Ngẩn ngơ với ‘dạ thưa’ kiểu Sài Gòn…

Cotruong25

Tu Thần Đạo
TTO - Trong giới khoa học, "sư phụ" Vương Ngọc Chính của mình, sống gần cả đời ở Sài Gòn, dù đã U80, nhưng mỗi lần nói chuyện với bạn bè cùng trang lứa, vẫn thường dùng từ đệm dạ, thưa rất lịch sự, sang trọng.

609061676805715157110181093943438899937280n-1576766136127197051268.jpg

Một người bạn đồng môn của "sư phụ", GS Nguyễn Kim Phi Phụng bên Khoa học tự nhiên, cựu nữ sinh trung học Nguyễn Bá Tòng, khi nói chuyện cũng vậy, cũng thường dùng những tiếng dạ, thưa. Không chỉ dạ, thưa khi nói chuyện với người lớn tuổi hay bạn bè cùng trang lứa, mà khi nói chuyện với những người nhỏ tuổi hơn, mình vẫn nghe những tiếng dạ, thưa như vậy của thầy.

Ở Bách khoa, ngoài những giảng viên ngày cũ, mình vẫn thấy phong cách này ở những nhân viên. Chỗ phòng đào tạo, có chị Như Hằng, mỗi lần nói chuyện đều "thưa có", "thưa không", "dạ", dù các thầy cô đang nói chuyện đều nhỏ tuổi hơn chị.

Phòng KHCN còn có chị Mai Loan, cũng một dạ hai thưa với các thầy cô, dù người nói chuyện nhỏ tuổi hơn chị. Có một chị lao công thường quét lá ở gần thư viện, sáng nào cũng gặp, mình chào chị trước, lúc nào cũng nhận lại câu chào bắt đầu bằng tiếng "dạ", trong khi mình nhỏ tuổi hơn chị và chào chị… cộc lốc.

Trong giới văn nghệ sĩ miền Nam, một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của sân khấu cải lương là "sầu nữ" Út Bạch Lan, xem các chương trình trò chuyện trên truyền hình, vẫn thấy bà dùng những tiếng "dạ, thưa" rất lịch sự, dù có khi người phỏng vấn chỉ đáng tuổi con cháu của bà.


Không chỉ trên truyền hình, ở ngoài đời thật, có lần mình cũng nghe bà dạ, thưa như vậy khi nói chuyện. Một nghệ sĩ nổi tiếng khác là ca sĩ Hoàng Oanh, cựu nữ sinh Gia Long, khi trả lời phỏng vấn báo chí, bà vẫn "dạ thưa chị" hay "dạ thưa anh"…

Mà cũng không chỉ trong trường đại học, giữa Sài Gòn, mình vẫn có dịp nghe những người bình dân dạ, thưa theo phong cách lịch sự như vậy. Có lần ghé vào một tiệm tạp hóa ở quận 1, cái tiệm cũ còn hơn cả người yêu cũ nữa. Chị chủ quán có lẽ cũng đã U60, nhưng vẫn một dạ hai thưa với khách hàng.

Cũng phải nói thêm cho rõ, người ta dạ, thưa theo kiểu rất tự nhiên, chứ không phải dạ, thưa theo kiểu khúm núm xun xoe để cố lấy lòng người đối diện hay khi nhờ vả chuyện gì đó…

Ngẩn ngơ với những tiếng dạ, thưa kiểu Sài Gòn dễ thương như vậy…

Copy của NAM PHAN (ĐH Bách Khoa)
 
Sáng nay đọc đc bài trên OFFB, thấy quả avt bác giống của ông này quá :)) hay đây là bác ngoài đời à
 
Sáng nay đọc đc bài trên OFFB, thấy quả avt bác giống của ông này quá :)) hay đây là bác ngoài đời à
Tác giả học Bách Khoa HCM. Còn tao học Học Viện Bank Hà Nội nhé. :))
 
Dạ tao cũng nghiện cái giọng Sài Gòn cách đây tầm hơn chục năm lắm. Giọng con gái không ấm, nhưng dễ thương lạ
 
mầy cũng dân xì gòn à:)
Không, tao dân Đà Lạt, nhưng lúc còn nhỏ ra vào Sài Gòn nhiều, ở Bình Thạnh :feel_good:. Mà nói chung là đối với dân Đà Lạt ngày tao còn nhỏ thì mọi người khoái dân Sài Gòn lắm :vozvn (40):. Thời thượng, chơi đẹp, và ngọt giọng
 
TTO - Trong giới khoa học, "sư phụ" Vương Ngọc Chính của mình, sống gần cả đời ở Sài Gòn, dù đã U80, nhưng mỗi lần nói chuyện với bạn bè cùng trang lứa, vẫn thường dùng từ đệm dạ, thưa rất lịch sự, sang trọng.

View attachment 32634

Một người bạn đồng môn của "sư phụ", GS Nguyễn Kim Phi Phụng bên Khoa học tự nhiên, cựu nữ sinh trung học Nguyễn Bá Tòng, khi nói chuyện cũng vậy, cũng thường dùng những tiếng dạ, thưa. Không chỉ dạ, thưa khi nói chuyện với người lớn tuổi hay bạn bè cùng trang lứa, mà khi nói chuyện với những người nhỏ tuổi hơn, mình vẫn nghe những tiếng dạ, thưa như vậy của thầy.

Ở Bách khoa, ngoài những giảng viên ngày cũ, mình vẫn thấy phong cách này ở những nhân viên. Chỗ phòng đào tạo, có chị Như Hằng, mỗi lần nói chuyện đều "thưa có", "thưa không", "dạ", dù các thầy cô đang nói chuyện đều nhỏ tuổi hơn chị.

Phòng KHCN còn có chị Mai Loan, cũng một dạ hai thưa với các thầy cô, dù người nói chuyện nhỏ tuổi hơn chị. Có một chị lao công thường quét lá ở gần thư viện, sáng nào cũng gặp, mình chào chị trước, lúc nào cũng nhận lại câu chào bắt đầu bằng tiếng "dạ", trong khi mình nhỏ tuổi hơn chị và chào chị… cộc lốc.

Trong giới văn nghệ sĩ miền Nam, một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của sân khấu cải lương là "sầu nữ" Út Bạch Lan, xem các chương trình trò chuyện trên truyền hình, vẫn thấy bà dùng những tiếng "dạ, thưa" rất lịch sự, dù có khi người phỏng vấn chỉ đáng tuổi con cháu của bà.


Không chỉ trên truyền hình, ở ngoài đời thật, có lần mình cũng nghe bà dạ, thưa như vậy khi nói chuyện. Một nghệ sĩ nổi tiếng khác là ca sĩ Hoàng Oanh, cựu nữ sinh Gia Long, khi trả lời phỏng vấn báo chí, bà vẫn "dạ thưa chị" hay "dạ thưa anh"…

Mà cũng không chỉ trong trường đại học, giữa Sài Gòn, mình vẫn có dịp nghe những người bình dân dạ, thưa theo phong cách lịch sự như vậy. Có lần ghé vào một tiệm tạp hóa ở quận 1, cái tiệm cũ còn hơn cả người yêu cũ nữa. Chị chủ quán có lẽ cũng đã U60, nhưng vẫn một dạ hai thưa với khách hàng.

Cũng phải nói thêm cho rõ, người ta dạ, thưa theo kiểu rất tự nhiên, chứ không phải dạ, thưa theo kiểu khúm núm xun xoe để cố lấy lòng người đối diện hay khi nhờ vả chuyện gì đó…

Ngẩn ngơ với những tiếng dạ, thưa kiểu Sài Gòn dễ thương như vậy…

Copy của NAM PHAN (ĐH Bách Khoa)
Những người như vậy thường là những người được sinh ra và lón lên trên một gia đình có đạo đức tốt.
 
Tao dân miền trung,từng sống ở sg 6 năm,sau đó ra hn đến giờ 7 năm.Ấn tượng về thời gian đầu ở hn là shock văn hoá,dân hn nói bậy,chửi tục,cư xử láo nháo...
Sau 7 năm tao tập quen và thấy bình thường nhưng vẫn ko nói bậy được,người miền nam nói chung và sg nói riêng cảm giác vẫn lành,giao tiếp nhẹ nhàng,thân thiện và trung thực hơn ngoài hn nhiều
 
Thưa anh hai,quả thực tui cũng gặp rất ít ngưới nói dạ thưa tự nhiên trong Sà Goòng lắm ạ.Dạ thưa chỉ nghe đù má... đù mẹ,đụ ngựa,đĩ chó là nhiều .Thưa với anh đồi lời.
 
Tao dân miền trung,từng sống ở sg 6 năm,sau đó ra hn đến giờ 7 năm.Ấn tượng về thời gian đầu ở hn là shock văn hoá,dân hn nói bậy,chửi tục,cư xử láo nháo...
Sau 7 năm tao tập quen và thấy bình thường nhưng vẫn ko nói bậy được,người miền nam nói chung và sg nói riêng cảm giác vẫn lành,giao tiếp nhẹ nhàng,thân thiện và trung thực hơn ngoài hn nhiều
Tuỳ nơi tuỳ chỗ thôi mày, tao ở chợ Cầu Muối mấy năm, thấy chửi thề thôi rồi
 
Top