Sách truyện hay : Lê-nin của em

Do A.Crap-tren-cô biên soạn
Bìa và minh họa N.Li-a-min
Trần Vĩnh Phúc dịch
Dịch theo bản tiếng Nga "Kể chuyện Lê-Nin cho các em nhỏ" của nhà xuất bản Trẻ nhỏ Moscow 1977
In tại Liên Xô
Nhà xuất bản trẻ nhỏ Moscow - Nhà xuất bản Kim Đồng - 1980

Một cuốn sách đã có tuổi đời 33 năm nhưng đã có dấu ấn trong tâm trí của các thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Những cuốn sách như thế này của nhà xuất bản Trẻ nhỏ, nhà xuất bản Cầu vồng... đã một thời là sách gối đầu giường của bao bạn nhỏ. Hôm nay xin được trân trọng số hóa và chia sẻ cùng các bạn. Cuốn sách trình bày nhẹ nhàng và tương đối dễ hiểu về hoàn cảnh lịch sử nước Nga trước cách mạng tháng 10 cùng cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ vô sản Xô Viết.



 
XA HOÀNG LÀ AI ?

Thời ấy đã qua lâu lắm rồi. Hồi đó mẹ em, cha em và cả bà em nữa cũng chưa ra đời. Con người sống hoàn toàn khác hẳn ngày nay. Những người giàu có, những ông chủ, địa chủ và quý tộc sống sung sướng.

Còn công nhân và nông dân sống khổ cực. Những ông chủ có nhiều ruộng đất gọi là địa chủ. Những ông chủ khác có nhà máy, công xưởng gọi là chủ nhà máy.

Công nhân chẳng có gì, ngoài đôi tay lao động. Họ và con cái họ cần có cơm ăn, áo mặc và nhà ở. Thế là công nhân phải tìm đến chủ nhà máy xin việc. Họ khai thác than đá, quặng dưới lòng đất, nấu sắt, thép, làm ra các loại máy móc. Tất cả những cái đó đều rơi vào tay bọn chủ nhà máy. Chúng trở nên giàu có. Còn công nhân lao động nặng nhọc thì được trả tiền công rẻ mạt chưa đủ để mua bánh mì.

Nông dân có ruộng nhưng quá ít ỏi. Mùa màng mất mát, luôn luôn thiếu bánh mì, không đủ nuôi cả gia đình. Nhiều nông dân buộc phải tìm đến nhà địa chủ quanh vùng kiếm công ăn việc làm. Họ cày ruộng, gieo lúa mạch đen và lúa mì, gặt hái mùa màng cho địa chủ. Còn những nông dân khác thì đi làm thuê cho các chủ nhà máy.

Xa hoàng là địa chủ giàu có nhất. Các địa chủ khác và các chủ nhà máy tôn hắn làm người đứng đầu quốc gia. Xa hoàng trị vì đất nước, lập ra pháp luật. Theo pháp luật đó, công nhân và nông dân phải phục tùng xa hoàng và những ông chủ là địa chủ, chủ nhà máy.

Cảnh sát, hiến binh và bọn quan lại bảo vệ chính quyền của xa hoàng và các ông chủ.

Xa hoàng là người bênh vực những kẻ giàu. Còn đối với công nhân và nông dân - xa hoàng là kẻ áp bức, hà hiếp.

Xa hoàng chẳng phải trong các truyện cổ tích, mà có thực trong cuộc sống là như thế đấy.


 
ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN DƯỚI THỜI XA HOÀNG

Bác nông dân I-van cùng với vợ là Ma-ri-a và con trai Mi-chi-a sống ở trong làng. Bác có rất ít ruộng. Bác cày ruộng bằng cây gỗ. Con ngựa nhỏ gầy nhom ì ạch kéo cày (1). Mùa màng thu hoạch chẳng được bao, lúa mì không đủ ăn từ vụ này đến vụ khác. Đã thế, tên lính lệ còn đến bảo bác I-van :

Nộp tiền đi ! Nộp thuế cho xa hoàng ! Bác I-van không có tiền. Bác đành xin khất tên linh lệ. Hắn lên giọng quát tháo :

– Nếu mày không nộp thuế, tạo sẽ bắt bò của mày đem bán.

Bác I-van nói :

– Xin ông dừng bắt bò nhà tôi : mất bò, chúng tôi lấy gì nuôi đứa con nhỏ.

Tên lính lệ liền trả lời :

- Mày không chịu nộp thuế, tao sẽ dùng vũ lực bắt phải nộp và tống mày vào tù.

Đoạn hắn dắt con bò ra khỏi sân. Bác gái Ma-ri-a oà lên khóc : bây giờ biết lấy gì nuôi Mi-chi-a hở trời ? Mi-chi-a rất sợ hãi, đứng nem nép sau lưng mẹ. Tên lính lệ bắt bò của bác I-van. Những nông dân khác, nếu không có tiền sẽ bị bắt cừu non, bắt gà.

Khi Mi-chi-a lớn khôn, người cha bảo em :

Bố không có gì nuôi con nữa. Con hãy tự kiếm việc nuôi thân. Mi-chi-a đến chăn bò cho một tên địa chủ. Em không được đi học. Lớn lên em trở thành đứa trẻ mù chữ. Rất nhiều trẻ em khi đó cũng không được học hành : các em sớm phải đi làm ; hơn nữa trường học lại rất ít.

(1) Trước cách mạng nông dân Nga cay ruộng bằng ngựa — ND.

 
Sách hay quá,, bà xẽ mua cho e Hưng nhà bà đọc để bớt làm diu - tút nhảm.
Tao có chuyện mac lê nin này hay hơn của mày
xác ướp giang mai
Các mày biết Lê-nin là ai không là Bậc thầy vô sản đang được cả nước đông lào tôn kính thờ bái để mà làm theo đường lối của ông ấy,các mày comment cho nó văn vở vào không sản đại nhân cho người xuống bế đi bây giờ
 
ĐỜI SỐNG CỦA ĐỊA CHỦ

Gần làng bác I-van ở có một khu vườn trái rộng. Bức hàng rào cao ngăn khu vườn khỏi những con mắt của bà con nông dân. Trong vườn có một ngôi nhà đẹp, tường quét vôi trắng với hàng cột hành lang. Mùa hè tên địa chủ thường đến ở trong ngôi nhà này. Khu vườn và ngôi nhà ấy là của lão ta. Đám rừng bao quanh làng cũng của lão ta. Cả những cánh đồng và đồng cỏ — tất cả đều thuộc về lão. Lão ta là chủ mọi vật. Mụ vợ cũng tới đây cùng với lão. Mụ ăn diện, béo núc ních, có bộ mặt cau có. Và cả đứa con trai tên là Mi-sa.

Mi-sa có nhiều thứ, không phải bánh mì, mà là nhiều bánh kẹo và đồ chơi đắt tiền. Mùa đông, Mi-sa sống ở thành phố, học trong trường. Các con em công nhân và nông dân không được học như vậy.

Mi-sa không được phép chơi đùa với trẻ con nông dân. Chúng ăn mặc rách rưới và không biết chữ. Người ta làm cho Mi-sa tin rằng nó là con nhà quyền quý, còn trẻ con nông dân chỉ là đám thường dân, bắn thỉu đầu bù tóc rồi.

Lão địa chủ ấy sống sung sướng và tất cả các địa chủ thời đó đều sống sung sướng.

 
Top