Được hỗ trợ 100% học phí ở Mỹ, phụ huynh Việt vẫn phải chi cho con hàng tỷ đồng

Dù nhận được học bổng bằng 100% học phí, sinh viên quốc tế ở Mỹ vẫn cần chi trả nhiều khoản khác như ăn ở, đi lại, bảo hiểm, sách vở... Số tiền này có thể lên tới hàng tỷ đồng trong vòng 4 năm.​


Tiêu tiết kiệm vẫn tốn hàng trăm triệu mỗi năm
Giành suất học bổng 100% học phí tại một ngôi trường ở bang Ohio, nhưng Đinh Hương (21 tuổi) vẫn cảm thấy chật vật với các chi phí đắt đỏ tại Mỹ. Dù không mất học phí khoảng hơn 50.000 USD/năm, sau học bổng, số tiền gia đình Hương phải chi trả vẫn rất lớn.
“Mỗi năm, bố mẹ em cần đóng khoảng hơn 17.000 USD cho các chi phí ăn ở và bảo hiểm, ngoài ra chưa tính phí đi lại, sách vở hay chi tiêu cá nhân... Như vậy, nếu chi tiêu tiết kiệm, không ăn ngoài nhiều, hạn chế đi chơi, du lịch, mức chi phí mỗi năm gia đình phải chi trả vẫn lên tới 500 – 600 triệu đồng”, nữ sinh chia sẻ.
Theo Hương, nhiều gia đình có tư tưởng chỉ cần con giành được học bổng, số tiền còn lại cả bố mẹ và con cái cùng cố gắng “cày cuốc”, nhưng thực tế hoàn toàn khác xa tưởng tượng.
Nhiều sinh viên Việt có ý định đi làm thêm kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt, nhưng mọi chi phí ở Mỹ đều rất đắt đỏ. Trong khi đó, sinh viên chỉ được làm thêm tối đa 20 giờ/tuần với mức lương từ 8 – 12 USD/giờ. Nếu làm đầy đủ, sinh viên sẽ nhận về trung bình khoảng 800 USD/tháng.
“Số tiền này chỉ phụ thêm chi trả một phần chi phí sinh hoạt hoặc đủ tiền tiêu vặt. Việc “tự nuôi thân” hoàn toàn là điều bất khả thi”, nữ sinh nói.
Đinh Hương cũng cho biết, nhiều du học sinh chọn cách “làm chui” bên ngoài như xin vào các cửa hàng nail, bán hàng. Công việc này tuy có mức lương cao hơn, không phải đóng thuế, nhưng sinh viên cũng sẽ gặp nhiều rủi ro như bị bắt, phạt tiền...
ThS Nguyễn Thị Thu Hà, cố vấn Hướng nghiệp và du học tại một hệ thống giáo dục, cho hay, hiện nay, rất ít trường đại học Mỹ trao học bổng Full-ride (học bổng toàn phần, bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí…), chủ yếu cấp dưới dạng học bổng Full-tuition, tức chỉ gồm học phí. Dù nhận được suất học bổng bằng 100% học phí, sinh viên quốc tế vẫn cần chi trả các khoản chi phí khác như ăn ở, bảo hiểm, sách vở, di chuyển, phí sinh hoạt cá nhân...
Tùy theo từng khu vực và ngôi trường, mức chi phí này là khác nhau. Tuy nhiên tính trung bình mỗi năm, mức chi phí ký túc xá sinh viên phải trả khoảng hơn 7.000 USD, tiền ăn khoảng 6.000 USD, bảo hiểm khoảng 2.000 – 3.000 USD... Tổng chi tiêu không tính học phí chiếm khoảng gần 20.000 USD.
Bà Lê Diệu Linh, Phó Giám đốc Tổ chức giáo dục Summit, cũng cho rằng ngoài học phí, tính từ thời điểm sinh viên xác định sẽ nhập học tại trường, sẽ có nhiều khoản phí hàng năm sinh viên cần phải đóng như các khoản trường thu (ăn ở, bảo hiểm) và các khoản bên ngoài phải tự chi trả thêm (chi phí làm thủ tục visa, sách vở phương tiện học tập, thuốc men, tiền điện thoại, đi lại bao gồm tàu/xe/máy bay, giải trí, sinh hoạt khác).
“Đôi khi, cũng sẽ có những tình huống phát sinh cần dùng tới tiền. Trung bình, các khoản nằm ngoài học phí, ăn ở và bảo hiểm thường dao động từ 3.000 – 5.000 USD mỗi năm”, bà Linh nói.
Bà cũng đưa ra ví dụ cụ thể về mức chi phí du học tại một trường tư ở New York và một trường công ở Indiana với học sinh quốc tế:
ca31ca6f0223eb7db232.jpg.webp

Học sinh, phụ huynh nên quan tâm con số cuối cùng sau trừ học bổng
Với mức phí trên, bà Linh cho rằng nếu xác định cho con đi du học, các gia đình cần có sự chuẩn bị tài chính vững chắc từ sớm, bởi học bổng về bản chất là trường sẽ “giảm giá” để hỗ trợ chi phí cho học sinh ở mức độ nhất định.
Điều này sẽ dựa trên ít nhất 3 yếu tố như: Mức độ cạnh tranh trong hồ sơ của học sinh, tình hình tài chính của gia đình và ngân sách cho phép của trường. Mức đóng góp trường yêu cầu có phù hợp với gia đình hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược lựa chọn trường của mỗi học sinh.
Do đó, bà Linh cho rằng nếu tài chính là yếu tố quan trọng nhất, gia đình cần có chiến lược chọn trường, chọn phương pháp nộp hồ sơ và cả chương trình học phù hợp cho con.
82a785f94db5a4ebfda4.jpg.webp

Để tiết kiệm chi phí khi đi du học, theo bà Linh, điều kiện tiên quyết người học cần phải tìm được ngành và trường phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
“Các em cần hoạch định rõ sẽ theo học 4 năm hay theo những ngành “dài hơi hơn”, kéo dài từ 6 – 8 năm như Y, Luật... Nếu đi dài hơi, các em có thể cân nhắc học các trường vừa phải, xin nhiều học bổng để dành chi phí lên cao học”.
Ngoài ra, du học sinh có thể cân nhắc các khu vực hay bang bớt sầm uất hơn, có chi phí sống rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo cơ hội thực tập và làm việc. Một số trường cũng cho sinh viên tự thuê nhà bên ngoài khu ký túc xá tiêu chuẩn từ năm thứ 2. Điều này cũng giúp sinh viên tiết kiệm khá nhiều về chi phí ăn ở, có trường hợp tiết kiệm tới một nửa chi phí.
Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho rằng dù nhận được học bổng 100% học phí, học sinh và phụ huynh vẫn cần quan tâm đến con số thực tế cuối cùng sau khi trừ đi phần học bổng, xem có phù hợp với mức tài chính của gia đình hay không.
“Với nhiều đại học Mỹ, việc cấp học bổng là chính sách để “kích cầu”, cho nên nhiều trường hợp nhận học bổng 3-4 tỷ đồng nhưng con số ấy vẫn không đáng kể trong suốt hành trình dài du học. Do vậy, người học cần có cái nhìn thực tế hơn, bởi gia đình vẫn cần phải chi trả khoảng 700 – 800 triệu đồng mỗi năm. Đó mới chỉ là những trường xếp hạng trong top 50 các trường đại học khai phóng. Các trường xếp hạng cao hơn, nằm ở những thành phố lớn hơn, mức chi phí có thể nhiều hơn thế”, bà Hà nói.
Tuy nhiên theo ThS Hà, chính sách học bổng tại Mỹ khá đa dạng, linh động cho từng học sinh. Do đó, các gia đình có thể thương lượng với ban tuyển sinh để được hỗ trợ tài chính phù hợp hoặc tối ưu nhất với tài chính gia đình, kể cả sau khi trừ đi mức chi trả khả thi.
Ngoài ra, du học sinh cũng có thể tận dụng tối đa các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên quốc tế, như thẻ sinh viên để nhận ưu đãi khi mua đồ, tham gia phương tiện công cộng, giúp tiết kiệm chi phí. Nếu không ở ký túc xá, sinh viên cũng có thể tiết kiệm được khoảng 5.000 USD/năm.
Với chi phí liên quan đến sách vở, học tập tại Mỹ thường khá đắt, sinh viên có thể tận dụng mua sách cũ trên Amazon hoặc mua lại của các anh chị khóa trước để giảm chi phí này.
“Cuối cùng, điều quan trọng nhất, khi chi tiêu bất cứ khoản nào, sinh viên cũng cần có một bảng chi tiêu cụ thể giúp việc kiểm soát phù hợp với bản thân thay vì tiêu tràn lan”, ThS Hà gợi ý.
 
Học bổng phần đa chỉ là chiêu để hút học sinh, lâu lâu thấy bài có đứa được hàng trăm trường trao học bổng mà cười ẻ, khác gì giấy trúng tuyển đại học ở VN đâu
 
Thế còn ở VN. Chi phí sinh hoạt c 1 sv/ năm là bao nhiêu :vozvn (22):
Trường bt k hot hp 30-40tr/năm + sách vở chắc 300k, ăn ở 5tr/tháng, đi lại dùng bus đc thì 55k vé tháng cho SV (Hn nhé, Sg tao đếu biết). Vậy thì khoảng chục củ/tháng, trăm củ/năm.
 
nhớ phải tính cả các loại tiền máu lồn như quà cáp phong bì 8/3 20/11 đoàn đội
Mày đã học Đh chưa? Ở Đh k bao giờ có mấy cái tiền này như PT nhé. SV nó còn chấm điểm GV chả hết, ở đó mà đòi quà.
 
Mấy cái này thì nước nào chả có, nhưng khi nói con số thì phải nhìn lại thu nhập của tụi nó là bao nhiêu đã. Ở New York thì chi phí thuộc top đắt đỏ nhất thế giới mẹ rồi còn gì, nhưng đi kèm đó cũng là lương nó gấp đôi gấp 3 các nước khác, đéo phải tự nhiên nhiều người đổ xô về Mẽo học làm gì đâu. Thằng viết bài này chỉ định hướng là giỏi
 
Học bổng phần đa chỉ là chiêu để hút học sinh, lâu lâu thấy bài có đứa được hàng trăm trường trao học bổng mà cười ẻ, khác gì giấy trúng tuyển đại học ở VN đâu

vãi cặc

cái cục cứt nào cũng có dấu răng mày là thế đéo nào
 
hồi xưa con vợ tao đi học London trường top cũng phải tốn 2 tỏi 1 năm. Còn mà như bạn thân nó học NYU thì cứ xác định là đắt gấp rưỡi gấp đôi nhé. May ra học PhD xin được giáo tiền lương thì còn đỡ chứ học đh thì đắt vclon
 
đắt khoảng năm đầu thui, thường sang năm 2 bọn nó đi làm part time nên mấy cái chi phí cũng sẽ giảm xún (tầm cỡ 15k$/ năm). Chưa kể mấy đứa Vn qa đó học dỏi nữa dc làm TA, tutor các kiểu nên sẽ có thu nhập ổn hơn
 
méo hiểu học phí ngày càng đắt. lương thì vẫn vậy, trước đây nhà nghèo vẫn có thể đi học đại học(thế hệ genz đầu tiên - 1997 đổ về trước), học phí tau nhớ năm t đi học bách khoa 2015 1 kỳ trung bình 5 - 6 triệu, mấy năm 2010 đổ về trước thì 3-5 triệu/ 1 kỳ giờ thì học phí đại học Việt Nam phi một mạch lên cmn mặt trăng, nghe nói bây giờ ngành thấp nhất của bk là 24 - 30 triệu / năm. Thành ra bây giờ nhà nghèo(nhất là dân trọ trọe quê t) đa số chọn mẹ con đường xuất khẩu lao động làm culi cho bọn dãy chết mới nhanh thoát người chứ đi học xong bệ nợ bán nhà bán đất méo đủ trả nợ.
 
Du học Úc cũng đéo tệ. Sau xin sang khối thịnh vượng chung học sau đại học. Ra trường bon chen ở lại đc là ngon ngay.
 
méo hiểu học phí ngày càng đắt. lương thì vẫn vậy, trước đây nhà nghèo vẫn có thể đi học đại học(thế hệ genz đầu tiên - 1997 đổ về trước), học phí tau nhớ năm t đi học bách khoa 2015 1 kỳ trung bình 5 - 6 triệu, mấy năm 2010 đổ về trước thì 3-5 triệu/ 1 kỳ giờ thì học phí đại học Việt Nam phi một mạch lên cmn mặt trăng, nghe nói bây giờ ngành thấp nhất của bk là 24 - 30 triệu / năm. Thành ra bây giờ nhà nghèo(nhất là dân trọ trọe quê t) đa số chọn mẹ con đường xuất khẩu lao động làm culi cho bọn dãy chết mới nhanh thoát người chứ đi học xong bệ nợ bán nhà bán đất méo đủ trả nợ.
vì đơn giản là ngày xưa mày học cơ sở vật chất như cứt, phải xài phàn mềm lậu, rồi đủ thứ hầm bà lằng
bây giờ trường nó tự chủ kinh tế( tức là đéo có tiền nhà nước bơm xuống nữa), rồi cofnphair đầu tư cơ ở hạ tầng, phần mêm abcxyz, rồi tiền để đầu tư cho giảng viên nghiên cứu, viết báo khoa học, rồi thì tiền để nâng cấp trình độ giảng viên (ví dụ như trường BK là chỉ tuyển tiến sĩ, mà đôi khi tiến sĩ hàng nội địa cũng đéo nhận).
Trường nó cải tiến nhiều thì đương nhiên là học phí tăng r, còn nếu k chịu được thì sang trường làng nhàng mà học.
Đất nước theo cơ chế thị trường chứ đ phải xã nghĩa nữa mà hp rẻ nhé
 
Top