Mả ông Mù - Trại SUV

MẢ ÔNG MÙ
Mả ông mù nằm khép nép ở một góc nghĩa địa làng tôi. Mỗi năm đến kỳ tảo mộ Thanh minh, tôi vẫn thường đến đấy, thắp mấy nén hương và rót lên nắm cỏ khâu vàng vọt một chung rượu lạnh.
Mấy ông cụ kể (không phải tôi, chỉ biên lại) Chuyện là, vào khoảng cuối năm 1970, làng tôi bỗng xuất hiện hai nhân vật lạ. Đầu tiên là ông mù với cây đàn bầu cũ rích. Hơn tháng sau lại thêm một gã đãng trí mặc chiếc áo ka ki bạc phếch, rộng thùng thình. Cả hai cùng khoảng quá tuổi trung niên và cùng chọn cái chòi canh đã bỏ hoang ở cuối làng làm nơi trú ngụ. Ban ngày ông mù kéo đàn ăn xin ở chợ và hàng quán ven đường; còn gã đãng trí thì lang thang hết nhà này sang nhà khác, vừa xin ăn vừa làm những trò ngớ ngẩn.
Không ai biết tên ông mù, còn gã đãng trí xưng tên là Đỗ Dậu.
Đỗ Dậu không có chiếu chăn gì sất; nhưng ông mù thì có một manh chiếu rách và chiếc bao tải. Đêm đến, Đỗ Dậu ngủ nhờ chiếc chiếu ông mù. Hai thân hình gầy gò, tiều tuỵ, co quắp vào nhau, phủ lên trên là chiếc bao tải. Những đêm mùa đông lạnh buốt, ông mù không ngủ được, ngồi tựa lưng vào bức tường chòi canh, kéo đàn và hát. Tiếng đàn buồn thê thiết luồn theo làn gió bấc, vọng dài trong đêm. Lời hát càng buồn hơn. Đỗ Dậu cũng thức dậy, bó gối ngồi co ro trong xó chòi. Dứt một câu hát của ông mù, gã lại đệm theo “bìm-bím-bim”, ù ơ, ngớ ngẩn.
Cứ thế, ông mù và gã đãng trí thành người làng tôi lúc nào không hay. Những đêm sáng trăng, bọn trẻ hay lân la đến chòi canh nghe ông mù kéo đàn bầu và hát, lại cười ngặt nghẽo vì những trò bá vơ của Đỗ Dậu.
Đầu năm 1973, chiến tranh trở nên ác liệt. Cách làng tôi không xa, nơi đường sắt Xuyên Việt cắt ngang đường tỉnh lộ 623, mọc lên một chốt chặn, lù lù 4 lô cốt bằng bao cát nổi giữa bãi mìn và những vòng kẽm gai.
Mùa đông năm đó. Một đêm mưa. Đỗ Dậu bỗng bày trò lạ. Gã lén lấy chiếc bao tải của ông mù, nhặt đá đường tàu lửa bỏ vào, rồi vác lên vai đi về phía đồn lính. Lội bì bõm qua ruộng nước, áp sát vòng rào kẽm gai, gã đãng trí liên tục vung tay ném đá về phía những lô cốt và hô “Xung phong! Xung phong!”. Đạn từ các lỗ châu mai đen ngòm bắn ra như vãi. Mặc kệ! Đỗ Dậu cứ hết góc này lại vòng sang góc kia: “Xung phong! Xung phong!”.
Tiếng súng nổ làm ông mù thức giấc. Quờ tay không thấy Đỗ Dậu đâu, lại nghe tiếng gào ngoài đồn. Đoán ra cơ sự, ông mù lần mò đi về phía đồn lính, phía đạn nổ, lụp chụp từng bước trong mưa. Vừa đi vừa gọi “Đỗ Dậu ơi! Đỗ Dậu!...” . Tiếng súng nổ, tiếng người gào thét, lẫn vào nhau “... Đỗ Dậu ơi! Đỗ Dậu!. Đùng! Đùng! Chéo! Xung phong! Xung phong! Đỗ Dậu ơi!...”
Rồi tiếng người im bặt. Súng hết nổ. Chỉ còn tiếng mưa.
Sáng ra, người làng tôi thấy ông mù nằm chết trên vũng máu. Gã đãng trí, như có kẻ khuất mặt nào đó dìu dắt, vẫn sống nhăn răng. Hắn ngồi bên xác ông mù, chặp chặp lại cất lên câu “bìm – bím – bim”, ù ơ, ngớ ngẩn. Bỗng gã đứng dậy, cởi chiếc áo ka ki bạc phếch, rộng thình, choàng lên người ông mù, oà khóc. Tiếng khóc vừa xót xa, vừa kỳ quái, nghe muốn đứt ruột. Rồi gã bỏ đi, biệt tăm từ hôm đó.
Ông mù không có người thân, nên ngoại tôi cùng mấy ông bạn già ra đồn nhận xác về chôn.
Đến nay, người làng tôi vẫn kháo nhau, trong những đêm đông mưa gió, còn văng vẳng nghe tiếng đàn bầu và giọng hát ông mù vọng lại từ phía nghĩa địa.
- Có nghe “bìm –bím - bim!” không? Tôi tò mò hỏi.
Kẻ bảo có, người bảo không. Thực hư thế nào ai mà biết.
 
Tao đoán người cách mạng giả điên đi do thám, nào ngờ tổn thất ngoài mong muôn.
 
Tao đoán là 2 cao thủ thân mang tuyệt kỹ nhưng do luyện quá đà bị tẩu hỏa nhập ma, lão mù do công lực cao hơn nên vẫn còn sót lại chút công phu gẩy đàn, còn Đỗ tiên sinh tuy tẩu hỏa nhập ma nhưng khinh công chân truyền và đàn chỉ thần công là 2 môn võ đã luyện từ nhỏ nên chỉ bị phế 1 phần
 
Khả năng cao là tranh nhau tài sản là cái chiếu rách. Tay Đỗ Dậu cạnh tranh không lành mạnh, giở mưu hèn kế bẩn để ám toán bậc dị nhân. Cái câu "Bìm bím bim" đã nói lên tất cả
 
MẢ ÔNG MÙ
Mả ông mù nằm khép nép ở một góc nghĩa địa làng tôi. Mỗi năm đến kỳ tảo mộ Thanh minh, tôi vẫn thường đến đấy, thắp mấy nén hương và rót lên nắm cỏ khâu vàng vọt một chung rượu lạnh.
Mấy ông cụ kể (không phải tôi, chỉ biên lại) Chuyện là, vào khoảng cuối năm 1970, làng tôi bỗng xuất hiện hai nhân vật lạ. Đầu tiên là ông mù với cây đàn bầu cũ rích. Hơn tháng sau lại thêm một gã đãng trí mặc chiếc áo ka ki bạc phếch, rộng thùng thình. Cả hai cùng khoảng quá tuổi trung niên và cùng chọn cái chòi canh đã bỏ hoang ở cuối làng làm nơi trú ngụ. Ban ngày ông mù kéo đàn ăn xin ở chợ và hàng quán ven đường; còn gã đãng trí thì lang thang hết nhà này sang nhà khác, vừa xin ăn vừa làm những trò ngớ ngẩn.
Không ai biết tên ông mù, còn gã đãng trí xưng tên là Đỗ Dậu.
Đỗ Dậu không có chiếu chăn gì sất; nhưng ông mù thì có một manh chiếu rách và chiếc bao tải. Đêm đến, Đỗ Dậu ngủ nhờ chiếc chiếu ông mù. Hai thân hình gầy gò, tiều tuỵ, co quắp vào nhau, phủ lên trên là chiếc bao tải. Những đêm mùa đông lạnh buốt, ông mù không ngủ được, ngồi tựa lưng vào bức tường chòi canh, kéo đàn và hát. Tiếng đàn buồn thê thiết luồn theo làn gió bấc, vọng dài trong đêm. Lời hát càng buồn hơn. Đỗ Dậu cũng thức dậy, bó gối ngồi co ro trong xó chòi. Dứt một câu hát của ông mù, gã lại đệm theo “bìm-bím-bim”, ù ơ, ngớ ngẩn.
Cứ thế, ông mù và gã đãng trí thành người làng tôi lúc nào không hay. Những đêm sáng trăng, bọn trẻ hay lân la đến chòi canh nghe ông mù kéo đàn bầu và hát, lại cười ngặt nghẽo vì những trò bá vơ của Đỗ Dậu.
Đầu năm 1973, chiến tranh trở nên ác liệt. Cách làng tôi không xa, nơi đường sắt Xuyên Việt cắt ngang đường tỉnh lộ 623, mọc lên một chốt chặn, lù lù 4 lô cốt bằng bao cát nổi giữa bãi mìn và những vòng kẽm gai.
Mùa đông năm đó. Một đêm mưa. Đỗ Dậu bỗng bày trò lạ. Gã lén lấy chiếc bao tải của ông mù, nhặt đá đường tàu lửa bỏ vào, rồi vác lên vai đi về phía đồn lính. Lội bì bõm qua ruộng nước, áp sát vòng rào kẽm gai, gã đãng trí liên tục vung tay ném đá về phía những lô cốt và hô “Xung phong! Xung phong!”. Đạn từ các lỗ châu mai đen ngòm bắn ra như vãi. Mặc kệ! Đỗ Dậu cứ hết góc này lại vòng sang góc kia: “Xung phong! Xung phong!”.
Tiếng súng nổ làm ông mù thức giấc. Quờ tay không thấy Đỗ Dậu đâu, lại nghe tiếng gào ngoài đồn. Đoán ra cơ sự, ông mù lần mò đi về phía đồn lính, phía đạn nổ, lụp chụp từng bước trong mưa. Vừa đi vừa gọi “Đỗ Dậu ơi! Đỗ Dậu!...” . Tiếng súng nổ, tiếng người gào thét, lẫn vào nhau “... Đỗ Dậu ơi! Đỗ Dậu!. Đùng! Đùng! Chéo! Xung phong! Xung phong! Đỗ Dậu ơi!...”
Rồi tiếng người im bặt. Súng hết nổ. Chỉ còn tiếng mưa.
Sáng ra, người làng tôi thấy ông mù nằm chết trên vũng máu. Gã đãng trí, như có kẻ khuất mặt nào đó dìu dắt, vẫn sống nhăn răng. Hắn ngồi bên xác ông mù, chặp chặp lại cất lên câu “bìm – bím – bim”, ù ơ, ngớ ngẩn. Bỗng gã đứng dậy, cởi chiếc áo ka ki bạc phếch, rộng thình, choàng lên người ông mù, oà khóc. Tiếng khóc vừa xót xa, vừa kỳ quái, nghe muốn đứt ruột. Rồi gã bỏ đi, biệt tăm từ hôm đó.
Ông mù không có người thân, nên ngoại tôi cùng mấy ông bạn già ra đồn nhận xác về chôn.
Đến nay, người làng tôi vẫn kháo nhau, trong những đêm đông mưa gió, còn văng vẳng nghe tiếng đàn bầu và giọng hát ông mù vọng lại từ phía nghĩa địa.
- Có nghe “bìm –bím - bim!” không? Tôi tò mò hỏi.
Kẻ bảo có, người bảo không. Thực hư thế nào ai mà biết.
Mầy thánh chuyện , trước mầy thầy giáo dậy văn lẩu
 
chuyện ko đầu ko cuối đó là cuộc đời mà thôi, kẻ nào ko nhận ra đc ý nghĩa sâu thẳm trong đó đích thị là xamler
 
Thằng viết nó chơi chữ đấy. Ý nó không phải là mù lòa mà là mù quáng, không phải ngớ ngẩn mà là ngu muội. Một đám người mù quáng và ngu muội chỉ dẫn nhau đến kết cục bi thảm mà thôi.
 
Top