hại dưới tay 2 thằng này hoàn toàn có đủ tư cách để giết nó mà ko ai được làm gì, giết xong thì ân đã đền oán đã trả, chấm dứt, bất kỳ bên nào giết bên nào sau đó là bắt đầu 1 chu kỳ ân - oán mới ko liên quan cái trước

người thi hành án là người thay cho người bị hại trả thù, họ chẳng những khác xa phường giết người, mà còn là người đáng tuyên dương vì thay cho người bị hại thực thi công lý, nếu tao có 1 sức mạnh như kiều phong, tao sẽ giết sạch những kẻ đáng chết trên đời này, ai có thù hận gì ko trả được cứ tìm đến tao sẽ thay cho họ mà trả thù, tao cảm thấy giết kẻ đáng giết là một nghĩa cử cao đẹp

quay đầu là bờ ko phải là cớ để chống chế cho quá khứ, không ai có quyền chạy trốn khỏi quá khứ của mình, phải đối mặt với quá khứ và chịu phán xét
 
trở lại với pháp luật. bản chất của pháp luật là bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền chứ ko phải bảo vệ công lý, và từ trước tới nay, pháp luật với chả nhân đạo trong mắt tao chỉ là cứt đái, rác rưởi, công lý tuyệt đối ko phải là pháp luật, công lý tuyệt đối là giết người đền mạng, đéo có pháp luật nào có quyền bảo vệ mạng sống của phường giết người, thứ pháp luật nhân đạo nửa mùa là rác rưởi, cứt đái, để thứ cặn bã giết người được sống thì có công bằng cho những người bị hại? phật ở đâu? thích ca thích hát ở đâu? quán thế âm cứu khổ cứu nạn đâu? dăm ba cái thằng jê su mới chả allah đâu sao ko bảo vệ cứu khổ cứu nạn đi, sao lại để người vô tội phải chết? hay tôn giáo bản chất chỉ hô hào hướng thiện nhân đạo nửa mùa để thu hút tín đồ? tao ko ghét riêng đạo phật, mà đạo chúa, đạo hồi, bất cứ thứ đạo chết tiệt nào cũng chỉ là lôi kéo tín đồ mà thôi.

về tiêu viễn sơn và mộ dung bác, người có người thân bị hại dưới tay 2 thằng này hoàn toàn có đủ tư cách để giết nó mà ko ai được làm gì, giết xong thì ân đã đền oán đã trả, chấm dứt, bất kỳ bên nào giết bên nào sau đó là bắt đầu 1 chu kỳ ân - oán mới ko liên quan cái trước

người thi hành án là người thay cho người bị hại trả thù, họ chẳng những khác xa phường giết người, mà còn là người đáng tuyên dương vì thay cho người bị hại thực thi công lý, nếu tao có 1 sức mạnh như kiều phong, tao sẽ giết sạch những kẻ đáng chết trên đời này, ai có thù hận gì ko trả được cứ tìm đến tao sẽ thay cho họ mà trả thù, tao cảm thấy giết kẻ đáng giết là một nghĩa cử cao đẹp

quay đầu là bờ ko phải là cớ để chống chế cho quá khứ, không ai có quyền chạy trốn khỏi quá khứ của mình, phải đối mặt với quá khứ và chịu phán xét
Thành kiến đã nặng thế này rồi chắc chỉ có rơi vào trường hợp của chính mình mới tự hiểu được. Nên kết thúc tại đây vậy.
 
Huynh dùng giáo pháp để chọn lọc đúng người cần. Thú thật với đệ, với người huynh thích huynh ko tránh dc rung động. Nhưng như vậy nghĩ ra cũng là tốt hơn nhiều so với trước khi biết pháp rồi. Tiêu chuẩn càng cao dần mình sẽ càng nhàm chán thế gian và buông dc @Dung Dị Tiểu Ca
 
Hồi nhỏ hay đánh lộn, phe nào cũng có nhiều cao thủ, nào là Thiếu Lâm với 72 đường tuyệt kĩ, võ Bình Định hay gọi là võ ta, rồi Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền cầm côn cầm thước, hay Taewondo với những cú đá thần sầu.. toàn là võ học đầy mình, mình đồng da sắt vv. Nhưng phe nào chơi chiêu "Ruồi bu cùi bắp" là phe đó ca khúc khải hoàn.
Ôi thời oanh liệt..
 
E bh giảm tối đa việc ăn mặn ( ít thịt , ít vị ) , cảm thấy thoải mái ăn được nhiều với tiêu hóa tốt hơn . Còn chuyện dục vọng thì vẫn dính nhiều vẫn ham muốn nhưng kiềm chế nó thành những cơn bứt dứt rồi ngủ ,việc này giúp e nhiều năng lượng với khỏe hơn trong ngày nhưng đôi lúc khá khó chịu ( e đang 18 nên không thể hơn được ) . Các a có thể chia sẻ cho e các cách giải tỏa khác không , tập thể thao xong e vẫn khá nóng .
 
Top