Có Hình Nga - tộc Tatar bán đảo Crimea thế kỷ 16 cướp bắt người Circassia bán sang Ottoman làm nô lệ tình dục

ngày 25 tháng 5 năm 2020 Lịch sử thế giới phương Tây tagged bán đảo crimea, nga, tactar. Huỳnh Quyền Huỳnh / ncls group
CÁC CUỘC TẤN CÔNG CỦA DÂN DU MỤC TATAR TỪ BÁN ĐẢO KRYM
thế kỷ XV Kim trướng Hãn quốc do người Mông Cổ thành lập sụp đổ, tộc trưởng địa phương Haci I Giray (1397 – 1466) xuất thân là hậu duệ của Truật Xích, con trai của Thành Cát Tư Hãn, đã tranh thủ ly khai khỏi Kim trướng để lập ra Crimea Hãn quốc và lên ngôi Khả hãn năm 1449. Lãnh thổ Hãn quốc Krym bao gồm bán đảo Crimea cũng như vùng thảo nguyên liền kề (trừ khu đô thị ven biển như Kaffa là thuộc địa của Cộng hòa Genoa)
Gedik Ahmet Paşa | Independent Türkçe

năm 1475 quân Ottoman dưới trướng Gedik Ahmet Pasha (ảnh trên) tấn công Crimea, xoá sổ hết các thuộc địa của những người Genoa theo Công giáo và cầm tù Meñli I Giray (ảnh dưới) con trai của Haci I Giray trong ba năm vì chống lại cuộc xâm lược. Sau khi Meñli I Giray chấp nhận thần phục, người Thổ công nhận Crimea Hãn quốc là một đồng minh lệ thuộc vào triều đình Ottoman và trả tự do cho ông ta.
Nessuna descrizione della foto disponibile.

Crimea Hãn Quốc được nhà Ottoman bảo kê đã buôn bán nô lệ là người Circassia, dữ liệu Ottoman ghi nhận 2 triệu nô lệ Circassia bị bán ở chợ nô lệ ở Ottoman từ năm 1468 đến 1694, chủ yếu là do quân Crimea Tatar bắt, phần lớn số nô lệ này bị ép làm nô lệ tình dục cho khách hàng Đột Quyết [Turk], bị người Ottoman gọi là chợ cô dâu [wife Bazaar] Avret Pazarları
Đại gia Trung Quốc tuyển vợ, 232 mỹ nữ dấn thân

trước kia Crimea Hãn Quốc sống nhờ tiền thuê đất hàng năm từ các cứ điểm thương mại của người Genoa trên bán đảo Krym giao nộp và một phần đáng kể của dân số du mục Tatar ở Crimea đã chuyển qua làm nông dân trồng trọt cho người Genoa nhưng sau khi quân Ottoman hủy diệt tất cả các cứ điểm thương mại này, giới quý tộc Crimea bị khánh kiệt đã chuyển sang kiếm tiền bằng cách tiến hành đột kích cướp bóc, bắt người ở vùng nay là Nga, Ukraina và Ba Lan, bán làm nô lệ
img_7401.jpg

người Krym Tatar thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công vào các quốc gia Ba Lan – Litva và thân vương quốc Muscovy để bắt người đem bán làm nô lệ. Đối với mỗi tù nhân, khả hãn Crimea đánh thuế cố định là 10% hoặc 20% doanh thu bán nô lệ. Chỉ riêng trong nửa đầu thế kỷ 17, từ 15 đến 20 vạn người đã bị bắt làm nô lệ từ lãnh thổ của thân vương quốc Muscovy, tiền thân nhà nước Nga ngày nay. Các cuộc đột kích đã diễn ra liên tục thế kỷ 16 – 17 , khi chúng xuất hiện gần như mỗi mùa hè.
img_7402.jpg

các cuộc đột kích là một yếu tố nghiêm trọng làm cạn kiệt cả nguồn lực vật chất và con người của Nga và Khối thịnh vượng chung Ba Lan – Litva (ảnh dưới). Để phòng thủ chống quân Crimea Tatar, các biện pháp quy mô lớn và tốn kém đã được thực hiện ở Nga, bao gồm việc xây dựng một hệ thống phòng thủ dài hàng trăm km và duy trì lực lượng đồn trú bảo vệ biên giới.
Polish–Lithuanian Commonwealth - Simple English Wikipedia, the free  encyclopedia

CHIẾN THUẬT CỦA DÂN DU MỤC
lãnh thổ giữa Krym và thân vương quốc Mátxcơva là một cánh đồng hoang vắng mênh mông với đất đai màu mỡ và con sông Oka (ảnh dưới) biên giới và cuối cùng trên con đường của người Tatar hướng đến Moscow.
Oka (river) - Simple English Wikipedia, the free encyclopedia

cách thức chiến tranh của người Tatars là họ chia thành nhiều nhóm nhỏ và cố gắng thu hút người Nga đến một hoặc hai nơi trên biên giới, sau đó họ có thể tự do đột kích biên giới và cướp bóc, bắt người ở bất kỳ nơi nào không có binh lính bảo vệ. Trong khi 2-3 vạn kỵ binh Tatar đánh lạc hướng sự chú ý của các lực lượng biên phòng của Nga, các đơn vị nhỏ khác đã có thể tàn phá và quay trở lại mà không bị thiệt hại nhiều. Khi đến khu vực có người Nga sinh sống, quân Tatar được chia thành nhiều đội gồm vài trăm người, lần lượt được tách ra khỏi lực lượng chính. Những biệt đội này bao vây các ngôi làng ở cả bốn phía để cư dân không thể bỏ trốn, sau đó chúng cướp, đốt, tàn sát những người chống cự và dẫn đi không chỉ đàn ông, phụ nữ, trẻ em mà còn cả bò, ngựa, cừu, dê.
Discover Ukraine : Crimea : Feodosiya - Ukraine Travel Guide

QUÂN CRIMEA TATAR BUÔN BÁN NÔ LỆ NGƯỜI NGA
địa điểm chính của buôn bán nô lệ là thành phố Kaffa (ảnh trên) Crimea, thuộc sở hữu trực tiếp của Đế chế Ottoman từ năm 1475 và được một đơn vị đồn trú Janissaries tinh nhuệ (ảnh dưới) phòng thủ.
The Janissaries

những nô lệ (ảnh dưới: người Circassia ở Nga) trên đường đi đến Krym vô cùng thê thảm khi tay bị trói, dây thừng buộc quanh cổ như súc vật và liên tục bị quất bằng roi không ngừng dọc theo thảo nguyên mênh mông. Đến được vùng đất tương đối an toàn người Tatar cho ngựa của họ vào thảo nguyên để chăn thả tự do và họ bắt đầu chia sẻ nô lệ, đánh dấu từng nô lệ bằng sắt nóng đỏ. Các cô gái có thể bị hãm hiếp trước mặt những người thân yêu. Crimea Tatar cắt cổ họng của tất cả những người già trên sáu mươi tuổi, không có khả năng làm việc.
In Russia, calling yourself Circassian is always political | openDemocracy

ở Krym, những người bị bắt được mang đi bán ở các chợ nô lệ, nơi chúng đặt từng người trong một chuỗi bị xích vào nhau gần cổ. Khi mua, những nô lệ được mang ra cho người mua kiểm tra cẩn thận. Người Tatar đặc biệt ra giá cao cho những cô gái xinh đẹp. Các nô lệ (ảnh dưới: người Circassia ở Thổ Nhĩ Kỳ) bị bán đến các vùng đất xa xôi như Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine, Syria, Ba Tư, Ấn Độ…mãi mãi không bao giờ còn được gặp lại người thân của họ. Trong cuộc hành trình dài như vậy những người nô lệ phải chịu đựng cảnh chật chội đến nỗi họ không thể di chuyển cũng không nằm xuống sàn được. Đứng ăn và đứng ngủ. Từ một chuyến đi chật chội và mệt mỏi như vậy, những người nô lệ bị bệnh hàng loạt và nếu như chết thì thi thể của họ bị vứt xuống biển.
Turkey's divided Circassians | Eurasianet

những người đàn ông khỏe mạnh bị đóng dấu trên trán và thường bị thiến đã phải lao động xây dựng trong các công trường còn nhiều người khác phải trở thành người chèo thuyền, nơi họ bị xích vào băng ghế và chèo cho đến khi kiệt sức
img_7403.jpg

đến thế kỷ 18 khi nước Nga đã trở thành một đế chế hùng mạnh dưới thời Ekaterina II (ảnh dưới) năm 1769, cuộc đột kích lớn của kỵ binh Tatar đã bắt giữ 2 vạn nô lệ Nga. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi nữ hoàng Ekaterina II tài ba gốc Đức tiêu diệt hoàn toàn Crimea Hãn quốc và sáp nhập Krym vào đế chế Nga ngày 19 tháng 4 năm 1783.
Catherine_II_after_Roslin%2C_Rokotov_%281780s%2C_Kunsthistorisches_Museum%29.jpg

trong các công trình phòng thủ mà những cộng đồng cư dân nông nghiệp xây dựng để chống lại các cuộc đột kích cướp bóc của dân du mục man rợ, nổi tiếng Vạn Lý Trường Thành dài 6000 km được các triều đại phong kiến Trung Quốc xây dựng để ngăn chặn kỵ binh du mục tấn công từ phương bắc. Thân vương quốc Mátcơva phong kiến cũng từng xây dựng một hệ thống phòng thủ dài hàng trăm km từ Bryansk đến Ryazan dọc theo sông Oka để chống lại dân du mục, nhưng là từ hướng nam. Việc xây dựng hoàn thành năm 1566 dưới thời Sa hoàng Ivan đệ tứ (ảnh dưới)
Ivan the Terrible: Biography, First Tsar of Russia

BỨC TRƯỜNG THÀNH NƯỚC NGA
từ thế kỷ XVI, chính quyền Mátcơva dưới thời Ivan Bạo Chúa đã bắt đầu nỗ lực để xây dựng một hệ thống phòng thủ kéo dài hàng trăm km nhằm ngăn chặn các vụ đột kích của kỵ binh Tatars. Xây dựng cũng như duy trì các tuyến phòng thủ và quân đội dọc biên giới thảo nguyên rộng lớn, nơi gần như không có rào cản tự nhiên rất tốn kém và là gánh nặng nề cho nhà nước, đòi hỏi một phần đáng kể ngân sách quốc gia nhưng đây là khoản chi không thể tránh khỏi. Ngoài ra các Sa hoàng còn thu thêm một loại thuế để chuộc những người bị quân Tatars bắt cóc với giá từ 50-200 rúp tùy người.
img_7404.jpg

các hàng rào phòng thủ trải dài hàng trăm km từ rừng Bryansk (ảnh dưới) đến Pereyaslavl-Ryazan và phần phía đông nam của nó trải dài từ Skopin đến Shatsk.
The landscapes of Bryansk oblast · Russia Travel Blog

ba thập niên 1630-1650 phòng tuyến Belgorod được xây dựng chạy 300-400 km về phía nam của các tuyến phòng thủ trước đó. Phòng tuyến bao gồm các cấu trúc phức tạp như pháo đài lẫn các chướng ngại vật tự nhiên (đầm lầy, rừng, sông). Phòng tuyến dài 600 km, lên tới 800 km nếu bao gồm cả các khúc quanh uốn lượn theo địa hình.
gorgeous pereyaslavl village, russia photo


thập niên 1679-1681, người Nga tiếp tục xây dựng phòng tuyến Izyumskaya với chiều dài 530 km (cách tuyến Belgorod 150-200 km về phía nam) và trong những năm 1680 ở Trung Volga là phòng tuyến Syzranskaya . Năm 1731-1733, phía nam của phòng tuyến Izyumsky, phòng tuyến Ukraine tiếp tục được thiết lập với tổng chiều dài là hơn 400 km bao gồm 16 pháo đài mới được xây dựng
Ryazan | Medieval City, Volga River, Kremlin | Britannica

khi xây dựng các tuyến phòng thủ mới, hiệu quả của các cuộc tấn công từ dân du mục Tatars ở Crimea giảm xuống rõ rệt bởi vì chúng không thể xâm nhập sâu vào lãnh thổ. Phòng tuyến không thể cản quân Tatars âm thầm vượt qua trong đêm nhưng sẽ gây ra nhiều phiền phức khi chúng rút lui cùng với hàng đoàn nô lệ, từ đó cho phép những người bảo vệ có thêm thời gian để truy đuổi chúng, ngăn chúng rút lui an toàn cùng với chiến lợi phẩm. Kỵ binh Tatars sau này thường trở về từ các chiến dịch mà không có chiến lợi phẩm gì. Ngoài ra người Tatars không có đủ súng đã chịu tổn thất lớn trước các quân đội châu Âu và Nga với trang bị hiện đại hơn. Nước Nga dần dần đã quá mạnh để kỵ binh du mục có thể cướp bóc.
Shatsk hi-res stock photography and images - Alamy

thời đại của các cuộc tấn công nô lệ lớn ở Nga và Ukraine đã dần đến hồi kết thúc, mặc dù những kẻ đột kích vẫn tiếp tục các cuộc tấn công của họ và sự thù hận của Nga đối với Crimea Hãn quốc không hề suy giảm theo thời gian.
Người Kalmyk – Wikipedia tiếng Việt

nửa đầu thế kỷ XVII, người Kalmyk (ảnh trên) gốc Mông Cổ đã thành lập Kalmyk Hãn quốc ở phía Bắc dãy núi Kavkaz. Là những tín đồ Phật giáo Tây Tạng, dân Kalmyk là kẻ thù tự nhiên của Crimea Hãn quốc và người Ottoman theo Hồi giáo. Người Kalmyk là một đồng minh quan trọng của Đế quốc Nga và kỵ binh Kalmyk đã tham gia tích cực vào tất cả các chiến dịch của Nga trong thế kỷ XVII và XVIII, cung cấp hàng chục ngàn kỵ binh được trang bị đầy đủ.
Pyotr I- Sa hoàng của nước Nga cũ và sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga

NƯỚC NGA VÀ QUÂN ĐỘI KIỂU MỚI CỦA PYOTR ĐẠI ĐẾ
trước thế kỷ XVIII, trong suốt hàng trăm năm nước Nga chỉ có một đạo quân lạc hậu, được huấn luyện kém cỏi và nghiệp dư theo kiểu tương tự các đạo quân châu Á để bảo vệ đường biên giới bao la của nó. Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII Sa hoàng Pyotr (ảnh trên) cầm quyền đã quyết tâm hiện đại hóa nước Nga, nhất là về quân sự. Khi qua đời năm 1725 ông đã để lại một đội 20 vạn quân – bảy tiểu đoàn Cận vệ, năm mươi trung đoàn bộ binh và ba mươi trung đoàn kỵ binh. Ngoài một vài đơn vị khinh kỵ binh thì phần còn lại chủ yếu là quân đồn trú. Đến năm 1730, ba trung đoàn thiết kỵ binh đã được thành lập và mười bốn trung đoàn dân quân để bảo vệ các đường biên giới Ukraine chống lại dân du mục. Đến năm 1740, Sa hoàng Nga có 24 vạn quân dưới quyền, và năm 1750 là 27 vạn – không kể hơn 5 vạn quân không thường trực, chủ yếu là người Cossacks và Kalmyks. Mặc dù quân đội đã phát triển quy mô nhưng về cơ bản, nước Nga không thể huy động nhiều hơn 12 vạn quân mỗi chiến dịch vì binh lính phải chia ra trấn giữ lãnh thổ rộng lớn
Burkhard Christoph von Münnich – Wikipedia

NGA THÔN TÍNH CRIMEA HÃN QUỐC
ngày 20 tháng 5 năm 1736, 62000 quân Nga dưới sự chỉ huy của nguyên soái Christoph von Münnich (ảnh trên) người Đức chiếm pháo đài tại eo đất Perekop nối đất liền tới bán đảo Crimea, và ngày 17 tháng 6 chiếm Bakhchysarai trong khi một đạo 28000 quân Nga dưới trướng Peter von Lacy (ảnh dưới) người Ailen cũng chiếm pháo đài của quân Ottoman ở Azov, mở được con đường thông ra biển Đen. Quân Tatars đã bao vây lực lượng xâm lược ngay khi nó vượt qua eo đất Perekop nhưng các trung đoàn Nga được huấn luyện kỹ lưỡng đã mau chóng hình thành thành đội hình ô vuông để bẻ gãy các đợt tấn công của kỵ binh du mục và hành quân thẳng đến thủ đô Bakhchysarai.
File:Peter von Lacy.PNG - Wikipedia

mặc dù thành công trên chiến trường nhưng sự bùng phát của dịch bệnh kết hợp với nguồn cung hậu cần không đủ khiến quân Nga phải rút lui. Một phần ba quân đội đã ngã bệnh và phần còn lại đã kiệt sức vì cái nóng. Năm 1737 quân Nga phá thành Ochakov (ảnh dưới) trên cửa sông Dnieper, chiếm tám mươi hai khẩu pháo bằng đồng. Tuy nhiên, gốc rễ của vấn đề, theo một sĩ quan có kinh nghiệm, không phải là kẻ thù. ‘giặc Thổ Nhĩ Kỳ và giặc Tatars là những gì [quân đội] ít sợ nhất; đói, khát, trừng phạt, mệt mỏi liên tục, những cuộc hành quân trong cái nóng mạnh nhất của mùa hè đã gây tử vong nhiều hơn’. Và sau đó bệnh dịch hạch bùng phát trong quân đội tại Ochakov năm 1738 và nhanh chóng lan sang Ukraine. Không có gì ngạc nhiên khi vào cuối chiến dịch mỗi trung đoàn đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số đến 50%
Siege of Ochakov (1737) - Wikipedia

chiến dịch Crimea đã kết thúc khi Nga rút về Ukraine với 3 vạn người thiệt mạng, chỉ 2000 người do các nguyên nhân liên quan đến chiến tranh và phần còn lại là do bệnh tật và nạn đói.
img_7405.jpg

năm 1774 sau cuộc chiến tranh Nga thắng Thổ, người Thổ ký hiệp ước chấp nhận Crimea Hãn quốc trở thành một quốc gia độc lập khỏi Ottoman và Crimea chuyển sang thần phục Nga hoàng. Người Tatar ở Crimea không có mong muốn độc lập và giữ một tình cảm gắn bó mạnh mẽ với Đế chế Ottoman. Trong vòng hai tháng kể từ ngày ký hiệp ước, chính phủ của Hãn quốc đã phái sứ thần đến Ottoman, yêu cầu họ “hủy các điều kiện độc lập” tuy nhiên, Ottoman đã bỏ qua yêu cầu này vì không muốn vi phạm thỏa thuận với Nga.
Catherine the Great | Biography, Facts, Children, & Accomplishments |  Britannica

tháng 4 năm 1783 nữ hoàng Ekaterina đệ nhị (ảnh trên) công bố sáp nhập Crimea trở thành một tỉnh thuộc đế quốc Nga với tên gọi là Taurida. Kể từ đây, các cuộc cướp bóc nô lệ của hãn quốc Krym chỉ còn là quá khứ
 
Sửa lần cuối:
Top