Có Hình Việt Nam sẽ đầu tư 1 tỉ USD để đào tạo bán dâm

Từ nay đến 2030, Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 1 tỉ USD để đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn. Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, việc đào tạo đội ngũ nhân lực bán dẫn này sẽ gián tiếp tạo nguồn thu khoảng 15 - 16 tỉ USD cho nền kinh tế.​


Lớp đào tạo kỹ sư bán dẫn của NIC tại Hà Nội - Ảnh: B.NGỌC

Lớp đào tạo kỹ sư bán dẫn của NIC tại Hà Nội - Ảnh: B.NGỌC
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Xuân Hoài, phó giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), khẳng định hệ thống các cơ sở đào tạo, các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước đủ khả năng để đào tạo đủ số kỹ sư như mục tiêu của Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, do Bộ KH&ĐT chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện để trình Thủ tướng trước ngày 25-4.

40.000 học bổng cho kỹ sư bán dẫn​

Ông Võ Xuân Hoài
Ông Võ Xuân Hoài mặt xạo lồn ra mặt

* Là cơ quan trực tiếp soạn thảo đề án đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn, đến nay NIC đã chuẩn bị những gì để thực hiện mục tiêu đề ra?
- Theo chỉ đạo của Bộ KH&ĐT, NIC đã phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai hai nhóm công việc chính. Thứ nhất là xây dựng đề án phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng 2045.
Thứ hai là triển khai các hoạt động kết nối đối tác trong và ngoài nước để hỗ trợ các trường đại học, cơ sở đào tạo tại Việt Nam phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.
Từ tháng 9-2023, trong chuyến công tác của Thủ tướng tại Mỹ, NIC đã ký hợp tác với Synosys và Cadence - hai tập đoàn cung cấp phần mềm thiết kế chip lớn nhất trên thế giới.
Thông qua hợp tác này, NIC cung cấp lại các bản quyền phần mềm cho các trường đại học trong nước để họ có cơ sở, nguồn lực sử dụng trong quá trình đào tạo.
NIC cũng ký kết hợp tác với Đại học bang Arizona - trường đào tạo về ngành chip bán dẫn lớn nhất trên thế giới - để xây dựng các chương trình đào tạo, tận dụng các nguồn lực mà Chính phủ Mỹ hỗ trợ VN để triển khai các chương trình đào tạo.
* Thưa ông, NIC sẽ phối hợp với các trường đại học, các viện thế nào trong đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn?
- Thời gian qua NIC phối hợp với Google để mỗi năm cấp khoảng 30.000 suất học bổng, đặc biệt từ năm 2024 sẽ cấp khoảng 40.000 suất học bổng cho các ngành công nghiệp 4.0 với sinh viên các trường trên cả nước.
Những sinh viên, học viên tốt nghiệp nhận được chứng chỉ của Google thì các doanh nghiệp công nghệ lớn tại nhiều quốc gia đều sẵn sàng tiếp nhận vào làm việc. NIC cũng phối hợp với USAID để triển khai đào tạo nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp.
Trong ngành công nghiệp bán dẫn, NIC phối hợp với Synosys, Cadence, Siemens để được hỗ trợ các nền tảng phần mềm thiết kế chip, sau đó bàn giao lại cho các trường đại học nhằm phối hợp với các trường đại học triển khai các chương trình đào tạo dài hạn về ngành công nghiệp bán dẫn.
NIC cũng phối hợp với Cadence và FPT để triển khai chương trình đào tạo dành cho sinh viên, cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc trong ngành thiết kế vi mạch. Đồng thời phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM để thực hiện chương trình đào tạo dành cho giảng viên, sử dụng công nghệ nền tảng của Cadence.
Công nhân làm việc trong nhà máy Hana Micron Vina ở tỉnh Bắc Giang - Ảnh: HÀ QUÂN
Công nhân làm việc trong nhà máy Hana Micron Vina ở tỉnh Bắc Giang - Ảnh: HÀ QUÂN

Cung cấp 90.000 kỹ sư chất lượng cao đến năm 2030​

* Nhiều ý kiến lo ngại hiệu quả của việc đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn, đề án có tính tới việc đảm bảo cho các kỹ sư này làm đúng ngành nghề sau khi ra trường?
- Theo khảo sát của Bộ KH&ĐT, với khả năng cung cấp nhân lực của các trường đại học và cơ sở đào tạo của Việt Nam, hoàn toàn có thể cung cấp được 50.000 kỹ sư chất lượng cao trong giai đoạn từ nay đến 2030. Nếu kết hợp các chương trình đào tạo ngắn hạn tốt, hoàn toàn có thể có số lượng lớn hơn, chất lượng tốt trên cơ sở hợp tác quốc tế.

Về nhu cầu, thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được các doanh nghiệp FDI công nghệ trong các khâu đóng gói, kiểm thử, sản xuất, thiết kế. Ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần 35.000 kỹ sư cho khâu đóng gói, kiểm thử, sản xuất. Với khâu thiết kế chip, đến 2030 Việt Nam có khoảng 100 doanh nghiệp thiết kế vi mạch và cần khoảng 13.500 kỹ sư thiết kế chip.
Dựa trên nhu cầu của các tập đoàn công nghệ đã làm việc với NIC thời gian qua, chúng ta hoàn toàn có khả năng dành một lượng kỹ sư để xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ... Khảo sát của Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ cũng cho biết nhu cầu nguồn nhân lực của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới rất lớn chứ không chỉ ở Việt Nam.
* Ông cho rằng đâu là những khó khăn với đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn những năm tới?
- Trong quá trình kết nối và triển khai, các chương trình đào tạo nhân lực cho ngành chip bán dẫn đang gặp một số khó khăn về cơ chế chính sách như chưa hoàn thiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nên chưa có định hướng cụ thể trong giai đoạn tới sẽ làm gì.
 
Top