Đạo lý Thiền Vipassana - Tứ Niệm Xứ

Giới thiệu pháp môn Thiền Vipassana - Tứ Niệm Xứ


Phân biệt giữa Thiền Chỉ Tịnh (Samatha hay còn gọi là Thiền Chỉ) và Thiền Minh Sát (Vipassana hay còn gọi là Thiền Quán)

T không phải thiền sư nên chỉ biết một số giáo lý căn bản về thiền. Tôi xin phép giới thiệu sơ lược và khái quát định nghĩa và các loại Thiền trong Phật Giáo.

1.Trước tiên nên định nghĩa về Thiền. Chứ không biết thiền là gì thì sao mà hành thiền.

1. Thiền hay còn nguyên văn là Thiền na ( do Tàu phiên âm của Ấn). Từ gốc của nó theo tiếng Pali là jhāna dịch nôm na là “đốt cháy”. Cần phải định nghĩa rõ để hiểu thế nào là thiền để có thể thực hành được.

=> Hành thiền là để đốt cháy và bào mòn phiền não ( tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, ganh tỵ, hận thù, tị hiềm, hối hận, bủn xỉn, tật đố, trạo cử, hôn thuỵ …)

=> 4 đại oai nghi khi hành thiền : Đi - Đứng - Nằm - Ngồi ( Hán dịch là thiền hành - thiền trụ - thiền ngoạ - thiền toạ).

Ngồi thiền chỉ là 1 trong 4 oai nghi. Điều quan trọng là chú tâm và quan sát đề mục.

Thiền không phải là xếp bằng ngồi lim dim để đầu rảnh rang hay nghĩ bậy bạ.
Suy nghĩ lung tung nhớ về quá khứ nắm tay nàng hay vọng về tương lai 2 ta sánh đôi. Tất cả là tập trung và ghi nhận về đề mục hiện tại !


Cái đó là Thiền mông cổ ( giữ cái mông cho vững và cái cổ cho thẳng) mà không hề có 1 tác dụng nào cho hành giả. Vì vậy một người không có chút giáo lý không thể hành thiền được chứ đừng nói hành thiền đúng.

2. Trong Phật giáo có 2 loại thiền là Thiền Chỉ và Thiền Quán.

Ngoài 2 cái này ra là bậy bạ tà đạo.

- Các loại thiền trong Phật giáo - Những loại thiền không phải Phật giáo : thiền trà, thiền ca, thiền ôm, thiền nắm tay, thiền chăm cây, thiền điện chạy tùm lum trong người, thiền não bộ, thiền luân xa, thiền xuất hồn ... là ngoại đạo vì chỉ làm tăng thêm phiền nào chứ không hề bào mòn xíu nào.

=> Bất cứ cái nào ngoài Chỉ và Quán ra đều không phải là thiền ( bào mòn phiền não) mà chỉ làm ta thêm phiền nào mà thôi.

- Sau đây là định nghĩa sơ lược về Chỉ và Quán

Thiền Chỉ (Samatha) :
dùng để tu định và đắc định. Nếu đủ duyên thì chứng các tầng thiền. Có được thần thông nếu tu đúng ( ngũ thông trừ cái lậu tận thông). Thiền Chỉ trong PG chỉ có được tu tập để trợ duyên dễ dàng để chuyển qua Thiền Quán do năng lực đè nén 5 triền cái.

Khi hành loại thiền này hành giả chỉ chú tâm vào đề mục mà thôi. Đủ duyên thì chứng thiền và có tâm thiền. Nếu giữ được tâm thiền cho đến lúc chết chắc chắn sẽ sinh về cõi Phạm Thiên ( do đã đè nén 5 triền) nên nhàm chán 5 dục.

Loại thiền này có trước cả giáo pháp của Phật Gotama nên không phải là Phật tử vẫn tu bình thường.

Tiếp theo là pháp môn Thiền Vipassana - Chủ đề chính trong topic này !

Thiền Quán ( Vipassana ) : là loại chỉ có trong giáo pháp của 1 vị Chánh Đẳng Giác. Dùng để đoạn tận các phiền não một cách rốt ráo chứ không đơn thuần là đè nén. Một người có lí tưởng giải thoát đúng đắn thì bắt buộc phải tu Quán, thiền Chỉ chỉ là dùng để tu Quán dễ hơn.

Vipassana là một kỹ thuật đơn giản, thiết thực nhằm đạt đến sự bình tâm thực sự và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, hữu ích. Vipassana có nghĩa là “thấy mọi thứ như nó đang là”. Đó là một tiến trình khách quan của sự thanh lọc tâm thông qua quan sát.

Tức là 4 niệm xứ quán thân - thọ - tâm - pháp.

Nghĩa là làm gì biết đó


Thiền Quán thì dựa vào việc quán chiếu danh sắc để thấy rõ thực tánh tam tướng ( khổ - vô thường - vô ngã).

Hành giả sẽ chứng đạo khi thấy được 1 trong 3 tam tướng. Tuy 3 thằng này là 1 nhưng khi chứng thì tuỳ vào căn cơ sẽ thấy cái nào.

Tất nhiên là vẫn có đề mục như thiền quán nhưng không cần Định mạnh như vậy mà Niệm lại đóng vai trò quan trọng nhất. Khi Niệm có mặt thì Tuệ có mặt. Cụm từ Chánh Niệm ( niệm ) và Tỉnh Giác ( tuệ ) luôn được đề cập xuyên suốt trong Kinh Điển Pali.


3. T đã định nghĩa sơ về thế nào là thiền. Việc còn lại thì phải lựa cho mình 1 cái đề mục để tu tuỳ thuộc vào căn tánh hành giả.

Tài liệu để tu Chỉ và Quán ( search google) :


- Thanh Tịnh Đạo ( ghi rất rõ về các đề mục và khái quát về căn tánh hành giả. Tìm sách của Tỳ Khưu Khánh Hỷ dịch để dễ đọc vì đã được làm mềm hơn so với nguyên tác của luận sư Buddhaghosa).

- Kinh Đại Niệm Xứ ( nên tìm sách của thiền sư U Silananda để đọc vì diễn giải rất kĩ để thực hành và làm mềm đi rất nhiều về nội dung so với kinh tạng)

- Kinh và Chú giải Đại Niệm Xứ của Ngài Maha Thera

- Kiến thức A tỳ đàm căn bản để tu dễ hơn ( biết tâm là gì, tâm sở là gì, sắc pháp, triền cái là gì, 37 phẩm là gì, 6 căn, 12 xứ, 18 giới, 12 nhân duyên …. Rất cần cho việc tu thiền Quán). Trên đây t có 1 topic chuyên nói về cái này

Ngoài ra có thể tham khảo và trau dồi kiến thức của 3 tạng Pali để có cái nhìn tổng quan hơn nữa về giáo lý - giúp việc tu tập vững vàng hơn. Vì một thằng đại học dù gì vẫn giải phương trình ngon hơn thằng tiểu học.

Việc hành thiền hiện nay dựa theo lý thuyết và kinh nghiệm của thiền sư. Nhưng đã là kinh nghiệm thì trong đó sẽ có tư kiến. Vì vậy cần phải bám vào giáo lý để tu tập hiệu quả. Từ đó hành giả sẽ có được những kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân.

Nếu được có thể tham gia 1 khoá thiền 7 ngày. Nhưng mà t cũng không rõ ở VN chỗ nào ok. Vì t cũng thấy hướng dẫn ko hay như t đọc sách nữa. Trên thế giới chắc mỗi Miến Điện là đáng để học thiền quá.

Tất cả kinh điển Phật giáo hay pháp môn đều rõ như ban ngày. Không có gì là huyền diệu hay là mật mật tâm linh cả. Đều chi tiết từng bước. Vì vậy phần còn lại là của hành giả. Nếu đủ duyên hay còn gọi là đủ Ba - la - mật hành giả sẽ chứng đạo. Còn không thì gieo duyên cho một kiếp nào đó gặp Phật thì mình tu dễ hơn và là bậc tốc chứng tốc đắc chứ không tu kiểu rị mọ vất vả như bây giờ.

Đôi khi, trong kinh tạng, Đức Phật có đề cập đến hai pháp thiền: (1) thiền an chỉ hay thiền chỉ (samatha-bhavana), và (2) thiền minh quán (vipassana-bhavana) hay thiền quán. Hai pháp Chỉ-Quán nầy cần phải được phát triển đồng đều, bổ túc cho nhau.

Trong Tăng Chi Bộ, Chương Hai Pháp, Đức Phật dạy:

Có hai pháp này, này các Tỳ-khưu, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỳ-khưu, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Vì vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.

Trong kinh Kimsuka, Tương Ưng Bộ, Thiên Sáu Xứ, Ngài có ví dụ pháp tu Chỉ-Quán như là hai vị thiên sứ cùng đến báo cáo cho vị chủ một ngôi thành ở vùng biên giới về tình trạng an ninh, bảo vệ phòng chống quân địch. Vị chủ thành đó là Tâm Thức của chúng ta, và địch quân ở đây là các phiền não lậu hoặc. Người giữ cửa thành là Niệm, và thành có sáu cửa là sáu căn. Như thế, ta dùng Niệm để canh giữ sáu căn, và nhờ có tu tập thiền Chỉ-Quán mà ta có thể ngăn chận và phòng chống được các phiền não do lậu hoặc mang đến.


Lâu nay chữ Thiền là một trong vài thuật ngữ Phật học được sử dụng rộng rãi và cũng có phần bừa bãi nhất ở cả những người trong và ngoài Phật Giáo. Trong sách này, có lẽ ta nên tìm lại định nghĩa nguyên thủy nhất của từ nầy. Một cách chính xác, ngắn gọn và cần thiết nhất, chữ Thiền trong kinh điển Pali chỉ gồm trong hai trường hợp sau:

-Theo tinh thần giáo lý Tam Học của Phật giáo nguyên thủy, bên cạnh một đời sống thanh tịnh trên ngôn từ và sinh hoạt tức Giới Học, người hành đạo giải thoát dứt khoát phải có được khả năng tập trung tư tưởng tức Định học, gọi tắt là Samatha (Chỉ), gọi đủ là Àrammanùpanijjhàna hay Thiền Tập Chú Cảnh Đề Mục, tức khả năng tập trung tư tưởng vào một đề mục nào đó.

- Từ nền tảng Định học, với Àrammanùpanijjhàna trên đây, hành giả dùng sức định tâm của mình để quan sát thân tâm xem chúng là gì và đang ra sao.

- Phải thấy thân tâm, thiện ác, buồn vui thật ra là gì thì hành giả mới có thể chán sợ và lìa bỏ sinh tử được. Công phu này được gọi là Lakkhanùpanijjhàna hay Thiền Quán Chiếu Bản Tướng Vạn Hữu. Công phu này chính là Tuệ Học trong Tam Học, cũng được gọi là pháp môn Vipassanà.

Hơn hai ngàn năm lưu truyền ở đời, giáo pháp của của đức Thích Tôn qua những bước đường du nhập và kế thừa ở các miền đất thỉnh thoảng có thêm những kiểu diễn dịch trình bày mà ít nhiều phảng phất dấu ấn cá nhân của những người hoằng đạo. Ta người đời sau học để biết thêm những cái riêng tư ấy, thấy tâm đắc thì theo và dĩ nhiên thấy bất phục thì tránh.

Nội dung sách này là một tập đại thành những kinh nghiệm riêng tư của các thiền sư Myanmar dựa trên cái chung là kinh điển Pali mà chúng tôi đúc kết lại từ các nguồn tài liệu tiếng Anh trên cả Internet và sách in (vào Google thì biết ngay).

Đó là những kinh nghiệm có được từ công phu hành trì của các hành giả thực thụ chứ không phải những lý luận suy diễn của các học giả mọt sách. Hai thứ này khác nhau nhiều lắm, vì một bên là ngắm nhìn ảnh chụp và một bên là sờ chạm trực tiếp.
Chúng tôi đọc nguyên tác và viết lại nội dung, không phải phiên dịch, chỉ vì lâu nay vẫn thấy thoải mái với lối chuyển ngữ này hơn. Ai muốn kê cứu gì ấy thì chỉ cần một Smartphone cũng đủ.

Các truyền thống Vipassanà được nhắc đến trong sách không hẳn là những dòng thiền lừng lẫy nhưng ít nhất cũng là những địa chỉ được nhiều người tu học trong và ngoài Myanmar biết đến hoặc quan tâm. Người Việt có lòng cầu thị Phật pháp ở Miến Điện có lẽ ít nhiều cũng nên có chút khái niệm về bối cảnh kiến giải của xứ sở nầy trước khi bỏ công qua đó xếp bằng nhắm mắt.

Nói đến kinh nghiệm Tuệ Quán Myanmar là xem như đang chạm vào khu rừng thiêng mấy nghìn năm phong kín của một xứ sở Phật giáo mà cả chiều dài lịch sử lẫn chiều dày truyền thừa đều đáng nể, đôi ba trăm trang kể chuyện về nhau thì có bỏ bèn thấm tháp vào đâu. Đó chính là lý do tập sách này có ít nhất hai quyển, tổng chi non nghìn trang. Sự nhiệt tình đón đọc của quý độc giả dành cho tập 1 sẽ giúp tập 2 sớm được chào đời.

Niềm mong mỏi lớn nhất của chúng tôi chỉ đơn giản là bà con Phật tử người Việt có cái giắt lưng khi vừa đặt chân lần đầu trên đất Myanmar. Khi đã biết mình sẽ về đâu, làm gì, với ai thì tập sách này khi ấy chỉ là của thừa

Kinh Nghiệm Tuệ Quán

Tóm lại, Thiền định là một pháp môn tu tập cần thiết của người con Phật. Thiền định giúp tạo một khả năng bền vững để có đời sống thiện, hướng thiện, và cứu cánh là thiện. Thiền có thể được xem là một tiến trình huân tập về cảm thọ, nuôi dưỡng các cảm thọ tốt đẹp như hỷ, lạc, xả, và từ bỏ các cảm thọ không tốt đẹp, như khổ, ưu.

Đây là một sự giáo dục tâm lý, đoạn tận các tâm lý không tốt đẹp như năm triền cái vốn bắt nguồn từ tham sân si, và thay thế bởi những tâm lý tốt đẹp là năm thiền chi, có căn bản là không tham, không sân, và không si. Thiền định là một giai đoạn tiếp theo việc vun bồi Giới đức, và là nền tảng để bước vào giai đoạn kế là phát triển Tuệ giác.
 
Sửa lần cuối:
H thực tập cơ bản cái nào nhỉ? Cỡ này hay suy nghĩ lung tung k tập trung dc
Tứ Niệm Xứ nếu định nghĩa gọn và dễ hiểu là làm gì biết đó, có sao biết vậy, không dính mắc và bất mãn. Nếu sống được như vậy một cách thường trực sẽ nhanh nhất 7 ngày, chậm nhất 7 năm chứng quả Bất Lai nếu đủ ba la mật :d

ba5w2y0.jpeg
 
Tứ Niệm Xứ nếu định nghĩa gọn và dễ hiểu là làm gì biết đó, có sao biết vậy, không dính mắc và bất mãn. Nếu sống được như vậy một cách thường trực sẽ nhanh nhất 7 ngày, chậm nhất 7 năm chứng quả Bất Lai nếu đủ ba la mật :d

ba5w2y0.jpeg
Mà xin bài tập cụ thể đi thầy.kk
 
t chánh niệm trong mọi việc; mà xàm này loạn quá, dễ khiến t u mê kkk
Khi chánh niệm rồi thì đến vô tình hất một cốc nước cũng nhìn ngắm kĩ xem có chúng sinh nào ở đó không. Khạc nhổ một cục đàm cũng suy nghĩ có ai sẽ vô tình nhìn thấy, ai sẽ vô tình dẫm lên, có vô tình trúng 1 chúng sinh thấp kém nào không 🙏
 
Khi chánh niệm rồi thì đến vô tình hất một cốc nước cũng nhìn ngắm kĩ xem có chúng sinh nào ở đó không. Khạc nhổ một cục đàm cũng suy nghĩ có ai sẽ vô tình nhìn thấy, ai sẽ vô tình dẫm lên, có vô tình trúng 1 chúng sinh thấp kém nào không 🙏
Chánh niệm thì tôi nói thật; cả thảy xammer chỉ cần ngồi im quan sát xung quanh, sống chậm lại tí là sẽ hiểu được.
Tôi chỉ thiếu mỗi consistency (sự điều đặng) thôi.
Lâu lâu vẫn phóng dật lung tung mà. Mà sau khắc đó thì lại bình ổn
 
Chánh niệm thì tôi nói thật; cả thảy xammer chỉ cần ngồi im quan sát xung quanh, sống chậm lại tí là sẽ hiểu được.
Tôi chỉ thiếu mỗi consistency (sự điều đặng) thôi.
Lâu lâu vẫn phóng dật lung tung mà. Mà sau khắc đó thì lại bình ổn
Chánh niệm là biết How và What !

*Tuệ là gì? Tuệ là khả năng mượn tập trung tư tưởng để mình sống chánh niệm. Tức là dùng Định để hỗ trợ Niệm.
Chánh niệm là nhớ rõ từng hoạt động của thân và tâm.

Toàn bộ nội dung của Tuệ gồm có hai, là biết cái ‘what’ và biết cái ‘how’. Tuệ chính là tu tập Tứ niệm xứ. Nhưng tu bằng cái gì? Hồi nãy tôi đã nói rồi. Kiểm soát được thân, tâm là Giới. Trên nền tảng kiểm soát ấy ta mới có thể tập trung tư tưởng. Tập trung tư tưởng ở mức nào? -Ở mức làm cho 5 phiền não kia tạm thời vắng mặt.

Vậy Tuệ là vị này tu tập Tứ niệm xứ để biết rõ cái ‘how’ và cái ‘what’.

Niệm là biết rõ cái ‘how’. How là thế nào, là tôi đang đi biết rõ tôi đang đi. Tôi đang ngồi biết rõ tôi đang ngồi. Đó là biết rõ cái ‘how’.

Còn Tuệ là biết rõ cái ‘what’. Là biết mình đang đi và luôn luôn biết rõ rằng đây chỉ là ‘danh sắc’ làm việc với nhau, trong cái biết như vậy.


Nhiều người thắc mắc hỏi rằng “Ủa vừa niệm làm sao vừa biết được?”- Yên tâm.

Tôi ví dụ thế này: Các vị đang cầm dao thì biết rõ mình đang cầm dao. Nhưng nếu có người hỏi cái lưỡi dao đó bằng kim loại hay bằng giấy các vị biết không? Tôi hỏi “Các vị đang cầm dao có biết không, cẩn thận nghe, làm việc phải tập trung”.

Thì các vị nói: Dạ, dạ biết, Sư đừng lo. Thì lúc đó, tuy đang tập trung cầm dao, đang tập trung xắt thức ăn nhưng nếu có người hỏi các vị vậy chớ lưỡi dao này bằng kim loại hay bằng giấy thì các vị biết chứ! Đó, bây giờ hiểu chưa?

Thì ở đây cũng vậy. Hành giả luôn luôn sống trong niệm, biết rõ mình đang làm gì, nhưng mà mình cũng sẵn sàng biết rõ rằng toàn bộ thân tâm này, buồn vui này đều là vô ngã, vô thường, không có gì là ‘tôi’ hay ‘của tôi’.

Nhưng một lúc mình chỉ làm được một việc thôi: đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi. Chỉ niệm vậy thôi. Rồi đang bực mình biết đây là tâm sân. Đang tham thích biết đây là tâm tham

Trích bài giảng KTC -71
 
Chánh niệm là biết How và What !

*Tuệ là gì? Tuệ là khả năng mượn tập trung tư tưởng để mình sống chánh niệm. Tức là dùng Định để hỗ trợ Niệm.
Chánh niệm là nhớ rõ từng hoạt động của thân và tâm.

Toàn bộ nội dung của Tuệ gồm có hai, là biết cái ‘what’ và biết cái ‘how’. Tuệ chính là tu tập Tứ niệm xứ. Nhưng tu bằng cái gì? Hồi nãy tôi đã nói rồi. Kiểm soát được thân, tâm là Giới. Trên nền tảng kiểm soát ấy ta mới có thể tập trung tư tưởng. Tập trung tư tưởng ở mức nào? -Ở mức làm cho 5 phiền não kia tạm thời vắng mặt.

Vậy Tuệ là vị này tu tập Tứ niệm xứ để biết rõ cái ‘how’ và cái ‘what’.

Niệm là biết rõ cái ‘how’. How là thế nào, là tôi đang đi biết rõ tôi đang đi. Tôi đang ngồi biết rõ tôi đang ngồi. Đó là biết rõ cái ‘how’.

Còn Tuệ là biết rõ cái ‘what’. Là biết mình đang đi và luôn luôn biết rõ rằng đây chỉ là ‘danh sắc’ làm việc với nhau, trong cái biết như vậy.

Nhiều người thắc mắc hỏi rằng “Ủa vừa niệm làm sao vừa biết được?”- Yên tâm.

Tôi ví dụ thế này: Các vị đang cầm dao thì biết rõ mình đang cầm dao. Nhưng nếu có người hỏi cái lưỡi dao đó bằng kim loại hay bằng giấy các vị biết không? Tôi hỏi “Các vị đang cầm dao có biết không, cẩn thận nghe, làm việc phải tập trung”.

Thì các vị nói: Dạ, dạ biết, Sư đừng lo. Thì lúc đó, tuy đang tập trung cầm dao, đang tập trung xắt thức ăn nhưng nếu có người hỏi các vị vậy chớ lưỡi dao này bằng kim loại hay bằng giấy thì các vị biết chứ! Đó, bây giờ hiểu chưa?

Thì ở đây cũng vậy. Hành giả luôn luôn sống trong niệm, biết rõ mình đang làm gì, nhưng mà mình cũng sẵn sàng biết rõ rằng toàn bộ thân tâm này, buồn vui này đều là vô ngã, vô thường, không có gì là ‘tôi’ hay ‘của tôi’.

Nhưng một lúc mình chỉ làm được một việc thôi: đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi. Chỉ niệm vậy thôi. Rồi đang bực mình biết đây là tâm sân. Đang tham thích biết đây là tâm tham

Trích bài giảng KTC -71
Kkkk tôi đã cận kề sanh tử rồi;
Nên mỗi một khắc khi mà hơi thở này còn đang diễn ra, tất cả mọi sự, ta đều trân trọng.
Cuộc đời là bể “khổ”; nhưng mà nó lại “đẹp” ở từng khoảng khắc được “sống”
 
Kkkk tôi đã cận kề sanh tử rồi;
Nên mỗi một khắc khi mà hơi thở này còn đang diễn ra, tất cả mọi sự, ta đều trân trọng.
Cuộc đời là bể “khổ”; nhưng mà nó lại “đẹp” ở từng khoảng khắc được “sống”
Nguy hiểm !! Hãy cẩn thận !!!
 
Hãy tinh tấn, chớ phóng dật !

Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai?
Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con voi thuần chủng. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.


Có hai điều, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ. Thế nào là hai?
Sự giao cấu và sanh con. Hai điều này, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ.
 
Hãy tinh tấn, chớ phóng dật !

Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi. Thế nào là hai?
Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc và con voi thuần chủng. Hai (sanh) loại này, này các Tỷ-kheo, không bị sét đánh làm cho sợ hãi.

Có hai điều, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ. Thế nào là hai?
Sự giao cấu và sanh con. Hai điều này, này các Tỷ-kheo, người phụ nữ khi lâm chung chưa được thỏa mãn, chưa được vừa đủ.
Hôm nay tôi cảm thấy yên bình lạ thường; giờ chuẩn bị đánh 1 giấc ngắn rồi soạn bài lên lớp. Kkkk
Quá tuyệt vời💯💯💯
 
Kkkk
Ly dục rồi bạn ơi; thèm quá thì làm quả lọ, tự ta vui tự ta buồn
Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.

Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng chưa đến và người không mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.
 
Chánh niệm là biết How và What !

*Tuệ là gì? Tuệ là khả năng mượn tập trung tư tưởng để mình sống chánh niệm. Tức là dùng Định để hỗ trợ Niệm.
Chánh niệm là nhớ rõ từng hoạt động của thân và tâm.

Toàn bộ nội dung của Tuệ gồm có hai, là biết cái ‘what’ và biết cái ‘how’. Tuệ chính là tu tập Tứ niệm xứ. Nhưng tu bằng cái gì? Hồi nãy tôi đã nói rồi. Kiểm soát được thân, tâm là Giới. Trên nền tảng kiểm soát ấy ta mới có thể tập trung tư tưởng. Tập trung tư tưởng ở mức nào? -Ở mức làm cho 5 phiền não kia tạm thời vắng mặt.

Vậy Tuệ là vị này tu tập Tứ niệm xứ để biết rõ cái ‘how’ và cái ‘what’.

Niệm là biết rõ cái ‘how’. How là thế nào, là tôi đang đi biết rõ tôi đang đi. Tôi đang ngồi biết rõ tôi đang ngồi. Đó là biết rõ cái ‘how’.

Còn Tuệ là biết rõ cái ‘what’. Là biết mình đang đi và luôn luôn biết rõ rằng đây chỉ là ‘danh sắc’ làm việc với nhau, trong cái biết như vậy.

Nhiều người thắc mắc hỏi rằng “Ủa vừa niệm làm sao vừa biết được?”- Yên tâm.

Tôi ví dụ thế này: Các vị đang cầm dao thì biết rõ mình đang cầm dao. Nhưng nếu có người hỏi cái lưỡi dao đó bằng kim loại hay bằng giấy các vị biết không? Tôi hỏi “Các vị đang cầm dao có biết không, cẩn thận nghe, làm việc phải tập trung”.

Thì các vị nói: Dạ, dạ biết, Sư đừng lo. Thì lúc đó, tuy đang tập trung cầm dao, đang tập trung xắt thức ăn nhưng nếu có người hỏi các vị vậy chớ lưỡi dao này bằng kim loại hay bằng giấy thì các vị biết chứ! Đó, bây giờ hiểu chưa?

Thì ở đây cũng vậy. Hành giả luôn luôn sống trong niệm, biết rõ mình đang làm gì, nhưng mà mình cũng sẵn sàng biết rõ rằng toàn bộ thân tâm này, buồn vui này đều là vô ngã, vô thường, không có gì là ‘tôi’ hay ‘của tôi’.

Nhưng một lúc mình chỉ làm được một việc thôi: đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi. Chỉ niệm vậy thôi. Rồi đang bực mình biết đây là tâm sân. Đang tham thích biết đây là tâm tham

Trích bài giảng KTC -71
Biết thân đang làm gì là phải biết ngũ tạng, máu,.... đang hoạt động luôn hả
 
Biết thân đang làm gì là phải biết ngũ tạng, máu,.... đang hoạt động luôn hả

Tùy vào hiện tại, thời điểm đó, lúc đó bản thân phù hợp cái nào thì mình làm cái đó.

Ví dụ :

-Ngồi xếp bằng lim dim thì ghi nhận hơi thở hoặc quán thể trược.

- Sinh hoạt thường ngày thì ghi nhận đi - đứng - nằm - ngồi

- Nếu mà đang ngồi lâu hay đứng lâu .. thì ghi nhớ chi tiết từng cái nhỏ nhặt.

- Có thể quán tứ đại nếu học qua A tỳ đàm.

- Còn cái xác chết thì thời nay khó lắm nên có thể bỏ qua.


THÂN NIỆM XỨ có 12 đề mục (pabba) để hành giả ghi nhận:

(1)Ānāpānapabba: Sự ghi nhớ từng hơi thở ra vào.

(2)Iriyāpathapabba: Sự ghi nhớ từng động tác đi, đứng, nằm, ngồi.

(3)Sampajaññapabba: Sự ghi nhớ trong từng sinh hoạt nhỏ nhặt như bước tới, bước lui, nhìn ngang liếc dọc, đắp y, mang bát, tiểu tiện, …

(4)Patikūlapabba: Quán tưởng 32 thứ uế trược trong thân thể như tóc, lông, móng, răng, da, …

(5)Dhātupabba: Quán tưởng bốn thành tố: đất, nước, lửa, gió trong thân.

(6-12) Asubhapabba: Quán tưởng thây người chết từ lúc mới tắt thở đến các giai đoạn sình trương, rĩ nước, phân hủy cho tới khi chỉ còn là xương trắng.

- Theo dõi hơi thở. Thở vô biết thở vô, thở ra biết ra, thở dài biết dài, ngắn biết ngắn. Ở đây không có ai thở mà chỉ là cơ chế sinh học nó vận hành. Theo dõi chứ không điều khiển. Cái thở này mà ngưng 5 phút thôi là người ta gớm mình liền dù mình có đẹp đến mấy, là hoa hậu hay người mẫu.
 
Top