Có Hình Đại sứ Israel xé bản sao Hiến chương LHQ giữa cuộc họp

Đại sứ Israel Erdan hủy bản sao Hiến chương LHQ ngay trên bục phát biểu để phản đối Đại hội đồng bỏ phiếu ủng hộ nâng cao vị trí của Palestine trong tổ chức.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 10/5 bỏ phiếu về triển vọng kết nạp Palestine trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức. Nghị quyết, với 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, nêu rằng Palestine nên được trao tư cách thành viên LHQ và khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét vấn đề này.
Động thái trên chỉ mang tính biểu tượng do Mỹ, đồng minh thân thiết của Israel, là nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an. Mỹ là một trong số những nước đã bỏ phiếu chống tại Đại hội đồng.
Tuy nhiên, nghị quyết cũng bổ sung một số quyền cho Palestine với tư cách hiện nay là quan sát viên. Kể từ tháng 9, đại diện Palestine có thể ngồi giữa các quốc gia thành viên LHQ theo thứ tự bảng chữ cái, được phát biểu tại các cuộc họp Đại hội đồng về bất kỳ chủ đề nào thay vì chỉ giới hạn ở các vấn đề của người Palestine, giới thiệu và đồng bảo trợ các đề xuất, ứng cử vào một số vị trí tại Phiên họp toàn thể và các Ủy ban chính của Đại hội đồng.
Nghị quyết do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) giới thiệu và được 77 nước đồng bảo trợ.

Trước khi Đại hội đồng bỏ phiếu, Đại sứ Israel Gilad Erdan vô cùng giận dữ. Khi đứng trên bục phát biểu, ông cầm theo bản sao Hiến chương LHQ và thả chúng vào máy hủy tài liệu cầm tay, thể hiện sự phản đối của Israel với cuộc bỏ phiếu.
"Tự tay các ngài đang xé bỏ Hiến chương LHQ. Đó là điều các ngài đang làm đấy", ông Erdan nói.
Đại sứ Israel hủy Hiến chương LHQ ngay trên bục phát biểu
1 phút
Đại sứ Israel Gilad Erdan hủy bản sao Hiến chương LHQ ngay trên bục phát biểu hôm 10/5. Video: X/@BarakRavid
Trước đó, Đại sứ Palestine tại LHQ Riyad Mansour nghẹn ngào phát biểu về số người chết ở Dải Gaza và viện dẫn các cuộc biểu tình phản chiến tại đại học Mỹ, khi ông kêu gọi Đại hội đồng bỏ phiếu ủng hộ.
"Tôi đã đứng trên bục này hàng trăm lần, nhưng chưa lần nào chứng kiến một cuộc bỏ phiếu quan trọng hơn điều sắp diễn ra. Đây là sự kiện lịch sử", ông Mansour nói. "Rồi sẽ đến ngày Palestine có được chỗ đứng đáng lẽ phải có trong cộng đồng các quốc gia tự do".
Đại sứ Palestine Riyad Mansour phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
1 phút
Đại sứ Palestine Riyad Mansour phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 10/5. Video: AFP
Hơn 34.900 người ở Gaza đã thiệt mạng vì chiến dịch trả đũa của Israel, sau khi Hamas đột kích miền nam nước này hồi tháng 10/2023 khiến hơn 1.100 người chết.
Phó phát ngôn viên LHQ Farhan Haq chỉ trích hành động của Đại sứ Israel, gọi đây là cách thể hiện kịch tính hóa để thu hút chú ý, đồng thời kêu gọi toàn bộ thành viên phải tôn trọng Hiến chương.
Cơ quan ngoại giao Palestine sau đó tuyên bố cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ cho thấy Palestine xứng đáng trở thành "thành viên đầy đủ" của tổ chức này.
"Hành động đó cho thấy Palestine đã đáp ứng đủ yêu cầu trong Hiến chương LHQ. Do đó, chúng tôi xứng đáng và đủ điều kiện để trở thành thành viên", cơ quan này nhấn mạnh.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nộp đơn xin cấp tư cách nhà nước thành viên LHQ từ năm 2011. Hội đồng Bảo an không phê duyệt điều này, nhưng Đại hội đồng LHQ một năm sau đó đã cấp quy chế quan sát viên cho Palestine.
Để được công nhận là thành viên đầy đủ, Palestine phải vượt qua cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an, trong đó Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc là những nước có quyền phủ quyết
 
Sửa lần cuối:
Đại sứ Israel Erdan hủy bản sao Hiến chương LHQ ngay trên bục phát biểu để phản đối Đại hội đồng bỏ phiếu ủng hộ nâng cao vị trí của Palestine trong tổ chức.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 10/5 bỏ phiếu về triển vọng kết nạp Palestine trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức. Nghị quyết, với 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, nêu rằng Palestine nên được trao tư cách thành viên LHQ và khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét vấn đề này.
Động thái trên chỉ mang tính biểu tượng do Mỹ, đồng minh thân thiết của Israel, là nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an. Mỹ là một trong số những nước đã bỏ phiếu chống tại Đại hội đồng.
Tuy nhiên, nghị quyết cũng bổ sung một số quyền cho Palestine với tư cách hiện nay là quan sát viên. Kể từ tháng 9, đại diện Palestine có thể ngồi giữa các quốc gia thành viên LHQ theo thứ tự bảng chữ cái, được phát biểu tại các cuộc họp Đại hội đồng về bất kỳ chủ đề nào thay vì chỉ giới hạn ở các vấn đề của người Palestine, giới thiệu và đồng bảo trợ các đề xuất, ứng cử vào một số vị trí tại Phiên họp toàn thể và các Ủy ban chính của Đại hội đồng.
Nghị quyết do Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) giới thiệu và được 77 nước đồng bảo trợ.

Trước khi Đại hội đồng bỏ phiếu, Đại sứ Israel Gilad Erdan vô cùng giận dữ. Khi đứng trên bục phát biểu, ông cầm theo bản sao Hiến chương LHQ và thả chúng vào máy hủy tài liệu cầm tay, thể hiện sự phản đối của Israel với cuộc bỏ phiếu.
"Tự tay các ngài đang xé bỏ Hiến chương LHQ. Đó là điều các ngài đang làm đấy", ông Erdan nói.
Đại sứ Israel hủy Hiến chương LHQ ngay trên bục phát biểu
1 phút
Đại sứ Israel Gilad Erdan hủy bản sao Hiến chương LHQ ngay trên bục phát biểu hôm 10/5. Video: X/@BarakRavid
Trước đó, Đại sứ Palestine tại LHQ Riyad Mansour nghẹn ngào phát biểu về số người chết ở Dải Gaza và viện dẫn các cuộc biểu tình phản chiến tại đại học Mỹ, khi ông kêu gọi Đại hội đồng bỏ phiếu ủng hộ.
"Tôi đã đứng trên bục này hàng trăm lần, nhưng chưa lần nào chứng kiến một cuộc bỏ phiếu quan trọng hơn điều sắp diễn ra. Đây là sự kiện lịch sử", ông Mansour nói. "Rồi sẽ đến ngày Palestine có được chỗ đứng đáng lẽ phải có trong cộng đồng các quốc gia tự do".
Đại sứ Palestine Riyad Mansour phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
1 phút
Đại sứ Palestine Riyad Mansour phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 10/5. Video: AFP
Hơn 34.900 người ở Gaza đã thiệt mạng vì chiến dịch trả đũa của Israel, sau khi Hamas đột kích miền nam nước này hồi tháng 10/2023 khiến hơn 1.100 người chết.
Phó phát ngôn viên LHQ Farhan Haq chỉ trích hành động của Đại sứ Israel, gọi đây là cách thể hiện kịch tính hóa để thu hút chú ý, đồng thời kêu gọi toàn bộ thành viên phải tôn trọng Hiến chương.
Cơ quan ngoại giao Palestine sau đó tuyên bố cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ cho thấy Palestine xứng đáng trở thành "thành viên đầy đủ" của tổ chức này.
"Hành động đó cho thấy Palestine đã đáp ứng đủ yêu cầu trong Hiến chương LHQ. Do đó, chúng tôi xứng đáng và đủ điều kiện để trở thành thành viên", cơ quan này nhấn mạnh.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nộp đơn xin cấp tư cách nhà nước thành viên LHQ từ năm 2011. Hội đồng Bảo an không phê duyệt điều này, nhưng Đại hội đồng LHQ một năm sau đó đã cấp quy chế quan sát viên cho Palestine.
Để được công nhận là thành viên đầy đủ, Palestine phải vượt qua cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an, trong đó Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc là những nước có quyền phủ quyết
Mơ đi, Mỹ không cho vào thì mầy cứ đứng đó mà chờ như chờ trúng độc đắc nhé.
 
Top