Đạo lý Thiền Vipassana - Tứ Niệm Xứ

Giới thiệu pháp môn Thiền Vipassana - Tứ Niệm Xứ


Phân biệt giữa Thiền Chỉ Tịnh (Samatha hay còn gọi là Thiền Chỉ) và Thiền Minh Sát (Vipassana hay còn gọi là Thiền Quán)

T không phải thiền sư nên chỉ biết một số giáo lý căn bản về thiền. Tôi xin phép giới thiệu sơ lược và khái quát định nghĩa và các loại Thiền trong Phật Giáo.

1.Trước tiên nên định nghĩa về Thiền. Chứ không biết thiền là gì thì sao mà hành thiền.

1. Thiền hay còn nguyên văn là Thiền na ( do Tàu phiên âm của Ấn). Từ gốc của nó theo tiếng Pali là jhāna dịch nôm na là “đốt cháy”. Cần phải định nghĩa rõ để hiểu thế nào là thiền để có thể thực hành được.

=> Hành thiền là để đốt cháy và bào mòn phiền não ( tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, ganh tỵ, hận thù, tị hiềm, hối hận, bủn xỉn, tật đố, trạo cử, hôn thuỵ …)

=> 4 đại oai nghi khi hành thiền : Đi - Đứng - Nằm - Ngồi ( Hán dịch là thiền hành - thiền trụ - thiền ngoạ - thiền toạ).

Ngồi thiền chỉ là 1 trong 4 oai nghi. Điều quan trọng là chú tâm và quan sát đề mục.

Thiền không phải là xếp bằng ngồi lim dim để đầu rảnh rang hay nghĩ bậy bạ.
Suy nghĩ lung tung nhớ về quá khứ nắm tay nàng hay vọng về tương lai 2 ta sánh đôi. Tất cả là tập trung và ghi nhận về đề mục hiện tại !


Cái đó là Thiền mông cổ ( giữ cái mông cho vững và cái cổ cho thẳng) mà không hề có 1 tác dụng nào cho hành giả. Vì vậy một người không có chút giáo lý không thể hành thiền được chứ đừng nói hành thiền đúng.

2. Trong Phật giáo có 2 loại thiền là Thiền Chỉ và Thiền Quán.

Ngoài 2 cái này ra là bậy bạ tà đạo.

- Các loại thiền trong Phật giáo - Những loại thiền không phải Phật giáo : thiền trà, thiền ca, thiền ôm, thiền nắm tay, thiền chăm cây, thiền điện chạy tùm lum trong người, thiền não bộ, thiền luân xa, thiền xuất hồn ... là ngoại đạo vì chỉ làm tăng thêm phiền nào chứ không hề bào mòn xíu nào.

=> Bất cứ cái nào ngoài Chỉ và Quán ra đều không phải là thiền ( bào mòn phiền não) mà chỉ làm ta thêm phiền nào mà thôi.

- Sau đây là định nghĩa sơ lược về Chỉ và Quán

Thiền Chỉ (Samatha) :
dùng để tu định và đắc định. Nếu đủ duyên thì chứng các tầng thiền. Có được thần thông nếu tu đúng ( ngũ thông trừ cái lậu tận thông). Thiền Chỉ trong PG chỉ có được tu tập để trợ duyên dễ dàng để chuyển qua Thiền Quán do năng lực đè nén 5 triền cái.

Khi hành loại thiền này hành giả chỉ chú tâm vào đề mục mà thôi. Đủ duyên thì chứng thiền và có tâm thiền. Nếu giữ được tâm thiền cho đến lúc chết chắc chắn sẽ sinh về cõi Phạm Thiên ( do đã đè nén 5 triền) nên nhàm chán 5 dục.

Loại thiền này có trước cả giáo pháp của Phật Gotama nên không phải là Phật tử vẫn tu bình thường.

Tiếp theo là pháp môn Thiền Vipassana - Chủ đề chính trong topic này !

Thiền Quán ( Vipassana ) : là loại chỉ có trong giáo pháp của 1 vị Chánh Đẳng Giác. Dùng để đoạn tận các phiền não một cách rốt ráo chứ không đơn thuần là đè nén. Một người có lí tưởng giải thoát đúng đắn thì bắt buộc phải tu Quán, thiền Chỉ chỉ là dùng để tu Quán dễ hơn.

Vipassana là một kỹ thuật đơn giản, thiết thực nhằm đạt đến sự bình tâm thực sự và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, hữu ích. Vipassana có nghĩa là “thấy mọi thứ như nó đang là”. Đó là một tiến trình khách quan của sự thanh lọc tâm thông qua quan sát.

Tức là 4 niệm xứ quán thân - thọ - tâm - pháp.

Nghĩa là làm gì biết đó


Thiền Quán thì dựa vào việc quán chiếu danh sắc để thấy rõ thực tánh tam tướng ( khổ - vô thường - vô ngã).

Hành giả sẽ chứng đạo khi thấy được 1 trong 3 tam tướng. Tuy 3 thằng này là 1 nhưng khi chứng thì tuỳ vào căn cơ sẽ thấy cái nào.

Tất nhiên là vẫn có đề mục như thiền quán nhưng không cần Định mạnh như vậy mà Niệm lại đóng vai trò quan trọng nhất. Khi Niệm có mặt thì Tuệ có mặt. Cụm từ Chánh Niệm ( niệm ) và Tỉnh Giác ( tuệ ) luôn được đề cập xuyên suốt trong Kinh Điển Pali.


3. T đã định nghĩa sơ về thế nào là thiền. Việc còn lại thì phải lựa cho mình 1 cái đề mục để tu tuỳ thuộc vào căn tánh hành giả.

Tài liệu để tu Chỉ và Quán ( search google) :


- Thanh Tịnh Đạo ( ghi rất rõ về các đề mục và khái quát về căn tánh hành giả. Tìm sách của Tỳ Khưu Khánh Hỷ dịch để dễ đọc vì đã được làm mềm hơn so với nguyên tác của luận sư Buddhaghosa).

- Kinh Đại Niệm Xứ ( nên tìm sách của thiền sư U Silananda để đọc vì diễn giải rất kĩ để thực hành và làm mềm đi rất nhiều về nội dung so với kinh tạng)

- Kinh và Chú giải Đại Niệm Xứ của Ngài Maha Thera

- Kiến thức A tỳ đàm căn bản để tu dễ hơn ( biết tâm là gì, tâm sở là gì, sắc pháp, triền cái là gì, 37 phẩm là gì, 6 căn, 12 xứ, 18 giới, 12 nhân duyên …. Rất cần cho việc tu thiền Quán). Trên đây t có 1 topic chuyên nói về cái này

Ngoài ra có thể tham khảo và trau dồi kiến thức của 3 tạng Pali để có cái nhìn tổng quan hơn nữa về giáo lý - giúp việc tu tập vững vàng hơn. Vì một thằng đại học dù gì vẫn giải phương trình ngon hơn thằng tiểu học.

Việc hành thiền hiện nay dựa theo lý thuyết và kinh nghiệm của thiền sư. Nhưng đã là kinh nghiệm thì trong đó sẽ có tư kiến. Vì vậy cần phải bám vào giáo lý để tu tập hiệu quả. Từ đó hành giả sẽ có được những kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân.

Nếu được có thể tham gia 1 khoá thiền 7 ngày. Nhưng mà t cũng không rõ ở VN chỗ nào ok. Vì t cũng thấy hướng dẫn ko hay như t đọc sách nữa. Trên thế giới chắc mỗi Miến Điện là đáng để học thiền quá.

Tất cả kinh điển Phật giáo hay pháp môn đều rõ như ban ngày. Không có gì là huyền diệu hay là mật mật tâm linh cả. Đều chi tiết từng bước. Vì vậy phần còn lại là của hành giả. Nếu đủ duyên hay còn gọi là đủ Ba - la - mật hành giả sẽ chứng đạo. Còn không thì gieo duyên cho một kiếp nào đó gặp Phật thì mình tu dễ hơn và là bậc tốc chứng tốc đắc chứ không tu kiểu rị mọ vất vả như bây giờ.

Đôi khi, trong kinh tạng, Đức Phật có đề cập đến hai pháp thiền: (1) thiền an chỉ hay thiền chỉ (samatha-bhavana), và (2) thiền minh quán (vipassana-bhavana) hay thiền quán. Hai pháp Chỉ-Quán nầy cần phải được phát triển đồng đều, bổ túc cho nhau.

Trong Tăng Chi Bộ, Chương Hai Pháp, Đức Phật dạy:

Có hai pháp này, này các Tỳ-khưu, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, sẽ được lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỳ-khưu, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Vì vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.

Trong kinh Kimsuka, Tương Ưng Bộ, Thiên Sáu Xứ, Ngài có ví dụ pháp tu Chỉ-Quán như là hai vị thiên sứ cùng đến báo cáo cho vị chủ một ngôi thành ở vùng biên giới về tình trạng an ninh, bảo vệ phòng chống quân địch. Vị chủ thành đó là Tâm Thức của chúng ta, và địch quân ở đây là các phiền não lậu hoặc. Người giữ cửa thành là Niệm, và thành có sáu cửa là sáu căn. Như thế, ta dùng Niệm để canh giữ sáu căn, và nhờ có tu tập thiền Chỉ-Quán mà ta có thể ngăn chận và phòng chống được các phiền não do lậu hoặc mang đến.


Lâu nay chữ Thiền là một trong vài thuật ngữ Phật học được sử dụng rộng rãi và cũng có phần bừa bãi nhất ở cả những người trong và ngoài Phật Giáo. Trong sách này, có lẽ ta nên tìm lại định nghĩa nguyên thủy nhất của từ nầy. Một cách chính xác, ngắn gọn và cần thiết nhất, chữ Thiền trong kinh điển Pali chỉ gồm trong hai trường hợp sau:

-Theo tinh thần giáo lý Tam Học của Phật giáo nguyên thủy, bên cạnh một đời sống thanh tịnh trên ngôn từ và sinh hoạt tức Giới Học, người hành đạo giải thoát dứt khoát phải có được khả năng tập trung tư tưởng tức Định học, gọi tắt là Samatha (Chỉ), gọi đủ là Àrammanùpanijjhàna hay Thiền Tập Chú Cảnh Đề Mục, tức khả năng tập trung tư tưởng vào một đề mục nào đó.

- Từ nền tảng Định học, với Àrammanùpanijjhàna trên đây, hành giả dùng sức định tâm của mình để quan sát thân tâm xem chúng là gì và đang ra sao.

- Phải thấy thân tâm, thiện ác, buồn vui thật ra là gì thì hành giả mới có thể chán sợ và lìa bỏ sinh tử được. Công phu này được gọi là Lakkhanùpanijjhàna hay Thiền Quán Chiếu Bản Tướng Vạn Hữu. Công phu này chính là Tuệ Học trong Tam Học, cũng được gọi là pháp môn Vipassanà.

Hơn hai ngàn năm lưu truyền ở đời, giáo pháp của của đức Thích Tôn qua những bước đường du nhập và kế thừa ở các miền đất thỉnh thoảng có thêm những kiểu diễn dịch trình bày mà ít nhiều phảng phất dấu ấn cá nhân của những người hoằng đạo. Ta người đời sau học để biết thêm những cái riêng tư ấy, thấy tâm đắc thì theo và dĩ nhiên thấy bất phục thì tránh.

Nội dung sách này là một tập đại thành những kinh nghiệm riêng tư của các thiền sư Myanmar dựa trên cái chung là kinh điển Pali mà chúng tôi đúc kết lại từ các nguồn tài liệu tiếng Anh trên cả Internet và sách in (vào Google thì biết ngay).

Đó là những kinh nghiệm có được từ công phu hành trì của các hành giả thực thụ chứ không phải những lý luận suy diễn của các học giả mọt sách. Hai thứ này khác nhau nhiều lắm, vì một bên là ngắm nhìn ảnh chụp và một bên là sờ chạm trực tiếp.
Chúng tôi đọc nguyên tác và viết lại nội dung, không phải phiên dịch, chỉ vì lâu nay vẫn thấy thoải mái với lối chuyển ngữ này hơn. Ai muốn kê cứu gì ấy thì chỉ cần một Smartphone cũng đủ.

Các truyền thống Vipassanà được nhắc đến trong sách không hẳn là những dòng thiền lừng lẫy nhưng ít nhất cũng là những địa chỉ được nhiều người tu học trong và ngoài Myanmar biết đến hoặc quan tâm. Người Việt có lòng cầu thị Phật pháp ở Miến Điện có lẽ ít nhiều cũng nên có chút khái niệm về bối cảnh kiến giải của xứ sở nầy trước khi bỏ công qua đó xếp bằng nhắm mắt.

Nói đến kinh nghiệm Tuệ Quán Myanmar là xem như đang chạm vào khu rừng thiêng mấy nghìn năm phong kín của một xứ sở Phật giáo mà cả chiều dài lịch sử lẫn chiều dày truyền thừa đều đáng nể, đôi ba trăm trang kể chuyện về nhau thì có bỏ bèn thấm tháp vào đâu. Đó chính là lý do tập sách này có ít nhất hai quyển, tổng chi non nghìn trang. Sự nhiệt tình đón đọc của quý độc giả dành cho tập 1 sẽ giúp tập 2 sớm được chào đời.

Niềm mong mỏi lớn nhất của chúng tôi chỉ đơn giản là bà con Phật tử người Việt có cái giắt lưng khi vừa đặt chân lần đầu trên đất Myanmar. Khi đã biết mình sẽ về đâu, làm gì, với ai thì tập sách này khi ấy chỉ là của thừa

Kinh Nghiệm Tuệ Quán

Tóm lại, Thiền định là một pháp môn tu tập cần thiết của người con Phật. Thiền định giúp tạo một khả năng bền vững để có đời sống thiện, hướng thiện, và cứu cánh là thiện. Thiền có thể được xem là một tiến trình huân tập về cảm thọ, nuôi dưỡng các cảm thọ tốt đẹp như hỷ, lạc, xả, và từ bỏ các cảm thọ không tốt đẹp, như khổ, ưu.

Đây là một sự giáo dục tâm lý, đoạn tận các tâm lý không tốt đẹp như năm triền cái vốn bắt nguồn từ tham sân si, và thay thế bởi những tâm lý tốt đẹp là năm thiền chi, có căn bản là không tham, không sân, và không si. Thiền định là một giai đoạn tiếp theo việc vun bồi Giới đức, và là nền tảng để bước vào giai đoạn kế là phát triển Tuệ giác.
 
Sửa lần cuối:
KHÔNG HỌC GIÁO LÝ CĂN BẢN, MÀ CỨ TU TẬP ĐỀ MỤC THIỀN CHỈ-THIỀN QUÁN THÌ BIẾT CÁI GÌ MÀ TU. TÔI YÊU CẦU CHÂN THÀNH BÀ CON LẬN LƯNG MỘT ÍT GIÁO LÝ CĂN BẢN .

Chúng ta không thể nào hấp tấp vội vã mong được cái này đắc cái kia khi chúng ta thiếu thời gian chuẩn bị thích hợp. Tôi không tin tưởng tuyệt đối, nghi ngờ những hành giả Đời Này chữ Đời Này viết bằng mực đỏ, không có học giáo lý căn bản mà cứ tu tập đề mục Tuệ Quán hay là Thiền Chỉ nào đó thì tôi rất là nghi ngờ, vì các vị không có căn bản giáo lý thì các vị biết cái gì mà tu ?Các vị đừng có nói với tôi là “học mất thời giờ, tôi chỉ có thiền thôi.”

Tứ Niệm Xứ là nhận diện bản thân mình, nhận diện những hoạt động của thân và tâm. Hoạt động của thân thì mình biết rồi cầm lên để xuống, cắn, nhai, nuốt, tắm rửa, dùng khăn, mở cửa, tắt đèn, dỡ, bước, đạp, ngồi xuống, đứng lên, sờ, chạm..v..v

.Tất cả những hoạt động của thân thì mình còn nhận diện được, nhưng còn những hoạt động của tâm, nhận diện bằng cách nào khi mình không học giáo lý làm sao mình biết cái nào là ngã mạn, phóng dật, tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, hối hận, tật đố, xan lẫn...v..v.

Sẵn đây tôi nói luôn, giáo lý căn bản là học về lộ tâm, lộ sắc, người và cõi, 12 Duyên Khởi, 37 Phẩm Bồ Đề, 24 Duyên Hệ, Bất Thiện Tập Yếu. Đại khái giáo lý Tứ Đế chứ không thể nào mù tịt không biết Tứ Đế là gì .

Lộ Tâm


Là học để biết rõ cái gọi là tâm.Tâm thức của chúng sanh phàm và thánh, từ lúc mình đầu thai tâm mình diễn tiến ra sao ? Rồi khi giây phút đầu đời trở đi trong từng phút tâm tư chúng ta diễn tiến ra sao ?

Khi mắt thấy cảnh sắc, tai nghe tiếng, rồi khi mình ngồi yên suy nghĩ chuyện này chuyện kia, khi mình sống bằng tâm bất thiện, khi sống bằng tâm thiện, thì cái diễn biến tâm thức của mình nó ra sao ?Thế nào là sát na tâm ? Thế nào là lộ tâm ?Tâm nào có mặt ở cõi nào ? Loài nào có được tâm nào ?

Chứ không phải các loài đều có đủ các tâm giống nhau.Hoặc như con heo, chuột, nó không thể có đủ các tâm của loài người, và loài người không thể có đủ các tâm của Phạm Thiên.Thí dụ như thánh nhân có những cái tâm mà người phàm không có, rồi phàm có những cái tâm mà thánh nhân không có.
Đó là học về Lộ Tâm.

Lộ Sắc .


Biết rõ tấm thân bốn đại này ở các loài noãn thai thấp hoá.Noãn tức là sanh ra bằng trứng.Thai tức là sanh ra nguyên con. Thấp là sanh ra trong điều kiện ẩm thấp của thiên nhiên.Hóa là tự nhiên xuất hiện, đột hiện.Cái gọi là thế giới vật chất, tấm thân vật chất ở các loài nó khác nhau như thế nào ?Từ lúc nó xuất hiện buổi đầu đời cho đến lúc nó chết, trong thời gian đó tấm thân sinh lý, tấm thân vật chất của mỗi loài lúc nào nó ra sao mình phải biết rõ.Đó gọi là Lộ Sắc .

Người Và Cõi .


Tức là mình biết rõ có vô lượng vũ trụ, trong mỗi vũ trụ như vậy nó có 31 cõi . Trong 31 cõi đó nó chia làm 3 phần : Dục , Sắc và Vô Sắc .

Cõi Dục gồm những cõi nào ?Cõi Sắc gồm những cõi nào ? Cõi Vô Sắc gồm những cõi nào ? Ở cõi nào có loại chúng sanh nào ?Thí dụ như ở cõi Dục thì có những chúng sanh ở cõi Sắc không có, học Người Cõi là học như vậy.

12 Duyên Khởi

Học 12 Duyên Khởi để thấy rằng đời sống của chúng ta chỉ là sự ghép nối của 6 căn.


Lúc thì chúng ta sống bằng nhãn căn, lúc thì nhĩ căn, nhưng có một điều đời sống đó chúng ta sống kiểu gì mà chúng ta tiếp tục tạo ra một đời sống khác.Một vị A La Hán cũng có mắt, tai, mũi, lưỡi như mình, nhưng khi Ngài tắt thở rồi thì xong, không còn tái sanh nữa. Còn đời sống của mình cũng là 6 căn nhưng mình sống kiểu gì ? Bằng tâm gì ? Bằng những động cơ nào ? Những thúc đẩy nào ? Tác động nào ? Cũng là đời sống 6 căn, mà hễ 6 căn này nó rụi rồi là bèn có 6 căn khác.
Thì đó được gọi là giáo lý duyên khởi hay là 12 nhân duyên .

37 Phẩm Bồ Đề

Là biết rõ chúng ta sanh tử là do phiền não, bây giờ chúng ta phải sống ngược lại với phiền não đó bằng cách là trau dồi các thiện pháp đối xứng.Thí dụ như ngày xưa tới giờ mình chỉ biết tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn, bỏn xẻn, ganh tỵ, thì bây giờ mình phải tu tập những thiện pháp đối lập lại, đối xứng với những bất thiện đó gồm có : Thất Giác Chi , Bát Chánh Đạo, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc.

Mình phải học về các pháp thiện, tức là con đường giải thoát. Rồi mình cũng phải học Bất Thiện Thập Yếu để mình biết rõ vì đâu mà mình sanh tử, và muốn thoát sanh tử thì mình phải tu tập cái gì ? Chứ không phải khơi khơi vô thiền viện rồi thiền sư hướng dẫn kỹ thuật hít thở theo dõi chánh niệm như vậy là đủ .

Tôi xin nói rõ chỗ này, nói thiệt chậm : Thời Phật có cả một tỉ người không cần học giáo lý họ vẫn đắc dễ dàng là vì ít nhất là 2 lý do :

-Những nhân vật dễ dàng đắc chứng họ là ai ?
Họ đã tu bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp rồi, mình nhắm mình có bì bằng họ không ?

-Người hướng dẫn họ là Đức Phật, là các vị thánh tăng, là những vị thánh cư sĩ. Nói chung là các bậc thánh nhân. Khả năng của họ tràn trề thừa mứa, không phải đủ mà là thừa mứa, đã vậy đương sự được sự hướng dẫn toàn là những vị phước báo cao như núi, sâu như biển thì làm sao mình bì với họ được.Cho nên mình đừng dựa vào một hai câu chuyện mấy nhân vật đó rồi mình nghĩ là không cần học giáo lý .

Tôi chỉ yêu cầu chân thành bà con lận lưng một ít giáo lý căn bản.Còn các vị học thế nào ? Học cái gì ? Học với ai ? Thì chuyện đó của các vị.Khi nào các vị tìm đến tôi là chuyện của tôi.Phải hội đủ những điều kiện này thì chúng ta mới có thể thành tựu được tâm nguyện giải thoát của mình .
 
CĂN BẢN CỦA TỨ NIỆM XỨ LÀ GÌ ?

1-Chánh Niệm :
Chánh niệm liên tục, không vì lý do gì bỏ chánh niệm dù đang đối diện với cái chết.

2-Buông bỏ : Nó thiện đến mấy cũng chỉ để nhìn, kỵ nhất là tu tứ niệm xứ thấy mình vừa ý tâm đắc.

Hành giả tu Tứ Niệm Xứ không có gì để tâm đắc, không có chỗ nào để hành giả dừng lại thì cái đó mới gọi là tu đúng.

Trong Thất Giác Chi có bảy thứ mà trong đó có sáu thứ trồi sụt nhưng riêng Niệm Giác Chi không bao giờ dư.

Không biết quí vị còn nhớ bài kinh :"Này các Tỳ Kheo, khi nào vị Tỳ Kheo thấy tâm mình lui sụt, bị động, tiêu cực, thì phải dùng Trạch Cần Hỷ để kéo nó lên. Khi nào thấy nó buông lung loạn động, lăn xăn thì phải dùng Tịnh Định Xả kềm chế nó lại. Riêng Niệm Giác Chi luôn cần thiết ở mọi lúc mọi nơi.

Dẫu tâm đắc gì đi nữa thì hành giả cũng phải nhớ linh hồn thứ hai của Tứ Niệm Xứ là Buông Bỏ, dầu cho mình có giàu có, xinh đẹp, nổi tiếng, trí tuệ, giỏi Phật pháp, ngồi thiền hay, bố thí nhiều, giới luật trong sạch, định tâm giỏi, tất cả những thứ đó hễ còn chỗ nắm, còn chỗ dựa trong chiếc thuyền đang chìm thì chúng ta sẽ chết đuối, không thể ra khỏi con tàu. Người tu Tứ Niệm Xứ là No Parking.
 
NGAY TRONG THUỞ CÒN PHÀM PHU, CHÚNG TA CÓ NHẬN DIỆN ĐƯỢC PHIỀN NÃO CỦA MÌNH HAY KHÔNG ?

Trong room quí vị cần nghe kỹ chỗ này :

Tất cả phàm phu ai cũng sân si, kiêu căng một bụng, nhưng trong đám phàm phu ấy có một người học đạo biết đạo, họ có khả năng nhận diện, đây là một chuyện rất lớn.

Khi nào chứng thánh thì trừ được phiền não, trong đó có sân hận và kiêu mạn đó là đương nhiên. Nhưng ngay trong thuở còn phàm phu, chúng ta khác nhau một điểm là có khả năng nhận diện được phiền não của mình hay không ? Đây là chuyện quan trọng nhất.

Ngay trong Tứ Niệm Xứ, hành giả buổi đầu mình phải tựa nương vào các niệm xứ ví dụ như : Đi biết đi? thở ra biết thở ra, thở vào biết thở vào, nhưng dầu niệm Thân -Thọ -Tâm -Pháp rốt ráo, cuối cùng chúng ta cũng phải có khả năng nhận diện cái gì nó đang diễn ra.

Và tôi nhắc lại trong Tứ Niệm Xứ không có chuyện kiếm tìm, mong đợi, xua đuổi hay tống khứ bất cứ cái gì (thiện ác buồn vui), mà nội dung tinh thần lý tưởng rốt ráo của Tứ Niệm Xứ là nhận diện. Nhận diện đây là thiện, ác, chỉ nhận diện, chỉ nhìn thôi, nhận diện nó đang mất đi và nó vừa mất.


Khi nhận diện được thiện ác, coi như chúng ta đi được nửa đường, khi thấy được tánh sanh diệt thì chúng ta có thể đi đến chỗ rốt ráo của việc tu chứng. Bởi vì chứng thánh là gì ?

Là thấy được bốn Đế, mà Đế đầu tiên là Khổ Đế, nội dung rốt ráo của Khổ Đế là tánh sanh diệt. Tập Đế là niềm đam mê trong những thứ sanh diệt, trong bất cứ cái gì nó còn sanh diệt.

Nói như vậy ngay Bát Thánh Đạo, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy trong tâm của mình nó được gọi là Đạo Đế trong ý nghĩa, trong vai trò nó dẫn đưa mình đến cứu cánh giải thoát, trong trường hợp đó nó được gọi là Đạo Đế, nhưng bản thân Bát Thánh Đạo cũng là Khổ Đế bởi vì nó còn nằm trong vòng sanh diệt. Thí dụ như Chánh Kiến là trí tuệ, mà trí tuệ nó là tâm Sở nó đi cùng với tâm Thức, không bao giờ tâm Thức đi một mình, nó luôn luôn đi cùng với tâm Sở. Quí vị có thể ngạc nhiên tâm Thức hồi nào tới giờ chưa nghe, đây là chữ của tôi dùng dịch thế cho tâm Vương.

Chữ Nhận Diện ở đây có nghĩa là bước đầu mình nhận diện được đây là thiện, ác, buồn, vui, bước hai chỉ có thấy tánh sanh diệt, từ chỗ này mình mới thấy được bốn Đế.Thấy được bốn Đế là sao ?

-Khổ Đế là những gì đang sanh diệt
-Tập Đế là niềm đam mê trong sự sanh diệt đó
-Diệt Đế là sự vắng mặt của niềm đam mê ấy
-Đạo Đế là sống và hành động bằng ba nhận thức vừa kể.
 

Kinh Thân hành niệm
(Kàyagatàsati sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi một số đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:

-- Thật vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân hành niệm, khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố.

Và câu chuyện này giữa các Tỷ-kheo ấy đã bị gián đoạn.

Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến ngồi lên chỗ soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì? Câu chuyện gì của các Ông bị gián đoạn?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, sau khi ăn xong, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại hội trường, và câu chuyện sau này được khởi lên: "Thật vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân hành niệm này được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có công đức lớn, đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố". Bạch Thế Tôn, câu chuyện này của chúng con chưa bàn xong thời Thế Tôn đến.

-- Và này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, có quả lớn, có công đức lớn?

(Quán niệm hơi thở)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô. Chánh niệm, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra". An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Bốn oai nghi)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, biết rằng: "Tôi đi". Hay đứng, biết rằng: "Tôi đứng". Hay ngồi, biết rằng: "Tôi ngồi". Hay nằm, biết rằng: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Ðầy đủ chánh niệm)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng-già-lê (sanghati), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán thân bất tịnh)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: 'Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán tứ đại)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại, và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán tử thi)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn là xương thối trở thành bột; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Các bậc Thiền)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm; sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và an trú Thiền thứ ba. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy ngồi, thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh, trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.
 
(Sự phát triển qua thân hành niệm)

Này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm (antogadha) đều thuộc về minh phần (vijjabhagiya). Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn của ai được thấm nhuần bởi tâm, thời các con sông của vị ấy đi vào trong biển, đều thuộc về biển lớn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm đều thuộc về minh phần.

Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, thời Ma vương có cơ hội với vị ấy, Ma vương có cơ duyên với vị ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người quăng một hòn đá nặng vào một đống đất sét ướt nhuyễn, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Có phải hòn đá nặng ấy có cơ hội lún sâu vào đống đất sét ướt nhuyễn ấy?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với ai không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma vương có cơ hội với vị ấy, Ma vương có cơ duyên với vị ấy.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây khô không có nhựa, có người đến cầm phần phía trên của đồ quay lửa và nói: "Tôi sẽ làm cho ngọn lửa sanh ra, tôi sẽ làm cho sức nóng hiện lên". Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy mang đến phần phía trên của đồ quay lửa, quay với cành cây khô không có nhựa ấy, người ấy có làm cho ngọn lửa sanh ra, có làm cho sức nóng hiện lên không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với ai không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma vương có cơ hội với người ấy, Ma vương có cơ duyên với người ấy.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một bình nước, trống rỗng, trống không, được đặt trên cái giá, có một người đi đến, mang theo đầy nước. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể đổ nước vào bình không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma vương có cơ hội với vị ấy, Ma vương có cơ duyên với vị ấy.

Này các Tỷ-kheo, vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma vương không có cơ hội với vị ấy. Ma vương không có duyên với vị ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người quăng một trái banh dây nhẹ vào một cánh cửa làm hoàn toàn bằng lõi cây. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trái banh dây nhẹ ấy có cơ hội đối với cánh cửa làm hoàn toàn bằng lõi cây không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma vương không có cơ hội đối với vị ấy, Ma vương không có cơ duyên đối với vị ấy.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây ướt có nhựa, rồi một người đi đến mang theo phần trên đồ quay lửa và nói: "Tôi sẽ làm cho lửa sinh ra, tôi sẽ làm cho hơi nóng hiện lên". Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy mang theo phần trên đồ quay lửa, quay với các cây ướt và có nhựa, có thể làm cho lửa sanh ra, làm cho hơi nóng hiện lên được không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma vương không có cơ hội đối với vị ấy, Ma vương không có cơ duyên đối với vị ấy.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một bình nước đầy tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống được, được đặt trên cái giá, rồi có người đi đến, mang theo đầy nước. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể đổ được nước vào bình ấy không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma vương không có cơ hộ đối với người ấy, Ma vương không có cơ duyên đối với người ấy.

Này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt đạt được sự tinh xảo của pháp ấy dầu thuộc giới xứ nào (sati sati ayatane). Ví như, này các Tỷ-kheo, một bình đầy tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống được, được đặt trên cái giá và có người lực sĩ đến và lắc qua lắc lại cái bình ấy, như vậy nước có thể trào ra ngoài không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo của pháp ấy dầu thuộc giới xứ nào.

Ví như có một hồ nước trên một miếng đất bằng, bốn phía có đê đắp làm cho vững chắc, và tràn đầy nước đến nỗi con quạ có thể uống được. Rồi có người lực sĩ đến và phá một khúc đê, nước có thể tràn ra ngoài không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo của pháp ấy dầu thuộc giới xứ nào.

Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đất bằng tại chỗ ngã tư có một chiếc xe đậu, thắng với những con ngựa thuần thục, có roi ngựa đặt ngang sẵn sàng, có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào theo ý mình muốn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo của pháp ấy dầu thuộc giới xứ nào.

(Công đức của thân hành niệm)

Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể được mong đợi. Thế nào là mười?

(1) Lạc bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; (2) khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên. (3) Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận. Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng. (4) Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú. (5) Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể, thân có thần thông bay cho đến Phạm thiên; (6) với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần. (7) Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn; tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm Thiền định, biết tâm Thiền định; tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát. (8) Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết. (9) Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. (10) Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể mong đợi.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
 
NHỮNG MỐI BẬN LÒNG

Muốn có chánh niệm thì cần thiết phải dọn dẹp hai chỗ:

- Dọn trong lòng.

Bớt đi những bận lòng, những bận rộn không cần thiết, những cái không đáng nhớ, những cái làm khổ mình. Không nhớ tùm lum chuyện quà cáp sinh nhật, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, tân gia, email, điện thoại tin nhắn, thương người này, giận người kia, ghét người nọ, cảm ơn người này, lên lớp dằn mặt người kia v.v..., cái đầu chứa quá nhiều thứ thì không kiếp nào mà chánh niệm được.

- Dọn ở ngoài.

Hạn chế nhu cầu ăn, mặc và sinh hoạt. Trong phòng có cái gì không thật sự cần thiết thì nên can đảm bỏ đi để mắt, mũi của mình không bận tâm tới những thứ không cần thiết đó.

Trong phòng ít đồ thì ít bụi; ít đồ thì không có gián, chuột, rắn; ít đồ thì không bị vướng tay vướng chân.

Trong lòng phải bớt những chuyện bận tâm, ở ngoài thì hạn chế tiết giảm tối đa từ trang phục đến vật dụng, thì tôi hứa với quí vị chánh niệm sẽ "lên vun vút". Còn nếu quí vị không thay đổi nếp sống thì không bao giờ, không thể nào chánh niệm tốt được. Phải dọn sạch trống trong lòng. Phải hạn chế những mối bận lòng trong và ngoài đời sống của mình.


Không có mô tả ảnh.
 
Kinh (48) SỰ KỊỆN KHÔNG THỂ CÓ ĐƯỢC

Kinh 48 là chuyện bất khả thi:


1. Không ai tránh được tuổi già.
2. Không thể tránh được bệnh tật.
3. Cái chết.
4. Mất mát này nọ.
5. Cái gì cũng phải có lúc kết thúc.


Phải thấy và chấp nhận những sự thật đó không phải để sống bi quan hay sợ hãi hoảng loạn mà để có những chuẩn bị thật tốt.

Tất thảy những chuyên gia cứu hộ trên hành tinh này gồm chuyên gia cứu hộ hàng không, hàng hải, đường bộ, nhân viên cứu hoả, hoặc những tai nạn lao động, tai nạn xã hội nói chung thì tất cả những chuyên gia cứu hộ họ đều có một nhận xét giống nhau là: "Trong mọi tình huống, trong mọi hoàn cảnh thì các nạn nhân bình tĩnh luôn có cơ hội sống xót cao hơn những người hoảng loạn thiếu bình tĩnh".

Đó là họ không biết đạo họ chỉ nói về chuyện thoát thôi, nhưng trong đạo Phật thì thêm một cái nữa đó là: Bên cạnh cơ hội thoát nạn mà nếu không thoát được, thì cái cơ hội đi lên của người có chuẩn bị sẽ cao hơn người không có chuẩn bị.

Là vì mỗi người phải đi đầu thai theo 1 trong 4 thứ nghiệp sau đây:

🌱
1/ Trọng nghiệp thiện ác - garukamma: là những thiện ác to tát.


- Trọng nghiệp thiện: trong đời mình đã làm những công việc lớn lao như cứu mạng nhiều người, giúp đỡ người đức độ hoặc hộ trì tam bảo bằng những Phật sự quan trọng.

- Trọng nghiệp bất thiện: làm những tội lỗi to tát tầy đình (to như cái đình), tầy liếp (to như miếng đất).

🌱
2/ Thường nghiệp thiện ác : là những cái gì đó không cần to lắm mà mình cứ làm hoài thì nó cũng có một sức mạnh kinh dị lắm.


- Là những nghiệp nào mà mình cứ làm hoài. Thí dụ như năm 15 tuổi cứ đứng bán hàng tạp hoá hoài, cứ cân đong đo đếm, le lưỡi tính tiền...suốt nhiều năm như vậy cả đời cứ đứng ra buôn bán. Hoặc cả đời cứ mò cua bắt ốc, buôn gian bán lận, bài bạc chích hút, đâm heo chuốc chó, lừa thầy phản bạn, mãi quốc cầu vinh, cả đời cứ làm hoài hoài mấy cái chuyện đó thì được gọi là thường nghiệp.

🌱
3/ Khinh thiểu nghiệp thiện ác : là những thiện ác mà mình làm lai rai lâu lâu làm 1 lần.


Thí dụ như đi chùa 1 tháng hay 3,4 tháng mới đi chùa 1 lần. Lâu lâu cũng móc túi ra làm phước cho chỗ này chỗ kia 1 lần. Hoặc lâu lâu có ai rủ đi câu, đi săn, đi đá gà, đánh bài, nhậu nhẹt gì đó thì cũng đi theo. Lâu lâu cứ làm mỗi thứ lai rai đều đều như vậy cả đời thì cái đó gọi là khinh thiểu nghiệp.

🌱
4/ Cận tử nghiệp thiện ác : trước giây phút lâm chung thì tâm mình leo lét, leo lét như cái người chết đuối gặp cái gì chụp cái nấy.


Cái nghiệp đó được gọi là cận tử, nhưng đừng coi thường nó bởi vì nghiệp cận tử là cái phao cứu sinh hay là cái trái thuỷ lôi là tuỳ theo mỗi người. Trái thuỷ lôi là loại trái nổ mà người ta để dưới nước, trên bờ gọi là mìn (lựu đạn). Thì lúc mà mình chết đuối mà chụp vào cái phao thì coi như khoẻ, còn chụp trái thuỷ lôi là coi như game over hết phim.

Ở đây cũng vậy khi mình đang chập chờn leo lét cuối đời mà khi có lời kinh tiếng kệ lọt vào tai biết đâu đó cũng là cái gợi ý để theo đó mà mình đi.

Tôi giảng cái nó hơi ngoài bài kinh nhưng rất cần thiết. Vị đệ tử của Đức Phật có học đạo nên biết rõ là già, bệnh, chết không thể nào tránh được, mọi thứ có rồi phải mất đi, có rồi phải kết thúc. Vị ấy biết rõ nhưng không phải để sống bi quan hay sợ hãi mà là để có những chuẩn bị thật là tốt.

Trích bài giảng KTC-119
 
Thầy Bạn

Tất cả những người nào mình thường xuyên gặp gỡ thì đó là thầy bạn của mình; những đề tài suy nghĩ nào quẩn quanh trong đầu mình thì đó cũng là thầy bạn của mình.


Trong điều kiện thế giới hôm nay có internet, báo chí, sách vở, cho dù mình đóng cửa không gặp ai nhưng mình cứ vùi đầu vào trong những thứ đó cũng gọi là mình đang có một số bạn bè. Nếu là những cuốn sách bài báo, websites hay thì đó là bạn lành, còn nếu là những trang web, bài báo tin tức tầm bậy thì đó là những người bạn xấu. Phải nhìn nhận rằng cái gì mình gần gũi, mình thường xuyên tiếp xúc liên lạc nhất, thì đó chính là người bạn của mình.

Người bạn nào mình thường xuyên tiếp xúc gần gũi mà lòng lành, thiện pháp, đạo tâm của mình phát triển thì đó được gọi là bạn lành, minh sư, thiện hữu. Còn cái gì mình càng tiếp xúc mà con người mình càng bệ rạc, hư đốn thì gọi là bạn xấu, thầy xấu.

Muốn có bạn lành mình phải là người lành, mình mới có khả năng nhận thức được người lành; khi mình không phải là người lành người thiện thì mình không nghĩ đến chuyện gần người thiện, không tha thiết không mặn mà với người thiện và có gặp họ mình không biết vì không cùng tần số.

Phải có khả năng liên thông với hiền thánh, mưa trên trời rơi xuống không phân biệt nơi chốn nhưng không phải chỗ nào cũng đón nhận lợi ích từ cơn mưa, sân xi măng hay tấm bạt thì sẽ khô đi sau đó, nhưng cơn mưa đổ xuống một miếng đất đã dọn sạch cỏ, đã gieo trồng hạt giống, thì mưa xuống là vô cùng lợi lạc.

Nếu mình chưa dọn lòng thì mưa pháp trút xuống cũng như không, có gặp hiền trí thì mình cũng như muỗng trong nồi canh.


"Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu."

"Người ngu nghĩ mình ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng có trí,
Thật xứng gọi chí ngu."

"Người ngu, dầu trọn đời,
Thân cận người có trí,
Không biết được Chánh pháp,
Như muỗng với vị canh."

"Người trí, dầu một khắc,
Thân cận người có trí,
Biết ngay chân diệu pháp,
Như lưỡi với vị canh."


Trích Tương Ưng Bộ Kinh tập 1
 
THÂN KIẾN

Thân kiến là cái nhìn liên hệ đến ‘ngã’. Là cái nhìn cho ta thấy có sự ràng buộc giữa cái gì đang xảy ra vào ý niệm ‘ngã tính’. Hơi khó hiểu, thí dụ cái ly này giả sử nó rớt xuống bể thì chúng ta ngồi đây sẽ có hai phản ứng.
Một là cảm thấy mất mát lớn nếu ly đó là của chúng ta.
Một phản ứng khác dửng dưng hơn nếu cái ly đó không phải của chúng ta.


Cái ‘của chúng ta’ và ‘không của chúng ta’ nó tạo sự khác biệt rất lớn trong đời sống.


Thân kiến nói theo đạo Phật là cái nhìn “Ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn. Ở trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn”.
Một cảm giác, niềm vui nỗi buồn của ta có đến và có đi, nhưng thái độ của ta đối với cảm giác cảm thọ đó nó khiến ta có những phản ứng lớn. Thí dụ khi nghe ai nói nặng xúc chạm tự ái ta thấy tức giận, điều đó có nghĩa là ‘cảm thọ là ta, ta là cảm thọ, trong cảm thọ có ta’.


Chúng ta đang ngồi đây, Phật tử A nói nặng Phật tử B một câu, quí vị khác thì thấy bàng quan, ờ thì đi chùa đụng chạm nhau thôi. Nhưng ngày mai cô B ra ngoài đường bị ông Mỹ đen đánh chẳng hạn, thì chúng ta cảm thấy rất giận nói ờ người VN bị Mỹ đen ăn hiếp. Thì lúc đó chúng ta thấy cô B có quan hệ với chúng ta, cổ bị Mỹ đen ăn hiếp, trong khi cổ ở giữa những người VN chúng ta thì mình không thấy như vậy.

Tức là quan hệ giữa một người với chúng ta nó là một ý niệm, là một quan hệ hoàn toàn có tính cách quy ước.

Ở trong nhà, mình thấy anh em ruột thịt nhưng ‘chuyện của mày mày lo chuyện tao tao lo’. Chuyện ai nấy lo không thể lo cho nhau được. Nhưng nếu ra đường ai đụng tới anh em của mình thì lúc đó mình nói là ‘anh của mình em của mình’.

Thậm chí chúng ta có thể bênh vực một người tại vì người đó cùng địa phương với mình hoặc cùng màu da với mình. Trong khi cũng là những người đó nhưng ở trong hoàn cảnh bình thường khác thì mình không quan tâm tới họ, tới sự sống chết của họ. Có nghĩa lúc nào đó trong hoàn cảnh nào đó mình thấy mình với họ có sự ràng buộc.

Cái đó Phật gọi là thân kiến.
Chúng ta có vô số những sợi dây ràng buộc liên quan tới thân kiến, cụ thể là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

💎
Sắc là những cái cụ thể thuộc vật chất, thuộc về thân chúng ta. Cái đẹp cái xấu khi nó thuộc về ta thì ta có cảm giác khác. Nếu nó của người khác thì ta có cảm giác khác. Đó là ta có thân kiến ở trong sắc uẩn hay không.

💎
Thọ uẩn cũng vậy.Nếu nghe hai người gây gổ nhau, ta thấy người này không quá đáng mà người kia phản ứng như vậy là quá đáng.
Ta nghĩ đáng lẽ họ không nên phản ứng như vậy. Nhưng nếu chúng ta là người trong cuộc thì ta sẽ nghĩ khác, vì khi đó ‘Thọ uẩn là ta, ta là thọ uẩn. Ở trong thọ uẩn có ta và trong ta có thọ uẩn’.

💎
Tưởng uẩn cũng vậy. Tưởng uẩn là sự hấp thụ giáo dục, văn hóa quá khứ của ta. Tại sao ta hãnh diện về văn hóa VN. Vì ở đó là nơi ta lớn lên, và bây giờ cái gì ta thể hiện ra ở đây tức là ta thể hiện kinh nghiệm của mình trong quá khứ. Ta quan niệm rằng cái gì đẹp thì nó phải đều, ở giữa và cả hai bên đều đẹp thì nó mới đẹp. Cái gì bên lớn bên nhỏ thì không đẹp, thì đó cũng chỉ là vấn đề văn hóa thôi. Nhưng chúng ta vẫn chấp đó là văn hóa VN, là ta có bổn phận phải bảo vệ văn hóa của mình. Tức là ta nói “Tưởng uẩn là ta, ta là tưởng uẩn. Ở trong tưởng uẩn có ta và trong ta có tưởng uẩn’.

💎
Hành uẩn là những quan niệm về thiện ác, cái đúng cái sai, đen trắng v.v…khiến ta chấp vào quan niệm thế giới này là ********, là tư bản, của tự do của dân chủ thế này thế kia. Những ý tưởng đó trở thành mật thiết trong đời sống và nếu ai động chạm chính kiến của mình thì mình lồng lộn lên. Ta phãn ứng mạnh mẽ vì ‘trong hành uẩn có ta, trong ta có hành uẩn’.

💎
Thức uẩn là cái gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Những cái này cũng gắn liền với tự ngã của mình.
Người vợ mua bức tranh về treo trong nhà mà người chống đối là vì cảm thọ về sắc của hai người không giống nhau. Nếu người vợ nghĩ treo bức tranh đó mà đụng chạm đến mình thì cái đó ta nói ‘thức uẩn là ta, ta là thức uẩn’. Mọi sự vật tồn tại độc lập hết, từ bản thân ta, con cái ta, tôn giáo ta, những người cùng một màu da…Tuy nhiên khi ta dán vào trong đó ‘cái này là của tôi’ rồi là ở đó có chuyện.

Do vậy thân kiến là một thứ kiết sử cột trói ta vào thế giới này. Kiết sử đó làm chúng ta có đôi lúc thấy rằng nó là chân lý bất di bất dịch. Trên đời này không ai sống mà không có thân kiến. Nhưng khi ở một lúc lắng đọng tâm tư nào đó ta sẽ thấy rằng cái gọi là thân kiến thật ra nó chỉ là ảo giác, nó hoàn toàn chỉ là ảo giác.

Ta có con, ta nghĩ đó là con của mình. Nhưng đến lúc nào đó con nó có cuộc sống của nó mà quan hệ giữa ta với con rất là tương đối thôi. Bởi vì nếu nó là của ta thì ta có thể an bài tất cả mọi thứ cho nó. Nhưng thực sự nó lớn lên như một cá thể độc lập mà ta không thể nào kiểm soát hoàn toàn. Ta chấp cái này là của mình, cái kia là của mình, nhưng thực sự không phải vậy.

👉
Ta sống bằng thân kiến ta khổ vì nó, và ta sẽ cảm thấy trống vắng nếu ta không có nó. Giống như ta nhìn dòng xe chạy trên đường, xe đẹp thật nhưng xe là xe của thiên hạ, không phải của mình. Nếu mình mua một chiếc xe dầu rất cũ, tuy cũ nhưng mình vẫn nâng niu vì lúc đó mình dán nhãn hiệu đó là xe của mình, mình đã cảm thấy nó khác đi.

Nhưng quan niệm về ngã tính là quan niệm không thể nào khác và chúng sanh trên đời này trầm luân vì cái sợi dây cột đầu tiên và nặng nhứt đó là ‘thân kiến’.

Chúng tôi xin dành thì giờ nói về bốn quan niệm về thân kiến: ngũ uẩn là ta, ta là ngũ uẩn, trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn. Quí vị sẽ hỏi tại sao phải nói chi tiết vậy?

Nói ‘ngũ uẩn là ta’ nó khác với ‘ta là ngũ uẩn’. Ngũ uẩn đáng lẽ nó là một thế giới khách quan nhưng ta biến nó thành thế giới chủ quan. Quí Phật tử đi chùa lâu nói chùa này là chùa của mình, mấy sư này là sư của mình. Đó là ta lấy khách quan ở ngoài làm chủ quan.

Đôi khi lấy cái chủ quan làm cái khách quan, tức là ‘ta là ngũ uẩn’, tức là một sự áp đặt lên đó. Thí dụ ta thấy người khác lấy lá cờ VN làm cái gì đó thì ta thấy quan niệm về ngã tính chúng ta áp đặt ngay lập tức. Tức lúc đó không phải ‘ngũ uẩn là ta’ mà là ‘ta là ngũ uẩn’.

“Ở trong ngũ uẩn có ta và trong ta có ngũ uẩn” tức là chúng ta nói lên sự hàm chứa. Ta không nắm thế giới này trọn vẹn nhưng trong đó có cơ sở của ngã tính. Như quí vị sống ở Houston, quí vị không thể nói Houston là tôi được. Nhưng đi đâu mà quí vị nghe ai chê Houston không ra gì là quí vị giận, là tự ái vì ‘ở trong đó có ta’
. Mà quí vị nghe người ta chửi TP Atlanta hay Miami thì ta không thấy gì, vì ‘ở trong đó không có ta’.
Đó cũng là thân kiến.
 
GIỮ NĂM GIỚI ĐỂ SỐNG AN NHIÊN

Sư Giác Nguyên giảng

Một gia đình mà người cư sĩ thành tựu được năm giới thì bản thân người ấy có được một cuộc sống an toàn không sợ hãi:

- An toàn trong hiện tại và an toàn trong kiếp sau.
- An toàn trong đời sống và an toàn trước cái chết.


Nếu mình không đào sâu tán rộng thì với bài kinh này sẽ có người hiểu lầm nói là ‘tôi biết rồi’.

Nhưng thưa quí vị, ở đây có một vấn đề rất là quan trọng mà tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó là, người Phật tử nào tối thiểu cũng có tam quy và ngũ giới, nhưng nhớ giùm là không phạm giới chưa hẳn là giữ giới.

Có nhiều người sanh ra trong một bối cảnh gia đình bối cảnh xã hội, văn hóa giáo dục không có tiện để làm chuyện sát sanh trộm cắp v.v... Khi biết đạo rồi họ thấy mấy cái giới đó dễ quá, họ tưởng là họ không phạm, như vậy không có đúng.


Năm giới gồm:

1. Không sát sanh


Không thể hiểu theo cái nghĩa là không giết là giữ giới sát sanh.

Những người lớn lên trong thế giới Âu Mỹ, hoặc trong gia đình có của ăn của để thì cơ hội nào để họ sát sanh đây?

Nhỏ thì trong vòng tay của cha mẹ ông bà đâu có phải mò cua bắt ốc, đâu có cơ hội mà giết các loại trùn dế muỗi mòng. Lớn lên thì ăn học đàng hoàng, ra làm kỹ sư bác sĩ có gia đình sung sướng hưởng thụ thì cơ hội nào để sát sanh. Cá tôm, heo bò, gà vịt toàn là do người ta làm; về nhà là có kẻ dọn ra cho ăn. Như vậy không gọi là giữ giới.

Không sát sanh nghĩa là có một ý thức sâu sắc rõ ràng vì đâu mình không giết, điều này mới quan trọng. Bởi mình biết rất rõ muôn loài lớn bé đều tham sống sợ chết. Không nỗi kinh hoàng nào trên đời này lớn bằng nỗi sợ chết. Đó là mối âu lo lớn nhất trong đời sống chúng sanh. Mình biết như vậy nên mình không có gieo rắc sự sợ hãi cho người khác bằng các tấn công, bạo lực, bạo hành. Không giết đã đành, mà làm cho người ta đau về thể xác, khổ về tinh thần cũng không nên.

Cho nên, không làm khổ người khác về tinh thần lẫn vật chất đó chính là hạnh tu của người biết Phật pháp. Giữ giới sát sanh là không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tánh mạng của chúng sanh khác.


2. Không trộm cắp

Cứ nghĩ rằng tôi không lấy của ai thì là tôi giữ giới. Điều đó không hẳn.

Tôi đã nói, mình lớn lên trong một bối cảnh gia đình xã hội đặc thù nào đó mình cũng đâu có làm chuyện này. Chẳng hạn như bên Thụy Sĩ đất nước tôi đang ở, có rất nhiều nông trại người ta đem nông sản ra bày ra trong một cái chòi lá. Họ có để bảng giá, cà tím bao nhiêu, cà chua bao nhiêu, khoai tây, bắp đậu giá bao nhiêu. Có cái thùng. Mình nhìn giá biểu đó, thích thì mua, tự mình cân rồi bỏ tiền vào trong thùng đó. Phải chuẩn bị bạc lẻ để trả chứ không ai thối cho mình đâu.

Một đất nước như vậy thì người dân đâu có cơ hội ăn cắp. Nhưng nói như vậy không hẳn là người dân Thụy Sĩ được gọi là người giữ giới trộm cắp. Giữ giới trộm cắp ở đây là mình có một ý thức rõ ràng, vì đâu mình không lấy của phi nghĩa, vì đâu mà mình không lấy món vật chất chưa được cho. Bởi vì không cần tới pháp luật, thứ nhất, chỉ nói tới đạo đức làm người, ai cũng có cái quyền tư hữu, ai cũng muốn tài sản vật chất của mình không bị sứt mẻ, không bị mất mát. Ai cũng sợ mất mát, ai cũng muốn mình được toàn vẹn mọi thứ. Người khác lấy của mình, mình đâu có chịu, vậy tại sao mình lại lấy của người khác. Lý do thứ hai, trong tinh thần rốt ráo nhất của người biết đạo thì cái của mình là mình đã không nên tham đắm, nói gì cái của người khác. Một người luôn luôn sống trong ý thức mọi thứ phù du, luôn luôn sống trong ý thức rằng giá trị tinh thần niềm vui tâm linh lớn hơn việc sở hữu vật chất thì thấy chuyện sang đoạt chiếm hữu của phi nghĩa là điều đương nhiên phải tránh. Mình đâu có thể ăn đời ở kiếp với số vật chất mình lừa đảo lật lọng của người ta. Vài trăm ngàn, vài triệu đô la lấy xong rồi cả đời trốn chui trốn nhủi không dám nhìn mặt ai hết. Trời đất bao la mà cứ sống như chuột chù, như giun dế thì có đáng hay không.

Hiểu được như vậy thì mình luôn luôn sống trong ý thức rõ ràng mình không có sang đoạt của ai hết. Hôm nay mình gieo nhân nào thì mai kia mình bị cái quả y chang như vậy. Hôm nay mình sang đoạt chiếm hữu của người khác thì mai kia sanh ra một là nghèo khó hai là những thứ mình có được cũng dễ dàng mất mát (do thiên tai, nhân họa, chiến tranh hay trộm cướp). Có những người giàu có nhưng không giữ được của. Nói theo trong kinh là do tiền nghiệp đã không giữ giới trộm cướp nên đời sau sanh ra thì một là không có tài sản, hai là nhờ phước bố thí mà có được tài sản nhưng giữ không được. Có nhiều ngõ để rò rỉ thất thoát lắm. Cuối năm 2017, có hai người quen của tôi cũng tương đối có của ăn của để. Trước Tết vài hôm thì cả hai đều bị mất một số tiền rất lớn, vài trăm ngàn đô. Một người thì bạn bè lừa gạt, người kia thì do chơi stock, bitcoin gì đó. Tiền bạc mà muốn đội nón ra đi thì nhiều cớ lắm. Vợ chồng con cái người thân bệnh hoạn, hoặc họ hoang phí bài bạc hút chích gì đó thì mọi thứ đội nón đi hết. Hiểu như vậy mình mới sợ.

Tinh thần cao nhất của Phật pháp đó là của mình hợp pháp mà mình còn không nên chìm đắm thì nói gì là dòm ngó của người khác

3. Giới tà dâm.


Vì nhu cầu tình cảm, tình dục mà chúng ta đi tìm đến những đối tượng ngoài luồng. Nên nhớ rằng con người khác con thú ở chỗ sự chừng mực và biết chuyện. Biết cái gì nên hay không nên, chỗ nào là ranh giới phải dừng lại. Xã hội nào cũng tán thán tôn vinh chế độ một vợ một chồng. Và những tình cảm ngoài luồng tuyệt đại đa số là có kết cục không đẹp.

Trong Kinh định nghĩa tà dâm là quan hệ tình dục với những đối tượng xã hội lên án, ví dụ người đã có gia đình; hoặc người đang được gia đình, pháp luật bảo vệ như trẻ vị thành niên; hoặc có bạn bè thân thuộc muốn gìn giữ nó mà mình tìm cách chiếm hữu. Định nghĩa tà dâm hơi rộng như vậy chứ không phải chỉ đơn giản là dây dưa với vợ hay chồng người khác.

Tất cả là 21 hạng không thể đụng chạm tới, gom gọn lại hai là: người đã có gia đình, và người đang được giám hộ bởi đoàn thể hay cá nhân nào đó.

Mình cứ nghĩ người ta thương mình, mình thương lại, hai đứa dắt nhau vô bụi, miễn sao chồng họ không biết, vợ họ không hay, thì trái đất vẫn hòa bình đâu có gì đâu. Nhưng không được, vì nếu thế giới này, hành tinh này mà mọi người tha hồ thích với ai thì đến với người đó thì chúng ta không còn niềm tin trong gia đình nữa. Cứ hở ra là sợ mất vợ mất chồng. Ai có máu ghen thì mới hiểu, mới thấy những người nghiêm túc trong tình cảm là đáng quý.

Giới tà dâm là một lằn ranh, vạch kẽ để phân biệt người và thú. Con thú không phân biệt được gì nên và không nên. Chỉ có con người mới biết rằng tài sản vật chất có quyền tư hữu và tình cảm con người cũng có tư hữu, không được xâm phạm của ai.

4. Giới nói dối.


Không nói dối chưa chắc là giữ giới. Bởi nhiều khi không có điều kiện nói dối.

Mình không muốn ai lừa dối mình thì mình cũng đừng lừa dối ai. Đại phúc và hữu hạnh thay cho kẻ nào được sống giữa những người mà mình có thể tin cậy được. Bất cứ nơi nào mà người với người không tin được nhau thì xã hội đó đoàn thể đó xem như vất đi.

Năm giới là giềng mối duy trì nền tảng đạo đức xã hội và trên nền tảng đạo đức ấy con người có thể tương thân tương ái tương kính lẫn nhau. Không tin được nhau thì còn gì để nói với nhau nữa.

Trong Kinh nói cái gì cũng có chu kỳ, cây cỏ hoa lá cũng có mùa xuân hạ thu đông. Mùa xuân thì cây cỏ xum xuê tốt tươi, mùa thu thì bắt đầu vàng úa, mùa hạ rụng rơi, mùa đông lạnh lẽo. Tùy mùa mà loài nào sống được loài nào chết đi. Đời sống của con người cũng có mùa. Có những thời điểm chúng sanh đặc biệt nổi trội về tâm linh.

Chẳng hạn như thời Đức Phật, những người tu hành đạo đức, chứng đắc, thánh nhân nhiều như nấm sau mưa. Trong khi đó có những thời kỳ mà chúng sanh nổi trội về văn minh vật chất, chẳng hạn như thời này, cách nhau một đại dương mà có thể vừa nói chuyện vừa nhìn mặt nhau, người kia rót trà người bên này có thể thấy làn khói lượn lờ bay trên chén, có thể quan sát nhau từng đường tơ sợi tóc, chúng ta có thể di chuyển trong không gian với tốc độ ngàn cây số một giờ.

Tùy chu kỳ mà chúng sanh trội về cái gì trong cái thiện và cũng tùy chu kỳ mà chúng sanh trội về cái gì trong cái ác.

Có những thời kỳ họ trội về tham, có những thời kỳ họ trội về sân. Xuân hạ thu đông trong thiên nhiên như thế nào thì tâm tình tâm thức của chúng sanh cũng có chu kỳ như vậy. Có những thời kỳ chúng sanh sung mãn về đạo đức thì cả hành tinh không có ai biết nói dối. Nói dối khi đó là một khái niệm trừu tượng.

Có lúc cả hành tinh này sống trong bối cảnh ‘********’ tuyệt hảo. Thời đó người ta chỉ kiếm ăn khi cần và không có khái niệm tích chứa, sở hữu, dành dụm và từ đó không có nhu cầu sang đoạt lừa đảo; không có kẻ nằm nhà mát ăn bát vàng, kẻ làm quần quật, không có gian thương đầu cơ, lừa lọc.

Thời đó người có thể tin người, người có thể quý người, người có thể thương người.

Còn thời này, muốn quý nhau cũng khó, muốn thương nhau cũng khó và muốn tin nhau càng khó.

Tùy vào chu kỳ biến đổi trong thiên nhiên và chu kỳ biến đổi tâm thức của chúng sanh mà thế giới này mỗi giai đoạn có điểm đặc thù như vậy đó.

Điều rốt ráo nhất trong giới nói dối là muốn giải thoát sinh tử muốn chứng Thánh thì anh phải thấy được 4 sự thật.

Thấy được sự thật là vấn đề quan trọng cốt yếu từ phàm sang thánh. Muốn thấy được sự thật thì ngay thuở còn phàm thì anh phải biết yêu sự thật.


Có yêu sự thật thì trong ngôn ngữ hay hành động mới không có dối trá, lừa đảo, lươn lẹo, lật lọng. Một người có hàm dưỡng thì chuyện lừa đảo lật lọng là cả vấn đề, còn với người thiếu hàm dưỡng thì chuyện nói dối rất dễ dàng đơn giản và thậm chí là lối thoát cho họ trong nhiều tình huống.

Còn với người có hàm dưỡng thì chuyện nói dối là cả một cực hình, kẹt lắm, khó khăn lắm

5. Giới uống rượu.


Kể từ khi tia nắng mặt trời đầu tiên rọi vào thân thể khi chúng ta ra đời vừa lọt lòng mẹ cho đến khi ta vào áo quan đậy nắp lại thì trong chuỗi thời gian ấy chúng ta liên tục và thường trực đối diện với bao nhiêu là bất trắc. Để đối phó, để sinh tồn trong một thế giới đầy những bất trắc thì chúng ta phải thường xuyên tỉnh táo. Đằng này chúng ta lại chối bỏ khả năng tỉnh táo ấy để chìm sâu trong nghiện ngập nào đó làm mê man thần trí

. Đó là chúng ta quay lưng lại với quyền lợi làm người của mình. Con người khác con thú ở chỗ là khả năng tỉnh thức.

Đời sống của chúng ta là một chuỗi năm tháng đối diện với bất trắc, bất trắc do con người, do thiên nhiên, và do bản thân. Để sống trong thế giới đầy bất trắc ấy chúng ta phải thường trực tỉnh thức để sống cảnh giác, phòng vệ. Ấy vậy mà chúng ta nhìn thấy những người say, những người ngáo đá. Cái cột điện cao thế mà dám leo lên trên, nóc nhà trơn tuột mà dám đứng nhảy múa. Một người say rượu thì như một con thú vậy, không biết nguy hiểm, không biết mắc cỡ hay sĩ diện, không biết cái gì là đẹp là xấu, là thiện là ác, là nên hay không nên hết.

Cho nên, điều thứ năm này, Đức Phật dạy, ngay cả khi chư Phật chưa ra đời, những người hiền trí ở đời cũng tôn trọng năm nguyên tắc chuẩn mực đạo đức này: không giết, không trộm, không dâm dục, không dối trá, không say sưa nghiện ngập. Đây là năm tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu cho một cá nhân, một xã hội, một đất nước

. Năm giới phải được thiết lập trên nền tảng ý thức, được khởi đi từ ý thức thì mới gọi là năm giới.

Nếu một người cư sĩ thành tựu năm giới trên một nền tảng ý thức như chúng tôi vừa nói nãy giờ, thì giới đó mới được gọi là giới hoàn bị. Còn không làm, không vi phạm nhưng thiếu ý thức trong năm tiêu chuẩn đạo đức ấy thì giới của mình vẫn chưa được xem là hoàn hảo.


Đức Phật dạy rằng trong một gia đình cư sĩ mà người cư sĩ thành tựu được năm giới thì ngay trong hiện tại trong thế giới loài người, trong xã hội mà chúng ta đang có mặt, chúng ta không có âu lo, mà còn được sự tín nhiệm thương quý; đồng thời nếu mình có đột ngột ra đi thì chỉ cần nhớ một điều thôi, mình đã sống đẹp quá, mình sống có chuẩn mực, mình sống có nguyên tắc, kiểu sống của mình không phải là kiểu sống của một chúng sanh thấp kém, vì vậy chỗ về của mình dứt khoát phải là chỗ cao cấp rồi.

Người cư sĩ nhớ chừng ấy thôi là xuôi tay nhắm mắt có thể cười được. Mình nhớ mình đã sống ra sao là được rồi, tự nhiên đi mình thấy thanh thản, dầu cho mình không có thần thông, mình không biết rõ lắm về thiên đường địa ngục, kiếp trước kiếp sau, nhưng tối thiểu mình nghĩ nếu có một cõi lành thì cõi lành ấy phải dành cho những người có đạo đức về đó. Đó là niềm tin của người có giới.
 
Cẩm Nang Tuệ Quán

Thuật ngữ Vipassanā (Tuệ Quán) phải được hiểu là tên gọi của thứ trí tuệ thấy rõ Tam Tướng trong Danh Sắc.
Sự đào dưỡng trí tuệ này chính là công phu quan trọng nhất trong Phật Giáo, mà cứu cánh rốt ráo là sự chấm dứt phiền não, chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát tất cả đau khổ.


Một hành giả muốn bắt đầu tu tập Tuệ Quán, trước hết phải biết qua những điều căn bản cần thiết như về 6 Tuệ Xứ (Vipassanābhūmi), 4 Niệm Xứ, …
Nhờ vậy trong việc tu tập sẽ không bị mơ hồ, nhầm lẩn. Tôi vừa nói là chỉ trình bày vắn tắt, nhưng nội dung vắn tắt đó chính là những gì tôi vừa giới thiệu. Trước hết, thế nào là 6 Tuệ Xứ (Vipassanābhūmi)?

Nguyên nghĩa chữ Bhūmi này là nơi chốn, địa điểm, nhưng ở đây ta có thể xem nó là chữ đồng nghĩa với Đề Mục, Án Xứ (Kammaṭṭhāna) hay cảnh sở tri – đối tượng tri nhận (Ārammana).

Người tu Tuệ Quán nhất thiết phải biết qua 6 Tuệ Xứ này.
Đó là: (1) Năm Uẩn, (2)mười hai Xứ, (3)mười tám Giới, (4)hai mươi hai Quyền, (5)Bốn Đế và (6)mười hai Duyên Khởi.


Nói gọn lại, toàn bộ 6 Tuệ Xứ này chỉ là Danh Pháp và Sắc Pháp mà thôi. Còn 4 Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) thì là 4 chỗ an trú của Chánh Niệm. Chánh Niệm ở đây là sự ghi nhớ đặc biệt thù thắng có thể dẫn tâm chứng nghiệm Niết Bàn.

Bốn Niệm Xứ bao gồm 4 thể tài căn bản: Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ và Pháp Niệm Xứ.
A- THÂN NIỆM XỨ có 12 đề mục (pabba) để hành giả ghi nhận:

(1)Ānāpānapabba: Sự ghi nhớ từng hơi thở ra vào.
(2)Iriyāpathapabba: Sự ghi nhớ từng động tác đi, đứng, nằm, ngồi.
(3)Sampajaññapabba: Sự ghi nhớ trong từng sinh hoạt nhỏ nhặt như bước tới, bước lui, nhìn ngang liếc dọc, đắp y, mang bát, tiểu tiện, …
(4)Patikūlapabba: Quán tưởng 32 thứ uế trược trong thân thể như tóc, lông, móng, răng, da, …
(5)Dhātupabba: Quán tưởng bốn thành tố: đất, nước, lửa, gió trong thân.
(6-12) Asubhapabba: Quán tưởng thây người chết từ lúc mới tắt thở đến các giai đoạn sình trương, rĩ nước, phân hủy cho tới khi chỉ còn là xương trắng.

B- THỌ NIỆM XỨ gồm có chín đề mục để ghi nhận, mà nói gọn lại là ba cảm giác: Khổ, Lạc, Xả, của thân tâm trong các trường hợp có hay không có liên hệ đến vật dục (āmisa)

C- TÂM NIỆM XỨ gồm có 16 đề mục ghi nhận (tâm mình đang ra sao thì biết rõ như vậy):

(1)Sarāgaṃ: Tâm có ái nhiễm.
(2)Vītarāgaṃ: Tâm không có ái nhiễm.
(3)Sadosaṃ: Tâm có sân hận.
(4)Vītadosaṃ: Tâm không có sân hận.
(5)Samohaṃ: Tâm có si mê.
(6)Vītamohaṃ: Tâm không có si mê.
(7)Sankhittaṃ: Tâm có trạng thái hôn thụy.
(8)Vikkhittaṃ: Tâm phóng dật.
(9)Mahaggataṃ: Tâm đang trú trong thiền Sắc hay Vô Sắc Giới.
(10)Amahaggataṃ: Tâm không an trú trong loại thiền định nào.
(11)Sa-uttaraṃ: Tâm Dục Giới.
(12)Anuttaraṃ: Không phải tâm Dục Giới.
(13)Samāhitaṃ: Tâm có Định.
(14)Asamāhitaṃ: Tâm không có Định.
(15)Vimuttaṃ: Tâm không có phiền não.
(16)Avimuttaṃ: Tâm chưa thoát phiền não.

D- PHÁP NIỆM XỨ có 5 đề mục:

(1)Nivaranapabba: Quán xét về năm triền cái.
(2)Khandhapabba: Quán xét về năm Uẩn.
(3)Āyatanapabba: Quán xét về 12 Xứ.
(4)Bojjhangapabba: Quán xét về 7 Giác Chi.
(5)Saccapabba: Quán xét về 4 Đế.

Trong tất cả đề mục vừa kể trên đây, có những thứ chỉ có thể là án xứ cho pháp môn Tuệ Quán (Vipassanā), nhưng có những đề mục thích hợp cho cả pháp môn Chỉ Tịnh (Samatha). Ở đây, đề mục Tứ Oai Nghi (Iriyāpathapabba), đề mục Tỉnh Giác (Sampajaññāpabba) và đề mục Tứ Đại (Dhātupabba) chỉ có thể là án xứ Tuệ Quán.

Đề mục về Hơi Thở (Ānāpānapabba) có thể áp dụng cho cả Chỉ Quán. Hai đề mục Thể Trược (Patikūlapabba) và Tử Thi (Asubhapabba) cần được tu tập Chỉ trước Quán sau. Riêng về Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ và Pháp Niệm Xứ thì chỉ có thể là án xứ Tuệ Quán mà thôi.

Bốn Niệm Xứ phân tích theo năm Uẩn thì như sau:

(1)Thân Niệm Xứ thuộc về Sắc Uẩn (Sắc Pháp-Rūpadhamma).
(2)Thọ Niệm Xứ thuộc Thọ Uẩn (Danh Pháp -Nāmadhamma).
(3)Tâm Niệm Xứ thuộc Thức Uẩn (Danh Pháp).
(4)Pháp Niệm Xứ thuộc cả năm Uẩn, nên vừa là Danh Pháp vừa là Sắc Pháp.

BỐN NIỆM XỨ VÀ CÁC CƠ TÁNH (CARITA) CHÚNG SANH

Đề mục tu tập và khuynh hướng tâm lý của hành giả luôn có một quan hệ rất đáng kể.

Đó là lý do phải có thêm phần dẫn giải này.
Ở đây các ngài đặc biệt nhấn mạnh hai khuynh hướng phiền não ở các hành giả là Khát Ái và Tà Kiến.


Thân Quán Niệm Xứ rất thích hợp cho người nhiều tham ái và ít trí tuệ.
Thọ Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tham ái nhưng cũng có nhiều trí tuệ.
Tâm Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tà kiến và kém trí tuệ.
Pháp Quán Niệm Xứ thích hợp cho người nhiều tà kiến nhưng cũng nhiều trí tuệ.



Cẩm Nang Tuệ Quán
Nguyên tác Thái Ngữ: Achahn Naeb
Bản dịch tiếng Việt: Tỳ khưu Giác Nguyên
 
PHÙ DU - LẮP RÁP - DO DUYÊN
Vua Pasenadi hỏi Bà Khemā:

1) Chúng sinh khi chết rồi sẽ đi về đâu?
2) Thế Tôn khi tịch rồi sẽ đi về đâu?

Bà đã trả lời thế này:

- Nếu cứ khư khư cái ý niệm cho rằng có ai đó tồn tại trong cuộc đời này thì mình mới có thắc mắc chúng sinh chết rồi đi về đâu và Thế Tôn viên tịch rồi đi về đâu?

- Nếu lìa được ý niệm đó và hiểu rằng: "Mỗi cá thể chúng sinh - chỉ là sự cộng hưởng, sự ghép nối lắp ráp của vô số thành tố, và cái khối tổng hợp ấy do các duyên tác động mà có.

Giống như một chiếc xe có rất là nhiều món linh kiện phụ tùng rời rạc nhau, và khi được lắp ráp đúng cách hợp lý thì có một chiếc xe để chạy và chúng ta gọi khối tổng hợp ấy là chiếc xe, chứ THẬT RA KHÔNG CÓ MỘT CHIẾC XE NÀO TRONG ĐỐNG PHỤ TÙNG, và trong đống phụ tùng cũng không hề có chiếc xe nào.
Cái mà gọi là CHÚNG SINH được lắp ráp từ:

- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
- Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
- Gồm có cả những thiện, ác, buồn, vui, nhân, quả, vui buồn máu lệ...


- Khi vỏ ngoài còn nguyên vẹn thì mình còn thấy đẹp xấu, cao thấp, mập ốm...
Nhưng chia chẻ đến tận cùng thì tất cả trở về căn bản của nó: đất chỉ là cứng lạnh, nước chỉ là ngưng tụ kết dính, lửa chỉ là nhiệt độ, gió chỉ là xê dịch áp suất, tâm chỉ là thiện ác buồn vui, không có gì nữa hết.

Tất cả những cái này cộng lại mới thành ra một CHÚNG SINH.
Phải ghi nhớ nhận thức rằng:

Cái gọi là THÂN TÂM này chỉ là một khối tổng hợp - ráp nối bởi vô số thành tố, và được tác động bởi chữ DUYÊN - CÁC ĐIỀU KIỆN. Các tánh PHÙ DU - LẮP RÁP - DO DUYÊN của thân tâm này, của vũ trụ này.. phải được ghi nhận như vậy thì mới chấm dứt được phiền não.

1) Mọi thứ đều PHÙ DU - có rồi mất.
2) Mọi thứ đều là LẮP RÁP - không có gì là một.
3) Mọi thứ do DUYÊN mà có.

Khi hiểu như vậy thì mới không còn chấp, không còn thích thú đam mê gì hết nữa: không còn thích thú đam mê trong sự hiện hữu, không còn thiết tha trong sự sở hữu, không còn thiết tha trong sự hưởng thụ. Mà người nào còn kẹt trong 3 cái này, còn có cái thích thì còn có cái ghét - ghét là ngược lại cái mình thích. Chính cái thích và ghét là nhân làm nên sướng và khổ trong cuộc đời này.

Phải thường xuyên sống trong chánh niệm với nhận thừ này, thì đủ duyên sẽ chứng thánh, nếu là phàm phu thì khi đối diện với trọng bệnh nan y - giây phút cận tử thì giúp lòng sẽ thanh thản. Nghĩ rằng mọi thứ đang trong tình trạng này sang tình trạng khác, chết không phải là hết - mà là sự bắt đầu một cái mới.
 
NĂM ĐIỀU KIỆN ĐẮC ĐẠO

Có năm điều kiện đắc đạo kiếp này :

1- Sức khỏe tốt
2- Có được nền tảng kiến thức giáo lý
3- Thầy bạn ok
4- Trú xứ thích hợp
5- Hành trì liên tục


Năm điều kiện này bà con thấy hình như mình cũng ráng có được chứ ! Nếu năm điều kiện này mình có thể làm được, cho thấy rằng ba-la-mật của mình không đến nổi xoàng. Và quí vị mở lại giùm tôi kinh Trường Bộ và kinh Trung Bộ.

Đặc biệt là Trường Bộ Kinh, trong đó bà con dò cuối kinh Tứ Niệm Xứ có ghi thế này :

“Này các tỳ kheo, một người mà tinh tấn tu tập bốn niệm xứ này thì lâu nhất là bảy năm, nhanh nhất là bảy ngày có thể chứng hai quả vị sau đây : A-la-Hán, A-na-hàm.

Hồi đó tôi đọc tôi sốc lắm, tôi nghĩ sao đắc khó mà Ngài nói có vẻ chắc chắn vậy, nhưng bây giờ tôi già rồi và tôi coi trong Chú giải mới hiểu đó là cách nói mẹo.

Anh mà ba-la-mật yếu thì làm sao có thể tu Đúng 7 năm được, chữ Đúng đó phải gạch dưới, không phải dễ đâu.
Ba-La-Mật là gì ?

-Ba la mật là có khả năng làm thiện.

Làm thiện có hai :

1- Làm thiện cầu quả nhân thiên được gọi là thiện hữu lậu, còn kẹt trong ba cõi sáu đường. Là mong cho kiếp sau sanh ra đẹp, giàu, giỏi, quyền lực, tiếng tăm ..vv. Hữu lậu có nghĩa là thiện mà nó còn dính tới con đường sanh tử.

Và tôi thường nói một trăm người Phật tử VN trong mắt của tôi chưa được một người là Phật tử thứ thiệt, là bởi vì quí vị không phải là người đến với đạo với mục đích cầu giải thoát, mà đến với đạo bằng nhiều lý do :

-Bà ngoại đi thế là má đi, má đi thế là tôi đi. Gia đình có chuyện buồn “hữu sự vái tứ phương, vô sự bất đăng tam bảo điện “, không có chuyện tới chùa tốn nhang thế là đợi coi nhà có ai lật ngang mới vô chùa nhờ tụng kinh. Từ chỗ cúng thất riết mới quen đi chùa luôn lúc nào không hay.

-Đang có tâm sự trùng trùng không biết nói ai, vô kiếm thầy chùa tâm sự khóc thút thít thỏ thẻ thủ thỉ thầm thì bèn thành Phật tử luôn.

-Người quen rủ đi vì tò mò, lúc đầu chở bạn tới chùa ngồi ngoài parking chờ bạn nhưng ngồi lâu quá muỗi chích nên chạy vô nghe pháp rồi trở thành Phật tử.

2-Làm lành, làm thiện với ý cầu quả giải thoát. Đó được gọi là ba-la-mật.
 
Thân Hành Niệm ( quán thân trên thân)

Thân Quán Niệm Xứ ( 1 trong 4 niệm xứ)

Lần này đi chi tiết về quán thân trên thân.

Đây là là pháp quán dành cho người tham ái nhiều trí chậm.

Nhưng nói là nói vậy thôi chứ ai cũng nên quán vì không phải lúc nào chúng ta cũng quán chăm chăm 3 cái kia. Quán 1 cái là tự nhiên 3 cái kia quán theo

Chánh kinh

—Và này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được tu tập như thế nào, được làm cho sung mãn như thế nào, có quả lớn, có công đức lớn?

(Quán niệm hơi thở)​

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô. Chánh niệm, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”. Hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra”. An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Bốn oai nghi)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, biết rằng: “Tôi đi”. Hay đứng, biết rằng: “Tôi đứng”. Hay ngồi, biết rằng: “Tôi ngồi”. Hay nằm, biết rằng: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Ðầy đủ chánh niệm)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng-già-lê (sanghati), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán thân bất tịnh)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: ‘Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán tứ đại)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại, và phong đại”. Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán tử thi)​

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn là xương thối trở thành bột; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Theo ngôn ngữ hiện đại

THÂN NIỆM XỨ có 12 đề mục (pabba) để hành giả ghi nhận:
(1)Ānāpānapabba: Sự ghi nhớ từng hơi thở ra vào.
(2)Iriyāpathapabba: Sự ghi nhớ từng động tác đi, đứng, nằm, ngồi.
(3)Sampajaññapabba: Sự ghi nhớ trong từng sinh hoạt nhỏ nhặt như bước tới, bước lui, nhìn ngang liếc dọc, đắp y, mang bát, tiểu tiện, …
(4)Patikūlapabba: Quán tưởng 32 thứ uế trược trong thân thể như tóc, lông, móng, răng, da, …
(5)Dhātupabba: Quán tưởng bốn thành tố: đất, nước, lửa, gió trong thân.
(6-12) Asubhapabba: Quán tưởng thây người chết từ lúc mới tắt thở đến các giai đoạn sình trương, rĩ nước, phân hủy cho tới khi chỉ còn là xương trắng.

- Theo dõi hơi thở. Thở vô biết thở vô, thở ra biết ra, thở dài biết dài, ngắn biết ngắn. Ở đây không có ai thở mà chỉ là cơ chế sinh học nó vận hành. Theo dõi chứ không điều khiển. Cái thở này mà ngưng 5 phút thôi là người ta gớm mình liền dù mình có đẹp đến mấy, là hoa hậu hay người mẫu.

- Đi đứng nằm ngồi làm gì biết đó không để đầu óc, tâm trí nghĩ cái khác lung tung bậy bạ

- Mấy cái nhỏ hơn như gãi ngứa, nhột lướt màn hình, nhìn gì, nghe gì, quay qua quay lại, đau bụng, khó thở khó tiêu cũng ghi nhận

- Coi cái thân này là cái thây chưa chôn, là cái đống rác, lại một ổ bệnh tật uế trược, mấy chục kí này chỉ tồn tại từng ngày chờ ngày tắt thở đem chôn. Mình sao thì người ta vậy nên không có gì phải tham thích, ghét bỏ

- Ngó 4 đại trong và ngoài cơ thể làm việc, vận hành. Cái thây này chỉ là 4 đại nhưng nhờ có tâm thức nên có thêm 24 đại y sinh kèm theo. Tắt thở là chỉ có 4 đại chờ đem chôn, chờ mục rữa thôi.

Thân Hành Niệm
Thân hành niệm ở đây là quán 32 thể trược, gồm các thứ dơ uế trong và ngoài cơ thể. Bên ngoài là tóc, răng, móng, lông, da. Bên trong là mật đàm, máu mủ, mồ hôi, phân, nước tiểu, thực phẩm chưa tiêu hóa, thực phẩm vừa tiêu hóa xong còn nằm ở ruột già chờ ra. Từ trên xuống dưới. Rồi tất cả các lỗ khiếu của mình – lỗ ghèn, lỗ mũi, những gì rỉ chảy, bốc hơi ra nước, ra cái được ra. Mà hễ có cơ hội thì ra hết. Tôi giảng kiểu bóc tách, lột trần, quý vị rất khó chịu nhưng phải nói luôn. Cửu khiếu của mình, bất cứ chỗ nào nó bài tiết được là nó bài tiết, chỗ nhỏ nhất là chân lông, lớn nhất là miệng của mình. Chúng ta là bịch ni-lông, được túm trong nhiều bịch khác, tất cả các bịch đó đều bị lủng hết. Thì có 1 điều, bữa nào nó chảy re re là bị bệnh, như tiêu chảy, vã mồ hôi… Còn bữa nào khỏe thì nó rỉ rỉ. Mình tu là phải nói cho tan hoang huỵch tọec như vậy. Quán thân bất tịnh là quán như vậy đó.

Một món ăn ngon, đắt tiền như nấm đen của Pháp (truffe), mấy chục ngàn 1 kilo, được những thợ lành nghề nấu ngon lành, béo bở, đắt tiền, quý hiếm. Vậy mà khi mình nhai vào miệng rồi nhả ra, chính mình dòm còn thấy dơ chứ nói gì người khác.

organs.jpg


Cho nên phải thấy cái ngu. Chỉ ngu thì mới yêu được đời sống, yêu được con người bằng tình cảm xác thịt nam nữ. Chứ thực sự tỉnh táo thì hơi khó. Tác dụng của đề mục này là giúp ta buông bỏ sự dính mắc đối với thân xác và từ đó buông bỏ sự sợ chết, sự nặng lòng với thị phi, với tình cảm, danh lợi, quyền lực, tiếng tăm. Khi quý vị biết mình đang xê dịch cái thùng rác, đang xê dịch cái hầm cầu, xê dịch cái xác chết, xê dịch cái thân thể dính đầy phân hôi thối bất tịnh, khi sống bằng cảm nhận như vậy thì cái lực từ lời khen tiếng chê nó chả là gì hết. Khi quý vị thấy quý vị quan trọng, vì tôi đẹp, vì tôi này kia thì chỉ một tiếng thị phi cũng có thể làm cho quý vị nổi dựng lên.

Tôi nói 1 tỷ lần trong cái room này. Tại sao 1 cọng rơm, 1 tờ giấy, 1 chiếc lá khô rơi từ tầng 18 xuống đất mà không sao. Mà tại sao mình buông 1 cái chén từ độ cao 1.5m thì nó lại bể? Là bởi vì trọng lượng và thành phần cấu tạo của cái chén không cho phép nó chịu nổi rớt từ độ cao đó. Cấu tạo và chất liệu của cái chén khiến nó dễ bị tổn thương.

Những đề mục này Phật dạy cho mình, để biến mình thành cọng rơm, sợi tóc, tờ giấy, chiếc lá khô.
 

THIỀN MINH SÁT (VIPASSANĀ)​

Về con đường phát triển tâm linh của Phật Giáo, trước tiên chúng ta Quy Y rồi giữ giới, sau đó hành Thiền Định. Bây giờ chúng ta bước thêm một bước nữa là hành Thiền Minh Sát (vipassanā), đó là con đường trí tuệ.

Nếu phát triển được Thiền Định thì tốt, nhưng nếu chỉ một mình Thiền Định thôi thì không thể Giác Ngộ. Muốn Giác Ngộ, muốn chấm dứt đau khổ chúng ta phải thực hành trí tuệ pañña. Muốn thực hành trí tuệ thì chúng ta phải hành Thiền Minh Sát. Các bạn đã hành Thiền Minh Sát nhiều năm, đã biết cách thức hành thiền, nhưng hôm nay tôi sẽ nói cho các bạn về lý thuyết của Thiền Minh Sát. Đây là một khóa học về căn bản của Phật Giáo, nên tôi phải bao gồm Thiền Minh Sát.

Thật ra, vì các bạn đã từng hành Thiền Minh Sát nên các bạn không cần phải nghe về Thiền Minh Sát nữa.

Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu nghĩa của chữ minh sát vipassanā. Chữ vipassanā được dịch là pháp nội quán. Được dịch là pháp nội quán bởi vì Thiền Minh Sát xuyên thấu vào bản chất của Vật Chất và Tâm, nhưng theo nghĩa chuyên môn của chữ vipassanā thì có chút khác biệt. Bạn cần phải hiểu nghĩa chuyên môn này nữa. Vipassanā có nghĩa là thấy bằng nhiều cách. Chữ vipassanā gồm hai chữ “vi” và “passana”. “Vi” là tiếp đầu ngữ có nghĩa là nhiều cách. “Passana” có nghĩa là thấy. Bằng nhiều cách ở đây có nghĩa là thấy Vật Chất và Tâm hay Ngũ Uẩn, hay các Pháp Hữu Vi (các pháp có điều kiện) là Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Nghĩa tiềm ẩn trong chữ minh sát có nghĩa là khi thực hành Thiền Minh Sát bạn phải thấy sự Vô Thường, Khổ, Vô Ngã của đối tượng đang quán sát. Chỉ khi nào thấy ba đặc tính này bạn mới có thể nói là bạn đang thật sự hành Thiền Minh Sát.

Thiền Minh Sát (vipassanā) được Đức Phật khám phá và được chính Ngài dạy cho chúng sinh. Chắc các bạn đã biết Đức Phật từng hành khổ hạnh trong rừng suốt sáu năm dài. Cuối cùng Ngài nhận thấy mục đích của mình vẫn còn ở quá xa. Đức Phật kiểm lại sự thực hành của Ngài và đi đến kết luận là mình đã thực hành sai lầm. Sau đó, Đức Phật khám phá ra con đường trung đạo là thực hành vipassanā. Ngài thực hành và đạt được kết quả tốt đẹp nhất, đó là trở thành một vị Phật.

Sau khi Giác Ngộ quả Phật, Ngài đi du hành khắp nơi truyền bá giáo pháp. Ngài thuyết giảng nhiều bài pháp và giảng dạy về vipassanā hay satipaṭṭhāna nhiều lần. Như vậy, chỉ khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, mới có chúng sinh hiểu biết và thực hành Thiền Minh Sát. Và khi giáo pháp của Đức Phật vẫn còn tồn tại trên thế gian này mới có sự hiểu và thực hành Thiền Minh Sát.

Dù không có Đức Phật ra đời, không có giáo pháp của Đức Phật, người ta vẫn có thể thực hành Thiền Định, nhưng chỉ vào thời kỳ của Đức Phật hoặc khi giáo pháp của Đức Phật còn lưu hành người ta mới có thể thực hành Thiền Minh Sát. Chỉ có Thiền Minh Sát mới giúp xuyên thấu vào bản chất thật sự của Vật Chất và Tâm, Giác Ngộ Tứ Diệu Đế (thấy rõ bốn sự thật cao thượng).

Vào thời kỳ Đức Phật còn tại thế, và cả ngàn năm sau khi Ngài nhập diệt, Thiền Minh Sát vẫn được nhiều người thực hành. Sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng một ngàn năm cho đến bây giờ, dường như ít ai thực hành Thiền Minh Sát. Bởi vì những Chú Giải được viết trong vòng một ngàn năm từ lúc Đức Phật Niết Bàn, lúc còn rất nhiều người hành Thiền Minh Sát, nên thường hay đề cập đến những người hành Thiền Minh Sát và Giác Ngộ Đạo Quả. Sau một ngàn năm đó, những người hành thiền và những người Giác Ngộ trở nên hiếm hoi. Ngài Mahasi nói rằng: khoảng thời gian sau khi Đức Phật diệt khoảng một ngàn năm cho đến bây giờ rất ít người thực hành Thiền Minh Sát. Câu này có nghĩa là sau một ngàn năm Đức Phật nhập diệt cho đến bây giờ có ít người hành Thiền Minh Sát chứ không phải là không có ai.

Sau một ngàn năm, từ khi Đức Phật Niết Niết Bàn cho đến bây giờ, đa số các vị Sư sống trong rừng mới hành Thiền Minh Sát, những vị Sư sống ở thành phố phần lớn không hành thiền. Trong những tài liệu cổ được ghi chép lại, chỉ thỉnh thoảng người ta mới gặp những vị Sư đắc quả A La Hán. Nếu những vị này thật sự là A La Hán thì các vị phải hành Thiền Minh Sát.

Mặc dù có rất ít người thực hành Thiền Minh Sát, nhưngThiền Minh Sát vẫn còn. Những người hành Thiền Minh Sát thời bấy giờ chỉ hành thiền cho chính họ mà không dạy cho nhiều người. Các vị chỉ dạy Thiền Minh Sát cho các học trò thân cận hay những bạn bè gần gũi. Bởi vậy rất ít người có cơ hội hiểu được cách hành Thiền Minh Sát và thực hành.

Khoảng một trăm năm trước đây, một số các vị Hòa thượng ở Miến Điện cố gắng làm sống lại Thiền Minh Sát. Việc hành Thiền Minh Sát có hệ thống mà chúng ta đang hiểu và thực hành đây theo tôi nghĩ được bắt đầu bởi Hòa thượng Mingun Jetavan. Đọc lịch sử của Ngài ta biết rằng: Ngài muốn hành Thiền Minh Sát, nhưng Ngài không biết làm thế nào để thực hành. Ngài bèn đi tìm một vị thầy có đủ thẩm quyền và năng lực để dạy Ngài hành Thiền Minh Sát. May mắn thay, Ngài gặp một Hòa thượng ở một nơi gọi là Mingun. Mingun là một địa phương ở bên kia sông của thành phố Mandalay. Vị hòa thượng này sống ở Mingun, là học trò của một vị Hòa thượng khác. Vị thầy này là một người rất nổi tiếng và được mọi người xem là một vị A La Hán.

Theo tài liệu ghi chép, vị Hòa thượng đầu tiên này có thể là một vị thánh thứ ba bởi vì lúc bấy giờ có những vị Hòa thượng khác yêu cầu Ngài thuyết pháp, dạy cho họ cách hành thiền và vị này nói rằng: “Tôi sẽ giảng cho các vị một bài pháp, nhưng bài pháp này chỉ nói đến những gì tôi đã thực hành” hoặc là câu nói tương tự như vậy.

Ngài giảng về việc thực hành cho đến tầng thánh thứ ba và Ngài chỉ giảng đến đây thôi. Nếu dựa vào tài liệu này thì vị Hòa thượng này đã đắc đến quả thánh thứ ba – quả Bất Lai. Vị Hòa thượng này không có nhiều học trò vì Ngài sống trong rừng sâu và ít vị Sư nào có thể sống được ở đó. Vì Hòa thượng sống ở Mingun là học trò của vị Hòa thượng đầu tiên này cho nên vị Hòa thượng sống ở Mingun biết cách thực hành. Ngài đã thực hành theo và có thể là Ngài đã Giác Ngộ Đạo Quả. Ngài Mingun gặp vị Hòa thượng thứ hai này và xin Ngài giảng giải cho mình cách hành thiền, nhưng vị Hòa thượng thứ hai không dạy cho ngài Mingun Jetavan nhiều chi tiết của việc thực hành. Ngài chỉ nói với Ngài Mingun Jetavan: “Đây là bản kinh về Tứ Niệm Xứ và đây là những Chú Giải và Phụ Chú Giải. Con chỉ cần nghiên cứu bản kinh và các Chú Giải, Phụ Chú Giải này”.

Có thể ngài Mingun đã được Ngài này hướng dẫn một phần nào đó. Ngài Mingun Jetava nghiên cứu bài kinh, Chú Giải và Phụ Chú Giải và biết cách thực hành. Chắc có lẽ Ngài đã nhận được một số lời chỉ dẫn của vị Hòa thượng thứ nhì. Như vậy, Ngài Mingun Jetavan đã thực hành Thiền Minh Sát theo kinh điển và theo lời hướng dẫn của vị Hòa thượng thứ hai và có thể Ngài đã đạt được một tầng mức nào đó và Ngài bằng lòng với sự thực hành của mình. Chuyện này xảy ra vào khoảng năm 1908, mới bắt đầu của thế kỷ hai mươi.

Sau khi thực hành đạt kết quả, Ngài muốn hướng dẫn người khác cách thực hành, nên Ngài bắt đầu giảng pháp ở Mingun, nhưng không ai muốn nghe và thực hành theo Ngài. Đối với các vị Sư và dân chúng thời bấy giờ, những lời Ngài giảng thật là kỳ lạ. Người ta chỉ trích và chế giễu, lấy Ngài ra làm trò đùa. Chẳng hạn như Ngài dạy: “khi đi biết rằng: tôi đang đi hay khi ngồi biết rằng: tôi đang ngồi”. Họ láy câu đó làm trò đùa và nói rằng: “khi đi tôi cũng biết rằng: tôi đang đi, khi giết cá thì tôi cũng biết rằng: tôi giết cá”. Thế nên chẳng ai nghe Ngài dạy và hành theo.

Ngài bèn trở về nơi sinh quán của Ngài và nghĩ rằng: dân chúng trong làng này và thân quyến sẽ muốn nghe và thực hành theo Ngài. Thế là Ngài trở về quê quán của mình, nhưng ở đây cũng chẳng ai nghe và hành theo Ngài. Ngài cũng gặp sự chỉ trích và trêu chọc tương tự.

Ở làng cũ hai năm, Ngài trở về Mingun lại và kiên trì dạy dỗ, kiên trì thuyết pháp ở đây. Lúc bấy giờ có một cặp vợ chồng đến nghe Ngài giảng. Họ rất thích thú và muốn hành thiền dưới sự chỉ dẫn của Ngài. Hai người này thực hành theo lời dạy của Ngài và đạt kết quả. Sau đó dần dần nhiều người đến tìm học với Ngài, số thiền sinh gia tăng. Về sau Ngài xây dựng một trường thiền ở đó, đó là năm 1911. Bắt đầu từ đó nhiều thiền viện trong các thị trấn khác được thành lập.

Khoảng năm 1914, Hòa thượng Mingun Jetavan đi xuống miền hạ Miến lập một trường thiền ở Thaton, cũng đặt cùng tên là Mingun Jetavan. Đó là lý do tại sao Ngài nổi tiếng với tên Hòa thượng Mingun Jetavan. Nhiều người đến hành thiền với Ngài, danh tiếng Ngài lan rộng. Nhiều người đến học với Ngài, có cả chư Tăng và cư sĩ, sau đó họ tiếp tục hành Thiền Minh Sát. Nhiều học trò đó trở thành thiền sư theo truyền thống dạy thiền của Ngài.

Một trong những người học trò đó là Visuddha lập một thiền viện ở Yangoon, bắt đầu dạy Thiền Minh Sát theo truyền thống Mingun. Thiền viện này bây giờ còn tồn tại ở Yangoon, không xa tháp Shwe Dagon bao nhiêu.

Năm 1932, một vị học trò khác đến Mingun Jetavan và thực hành dưới sự hướng dẫn của Ngài trong bốn tháng rồi trở về chùa của mình. Người học trò này là Hòa thượng Mahāsi. Như vậy sau khi thực hành Thiền Minh Sát dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Mingun Jetavan, Hòa thượng Mahāsi bắt đầu hướng dẫn Thiền Minh Sát năm 1938.

Ngài Mahāsi trở về ngôi làng sinh quán của mình giảng giải giáo pháp. Một số người muốn đến hành thiền với Ngài, trong đó có người bà con chú bác của Ngài. Như vậy Ngài Mahāsi bắt đầu dạy Thiền Minh Sát từ năm 1938. Ngài đi đi về về giữa thành phố Thaton và nơi sinh quán của Ngài để dạy thiền.

Năm 1949, Ngài được mời về dạy thiền ở thiền viện Mahāsi ở Yangoon. Bắt đầu từ đó, Ngài Mahāsi sống ở thiền viện này cho đến khi Ngài mất vào năm 1982.

Hòa thượng Mahāsi rất thành công trong việc phổ biến phương pháp Thiền Minh Sát. Một trong những lý do thành công đó là nhờ Ngài được sự hỗ trợ của thủ tướng U Nu. Khi thủ tướng U Nu đến thiền viện Mahāsi để hành thiền, có rất nhiều người đi theo thủ tướng. Nhờ điều này nên Ngài rất thành công trong việc phát triển Thiền Minh Sát, không chỉ ở Miến Điện mà còn trên thế giới. Học trò Ngài Mahāsi dịch những bài pháp của Ngài ra tiếng Anh và phổ biến đến các xứ khác. Dân chúng nhiều quốc gia khác cũng biết ngài Mahāsi và phương pháp thiền Ngài dạy. Ở Miến Điện nhiều thiền viện mới được xây dựng và hàng ngàn, hàng ngàn người thực hành ở các trung tâm đó. Ở Srilanka, Thái Lan nhiều trung tâm thiền cũng được thành lập và nhiều người đến đó thực hành. Hòa thượng Mahāsi không phải là vị thiền sư độc nhất dạy thiền ở Miến. Có rất nhiều Hòa thượng khác đã dạy Thiền Minh Sát. Mặc dù rất nhiều vị đều dạy Thiền Minh Sát, nhưng kỹ thuật của các vị này có một số điểm khác với các vị khác. Tuy nhiên, một cách tổng quát vị Hòa thượng nào dạy Thiền Minh Sát cũng căn cứ vào những căn bản thực hành trong kinh Đại Niệm Xứ.

Hòa thượng Mahāsi được mời đến Hoa Kỳ để hướng dẫn các khóa thiền. Ngài đã dạy thiền nhiều nơi và dạy tại Insight Meditation Society ở Beri, Massachusetts vào năm 1979. Ngài Mahāsi được mời đến Hoa Kỳ để hướng dẫn nhiều khóa thiền tại nhiều nơi khác nhau. Khi trở về Miến Điện, Ngài để tôi ở lại đây để truyền bá Thiền Minh Sát.

Về sau, nhiều thiền sư dạy Thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mingun như các Ngài Paṇḍita, Kuṇḍala, Dhammapiya, Janaka, Kim Triệu… Sư Khánh v.v… đều dạy thiền theo phương pháp của Ngài Mahasi, đúng kinh Đại Niệm Xứ của Đức Phật. Ở New York có Ngài Indaka. Như vậy, những người học trò của Ngài Mahāsi đã truyền bá phương pháp hành Thiền Minh Sát trong xứ Hoa Kỳ này.
 
Bây giờ chúng ta đi sâu hơn vào Vipassanā. Mức tiến bộ của Thiền Minh Sát được phân chia thành bảy giai đoạn hay gọi là bảy giai đoạn thanh tịnh “visuddhi”. Thiền sinh sẽ tiến triển từ giai đoạn thanh tịnh này đến giai đoạn thanh tịnh khác, không bỏ qua giai đoạn nào. Bạn phải đi từng bước từ khởi đầu cho đến cuối cùng. Trong những từng mức này thiền sinh kinh nghiệm nhiều loại tuệ giác khác nhau. Nhiều loại tuệ giác khác nhau khởi sinh trong tâm thiền sinh khi thiền sinh tiến triển theo bảy giai đoạn thanh tịnh này.

Giai đoạn đầu tiên là Giới Tịnh. Trong tầng mức này, bạn chưa hành Thiền Minh Sát mà bạn chỉ cố gắng thanh tịnh giới. Vì giới thanh tịnh là nền móng vững chắc bạn xây dựng định và tuệ. Nếu giới không trong sạch thì không thể đạt được sự định tâm. Khi không có định tâm bạn không thể nào xuyên thấu bản chất sự vật. Do vậy giới thanh tịnh là một bước rất quan trọng để thành công trong việc hành Thiền Minh Sát.

Trong phần giới luật có giới của các vị Sư. Trong thanh tịnh đạo chỉ nói đến giới luật của nhà Sư mà không nói đến giới luật của cư sĩ. Thanh Tịnh Đạo là một cuốn sách viết cho các nhà Sư bởi một nhà Sư khác nên tác giả không nói đến giới luật của người cư sĩ. Ở đây, chúng ta sẽ đề cập đến giới dành cho người cư sĩ như: năm giới, tám giới …

Thiền sinh ít nhất phải giữ năm giới, nhưng nếu giữ tám giới thì đạt được nhiều phước báu hơn, lợi ích hơn vì khi giữ tám giới thiền sinh có nhiều thời gian để hành thiền. Như vậy, giữ tám giới tốt hơn giữ năm giới. Nếu bạn không giữ tiền trong lúc hành thiền thì bạn có thể giữ mười giới, nhưng ngày nay giữ mười giới rất khó khăn. Tóm lại, bạn có thể giữ năm giới, tám giới hay mười giới để thanh tịnh giới luật của mình.

Vậy, bước đầu tiên Giữ Giới chẳng khác nào bước dự bị cho việc hành thiền.

Giai đoạn thứ hai là Tâm Tịnh. Tâm tịnh thật sự có nghĩa là định tâm. Khi có Cận Định hay đạt các tầng thiền được gọi là tâm tịnh. Nói cách khác, tâm tịnh là tâm có được Cận Định hay các tầng thiền.

Một thiền sinh đạt được Cận Định và nhập vào các tầng thiền tức là người này hành Thiền Định. Một người hành Thiền Định mà đạt được Cận Định và vào các tầng thiền thì gọi là tâm tịnh. Chú Giải định nghĩa tâm tịnh là Cận Định hay định trong các tầng thiền.

Đối với những người hành Thiền Định trước rồi mới qua Thiền Minh Sát, thì sau khi họ đạt Cận Định hay đạt các tầng thiền, họ sẽ chuyển qua hành Thiền Minh Sát. Đây gọi là người hành Thiền Định rồi qua Thiền Minh Sát. Đối với những người không hành Thiền Định trước mà đi thẳng vào Thiền Minh Sát thì gọi là người hành Thiền Minh Sát khô.

Đối với người hành Thiền Minh Sát không qua Thiền Định trước thì tâm tịnh là Sát Na Định. Sát Na Định tương đương với Cận Định. Khi đạt đến Cận Định thì người hành thiền giữ tâm trên đề mục một cách vững vàng, và lúc bấy giờ năm chướng ngại tạm thời vắng bóng. Như vậy, Cận Định có thể chế ngự được năm chướng ngại (tham, sân, bất an hối hận, dã dượi buồn ngủ, hoài nghi) và có thể giữ tâm trên đối tượng một cách vững chắc. Tương tự như thế, Sát Na Định cũng giữ tâm trên đối tượng và chế ngự được năm chướng ngại. Do đó, Cận Định và Sát Na Định tương đương với nhau. Chỉ có một sự khác biệt giữa Cận Định và Sát Na Định là: Cận Định chỉ chú tâm trên một đề mục duy nhất trong khi Sát Na Định có thể chú tâm trên rất nhiều đề mục từng sát na một. Đề mục của Sát Na Định thay đổi và khác nhau từng sát na, nhưng đề mục của Cận Định trước sau chỉ là một.

Chú Giải và Phụ Chú Giải chỉ đơn giản nói là Tâm Tịnh, nhưng trong Phụ Chú Giải của Trung Bộ Kinh (Majjima Nikāya) nói rằng: Sát Na Định là yếu tố thiết yếu trong Thiền Minh Sát. Điều này có nghĩa là nếu không đạt được Sát Na Định thì việc hành thiền của bạn sẽ không đạt kết quả.

Bởi vậy, Hòa thượng Mahāsi đã giảng giải cho những người hành Thiền Minh Sát khô, là những người không có Thiền Định trước, rằng: Tâm Tịnh có nghĩa là Sát Na Định. Như vậy khi một người hành Thiền Minh Sát đạt được Sát Na Định thì người đó gọi là đã có tâm tịnh.

Trong suốt thời gian hành Thiền Minh Sát, khi tâm bạn chỉ ở trên đề mục quán sát và không lang thang đi nơi khác thì lúc đó bạn đạt được Sát Na Định. Khi đạt được Sát Na Định, tâm không bị chi phối bởi phiền não, nên bạn bắt đầu thấy sự vật một cách rõ ràng. Bạn sẽ phân biệt được thế nào là Vật Chất, thế nào là Tâm. Cũng vậy, bạn sẽ thấy được “đặc tính”, “chức năng”, “sự biểu hiện” hoặc “nguyên nhân gần” của đối tượng.

Như vậy, khi bạn có thể thấy đối tượng một cách rõ ràng, khi bạn có thể phân biệt được đây là Vật Chất, đây là Tâm. Khi bạn thấy đặc tính, chức năng hoặc sự biểu hiện, hay nguyên nhân gần một cách rõ ràng thì lúc đó bạn đạt được Kiến Tịnh.

Kiến Tịnh
có nghĩa là khi bạn quán sát đối tượng bạn chỉ thấy đây là đối tượng và đây là tâm quán sát đối tượng. Đối tượng chỉ là đối tượng, tâm chỉ là tâm. Chỉ có các yếu tố này sinh diệt mà thôi, ngoài ra chẳng có gì cả. Chẳng có gì bạn có thể gọi là linh hồn, tự ngã (attā) cả. Khi đạt đến tầng mức này bạn có thể loại trừ tà kiến, loại trừ sự hiểu lầm rằng: có một linh hồn, tự ngã attā thêm vào Vật Chất và Tâm này. Ở tầng mức này được gọi là Tuệ Phân Biệt Vật Chất và Tâm.

Sau khi thấy được Vật Chất và Tâm rõ ràng, chính xác thì bạn sẽ thấy nguyên nhân của Vật Chất và Tâm. Bạn sẽ thấy có cái gì đó là nhân của Tâm và cái gì đó là nhân của Vật Chất. Ở tại tầng mức này tâm hoài nghi được chế ngự – hoài khi rằng: không biết trong quá khứ có ta không hoặc trong tương lai sẽ có ta không, đồng thời cũng có sự nghi ngờ về Phật, Pháp, Tăng và sự thực hành.

Ở tầng mức này, bạn đã đã đạt được Tuệ Phân Biệt Nguyên Nhân. Nguyên nhân ở đây có nghĩa là nhân thật sự và đôi khi là những điều kiện. Ở tầng mức này, bạn thấy được các điều kiện hay các duyên của sự vật; bởi vì có Vật Thấy thì mới có Thức Thấy, có vật để ghi nhận thì mới có tâm ghi nhận v.v… Ở tầng mức này bạn thấy rõ ràng nguyên nhân của sự vật.

Khi bạn đạt được giai đoạn này gọi là Đoạn Nghi Tịnh. Người đạt được tầng mức này gọi là Cuḷa-Sotāpanna (Tiểu Tu Đà Hoàn). Người tiểu Tu Đà Hoàn không phải là Tu Đà Hoàn thật sự, nhưng người này giống một Tu Đà Hoàn. Người đắc quả Tu Đà Hoàn không còn tái sinh vào bốn cảnh khổ trong tương lai. Người tiểu Tu Đà Hoàn không bị rơi vào bốn ác đạo trong kiếp kế tiếp nếu người đó không lui sụt khỏi tầng mức này, nghĩa là người đó tiếp tục tinh tấn hành thiền không thối chuyển. Vì vị này không rơi vào bốn ác đạo trong kiếp kế tiếp nên được gọi là tiểu Tu Đà Hoàn.

Sau khi thấy được nguyên nhân của Vật Chất và Tâm, thiền sinh sẽ thấy được ba đặc tính của sự vật. Ở giai đoạn, này thiền sinh lấy đối tượng là một nhóm và quán sát để thấy rõ chúng là Vô Thường, khổ, vô ngã. Tầng mức này được gọi là Kiến Tịnh. Ở giai đoạn này, thiền sinh trú trong nhiều đối tượng và thấy rõ những đối tượng này là Vô Thường, khổ, vô ngã.

Sau khi thấy được ba đặc tính Vô Thường, khổ, vô ngã của Vật Chất và Tâm, thiền sinh sẽ thấy rõ ràng sự sinh khởi, hoại diệt hay sự đến và đi của Vật Chất và Tâm. Thiền sinh sẽ thấy sự sinh và diệt của những đối tượng cá biệt, không xem đối tượng là một khối tổng thể mà tách chúng thành những đối tượng cá biệt. Khi thấy sự sinh và diệt của Vật Chất và Tâm, sự tập trung của thiền sinh trở nên mạnh mẽ. Khi sự tập trung ngày càng mạnh mẽ và mãnh liệt, thiền sinh bắt đầu trải nghiệm cái gọi là “tùy phiền não” (tuệ giác khiếm khuyết) của Thiền Minh Sát. Đến giai đoạn này, thiền sinh sẽ kinh nghiệm ánh sáng, kinh nghiệm hỉ, cảm thấy an lạc, thanh tịnh và một đức tin mạnh mẽ, tinh tấn cũng mạnh hơn, sau đó kinh nghiệm lạc. Lúc này sự hiểu biết của thiền sinh rất sắc bén, tâm chánh niệm rất vững chắc, không cần nhiều cố gắng chánh niệm vẫn tốt. Cuối cùng thiền sinh bị dính mắc vào tuệ giác bất toàn này.

Khi tuệ giác này mới phát sinh, thiền sinh muốn ôm giữ chúng và bắt đầu dính mắc vào mười tuệ giác bất toàn hảo của tuệ giác Thiền Minh Sát. Khi trải qua kinh nghiệm này, thiền sinh nghĩ rằng: mình đã đi đến đích nên họ dừng lại và không tiến thêm nữa. Đây không phải là mục tiêu tối hậu của hành trình. Họ không biết rằng: đây chỉ là “hệ quả phụ” của những kinh nghiệm trong khi hành thiền nên thiền sinh dừng lại, vì dừng lại nên không thể tiến xa hơn.

Đó là lý do tại sao ta gọi những trạng thái tâm này là chướng ngại của Thiền Minh Sát hay tuệ giác khiếm khuyết. Đây không phải hướng đi đúng của Thiền Minh Sát. Những thiền sinh chưa từng trải nghiệm qua tuệ giác này thường hiểu lầm mình đã đến đích cuối cùng, nhưng những thiền sinh có sự hiểu biết hay đã trải nghiệm qua tuệ giác này sẽ biết rằng: đây không phải là mục tiêu thật sự và biết cách chế ngự chúng. Sau đó thiền sinh sẽ tinh tấn hành thiền hơn và sẽ chế ngự hay vượt qua tuệ giác khiếm khuyết này.
 
Tầng mức tuệ giác này được gọi là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh. Có nghĩa là hiểu biết đâu là đúng đâu là sai, đâu là con đường đúng đâu là con đường sai.

Sau khi vượt qua những chướng ngại này thiền sinh sẽ tiếp tục thấy sự sinh diệt của Vật Chất và Tâm. Đến tầng mức này sự thấy, sự biết của thiền sinh rõ ràng hơn. Bây giờ thiền sinh thấy được sự sinh và diệt của Vật Chất và Tâm và khi gặp phải mười phiền não này họ sẽ cố gắng vượt qua và sau đó tâm họ chỉ chú tâm vào sự sinh diệt của đối tượng mà thôi.

Chú tâm vào sự sinh diệt của đối tượng và hiểu biết rõ ràng hơn. Đây là hai tầng mức của tuệ giác thấy được sự sinh diệt. Có hai tầng mức của Tuệ Sinh Diệt, tuệ yếu và tuệ mạnh. Ở giai đoạn tuệ yếu thì sự thấy biết của thiền sinh chưa đủ mạnh nên các tùy phiền não xen lấn vào. Khi thiền sinh đã chế ngự được những tùy phiền não này thì sự thấy biết của họ trở nên mạnh mẽ hơn. Sau khi vượt qua những tùy phiền não rồi, thiền sinh đến giai đoạn thứ hai của tuệ này, lúc đó thấy biết trở nên mạnh mẽ, thiền sinh sẽ thấy rõ ràng hơn sự sinh diệt của đối tượng.

Sau khi có được tuệ giác này thiền sinh tinh tấn tiếp tục hành thiền. Một tuệ giác khác lại khởi sinh, đó là Tuệ Diệt. Ở tuệ giác mới này thiền sinh chỉ thấy được sự diệt và sự biến mất của đối tượng. Thiền sinh không cố gắng thấy sự sinh nữa, họ thấy được hay hiểu được sự diệt hay sự chấm dứt của đối tượng mà thôi. Ở tầng mức của tuệ giác này, khi quán sát bất kỳ đối tượng nào thiền sinh chỉ thấy sự diệt mà thôi.

Khi thiền sinh chỉ còn thấy sự diệt của bất kỳ đối tượng nào mà họ chú tâm đến thì thiền sinh đi đến một trạng thái tâm khác, đó là đối tượng thật là đáng sợ, đối tượng thật đầy nguy hiểm bởi vì chúng không thể tồn tại lâu dài. Mỗi khi thiền sinh quán sát chúng chúng liền biến mất ngay. Chúng ta cần lưu ý là thấy sự sinh diệt của đối tượng là đáng sợ chứ không phải là sợ hãi.

Tiếp theo thiền sinh đến giai đoạn thấy được những lỗi lầm, những khiếm khuyết của Vật Chất và Tâm. Sau khi đã có được tuệ giác thấy Vật Chất và Tâm đáng sợ, thiền sinh tiến đến một bước nữa là thấy Vật Chất và Tâm có rất nhiền lỗi lầm khiếm khuyết. Sau khi thấy được những khiếm khuyến của Vật Chất và Tâm, thiền sinh thấy Vật Chất và Tâm thật đáng chán, không đáng bám víu, đánh tan ảo tưởng sai lầm về Vật Chất và Tâm. Điều này khiến cho thiền sinh không còn hứng thú và thiền sinh quay lưng làm ngơ với Vật Chất và Tâm, thiền sinh trở nên không còn dính mắc, không còn thiết tha với Vật Chất và Tâm. Bây giờ thiền sinh chỉ còn thấy sự biến mất, sự diệt, sự lụi tàn, sự tan biến của mọi sự vật trên thế gian.

Tóm lại, sau khi thiền sinh thấy Vật Chất và Tâm thật đáng sợ và nguy hiểm, nhiều khiếm khuyết lỗi lầm thì thiền sinh cảm thấy không còn thiết tha gì với chúng nữa. Vì không còn thiết tha đến Vật Chất và Tâm, không còn thiết tha gì mọi sự vật trên thế gian nên thiền sinh muốn thoát khỏi chúng. Thiền sinh muốn thoát khỏi Vật Chất và Tâm vì khi chú tâm vào bất kỳ đối tượng Vật Chất và Tâm nào thiền sinh đều thấy chúng tan biến và diệt mất. Thiền sinh muốn thoát khỏi Vật Chất và Tâm có nghĩa là muốn thoát khỏi phiền não.

Tuệ giác thứ chín là Muccitukamyatā-ñaṇa. Có hai cách viết tuệ giác này. Chữ trên là cách thứ nhất, cách viết thứ hai là Muñcitakamyatā-ñaṇa. Tùy theo cách viết mà có nghĩa hơi khác nhau. Khi viết chữ Muccitakamyatā-ñaṇa có nghĩa là muốn tự do, muốn trốn chạy, muốn thoát khỏi. Khi viết với chữ Muñcita-kamyatā-ñaṇa nghĩa là muốn vất bỏ.

Hai nghĩa trên thật ra cũng giống nhau. Khi chúng ta không có hứng thú, không còn thiết tha, không màng đến cái gì thì chúng ta muốn vất bỏ nó. Như vậy muốn thoát khỏi hay vất bỏ cũng đều đúng cả.

Khi muốn thoát khỏi hay muốn vất bỏ Vật Chất và Tâm, thiền sinh tiếp tục quán sát Vật Chất và Tâm nhiều lần để thấy rõ chúng là Vô Thường, khổ, vô ngã, không có linh hồn, không có tôi ta. Khi thiền sinh tiếp tục quán sát Vật Chất và Tâm, thấy rõ chúng Vô Thường, khổ, vô ngã, không có tôi ta nhiều nhiều lần hơn nữa thì kết quả là thiền sinh sẽ đạt đến một tầng mức khác gọi là Tuệ Xả Hành.

Khi đạt đến giai đoạn này thiền sinh không cần nỗ lực chánh niệm vào đề mục nữa vì tâm họ luôn luôn ở trên đề mục. Có nghĩa là tâm chánh niệm hiện diện trên đề mục một cách tự động. Lúc bấy giờ thiền sinh chẳng cần quan tâm gì đến chánh niệm, chẳng cần một sự cố gắng nào vì chánh niệm tự động đến không cần mời gọi. Đó gọi là xả đối với Vật Chất và Tâm.

Ở tầng mức này tâm thiền sinh rất an lạc tĩnh lặng. Tâm thiền sinh đứng “ở giữa”. Đứng ở giữa có nghĩa là khi có một đối tượng đáng sợ đến với thiền sinh, thiền sinh không cảm thấy sợ hãi; khi có đối tượng đẹp đẽ hấp dẫn đến, thiền sinh cũng không bị lôi cuốn, hay Tham Ái dính mắc vào vật đó, tâm thiền sinh đứng ở giữa. Tuy nhiên, ở trạng thái này thiền sinh vẫn có sẵn một sự tinh tấn tự nhiên, và tâm chánh niệm luôn luôn khắng khít với đề mục. Đây là trạng thái tâm quân bình trước tất cả các pháp hành.

Khi tuệ xả với các pháp hành chín muồi thì thiền sinh đạt đến Tuệ Thuận Thứ. Ở tầng mức này thiền sinh gần thấy Niết Bàn. Tuệ này được gọi là Tuệ Thuận Thứ vì nó nằm giữa tuệ trước và tuệ sau. Sau khi đạt được tuệ thuận thứ thiền sinh bước sang Tuệ Chuyển Tánh.

Từ Tuệ Sinh Diệt đến Tuệ Thuận Thứ gồm có chín tuệ. Chín tuệ này gọi là Đạo Tri Kiến Tịnh hay chỉ cần nói ngắn gọn Tịnh Đạo. Sau Tuệ Thuận Thứ đến Tuệ Chuyển Tánh. Tuệ Chuyển Tánh là tuệ cuối cùng của đời sống thế tục. Vào sát na Tuệ Chuyển Tánh sinh khởi, thiền sinh gần Giác Ngộ vì đây là sát na cuối cùng của đời sống thế tục, cho nên tuệ này được gọi là chuyển tánh, có nghĩa là nó vượt từ phàm qua thánh. Tuệ giác này lấy Niết Bàn làm đối tượng trong khi những tuệ giác trước đây lấy Vật Chất và Tâm (pháp hữu vi) làm đối tượng.

Tuệ Chuyển Tánh không nằm trong giai đoạn thứ sáu của bảy giai đoạn thanh tịnh, nhưng vì nó nằm trong tiến trình của Vipassanā nên gọi nó là Vipassanā. Tuy nhiên, nếu nói một cách chính xác hơn thì Tuệ Chuyển Tánh không phải là vipassanā vì ở tuệ này tâm không lấy Vật Chất và Tâm (Ngũ Uẩn) làm đối tượng mà lấy Niết Bàn làm đối tượng. Như vậy, nói chính xác thì tuệ này không thuộc về những giai đoạn thanh tịnh trước đây, cũng không nằm trong giai đoạn sắp đến, nó nằm giữa các giai đoạn vipassanā. Vì nó nằm trong tiến trình vipassanā nên gọi nó là vipassanā.

Tuệ xả hành, Tuệ Thuận Thứ, Tuệ Chuyển Tánh là những tuệ giác dẫn đến việc nhập vào dòng. Nhập vào dòng có nghĩa là dòng thánh hay Đạo. Bởi vì sát na kế tiếp là sát na Đạo. Ba tuệ giác này được gọi là dẫn vào Đạo hay dẫn vào dòng nên chúng có tên là tuệ đưa đến nhập lưu.

Tuệ kế tiếp là Đạo Tuệ. Đạo tuệ là sát na chỉ vào lúc Giác Ngộ, tại sát na này thiền sinh Giác Ngộ lý Tứ Diệu Đế, tâm lấy Niết Bàn làm đối tượng. Ngay sau Đạo tuệ là Quả Tuệ, đó là quả của đạo. Tiếng Pāḷi gọi Quả tuệ là Phala. Sau Quả tuệ độ vài sát na khởi sinh trong tâm thiền sinh là Tuệ Hồi Khán. Có nghĩa là thiền sinh nhìn lại để xét xem những gì mình đã đạt được và những phiền não còn lại.

Thông thường, sau khi đạt được Tuệ Hồi Khán, thiền sinh xét lại những phiền não nào mình đã loại trừ và phiền não nào chưa loại trừ. Có năm loại Tuệ Hồi Khán: Hồi Khán hay Nhìn Lại Đạo, Nhìn Lại Quả, Nhìn Lại Niết Bàn, Nhìn Lại Phiền Não Đã Loại Trừ, Nhìn Lại Phiền Não Còn Tồn Tại.

Giai đoạn thanh tịnh thứ bảy là Tri Kiến Tịnh để chỉ cho Đạo Tuệ.

Như vậy có bảy giai đoạn thanh tịnh cần trải qua hay nói cách khác có mười sáu tầng tuệ để đắc đạo quả.

  1. Tuệ Phân Biệt Vật Chất và Tâm.
  2. Tuệ Thấy Nhân (Tuệ nhân duyên)
  3. Tuệ Thấy Rõ Tam Tướng. Tuệ Sinh Diệt Yếu.
  4. Tuệ Sinh Diệt Mạnh.
  5. Tuệ Diệt.
  6. Tuệ Sợ Hãi.
  7. Tuệ Thấy Lỗi của Vật Chất và Tâm.
  8. Tuệ Nhàm Chán Vật Chất và Tâm.
  9. Tuệ Muốn Giải Thoát.
  10. Tuệ Suy Tư.
  11. Tuệ Hành Xả.
  12. Tuệ Thuận Thứ.
  13. Tuệ Chuyển Tánh.
  14. Đạo Tuệ.
  15. Quả Tuệ.
  16. Tuệ Hồi Khán.
Vậy là có mười sáu tầng tuệ liên quan đến sự hành Thiền Minh Sát.

Trong số mười sáu tầng tuệ này, Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Abhidhammatthasangaha) chỉ nói có mười tầng tuệ được gọi là Tuệ Minh Sát. Nghĩa là từ tầng Tuệ Thấy Rõ Tam Tướng đến Tuệ Thuận Thứ mới được gọi là Tuệ Minh Sát. Nói một cách chính xác thì Tuệ Chuyển Tánh không thuộc trong các Tuệ Minh Sát. Trong Chú Giải nói hai tuệ đâu tiên là Tuệ Phân Biệt Vật Chất và Tâm và Tuệ Thấy Rõ Nhân (Tuệ Nhân Duyên) cũng được gọi là Minh Sát Tuệ. Như vậy theo Chú Giải ta có thể nói có mười ba tầng Tuệ Minh Sát, từ tầng Tuệ Phân Biệt Vật Chất và Tâm đến Tuệ Thuận Thứ. Tuệ thứ mười bốn là Đạo Tuệ không phải là Tuệ Minh Sát cho nên nói tuệ này ở trên hoặc vượt xa hơn Tuệ Minh Sát. Tuệ thứ mười lăm cũng không phải là Tuệ Minh Sát.

Vậy là trên lý thuyết, chúng ta đã biết được các giai đoạn thanh tịnh và các loại tuệ khác nhau sinh khởi trong suốt quá trình hành Thiền Minh Sát (vipassanā). Như vậy phần còn lại là phần của chúng ta, chúng ta phải thật sự kinh nghiệm các tuệ này thông qua việc hành Thiền Minh Sát (vipas-sanā).
 
Xin hiền giả chỉ giúp thắc mắc
- Quán hơi thở ra vào khi ngồi kiết già
- 12 đề mục Thân niệm xứ
Xin phân biệt 2 vấn đề này, t đang hiểu là 12 đề mục thân niệm xứ là mình quán sát, ghi nhận trong các hoạt động hàng ngày, đi , đứng, nằm ngồi... Còn quán hơi thở ra vào khi thiền chỉ là một chuyện khác. T hiểu như vậy có đúng ko?
 
Xin hiền giả chỉ giúp thắc mắc
- Quán hơi thở ra vào khi ngồi kiết già
- 12 đề mục Thân niệm xứ
Xin phân biệt 2 vấn đề này, t đang hiểu là 12 đề mục thân niệm xứ là mình quán sát, ghi nhận trong các hoạt động hàng ngày, đi , đứng, nằm ngồi... Còn quán hơi thở ra vào khi thiền chỉ là một chuyện khác. T hiểu như vậy có đúng ko?
Hơi thở được xem như là một trong 12 đề mục của thân hành niệm bên vipassana.

Nếu mà Hiền giả ngồi xếp bằng lại và theo dõi chỉ riêng hơi thở. Tập trung mỗi hơi thở, định tâm, chuyên chú thôi mà hơi thở thì nó sẽ là chỉ.

Còn khi theo dõi hơi thở nhưng vẫn ghi nhận ngồi lâu quá đau, phóng dật biết phóng dật, biết cơ thể ngứa, nhột, buồn chán, mỏi lưng. Tuỳ khía cảnh nào nổi bật trong hiện tại mà mình ghi nhận thì đó là quán.

Hơi thở nó cũng là một đề mục có chỉ có quán. Người lợi căn ngày xưa người ta chỉ quán song tu bằng hơi thở. Chứng tứ thiền hơi thở rồi từ Định của hơi thở chuyển qua thiền quán. Ngày xưa Đức Phật cũng chứng đạo Vô thượng chánh giác dưới cội bồ đề theo phương pháp này.

Chung quy lại tuỳ lúc mà ta thực hành thân hành niệm thế nào. Trong sinh hoạt thì quán tứ đại, quán oai nghi lớn hay nhỏ, tham gái nhiều thì quán bất tịnh, niệm thể trược, rảnh rảnh thì ngồi theo dõi hơi thở…
 
Hơi thở được xem như là một trong 12 đề mục của thân hành niệm bên vipassana.

Nếu mà Hiền giả ngồi xếp bằng lại và theo dõi chỉ riêng hơi thở. Tập trung mỗi hơi thở, định tâm, chuyên chú thôi mà hơi thở thì nó sẽ là chỉ.

Còn khi theo dõi hơi thở nhưng vẫn ghi nhận ngồi lâu quá đau, phóng dật biết phóng dật, biết cơ thể ngứa, nhột, buồn chán, mỏi lưng. Tuỳ khía cảnh nào nổi bật trong hiện tại mà mình ghi nhận thì đó là quán.

Hơi thở nó cũng là một đề mục có chỉ có quán. Người lợi căn ngày xưa người ta chỉ quán song tu bằng hơi thở. Chứng tứ thiền hơi thở rồi từ Định của hơi thở chuyển qua thiền quán. Ngày xưa Đức Phật cũng chứng đạo Vô thượng chánh giác dưới cội bồ đề theo phương pháp này.

Chung quy lại tuỳ lúc mà ta thực hành thân hành niệm thế nào. Trong sinh hoạt thì quán tứ đại, quán oai nghi lớn hay nhỏ, tham gái nhiều thì quán bất tịnh, niệm thể trược, rảnh rảnh thì ngồi theo dõi hơi thở…
Đa tạ hiền giả đã giải đáp
Rất hữu ích ạ
 
Đa tạ hiền giả đã giải đáp
Rất hữu ích ạ
Có gì thắc mắc Hiền giả cứ hỏi nhé.
Vì thực hành Vipassana thì việc trao đổi quá trình + trau dồi giáo lý, thầy bạn, trú xứ là rất quan trọng. Thời nay tiện lợi có thể tham khảo online được cũng là một thuận lợi :d
 
Top