Phật pháp và 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim lão gia nổi tiếng vì các chiêu thức võ công, tình tiết hấp dẫn, khắc họa sắc nét nhân vật, nhưng có lẽ thức làm nổi bật các chính là các đạo lý, lẽ đời và chính sự ngộ đạo của tác giả. Chắc các huynh đệ ai cũng biết phái Thiếu Lâm, môn võ công Thiếu Lâm nổi tiếng có lẽ là Dịch cân kinh và 72 tuyệt kỹ. Hôm nay đệ xin bàn đến phật pháp lồng trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm mà tác phẩm thể hiện rõ nhất có lẽ là Thiên Long Bát Bộ.

72 tuyệt kỹ thiếu lâm được Đạt ma tổ sư sáng lập. Mỗi tuyệt kỹ là cả một quá trình rèn luyện gian khổ và cần nhiều năm tích lũy. Trong truyện có nhân vật Huyền Trừng, nhân vật này được xem là kỳ tài võ học đã luyện được 13 tuyệt kỹ thiếu lâm. Đây là kỳ tích từ khi phái thiếu lâm được sáng lập, ngoài Đạt ma tinh thông cả 72 tuyệt kỹ thì không ai luyện qua được, nhưng đáng tiếc kết cục của Huyền Trừng lại là bị đứt hết cân mạch, mất hết võ công. Theo lý giải của lão tăng quét chùa, mỗi một tuyệt kỹ khi luyện sẽ sinh ra lệ khí làm tổn thương thân thể nên luyện công càng cao, cần phải có phật pháp để hóa giải lệ khí và tránh tổn thương thân thể. Do đó chỉ có Đạt ma sư tổ là giác ngộ nên luyện được cả 72 tuyệt kỹ mà không bị tổn thương, còn Huyền Trừng chỉ tập trung vào võ công mà bỏ bê Phật pháp nên thân tàn.

Nên biết dù là lời của lão tăng nhưng thực chất tất cả các ý nghĩ, hành động, đạo lý trong tác phẩm đều là từ Kim lão gia mà ra. Cuối đời ông cũng ngộ đạo theo phật pháp và lồng ghép các đạo lý Thích gia vào các tác phẩm của mình.

Đệ xin mạo muội bàn luận thêm về đạo lý trong 72 tuyệt kỹ này. Tuyệt kỹ chỉ là phản ánh của trình độ Phật pháp, phật pháp càng cao thì mới luyện được nhiều, nếu chỉ miễn cưỡng chạy theo cái phản ánh thì trước sau cũng đạt kết quả không tốt. Giống như trái banh rơi xuống đất từ vị trí càng cao từ tự nhiên lực rơi sẽ mạnh, còn ở vị trí thấp mà cố tình ném banh xuống để được mạnh như đang ở vị trí cao thì chỉ làm tổn hại cho cơ thể nếu như càng cố sức mà bắt chước.

Bàn luận xa hơn đệ xin bàn về dục vọng và tu tập. Như chúng ta biết các bậc ngộ đạo đều vượt qua được dục vọng. Đệ nói vậy là mong các huynh đệ phân biệt đúng, chính sự tu tập cao thì dục vọng sẽ tự biến mất, chứ không phải do sự khắc chế dục vọng mà sự tu tập của ta được nâng cao. Nói đến đây, có lẽ các huynh đệ đã hiểu tại sao đệ lại dùng 72 tuyệt kỹ thiếu lâm để dẫn đề. 1 cái là căn cơ tu tập, 1 cái là kết quả phản ánh sự tu tập, các huynh đệ nên nhận thức rõ để đừng nhầm lẫn mà gây hại cho chính mình.

Mỗi một mức độ ngộ đạo sẽ cho ta một kết quả phản ánh tương ứng. Kết quả sớm nhất của ngộ đạo có lẽ là giữ tốt ngũ giới. Do vậy các huynh đệ không nên quá miễn cưỡng theo ngũ giới, hãy tu tập bản thân dần từng ngày, rồi đến một ngày ngũ giới sẽ tự nhiên được giữ tốt mà không cần sự miễn cưỡng nào. Miễn cưỡng giữ giới như đứa trẻ cố với, nhảy lên lấy vật trên cao, rất mất sức mà có lấy được cũng chỉ là tạm thời, còn như khi đã lớn đã cao thì tự khắc đồ vật trên cao sẽ trong tầm tay. Và hãy nhớ khi phá giới không có gì là xấu, vì đơn giản ta còn là người thường, chưa phải bậc ngộ đạo.

Các bậc ngộ đạo không tránh dục vọng mà đơn giản ý nghĩ dục vọng chưa bao giờ mống khởi trong tâm trí các bậc ấy cả. Còn để dục vọng mống khởi mà phải khắc chế ta nên tự hiểu ta tu tập chưa tới, cần cố gắng thêm. Nên các huynh đệ đừng hiểu nhầm là khắc chế dục vọng chính là tu tập tốt, không nó chỉ làm ta mệt mỏi và bùng phát bất cứ khi nào. Đó cũng là lý do nhiều huynh đệ thất bại trong việc khắc chế dục vọng.

Hôm nay, đệ viết bài này để các huynh đệ hiểu được và đừng quá thái quá trong việc hạn chế dục vọng. Phật pháp là trung đạo, tất cả đều bình quân và ta phải tu tập từ căn bản. Chỉ có người theo Đề bà đạt đa mới khổ hạnh. Thích ca chưa bao giờ bắt ai phải bỏ dục vọng ngay cả, ngài chỉ hướng dẫn tu tập và rồi kết quả sẽ tăng dần theo tu tập.

Còn miễn cưỡng thì hoặc là tổn hại thân thể hoặc là sẽ phá giới, đó là kết quả không thể tránh khỏi. Chính các nhân vật phật pháp cao trong bang ta như chủ tịch Lau hay trụ trì cũng chưa bao giờ kêu gọi nghỉ đá phò hay quay tay cả. Các huynh đệ kêu bỏ một cách bất chợt và triệt để đều thất bại hoặc chưa làm được. Dục vọng là 1 phần trong cuộc sống ta, ta chưa ngộ đạo thì hãy tiết chế theo khả năng, sao lại lấy tuyệt dục của một nhà tu đi áp cho 1 người bình thường chưa ngộ đạo và tệ hơn là vừa dính bùn. Thay vì triệt để ta cứ đều độ, đều độ cũng là tu tập tốt chứ k hẳn phải tuyệt dục. Tuyệt dục khác gì phật pháp chưa cao mà cưỡng ép luyện như Huyền Trừng, kết quả có thể thấy nhưng chỉ tổn hại về sau.
Dạo này bang ta phát triển rất mạnh về tư tưởng Thích gia nhưng ta nên đi đúng hướng chứ đừng khổ hạnh mà hại thân.
.
Đặng cá hãy quên nôm
Đặng ý hãy quên lời

Nếu đệ có nói sai về giả thuyết thì hãy cho qua mà chỉ nên tập trung vào ý đệ muốn nói. Và qua bài này đệ hy vọng bang ta sẽ không có các nhân vật đi theo Huyền Trừng mà tàn phế cả đời.

Thiện tai thiện tai.
 
Huynh mạo muội tóm tắt hơn 300 chữ của lão đệ bằng 1 câu chuyện . Nếu đệ đã bàn về kim gia thì huynh cũng mạo muội bàn về kim gia , nhưng câu chuyện của huynh là trong tác phẩm ỷ thiên đồ long ký . Chương thứ 153 trong ỷ thiên có kể lại đoạn trương tam phong truyền lại thái cực kiếm cho vô kỵ để đánh với a tam , a nhị , a đại . Lần đầu vô kỵ nhớ được 80 phần , lần 2 vô kỵ quên đi một nửa , lần 3 không còn nhớ gì hết . Trương tam phong liền bảo tốt tốt , con đánh được rồi . Ai cũng lo lắng không hiểu , chỉ 2 người hiểu . Kiến thức hay kiếm pháp , hay ngộ đạo đến một lúc nào đó cần quên hết để tùy tâm ứng biến .
 
Huynh mạo muội tóm tắt hơn 300 chữ của lão đệ bằng 1 câu chuyện . Nếu đệ đã bàn về kim gia thì huynh cũng mạo muội bàn về kim gia , nhưng câu chuyện của huynh là trong tác phẩm ỷ thiên đồ long ký . Chương thứ 153 trong ỷ thiên có kể lại đoạn trương tam phong truyền lại thái cực kiếm cho vô kỵ để đánh với a tam , a nhị , a đại . Lần đầu vô kỵ nhớ được 80 phần , lần 2 vô kỵ quên đi một nửa , lần 3 không còn nhớ gì hết . Trương tam phong liền bảo tốt tốt , con đánh được rồi . Ai cũng lo lắng không hiểu , chỉ 2 người hiểu . Kiến thức hay kiếm pháp , hay ngộ đạo đến một lúc nào đó cần quên hết để tùy tâm ứng biến .
Huynh nói đúng về đạo lý này. Nhưng nó k phải là cái mà đệ nói ở trên :extreme_sexy_girl::extreme_sexy_girl::extreme_sexy_girl:.
Huynh k đọc hết và đọc kỹ. Đau lòng quá
 
Huynh nói đúng về đạo lý này. Nhưng nó k phải là cái mà đệ nói ở trên :extreme_sexy_girl::extreme_sexy_girl::extreme_sexy_girl:.
Huynh k đọc hết và đọc kỹ. Đau lòng quá
sr đệ thì ra đệ muốn bàn luận về ngộ đạo và dục vọng ta tưởng đệ chỉ nói đến ngộ . Lỗi ta , ta phạt mình chép 300 lần bài này =))
 
Huynh mạo muội tóm tắt hơn 300 chữ của lão đệ bằng 1 câu chuyện . Nếu đệ đã bàn về kim gia thì huynh cũng mạo muội bàn về kim gia , nhưng câu chuyện của huynh là trong tác phẩm ỷ thiên đồ long ký . Chương thứ 153 trong ỷ thiên có kể lại đoạn trương tam phong truyền lại thái cực kiếm cho vô kỵ để đánh với a tam , a nhị , a đại . Lần đầu vô kỵ nhớ được 80 phần , lần 2 vô kỵ quên đi một nửa , lần 3 không còn nhớ gì hết . Trương tam phong liền bảo tốt tốt , con đánh được rồi . Ai cũng lo lắng không hiểu , chỉ 2 người hiểu . Kiến thức hay kiếm pháp , hay ngộ đạo đến một lúc nào đó cần quên hết để tùy tâm ứng biến .
Nếu là lấy Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì có một đoạn đó là lúc Vô Kỵ học càn khôn đại na di rất hay. Đến tầng cuối cùng, Vô Kỵ luyện thế nào cũng không thấy thuận lợi nên quyết định dừng lại vì đã đủ. Tưởng lả nuối tiếc nhưng ai ngờ lại là phúc duyên thâm hậu, vì tầng cuối đó là do suy luận viết ra chứ không thực tế. Nếu cố gắng luyện thì chắc chắn sẽ tẩu hỏa nhập ma mà chết.
 
Nếu là lấy Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì có một đoạn đó là lúc Vô Kỵ học càn khôn đại na di rất hay. Đến tầng cuối cùng, Vô Kỵ luyện thế nào cũng không thấy thuận lợi nên quyết định dừng lại vì đã đủ. Tưởng lả nuối tiếc nhưng ai ngờ lại là phúc duyên thâm hậu, vì tầng cuối đó là do suy luận viết ra chứ không thực tế. Nếu cố gắng luyện thì chắc chắn sẽ tẩu hỏa nhập ma mà chết.
đúng rồi đó tầng đó là thằng sáng tác hút cần viết ra , cố luyện tiếp là đi tây thiên với đường tăng luôn .Mô phật .
 
Nếu là lấy Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì có một đoạn đó là lúc Vô Kỵ học càn khôn đại na di rất hay. Đến tầng cuối cùng, Vô Kỵ luyện thế nào cũng không thấy thuận lợi nên quyết định dừng lại vì đã đủ. Tưởng lả nuối tiếc nhưng ai ngờ lại là phúc duyên thâm hậu, vì tầng cuối đó là do suy luận viết ra chứ không thực tế. Nếu cố gắng luyện thì chắc chắn sẽ tẩu hỏa nhập ma mà chết.
Đạo lý trong truyện chắc nói 3 ngày 3 đêm chưa hết. Dạo này phong trào bỏ đá phò và quay tay phát triển mạnh nên đệ muốn thức tỉnh các huynh đệ mê muội thôi.
 
Đạo lý trong truyện chắc nói 3 ngày 3 đêm chưa hết. Dạo này phong trào bỏ đá phò và quay tay phát triển mạnh nên đệ muốn thức tỉnh các huynh đệ mê muội thôi.
Huynh bỏ được 1 tuần ,hơn 30 tí ti sáng nay mới mộng tinh .Đời chắc không gì loser bằng :(
 
Bồ Đề Đạt Ma võ giỏi chỉ là truyền thuyết chứ đã đánh với ai đâu. Võ công chắc gì đấm nổi Từ Hiểu Đông.
Bài này chỉ nói về dục vọng và tu tập. 72 tuyệt kỹ chủ là dẫn đề. Mà đã là tiểu thuyết ai lại đi xem nó có thực hay k ?
Từ Hiểu Đông chỉ giỏi ăn hiếp các lão già mà hay xạo thôi. Hắn có thể trạng tốt và trẻ nên được gọi là người lột mặt nà võ truyền thống. Đây là mặt hay nhưng xét trình đối kháng hắn còn tệ lắm. Khi các con thỏ dễ ăn đã hết hắn lại đi tìm các võ sĩ chuyên nghiệp và kết cục thì trước sau hắn cũng no đòn thôi. Xét ra trình lão tây thách đấu Huỳnh Tấn Kiệt còn cao hơn hắn nhiều.

Trên là xét võ công, nhưng hắn còn man rợ lắm. Thường đấu võ chỉ cần trọng tài hiệu dừng là tất cả dừng. Hắn và các lão võ truyền thống thì cái này như hạch. Đó là do thực chiến chưa nhiều. Đấu càng nhiều, việc nghe theo hiệu lệnh càng nhanh.
 
Võ học trung quốc phần lớn là ba hoa chích chòe, ko có đc tính thực dụng cao như tây phương :)), nó cũng giống như nền triết học đông phương tỏ vẻ cao thâm huyền bí nhưng thực chất ko có tính thực tế trong việc giải thích và xây dựng, phát triển xã hội.
Truyện của kim dung cũng hạn chế rất nhiều về tư tưởng, nó khá là yếm thế, cổ vũ cái tinh thần dân tộc đại hán, 1 xã hội lý tưởng mông lung, các tuyến nhân vật hư cấu nhưng ko có chiều sâu tâm hồn, ko có mâu thuẫn, đấu tranh nội tâm dằn vặt...Quá đề cao cái cũ, cái xưa cổ. Đời sau có luyện võ, ngộ kiểu ccc nào cũng đéo bằng đc 1 phần thằng sáng lập. Tư tưởng này giống tụi nho gia, tạo ra toàn đống robot, ko có sáng tạo.
Kết luận, truyện kim dung chỉ là tiểu thuyết giải trí 3 xu
 
Võ học trung quốc phần lớn là ba hoa chích chòe, ko có đc tính thực dụng cao như tây phương :)), nó cũng giống như nền triết học đông phương tỏ vẻ cao thâm huyền bí nhưng thực chất ko có tính thực tế trong việc giải thích và xây dựng, phát triển xã hội.
Truyện của kim dung cũng hạn chế rất nhiều về tư tưởng, nó khá là yếm thế, cổ vũ cái tinh thần dân tộc đại hán, 1 xã hội lý tưởng mông lung, các tuyến nhân vật hư cấu nhưng ko có chiều sâu tâm hồn, ko có mâu thuẫn, đấu tranh nội tâm dằn vặt...Quá đề cao cái cũ, cái xưa cổ. Đời sau có luyện võ, ngộ kiểu ccc nào cũng đéo bằng đc 1 phần thằng sáng lập. Tư tưởng này giống tụi nho gia, tạo ra toàn đống robot, ko có sáng tạo.
Kết luận, truyện kim dung chỉ là tiểu thuyết giải trí 3 xu
Thần tượng của tui chỉ có Thích gia và Kim gia, vậy mà chú vào chê như đúng rồi. Tui nghĩ có khi chú nên ra đời cho đời nó chà đạp chú xíu rồi chú sẽ biết mình là ai và đang ở đâu. Chứ cứ kiểu này tui lo tương lai của chú khi hết lớp bảo vệ phải đưa mặt ra đường thì bị sốc rồi lại trầm cảm tự kỷ.

Truyện Kim Dung thì đầy cứ gõ google là đọc được, nhưng hiểu thì lại là chuyện khác. Võ vẽ thì trong truyện là phụ, trong võ nó còn thể hiện tính nhân văn của nó. Còn như các thằng kém văn minh hơn võ thực tế hơn, vd như Thái chẳng hạn, thực chiến chẳng kém võ tây nhưng nhìn lại, đánh đấm toàn chỗ hiểm, đã ra chiêu là có người chết. Coi thằng tony jaa đánh hay thiệt nhưng nhìn lại thì võ của nó man rợ quá.

Thứ chính trong truyện chính lại là nhân phẩm, đây là thứ được truyền tải xuyên suốt cùng võ công trong truyện. Và lúc nào nhân phẩm cũng được đề cao hơn so với võ công. Võ công cao mà nhân phẩm kém thì cũng chỉ làm hại cho võ lâm giang hồ. Tui nghĩ chú nên xem xét liên hệ với bản thân.
 
Bản thân rất thắc mắc không biết mục tiêu của @titoe trong nghiên cứu triết học là gì?
 
Thần tượng của tui chỉ có Thích gia và Kim gia, vậy mà chú vào chê như đúng rồi. Tui nghĩ có khi chú nên ra đời cho đời nó chà đạp chú xíu rồi chú sẽ biết mình là ai và đang ở đâu. Chứ cứ kiểu này tui lo tương lai của chú khi hết lớp bảo vệ phải đưa mặt ra đường thì bị sốc rồi lại trầm cảm tự kỷ.

Truyện Kim Dung thì đầy cứ gõ google là đọc được, nhưng hiểu thì lại là chuyện khác. Võ vẽ thì trong truyện là phụ, trong võ nó còn thể hiện tính nhân văn của nó. Còn như các thằng kém văn minh hơn võ thực tế hơn, vd như Thái chẳng hạn, thực chiến chẳng kém võ tây nhưng nhìn lại, đánh đấm toàn chỗ hiểm, đã ra chiêu là có người chết. Coi thằng tony jaa đánh hay thiệt nhưng nhìn lại thì võ của nó man rợ quá.

Thứ chính trong truyện chính lại là nhân phẩm, đây là thứ được truyền tải xuyên suốt cùng võ công trong truyện. Và lúc nào nhân phẩm cũng được đề cao hơn so với võ công. Võ công cao mà nhân phẩm kém thì cũng chỉ làm hại cho võ lâm giang hồ. Tui nghĩ chú nên xem xét liên hệ với bản thân.
Thích gia là ông nào vậy? :(
 
Top