Phật giáo - Sự thật mất lòng P3

P3 - Vô Minh - Sự không biết - Sự NGU
Vô minh là cách nói văn hoa, còn thô thiển thì nói thẳng là NGU.
Do vô minh mà sinh ra vạn sự, do vô minh mà ta bị sinh ra, ý là ngu từ trong trứng.

Vô minh nó bao trùm mọi mặt trong đời sống. Ví như mày vừa mắc lỗi không có chủ ý, mày bào chữa là không biết là không có tội, mày đổ lỗi do cái sự không biết, do sự vô tình mà ra. Nhưng không, mọi hành động mày làm đều sẽ nảy sinh hậu quả, hậu quả thì nó không phân biệt là mày có biết hay mày vô tình, nó chỉ biết là mày vô minh, mày ngu nên mới để sảy ra cơ sự, và mày vẫn lãnh quả kể cả là mày không cố ý làm sự việc sai lầm ấy.

Ví dụ như mày có con nhỏ, mỗi bữa ăn mày đều cho nó ăn quá lượng cần thiết khiến lâu dài nó bị ảnh hưởng nội tạng, khi nó đau ốm mày tìm phương pháp không đúng khiến nó bệnh nặng hơn, nhẹ thì đi viện, nặng thì biến chứng cả đời cho đứa trẻ... Đó là hành động mày không cố ý, là tình yêu mày dành cho con thôi, nhưng luật hoa quả thì nó chỉ biết đó là do trí tuệ mày vô minh về vấn đề nuôi dưỡng, và mày vẫn sẽ lãnh quả từ cái nhân vô minh mày gieo.

Sự thật là vậy, cho nên trong Phật giáo vô minh nó mới là khởi đầu của toàn bộ các chuỗi trong 12 chuỗi nhân duyên, khi nào tụi mày chấm dứt được vô minh cũng có nghĩa là tụi mày có trí tuệ bậc Thánh, chúng mày có trí tuệ về vạn sự trên đời và vũ trụ này. Bằng trí tuệ, tâm chúng mày có thể quán sát toàn bộ các quy luật của vũ trụ để rồi tìm thấy các chân lý hiện hữu thường hằng mà phàm phu không bao giờ thấy được. Đó cũng là cách đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni quán sát sau khi ngài chứng đạo.
 
P1-
Khi tụi mày nhìn những hoàn cảnh khổ sở, đầu đường xó chợ, bệnh hoạn ốm đau ngoài xã hội, thì theo Phật giáo đó hoàn toàn là do hạnh nghiệp của họ. Họ thừa tự chính những gì họ từng làm ở kiếp này và ở những kiếp sống trước. Bởi vậy nên xã hội có người nghèo, người cao sang, kẻ xinh đẹp người thô xấu, kẻ đần độn người thông minh. Chứ bảo chúa tạo ra thì tại sao chúa ko bình đẳng, đều là con chúa cả mà, tao biết cái mẹ gì đâu mà bắt tao sinh ra khổ vậy.
Nên là hỏi những thằng giàu có, kiệt sỉn, chó tính lại sống sướng, thế thì nhân quả đâu. Thì đơn giản là họ đang hưởng cái phước báu do những kiếp trước họ tích lũy, kiếp này họ sài sạch phước báu thì kiếp sau hoặc chính kiếp hiện tại sẽ nhãn tiền thôi. Cho nên vạn sự đến với tụi mày đều là do chính tụi mày, khổ quá thì cũng đừng kêu than. Số mệnh nằm trong tay mình, nó đến từ những hành động, suy nghĩ nhỏ nhất tụi mày đang làm hằng ngày.


P2-
Theo quan điểm của xã hội thì tình thân là rất quan trọng, tình mẫu tử, vợ chồng, bạn bè, ...cho tới mọi mối quan hệ trong xã hội đều cần coi trọng.
Nhưng theo quan điểm của Phật giáo thì càng thân tình càng nhiều đau khổ theo sau.
Trong Kinh Tương ưng thuộc bộ kinh nguyên thủy Nikaya đức Phật có thuyết rằng:

"Sầu than và đau khổ
Tranh cãi có trên đời
Do thân ái mà có
Không thân ái thì không"


Ý ở đây rằng, có thân ái thì sẽ có đau khổ và tranh cãi. Ví như ta đẻ ra đứa con, ta yêu quý nó, nhưng tới một ngày nó đau ốm, hoặc tai nạn mà lìa đời, thì sau cái hạnh phúc có con cái là cái đau khổ khi nó có mệnh hệ gì. Ngay cả những mối quan hệ ít gần gũi hơn như bạn bè, thân quyến, họ hàng nội mạc.. nếu họ có mất mát tài sản, mất mát người thân, hay bệnh hoạn không phương cứu chữa thì ta cũng buồn và khổ lây một phần nỗi khổ của họ. Rồi khi những mối quan hệ ấy không còn tốt đẹp, thì dẫn tới tranh cãi, rồi chém giết bất kể là máu mủ ruột già hay là anh em xã hội. Cái này thì sảy ra suốt.

Từ đó đức Phật nêu cao cái "Dũng" của bậc hành giả dám từ bỏ mọi thứ thuộc hồng trần để đi tu hành cực khổ. Đó là từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ vật chất, sống không vật chất, từ bỏ người hầu, từ bỏ mọi mối quan hệ thân thích, sống ko có quan hệ, không ràng buộc bất cứ một ai. Bậc hành giả từ bỏ nơi nhộn nhịp nhiều thú vui, bậc ấy ưa thích nơi hoang vắng như rừng hoang, nghĩa địa, nhà hoang, chu tâm tu hành và hành thiền để tâm được định mà không dính tới hồng trần.

Nghe thì thấy vô lý, nhưng ví như thời hiện đại bây giờ, để tu hành, mà vị ấy cầm smartphone mỗi ngày face time với người thân, vẫn phải để ý, quan tâm tới sự việc gia đình, họ hàng, dòng tộc, vẫn phải cập nhật tình hình thế sự mỗi ngày thì đầu óc luôn phải vướng mắc vào việc thế gian nhỏ nhặt, khi ấy tâm sao mà định được. Tâm không định thì không thể hành thiền, không thể hành thiền thì trí tuệ không sanh khởi. Cho nên những bậc chân tu thường là những người độc cư, sống đời sống viễn ly, ẩn mình nơi rừng hoang tu tập.
Cho nên giờ mà mấy cái vị sư hay livestream tiktok, giảng giải tâm lý tuổi hồng, giảng giải những vấn đề cuộc sống, đạo đức sinh hoạt tầm thường, rồi có đội ngũ quay video để up lên mạng xã hội thì 99,9% là những vị vẫn tiếp xúc với đời sống phàm phu hằng ngày, hằng giờ. Cho nên dù có cạo tóc khoác áo tu thì vẫn chỉ là kẻ phàm phu, không chứng được quả vị tối thiểu trong 4 quả vị bậc thánh nhân.
 
Cũng bthường. K có gì ấn tượng hay đang để bàn cãi.
Đối với t mấy "sự thật" này chỉ như nhạc bé xuân mai lồn to. Chẳng có gì "mất lòng"
 
Top